Thái Bình Đạo Nhân |
Tác Giả: Ngô Viết Trọng | |||
Thứ Tư, 23 Tháng 12 Năm 2009 15:24 | |||
Cuối đời Đông Hán bên Tàu, tại quận Cự Lộc có nhà cự phú họ Trương sinh được ba anh em là Trương Giốc, Trương Bảo, Trương Lương. Khi ông bà Trương mất thì Bảo và Lương hãy còn nhỏ, Trương Giốc thay quyền cha mẹ nuôi dạy hai em. Giốc bản chất thông tuệ, học đâu nhớ đó, tuổi chưa ngoài hai mươi đã làu thông kinh sử, toán số... không mấy ai theo kịp. Dù vậy, Trương Giốc lại không chịu đi thi. Với tính khí hào sảng, từ tâm quảng đại, càng trưởng thành Trương Giốc càng ưa làm việc nghĩa, giúp đỡ những kẻ gặp cảnh hoạn nạn, khốn cùng, hao tốn của nhà bao nhiêu cũng không tiếc. Hai người em Bảo và Lương ngày càng lớn khôn, thấy anh mình không màng công danh lại chuyên làm chuyện nghĩa hiệp như vậy, tuy nể phục nhưng lại đâm ra lo lắng. Một hôm hai người thưa với Trương Giốc: Vì thế anh nghĩ mình giúp cho đời được gì thì cứ giúp. Bây giờ hai em đã trưởng thành, anh sẽ giao nhà cửa lại cho hai em cai quản. Sau đó, anh sẽ sống theo chí bình sinh của mình. Trong các bộ môn học hành bấy lâu, anh thấy mình sở đắc nhất là môn "dược". Anh sẽ lên núi hái thuốc, sẽ ngao du đó đây, đến đâu sẽ giúp đời đến đấy. Tới một ngày nào đó gối mỏi chân chồn, anh sẽ tìm một gốc cây hay một hang hốc làm nơi an nghỉ. Anh sẽ rất vui khi thân xác mình được làm quà cho chim, cho kiến hoặc bất cứ con thú nào. Vậy, hai em hãy chuẩn bị tinh thần, dùng của cải cha mẹ để lại tự kinh doanh mà sống. Còn anh, vào mùa xuân tới anh sẽ lên đường! Trương Lương nghe Trương Giốc nói như thế thì thưa: Ngày kia, trong khi Trương Giốc đang hái thuốc bỗng gặp một ông lão mặt đỏ như hài đồng, mắt xanh như nước biếc, tay chống gậy lê. Ông lão nói với Trương Giốc: Bấy giờ đang lúc hạn hán, Thái Bình đạo nhân làm phép cầu mưa quả nhiên có mưa ngay. Tiếp đó, ở một vùng kia mùa màng bị côn trùng phá hại, Thái Bình đạo nhân làm phép xua đuổi, quả nhiên côn trùng hết phá. Lại gặp một địa phương có bệnh dịch, Thái Bình đạo nhân cho thuốc uống thì bệnh hết phát triển. Dân chúng thấy vậy bèn tôn gọi ngài là Đại Hiền lương sư. Dần dần ở đâu người ta cũng tin tưởng, sùng bái ngài. Thấy đất nước rộng mênh mông mà nơi nào cũng có cảnh đau yếu đói khổ, Thái Bình đạo nhân bèn đem sở học truyền dạy cho hai người em và một số đệ tử để họ cùng lo việc hành đạo. Số đệ tử ấy mỗi ngày mỗi tăng, tiếng lành của ngài mỗi ngày mỗi lan rộng. Chẳng bao lâu trên đất nước Trung Hoa không nơi nào người ta không nghe đến danh Thái Bình đạo nhân hoặc Đại Hiền lương sư. Tuy thế, Thái Bình đạo nhân vẫn chưa được vui. Trong số đệ tử đông đảo ấy, kể cả hai người em của ngài, ngài vẫn chưa tìm được một người có đủ tâm thức để truyền thụ những bí quyết cần thiết mà khỏi lo sợ về sau... Lúc bấy giờ, Thái Bình đạo nhân đến đâu là đem sự yên vui đến đấy. Ngài làm phước cho cả mọi người, không phân biệt quan lại hay thứ dân nên các chính quyền địa phương cũng chẳng gây trở ngại cho ngài. Dân chúng quá yêu mến ngài nên khi biết ngài đến đâu họ lại kéo nhau ra đón đầy đường để chiêm ngưỡng, để được vái lạy, để dâng lên ngài những lời chúc tốt đẹp nhất. Muốn cho dân chúng được vui lòng, Thái Bình đạo nhân đã luôn tỏ ra xuề xòa vui vẻ trước sự chiêm bái, chúc tụng của họ. Cứ nơi này bắt chước nơi khác, cảnh chào đón Thái Bình đạo nhân mỗi ngày mỗi thêm long trọng. Trước kia đạo nhân tự mình leo núi để hái thuốc, nay có hàng ngàn đệ tử tình nguyện đi hái thay cho ngài. Trước kia đạo nhân hay đi bộ, để đầu trần, nay dân chúng tự nguyện đem võng rước ngài, đem lọng che cho ngài. Trước kia mỗi khi mệt mỏi, đạo nhân tìm một chỗ thuận tiện nằm xuống kê đầu lên một hòn đá là xong, giờ đây đạo nhân nghỉ chỗ nào lập tức có bao nhiêu người đem gối đem màn tới che lót cẩn thận. Ngài kêu khát lập tức có người dâng mật ong, dâng sữa, dâng sâm, ngài kêu nóng nực lập tức có người đứng hầu quạt. Lúc nào cũng có người sẵn sàng gãi lưng, nắn bóp bắp thịt cho ngài. Thậm chí còn có người âu yếm hôn lên bàn chân, hôn lên cả đầu gối của ngài... Một lần đồ đệ của ngài là Trình Viễn Chí hỏi ngài: Nhờ uy tín của Thái Bình đạo nhân, những đệ tử của ngài, nhất là hai người em Trương Bảo và Trương Lương cũng rất được dân chúng trọng vọng. Khi thay mặt đạo nhân đến nơi này nơi khác để hành đạo, được dân chúng cung phụng, phục dịch mọi thứ, các vị cũng dần đâm ghiền. Một hôm Trương Lương nói với Trương Bảo: Chúng ta phải làm sao tạo một vầng hào quang chung quanh anh cả để tăng sự tôn vinh của người, đồng thời, ngăn cách đám bình dân không cho họ đến gần người. Chúng ta phải quan trọng hóa vấn đề, phải đặt ra phép tắc lễ nghi rườm rà để kích thích thêm lòng sùng kính đối với Thái Bình đạo nhân trong dân chúng. Dân chúng càng sùng kính Thái Bình đạo nhân thì họ càng không thể coi thường chúng ta được. Đó là kế hoạch gốc càng vững ngọn càng xanh, giả như anh cả rủi gặp mệnh hệ nào chúng ta vẫn còn dùng được cái “bài vị” của người để mê hoặc dân chúng. Đó là bước đầu để chúng ta khỏi bị loại bỏ trong lòng dân chúng vậy. Nghe tới đây Trương Lương hoảng hốt đứng bật dậy: Càng được sùng kính, cung phụng, lâu ngày anh cả sẽ càng ghiền cái cảnh hưởng thụ khoái lạc tinh thần đó. Khi đã ghiền một cái gì thì chẳng ai dễ dàng bỏ được cái đó. Trong khi ấy, ở bên ngoài chúng ta phải tận dụng khai thác cái uy tín của anh cả, cố rao giảng càng xa rộng càng tốt. Tất nhiên việc này thế nào cũng đến tai triều đình. Thử hỏi có vị thiên tử nào chịu để thần dân của mình tôn sùng một người khác ngoài chính bản thân ngài đâu? Thiên tử sẽ cho quân đội đi đánh dẹp để triệt trừ hậu họan. Trước thảm họa đó liệu anh cả có chịu ngồi yên để nhận hình phạt không? Thế là cơ hội quật khởi đã đến với chúng ta. Với tài năng của anh cả, với sự trung thành của chúng đệ tử, với lòng dân đã tin phục thuận theo, trong ba phần quyết định sự thành bại chúng ta đã chiếm hết hai, vậy chúng ta còn sợ gì? Thành thì chúng ta hưởng vinh hoa phú quí mãi mãi, bại thì chúng ta rút vào rừng làm giặc cỏ cũng sung sướng một đời vậy! Thế là trong lúc Thái Bình đạo nhân an nhàn chan hòa niềm vui cùng dân chúng, Trương Bảo, Trương Lương và những tay chân thân tín tổ chức chúng đệ tử trong nước thành 36 phương (khu vực), mỗi phương khoảng 5, 7 ngàn người, có phương đông đến cả vạn người, mỗi đệ tử đều bịt một cái khăn vàng trước trán. Mỗi phương lại đặt một viên cừ-soái cai quản. Họ phao ngôn trong dân chúng: "Năm Giáp Tí thiên hạ đại cát, trời xanh đã chết, trời vàng nên dựng", lại ngầm cho chế cờ vàng để chuẩn bị cuộc khởi nghĩa. Họ cũng truyền cho dân chúng khắp nơi treo danh vị "Đại Hiền lương sư Trương Giốc" trong nhà để thờ kính... Vì muốn đám đệ tử và dân chúng được vui lòng, Thái Bình đạo nhân không nỡ từ chối sự cung phụng, phục dịch của họ. Ngài không ngờ rằng đám đệ tử chuyên cung phụng, phục dịch đó đã vô tình biến thành một vòng đai che chắn tầm mắt của ngài, khiến ngài không còn nhìn được bên ngoài một cách toàn diện nữa. Trong khi đó, bọn Trương Bảo, Trương Lương và những tay chân thân tín cứ kín đáo tiến hành mưu đồ. Mãi đến lúc triều đình nhà Hán báo động giặc nổi, Thái Bình đạo nhân mới rõ cớ sự. Lúc ấy thế lực Khăn Vàng đang lên như diều gặp gió. Đã lỡ ở lưng cọp, dẫu rút lui cũng không thể thoát khỏi tội bị lột da bêu đầu, ngài chỉ còn một con đường: tiến tới. Quân Khăn Vàng tủa ra tấn công nhiều tỉnh thành, phủ huyện, làm cho triều đình một phen kinh hoảng. Thế nhưng vì là lực lượng ô hợp không được huấn luyện kỹ càng, thiếu kỷ luật nên rốt cục quân Khăn Vàng bị quân triều đánh tan rã nhanh chóng. Trương Bảo, Trương Lương và nhiều tướng lãnh của họ lần lượt bị giết. Sau cùng thì Thiên Công tướng quân bị quân triều đình bao vây ở Quảng Tôn. Trong lúc bối rối, ngài sực nhớ lại lời Nam Hoa lão tiên dặn "nếu con hành động ngược lại tâm chí ban đầu là tự hại lấy thân đấy", bèn than: Mấy ngày sau thì Thiên Công tướng quân lâm bệnh mà mất. Dù sao, ngài vẫn thỏa được mãn một phần ước nguyện: cái xác ngài được quân lính triều đình bằm ra cho cú, quạ, kiến, bọ ăn. Riêng cái đầu ngài thì bị bỏ cũi đưa về triều hành tội.
|