Tam Tình: Tình Yêu, Tình Bạn, Tình Dục |
Tác Giả: Mây Cao Nguyên |
Thứ Ba, 07 Tháng 9 Năm 2010 12:46 |
Tôi không biết vị danh nhân nào đã phán câu này: “Nếu tôi là Thượng Đế, tôi sẽ không cho phép loài người quỳ lạy dưới chân tôi. Tôi sẽ yêu cầu họ đứng thẳng lên, đối diện và nhìn thẳng vào mắt tôi, xem tôi là ngang hàng, nói chuyện với tôi như với một người anh em. Không có lý nào để họ có thể tự hạ mình như thế trước mặt tôi, là vì chính tôi đã tạo họ như thế”. Triết gia A. Dumas khuyên chúng ta: “Đừng biện bác bao giờ với ai cả, anh không bao giờ thuyết phục được ai đâu. Y’ kiến của người ta giống như cây đinh, càng đập vào, càng làm cho nó lún sâu”. Hình minh họa Học giả Dale Carnegie: “Khi ta căm ghét kẻ thù hay người khác, có nghĩa là ta đang dành cho họ quyền có thể gây cho ta mất ăn mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe và hạnh phúc của chúng ta. Kẻ thù thì khoái trá và vẫn bình thường trong khi ta lại vất vả, chết dần chết mòn. Sự bực tức, lòng căm thù của ta làm hại chính ta cả ngày lẫn đêm, chẳng khác gì phải sống trong hỏa ngục”. Trước khi mời bạn chia sẻ cùng tôi những dòng tâm sự này, tôi xin kể hầu bạn một câu chuyện cổ: “Đáng sợ gì hơn cả” có nội dung như sau: Tại lầu sách nhà kia, có con hồ tinh không hiện hình ra bao giờ, nhưng thường vẫn hay trò chuyện. Chuyện nói rất ly’ thú, ai nghe cũng phải phục. Một hôm tân khách họp đông, có con hát mời rượu ước với nhau rằng: “Ai sợ gì phải nói, mà nói vô ly’ thì phải bị phạt rượu”. Ai nấy đều cười, bảo rằng: người ta sợ hồ tinh mới phải, anh là đồng loại can gì mà sợ? Phạt anh một chén rượu. Cử tọa đều cho câu nói của hồ tinh là xác đáng. Người nào có khả năng phong phú để hiểu thấu con người, sẽ luôn luôn y’ thức được rằng tất cả con người căn bản mà nói đều có chung một nguồn gốc giống nhau; tất cả mọi hoạt động của con người đều nẩy sinh và bắt nguồn do một trong chín động lực căn bản của đời sống như sau: Và người muốn hiểu về người khác phải hiểu mình trước đã. Trong cuộc sống vật chất, xô bồ này con người đang giành giựt nhau từng miến cơm, manh áo. Một cuộc tìm hiểu của công ty điện thoại ở Nữu Ước trong 500 lần nói chuyện bằng điện thoại họ đã dùng đại-danh-từ: TÔI lên đến 3990 lần. Con người họ không quan tâm đến bạn. Họ không quan tâm đến tôi. Họ chỉ quan tâm đến họ: sáng, trưa, chiều và tối. Nếu chúng ta chỉ cố gắng cảm kích người khác-và để làm cho họ quan tâm đến chúng ta, chúng ta sẽ không bao giờ có những người bạn chân thật. Bằng hữu, những người bạn chân thật không hành xử kiểu đó. Mới mẻ làm sao, yêu nghiệt làm sao, hỗn tạp làm sao…mâu thuẫn thế nào….mà cũng kỳ diệu làm sao! *Người đâu phải là vị thánh, cũng đâu phải là con thú. Và bất hạnh thay, kẻ muốn làm thánh lại làm con thú. *Những người bạn thật tâm giao là những người cô đơn sống chung nhau. *Anh có muốn hại kẻ nào không? Đừng nói xấu họ, Hãy nói tốt họ cho thật nhiều. *Nếu anh đóng cửa lại, không cho một sự sai lầm nào vào được cả, thì Chân ly’ cũng sẽ ở ngoài luôn. *Tôi hằng cư xử như một thằng ngu, còn lỗi lầm của tôi thì vô số kể. *Người ta yêu cầu được nghe lời phê bình của anh, nhưng họ chỉ muốn nghe những lời khen tặng mà thôi. Bạn để y’ xem, trong đời sống hàng ngày chúng ta đã để mất rất nhiều cơ hội để bày tỏ cảm tình của mình đối với người thân, bằng hữu… Nhà ai cũng có điện thoại, đa số một năm chưa “phone” nhau được một lần. Như vậy mà mỗi lần gặp nhau giữa những buổi tiệc tùng tay bắt mặt mừng một cách rất ư là giả dối, làm như thể nhớ nhau quay quắt. “Sự sợ hãi hạ cấp nhất là sự sợ hãi bày tỏ cảm tình” tôi còn nhớ một nhà tâm ly’ học đã nói câu đó. Triết ly’ của Phật giáo cũng như của Công giáo đã cho chúng ta thấy Đức Phật cũng như Chúa Jesus đã bày tỏ lòng từ bi bác ái và tình yêu thương của các Ngài qua hàng trăm cách khác nhau đối với các tông đồ. Tại sao chúng ta là những thường nhân lại lưỡng lự không dám bày tỏ sự quan tâm, thương mến lẫn nhau? Phong tục và tập quán tại Hoa Kỳ cũng như tại Gia-Nả-Đại, đặc biệt giữa hai người bạn trai mà có những cử chỉ hoặc lời nói quá thân mật, bá vai, bá cổ thì họ cho rằng hai người đó bị bệnh đồng tình luyến ái. Nhưng, người được bạn bè quí mến là người không ngại ngùng bày tỏ tình yêu thương của mình một cách công khai. Đọc lịch sử Hoa Kỳ chúng ta cũng thấy được sự bày tỏ cảm tình giữa Tướng LaFayette và Tổng Thống Jefferson. Hai người đã thư từ với nhau một cách đều đặn, họ không gặp nhau trong 35 năm. Khi Tổng Thống Monroe mời vị Tướng lãnh vĩ đại của Pháp quốc đến thăm viếng Hoa Kỳ vào năm 1824, Lafayette đã 67 tuổi và Jefferson 81. Chỉ ở có một ngày tại thành phố Quincy, tiểu bang Massachusettes, sau đó Lafayette vội vã xuôi Nam để gặp ông Jefferson. Vào buổi sáng tháng 11, chiếc xe tứ mã của Lafayette đến tại thành phố Monticello. Một đám đông tụ tập để chứng kiến buổi gặp gỡ. Ông John Randolf Trưởng Ban Nghi Lễ miêu tả như sau: “Ông Jefferson từ sân thượng vội vã đi xuống đến tận xe để đó ông Lafayette và cả hai ôm nhau khóc nghẹn ngào. Tôi đã từng chuyện trò với nhiều người bạn đã ly dị. Tôi thường ao ước họ sẽ thấm nhuần lòng thương nhân loại của Chúa, đức từ bi hỉ xả của Phật và tình bạn thắm thiết giữa Lafayette và Jefferson, những Thánh và Danh Nhân đã dám bày tỏ tình yêu thương một cách chân thành. Có rất nhiều người tâm sự với tôi là họ mặc dầu săn đón bạn bè rất niềm nở, chiều chuộng đủ thứ nhưng cuối cùng rồi bạn bè cũng ngoảnh mặt quay lưng. Tại sao vậy? Trong cách giao tế bạn đã xoi mói đến đời tư, đến cách ăn mặc, đến cái lợi về tinh thần lẫn vật chất, đến lời ăn, tiếng nói của người khác trong lúc vui chơi, tiệc tùng. Bạn đã quên một yếu tố rất quan trọng đó là: tình thương giữa bạn bè. Bạn không đến với họ bằng tình yêu thương. Hai ngàn năm về trước, triết gia Seneca đã nói một câu rất đơn giản nhưng hàm chứa trọn vẹn triết ly’ sống: “Bạn muốn được người khác yêu thương, hãy yêu thương họ”. Bạn hãy để cõi lòng mình rộng mở, đến với nhau bằng sự mến phục, không nên ganh tỵ, bắt lỗi, bắt phải, nói những câu xúc phạm đến họ. Ai cũng thích được khen cả. Kinh nghiệm cho tôi biết có một hiện tượng lạ lùng trong ngành chữa trị bệnh tâm thần là khi bệnh nhân lột tả hết tâm sự thầm kín của họ từ sự xúc động, giận dữ, điên cuồng hoặc thù ghét…. Khi lắng nghe, tâm hồn tôi đều có cùng một cảm xúc như họ. Trong nghệ thuật đánh bạn cũng vậy, khi họ được mời đến chơi, họ sẽ vui vẻ, ưa thích những gia chủ yêu thương và quí mến họ và ngược lại sự đam mê và lòng yêu thương bao giờ cũng được đáp ứng. Bạn biết không? Hoàng Đế Napoleon đã thử, và trong lần gặp gỡ cuối cùng với Hoàng Hậu Joséphine, ông nói: “Joéphine, Trẫm thật sự may mắn như bất cứ một người đàn ông nào khác trên quả đất; và tuy nhiên, đến giờ phút này, khanh là người duy nất trên thế giới mà trẩm tin tưởng”. Bạn thì sao tôi không biết, nhưng cá nhân tôi đúng như câu: “Khôn nhà, dại chợ”. Đối với vợ con, thú thật với bạn, thỉnh thoảng tôi cũng cộc cằn, thô lỗ…Nhưng đối với bạn bè, dù bất cứ thuộc giai cấp, trình độ nào tôi cũng đều tử tế và lịch sự hết mình. Ước gì tôi áp dụng cái cung cách xử thế đó đối với vợ con phải tuyệt cú mèo hay không? Cửa nhà thêm êm ấm, hạnh phúc hay không?. Xin thưa với bạn: “Mỗi một lời nói, một hành động tử tế với nhau lúc còn sống, có giá trị hơn hàng triệu hạt nước mắt mà bạn nhỏ trên nấm mồ hoang lạnh”. Có nhiều lúc bạn cũng như tôi sẽ cảm thấy hối tiếc về một vài điều mà bạn đã nói; hối tiếc vì đã ở lại quá trễ, hoặc hối tiếc bạn đã đi quá sớm; hối tiếc rằng bạn đã thắng hay mất một vật gì đó; nhưng trong suốt cuộc đời, bạn sẽ không bao giờ hối tiếc bạn đã đối xử tử tế với ai. Ngạn ngữ Trung Hoa có câu: “Nếu bạn kiên nhẫn trong một lúc giận dữ, bạn sẽ thoát được cả trăm ngày sầu khổ”. Tình bạn giống như trương mục ở ngân hàng. Bạn không thể tiếp tục rút tiền ra xài mà không chịu ky’ thác tiền vào đó. Có tư cách đáng khen thưởng hơn tài năng ngoại hạng. Đa số tài năng là một món quà. Có tư cách không ai cho chúng ta cả. Chúng ta phải xây dựng từng chút một-bằng tư tưởng, sự chọn lựa, sự can đảm và lòng quyết tâm. Cố bác sĩ Alfred Adler, một nhà tâm-ly’-học nổi tiếng của Áo quốc đã nói: “Cá nhân sống mà không quan tâm đến đồng loại của mình, là những người có những sự khó khăn nhất trong cuộc sống và gây ra tổn thương lớn nhất cho những người khác. Những sự thất bại của nhân loại nẩy sinh do những thành phần đó”. Ngày xưa tôi cũng có học một ít chữ Nôm, thỉnh thoảng tôi cũng đọc sơ qua một ít sách thánh hiền để lại để học hỏi cách xử thế của người xưa như thế nào, có thích hợp với con người ở cái thời đại văn minh này không, xin bạn nghiệm thử. Mùa xuân khí trời có đầm ấm ôn hòa thì muôn loại mới sinh tươi nẩy nở và phồn thịnh được. Người đối với người cũng vậy, trong gia đình, ngoài thì xã hội, có “hòa khí” mới có thể sống chung với nhau mà an cư lạc nghiệp được. Ta dù có được là người tốt chăng nữa mà cứ một mực góc gách, nghiêm ngặt với người, thì người lấy làm khó chịu mà không thể nào thân với ta được. Không chịu được nhau, thành thử đôi bên không được yên vui sung sướng. Bao giờ cũng nên giữ được cái thái độ ôn hòa, không a dua, xu phụ ai, cũng không ghét ai để cho người đau đớn mà sinh biến. Cư xử với người mà góc gách, nghiêm ngặt quá là cái đại bệnh ở đời. Bực thánh hiền cư xử với người đời không có giây phút nào là rời bỏ được cách ôn hòa trung hậu: Đức Khổng Tử nói: “Người hỏi thế phải lắm. Nghèo, mà muốn cũng như giàu, thế là biết bằng lòng số phận không ham mê gì. Hèn, mà muốn cũng như sang, thế là biết nhún nhường và có lễ độ. Không khỏe, mà muốn có oai, thế là biết thận trọng, cung kính không lầm lỗi gì. Chơi bời với mọi người mà muốn suốt đời không lo sợ, thế là biết chọn lời rồi mới nói”. Và cũng chính cái cung cách cư xử ôn hòa, trung hậu đó, các bậc thánh hiền đã khuyên ta: Nếu làm người cứ vò võ một mình, tính nết khe khắt, lạnh nhạt, chẳng thân với ai thì thật là một hạng chướng ngại cho xã hội. Trong cộng đồng của chúng ta không phải là không có những người chủ trương không thèm giao tiếp với người Việt, họ sợ phải chịu mang tiếng xấu. Bạn hãy chỉ cho tôi một quốc gia nào trên quả đất mà không có đĩ điếm, trộm cướp, giết người, cướp của…Họa chăng chỉ có ở trên thiên đường mà ảo tưởng của con người dựng nên. Bạn là nhà trí thức, học rộng biết nhiều, cao sang đạo đức, lễ nghĩa, liêm sĩ…v.v.. sao không biết áp dụng triết ly’ của Lão Tử: “Người hay là thầy người dở, người dở là kẻ giúp chí cho người hay”. Để hướng dẫn cho người đồng hương ruột thịt của mình? . Người ta ở đời không phải chỉ quay mắt nhìn về trước là xong, cốt phải liên cang với những người hiện thời nữa. Mà trong cách liên can ăn ở ấy, thì không gì bằng khiêm nhã mềm dẻo. Xưa nay thường dạy như thế: “Dịu hơn là xẳng”, “Lạt mềm buột chặt”: Thường Tung yếu. Lão Tử đến thăm, hỏi rằng: Bạn có biết không? Một lời nói êm dịu, ngọt mềm là một trong những sự giải quyết êm đẹp nhất để tránh va chạm không những đối với mọi người mà còn đối với những người trong gia đình như vợ con…. Có một loại tâm bệnh ở trong một số ít người, họ tự cho mình cao cả, học thức, đạo đức, sang trọng hơn những người khác qua sự chỉ trích bạn bè. Nếu bạn cảm thấy rất đau khổ để chỉ trích một người nào đó, bạn cứ an nhiên, tự tại mà làm. Nhưng nếu bạn cảm thấy thích thú chút xíu cho thỏa lòng ganh tức, tôi khuyên bạn nên dừng lại. Lòng khoan dung, độ lượng, một trong những biểu hiện cao hơn của văn hóa, chỉ được nhìn thấy nơi kẻ có đầu óc luôn luôn cởi mở trước mọi vấn đề, và cũng chỉ ai có được đầu óc thoáng đạt cởi mở khi nhìn thực tế mới đích thực là kẻ có học thức và họ mới xứng đáng để được chuẩn bị tự thích ứng với những của cải to tát hơn của đời. Đến đây tôi chợt nhớ đến những lời khuyên dạy của cổ nhân như những khuôn vàng, thước ngọc, xin bạn cùng tôi suy gẫm: Cố Tổng Thống Abraham Lincoln của Hoa Kỳ có thể nói là mẫu người Mỹ ly’ tưởng tốt đẹp nhất. Ông luôn luôn cởi mở trước mọi vấn đề, luôn luôn lắng nghe y’ kiến công luận phê phán, những người đi tìm kiếm chút địa vị trong nội các chính phủ, những cố vấn họ nghĩ mình thông minh, sáng suốt hơn Tổng Thống. Xuyên qua những kinh nghiệm trong cuộc đời làm chính trị, ông đã nói một câu bất hủ: “Đừng phán đoán, bạn sẽ không bị phán đoán”. Suốt cuộc nội chiến giữa hai miền Nam, Bắc, khi bà Lincoln nặng lời đối với người miền Nam, Tổng Thống Lincoln trả lời: “Mary, đừng chỉ trích họ, nếu chúng ta lâm vào hoàn cảnh như họ, chúng ta cũng hành động giống như họ mà thôi”. Nhà soạn nhạc dương cầm Beethoven đã nói: “Tất cả chúng ta đều lỗi lầm, nhưng mỗi người làm những lỗi lầm khác nhau”. Bạn đừng cho rằng tôi khuyên bạn trở nên một người ba phải chỉ biết đồng y’ với tất cả mọi người mà không biểu lộ y’ kiến. Không phải vậy-bạn cứ vui vẻ, chân tình cởi mở, mến trọng tất cả mọi người. Nếu đi đến một buổi tiệc mà sợ người ta phê bình, chỉ trích, chỉ ngồi yên lặng từ đầu đến cuối không dám phát biểu, đùa nô với bạn bè thì làm sao có được tình thân?. Nhưng bạn phải cho người khác cái đặc quyền giống như vậy. Biểu lộ cá tính chân thật của mình thì được, bao lâu nó không mang tính chất chiếm hữu, không can dự, không bắt buộc đòi hỏi người khác phải theo y’ của mình. Trong sách Mạnh Tử có câu chuyện rất hay, xin kể hầu bạn: “Tự xét mình”: Đã là người có nhân, thì yêu người, đã là người có lễ, thì kính người. Mà theo lẽ thường, yêu người thì tất người sẽ yêu lại, kính người thì người tất kính lại. Người quân tử ăn ở như vậy, mà gián hoặc còn có kẻ đem thói ngang ngược đối đãi lại, thì tất nhiên tự xét ngay mình lại, chắc mình còn bất nhân, chắc mình còn vô lễ, thì họ mới xử với mình như thế, chớ tự dưng thì có khi nào họ lại ngang ngược với mình được. Người quân tử xét lại thật mình có nhân, thật mình có lễ, mà người ta đối đãi với mình vẫn ngang ngược như trước, thì tất lại xét lại mình ta nhân, ta lễ thật, nhưng ta chưa được hết lòng chăng?. Nếu người quân tử xét rằng thật đã hết lòng mà thói người ngang ngược vẫn như trước, thì bấy giờ người quân tử nói: “Hạng này thật là hạng càn dở. Người mà đến như vậy thì khác gì loài vật. Đối với loài vật thì ta còn kể làm chi”. Tôi xin mượn lời của một học giả Hoa Kỳ, ông Napoleon Hill, để gửi đến bạn: “Tôi đã tìm thấy hạnh phúc bằng cách giúp đỡ những người khác. Để kết thúc tiểu đề này, tôi xin “khoe” với bạn, tại khu tôi ở có một cửa tiệm bán thức ăn nhẹ và cà-phê, thỉnh thoảng tôi tạt vào ăn vài cái bánh ngọt, uống ly cà-phê và để chuyện trò với ông Joe (chủ quán). Bạn biết ở khu du lịch của miền duyên hải White Rock 80% là những người cao niên từ bảy, tám chục tuổi trở lên. Ông Joe đúng là mẫu người sung sướng, cởi mở, bặt thiệp vô cùng. Vào một đêm tôi đã chứng kiến cái cảnh ông ta tiếp đãi thực khách tại cửa tiệm của ông. Ông ta bưng một tô xúp nóng đặt trước mặt ông cụ đôi tay run rẩy: “Ông Jones, Mamie nấu chén xúp đặc biệt này cho ông đây”. Một cụ bà lưng khòm, đi nghiêng ngã bắt đầu bước ra cửa: “Bà Hudson ơi! Cẩn thận nhé, ngoài kia xe cộ chạy nhanh lắm đấy. Và ô kìa! Bà nhìn xem trăng tròn đang nhô lên ở mé sông. Một đêm thật tuyệt vời”. Tôi ngồi đó suy nghĩ và nhận thấy ông Joe đúng là một người sung sướng hạnh phúc bởi vì ông thật sự yêu thương loài người…
|