Cai Rượu |
Tác Giả: Chung Mốc | |||
Thứ Bảy, 03 Tháng 12 Năm 2011 17:19 | |||
Tôi biết nhậu đã được mấy chục năm rồi . Cái hay không thấy đâu, mà cái dở, cái thất bại vì nó thì không sao kể hết !!! Nhớ lại hồi chưa uống rượu, mỗi lần thấy người say tôi vừa sợ sợ vừa coi thường. Không hiểu sao cay đắng như vậy mà họ lại thích uống. Hình minh họa Tôi hỏi thầy giáo, ông trả lời: Đây là sự kiện tâm lý, trong sách vở gọi là "Khoái lạc trong đau khổ". Như ăn tô phở vừa nóng vừa cay mới thấy ngon. Người ta đã từng sáng tác bài hát Thú Đau Thương đó thôi. Cũng có người làm luận án Tiến-Sĩ với đề tài Sự Đau Khổ Trong Tình Yêu...Nhằm lý giải cho những đam mê, nghiện ngập. Nhưng yêu nhiều đâu có chết. Có nhiều ông năm bảy vợ, nhân tình cả đống, vẫn sống nhăn răng ra đấy thôi, mà người ta lại làm ra rất nhiều luật lệ, những hàng rào luân lý phức tạp để ngăn cản cái sự yêu. Chưa thấy bác sĩ nào nói: Không được yêu! Chết đó! Nhưng với rượu, ông ta sẽ nói: Uống nhiều, chết đó. Khổ nỗi ông không xác quyết chết đứ đự ngay hôm nay hay ngày mai, cho nên người ta đâu có sợ. Tới đây, tôi nhớ lại nhân vật NiNo trong God Father. Khi bác sĩ hỏi: "Mới sáng bảnh mắt mà mày đã xỉn vậy hả ? Cứ đà này mày chỉ sống được 5 năm nữa thôi nha". Nó mừng rỡ, nhảy chồm tới ôm hôn bác sĩ và hét toáng lên: "Những 5 năm nữa kia à? Có thật không ?". Bởi vì nó không thiết sống nữa, uống rượu say cho quên một cõi đi về. Nói khác đi là nó muốn dùng rượu để tự tử. Như vậy chưa chắc nó đã thích hay nghiện rượu, mà do nơi cái đầu của nó. Đây mới là điều quan trọng. Não bộ điều khiển toàn bộ suy nghĩ, hành động của con người mà rượu tác hại rất mạnh vào óc và hệ thần kinh . Mỗi một lần say rượu là có hằng trăm ngàn nơ-ron chết đi, những tế bào thần kinh này lại sẽ không bao giờ được thay thế nữa, cho nên uống rượu càng dài lâu thì trí óc càng mờ mịt càng mụ mẫm. Tôi vốn dĩ là một thanh niên yêu đời, năng hoạt động . Trước đây tôi là thầy giáo dạy Trung Học, vì thời thế chuyển về làm ruộng . Cái nghèo đã làm cho tinh thần tôi xuống rất thấp, cho đến khi bạn bè cùng trang lứa đều vượt biên hết còn trơ thân cụ, tôi càng buồn và tìm giải thoát nơi chai rượu . Đến thời mở cửa, tôi lao ra làm kinh tế, thương mại thì phong trào đãi đằng đối tác như nấm độc rộ lên sau cơn mưa . Đi đến đâu, ngày nào trong tuần cũng có mánh nhậu . Khởi đầu công cuộc làm ăn cũng nhậu, việc đang tiến triển nhậu, việc thành công cũng nhậu ăn mừng mà dù có thất bại cũng nhậu cho bớt buồn . Trong khi cả thế giới đang cấm quảng cáo rượu bia và thuốc lá thì ngay tại cái chợ rất nhỏ ở quê tôi có tới mấy tiệm nhậu, cả chục nơi bán rượu đế và hai ba đề-bô bia nước ngọt. Nghe báo đăng thì cả nước tiêu hết cả mấy triệu lít bia trong ba tháng hè . Và việc gì phải đến đã đến: Tôi đang bị bệnh thần kinh, hệ quả tất yếu của bia rượu. Sau nhiều ngày bạc nhược, mẹ và vợ tôi thúc giục, tôi đã vào Trung Tâm Y tế để khám ở khoa Thần Kinh thương nhớ(tâm lý). Ở vách tường có dán những khẩu hiệu, bích chương, tôi thấy dòng chữ: Hãy nói lên sự thật, chúng tôi sẽ giúp đỡ bạn . Khi bác sĩ hỏi các triệu chứng, tôi khai: Cuối cùng tôi quyết định: ĐI CAI. Trước đây tôi đã bỏ rượu mấy lần. Lần ngắn, lần dài cũng được chừng 3 tháng. Vùng tôi ở nếu đi tu luôn thì thôi, chứ còn chường mặt nơi hội hè đình đám, gặp các chiến hữu cũ, thì thật khó lòng từ chối nâng ly. Ở VN dân nhậu lại có cái "đức tính" hay ép rượu: "Mày không uống được, cứ nhậm môi, còn bao nhiêu tao uống hết. Anh em mình tình nghĩa chia một ly......". Uống rồi về nhà vật vã, hoặc nằm bẹp (nói theo kiểu Mẹ tôi) như thằng chết rồi. Nghe trong mình đau đớn như người bị đánh. Lúc đó lại tự giận mình, tại sao lại quá yếu đuối như thế, mình không uống thì đâu có ai đè mình ra mà đổ rượu vô họng ??? Đã có quá nhiều tài liệu, sách vở nói về sự tác hại của rượu, tôi chỉ kể một chút chuyện mình và xin thành thật tâm sự . Tôi đã bị rơi xuống vực sâu rượu chè, nhưng cũng cố gắng kêu lên cho những người đang đứng trên bờ: "Đừng nhảy xuống, chết đấy". Có lần sau bữa nhậu, mệt quá, tôi ngất đi hồi lâu . Tỉnh lại, chung quanh tôi, rất nhiều người trẻ cũng như già đang ngụp lặn trong giòng nước xoáy rượu chè mà còn hô to :"zdô- zdô". Rồi vỗ tay, đập bàn la hét. Có nhiều ông bụng bự như cái trống chầu vì sưng gan, da vàng nghệ như ếch xào lăn, mà vẫn chưa sao bỏ được rượu. Tôi nhớ câu chuyện kể về sự nguy hiểm của rượu . Anh ta suy nghĩ cặn kẽ : Mình đốt nhà rồi cháy lây qua hàng xóm, giàu có đâu chưa thấy đã bị vào tù. Giết mẹ đã trái luân thường đạo lý mà rồi không bị tử hình cũng lãnh án chung thân. Thôi ta nhận uống rượu đã khoái khẩu mà không hề phạm đến ai . Anh liền được quỷ cho trở nên giàu nứt đố đổ vách, ngày nào cũng say rượu quay cuồng, cho đến một hôm vì say quá , mất cả lý trí nên châm lửa đốt nhà, mẹ già ngăn cản anh ta xô mẹ ngã vào đống lửa chết, nên phạm hai tội một lúc, đời tàn trong lao tù . Một điều không thể chối cãi được : VN bây giờ người người nhậu, nhà nhà nhậu, cả nước nhậu. Từ những nhà hàng cao cấp nơi phố thị, cho đến quán cóc trong ngõ hẻm hay những ven chợ miền quê, biết cơ man nào là quán nhậu . Tiền bạc, sinh lực, gạo thóc và cả hạnh phúc gia đình đã đổ ra chan hoà vào những buổi tiệc, và sau đó còn biết bao hệ luỵ như tai nạn giao thông, ẩu đả, hiếp dâm hay giết người vì người say không còn trí óc sáng suốt nữa . Thế mà khi nghe tin tôi đi cai rượu, khối người đã cười khinh khỉnh, nói rằng thằng đó hết xài, còn chơi với ai được v v...
|