10 cách đối phó với giá thực phẩm gia tăng |
Tác Giả: Andrea Woroch (Phụ Nữ Mới chuyển ngữ) | |||
Thứ Ba, 29 Tháng 3 Năm 2011 12:48 | |||
Ngày qua ngày, cứ nhìn mấy nhân viên đứng quầy tính tiền hàng hóa tại các tiệm thực phẩm mà cảm thấy xót ruột. Điều chẳng may là giá cả mọi thứ lại sắp sửa tăng thêm nữa, đặc biệt là đối với giới người tiêu thụ có lợi tức thấp mà lại không có điều kiện đi sắm hàng tại các siêu thị có quy chế giảm giá. Hình minh họa. (Hình: Saul Loeb/AFP/Getty Images) Theo Liên Hiệp Quốc, hồi Tháng Hai, giá thực phẩm toàn cầu gia tăng kỷ lục vì giá dầu tăng vọt lên và tình trạng tích trữ hàng hóa của các nhà nhập cảng. Các yếu tố này đang ảnh hưởng tới thị trường ngũ cốc vốn hay biến động. Lúa mì, bắp, đường và dầu ăn là những món tăng giá nhiều nhất trong sáu tháng qua, và chỉ có giá gạo là tương đối tăng ít mà thôi. Giá sản phẩm nông nghiệp được dự trù sẽ tăng khoảng từ một phần tư cho tới một phần ba vào năm tới. Vậy người tiêu thụ Mỹ sẽ phải làm gì bây giờ? Sau đây là 10 cách để đối phó với giá thực phẩm đang gia tăng. 1. Mua sắm tại các cửa tiệm bán giá sỉ Không phải thứ gì giá cả cũng đỡ hơn nếu bạn có thẻ hội viên tại các cửa tiệm bán theo giá sỉ này, nhất là khi bạn cứ ham mua cho nhiều. Nhưng cũng có một số món hàng giá rẻ lắm nên mua. Tìm mua những chỗ thực phẩm không để lâu được có giá rẻ, và nên đi chợ về cuối ngày là lúc các quản lý cửa tiệm muốn đưa thêm hàng hóa tồn kho ra. 2. Dùng các mẩu coupons Bây gờ là lúc cần tận dụng các mẩu coupons giảm giá do tiệm phát không, nhất là hiện nay có nhiều cách lắm để kiếm được các mẩu giấy này. Có thể tìm coupons trên online. Hỏi thử các chợ có chấp nhận coupons mà bạn đã gom góp trước đây hay không. 3. Mua đồ trong các tiệm giá đổ đồng 1 đô-la Các cửa hàng giá đổ đồng 1 đôla - hoặc 99 xu - là nơi bạn tiết kiệm được khá nhiều nhờ những món hàng đã gói sẵn, bỏ bịch rồi hoặc đóng hộp. Chỉ cần chịu khó kiểm lại ngày mãn hạn sử dụng món hàng mà thôi. 4. Dùng các cạt thưởng do tiệm cho Những tấm cạt mua hàng dành thưởng cho các khách trung thành với cửa hiệu rất cần để kiếm các món hàng đại hạ giá, và bây giờ bạn còn có thể download các mẫu coupon trên online xuống các tấm cạt này mà dùng. Các thương hiệu thực phẩm như Safeway và Food Lion hay có các tấm cạt thưởng này trên online, kèm theo là các mẩu coupons. Thỉnh thoảng, thương hiệu King Soopers còn bớt giá tới 10 xu cho mỗi ga-lông xăng tại cây xăng của tiệm nếu bạn mua thực phẩm trị giá từ 100 đô-la trở lên tại cửa hiệu của họ. 5. Mua loại hàng không cần mang tên thương hiệu lớn Tính chung, giá cả các món hàng mang nhãn hiệu do chính tiệm thực phẩm sản xuất -chứ không phải nhãn của các thương hiệu lớn - có thể rẻ hơn nhiều mà phẩm chất cũng y hệt như thế mà thôi. Người ta nói rằng đôi khi loại hàng không mang nhãn hiệu lớn cũng từ một dây chuyền sản xuất chạy ra trước khi chúng được dán lên các nhãn hiệu có tiếng sẵn để nâng giá bán lên một cách êm thấm. 6. Dùng các discount gift card Hãy tìm trên các website như GiftCardGranny để mua các gift cards được bán với giá hạ do các thương hiệu Kmart và Walmart, cũng như những dây chuyền thực phẩm và sản phẩm nông nghiệp khác, chào mời. 7. Lập bản danh sách các món cần mua Tránh đừng mua hàng tùy hứng mà phải lập sẵn một bản danh sách các món bạn cần mua trước khi đi chợ, rồi cứ theo đó mà mua sắm. Mua đồ theo bản danh sách như vậy giúp bạn đỡ khỏi mua trùng hàng, tức là mua thêm những món mà ở nhà mình đang còn. 8. Tính toán trước bữa ăn Khi bạn có kế hoạch nấu nướng sẵn rồi thì cũng dễ để cho bạn lập nên bản danh sách các món hàng cần mua. Có sẵn thực đơn hằng tuần cũng giúp bạn khỏi cần phải đi mua thêm lặt vặt thứ này, thứ nọ, chỉ tổ tốn tiền mà thôi. Nếu cần nấu những bữa ăn gấp rút, hãy tính nấu món nào mà vật liệu đã có sẵn trong mớ thịt thà, rau đậu cũng như các thứ mà mình đã mua sẵn trong dịp đại hạ giá trước đây. 9. Mua hàng tại những tiệm loại one-stop Bạn có thể tiết kiệm xăng, thì giờ và tiền bạc nếu bạn chịu khó mua sắm tại các thương hiệu - như Target chẳng hạn - là nơi cho phép bạn mua mọi thứ trong bản danh sách các món hàng cần mua mà chỉ cần dừng lại một nơi thôi. 10. Tránh mua các sản phẩm nông nghiệp trái mùa Mỗi loại rau đậu và hoa quả đều có mùa của nó, và hễ trúng mùa thì đương nhiên giá cả phải rẻ hơn rồi. Bầu, bí rẻ hơn vào mùa Thu, trong khi măng tây thì giá thật hạ vào mùa Xuân. Ðợi khi thực phẩm đang lúc có giá hạ nhất bạn hãy vạch ra thực đơn theo kiểu mùa nào, thức nấy. Cứ thế, bạn tha hồ mà tiết kiệm nhé! (Tác giả Andrea Woroch vẫn hay xuất hiện trên ABC News NOW, NBC's Tody Show, FOX & Friends, và MSNBC.)
|