Home Đời Sống Dinh Dưỡng Ăn mặn - Ăn chay.

Ăn mặn - Ăn chay. PDF Print E-mail
Tác Giả: Lỗ Trí Thâm   
Thứ Sáu, 18 Tháng 11 Năm 2011 06:55

Đối với sinh vật trên toàn thế giới, nói chung và đặc biệt loài người, nói riêng, việc ăn uống là vấn đề quan trọng hàng đầu.

 Nếu có một ai thử làm một con số thống kê xem mỗi một ngày loài người trên toàn thế giới đã tiêu thụ bao nhiêu tấn thực phẩm ? con số chắc chắn sẽ làm ta chóng mặt ! Ăn uống là điều kiện ắt có và đủ để sinh tồn, bởi thế, ăn uống cũng là nguyên nhân hàng đầu cuả giành giựt, đấu tranh và đó chính là lý do gián tiếp hoặc trực tiếp cuả chiến tranh, giết chóc ...

Trong phạm vi đạo Phật, việc ăn chay hay ăn mặn, ăn chay như thế nào ? .... cũng là một đề tài gây thắc mắc, tranh cải: Đúng ? Sai ? Nên ? Không nên ? cho khá nhiều người. Trước khi bàn qua chuyện ăn chay, ta thử nói về ăn mặn:

Ăn mặn là cách ăn uống bình thường cuả nhân loại, ăn gì ? ăn thế nào ? nó tuỳ thuộc vào sắc tộc, tập quán cuả từng quốc gia, từng vùng dân tộc ... và nhất là không giới hạn bởi nguồn thức ăn. Có nghĩa là ăn tất cả các loại thực phẩm có thể ăn được, không phân biệt đó là thịt động vật, thực vật kể cả trứng, sửa ... hoa, trái .... Và rồi thế nào gọi là ăn chay ?

Ăn chay ngoài vấn đề chính là không ăn thịt động vật, nó còn là một vấn đề hết sức phức tạp, nhiêu khê, nó còn phải tùy thuộc vào phong tục, tập quán, địa phương... Đã vậy, trong tín ngưỡng, nó cũng phức tạp không ít. Trong phạm vi bài viết nầy, tôi chỉ xin trình bày quan điểm cá nhân cuả tôi về vấn đề ăn chay và đâu là ý nghĩa chính đáng cuả nó.

ĂN CHAY VÀ DINH DƯỞNG.

Nếu ăn chay, chúng ta thực sự có đầy đủ dinh dưởng hay không ?

Theo các nhà dinh dưởng học, con người muốn có đầy đủ sức khoẻ, đủ năng lực hoạt động hàng ngày, phải ăn uống đủ số lượng dinh dưởng cần có, lượng dinh dưởng đó là bao gồm những chất, như là: chất đạm, chất xơ,chất bột, chất béo, chất ngọt, chất khoáng, chất vôi, chất sắt, chất nước ... và các loại sinh tố ...

Nếu chúng ta chịu khó tìm đọc những báo cáo phân tích khoa học thì chúng ta thấy rằng không cần phải từ thịt động vật, trong ngủ cốc, hoa quả, các loại thực vật đã có đủ mọi chất dinh dưởng cần thiết. Những người ăn trường chay ( không ăn thịt động vật ) vẫn sống thọ, sống khoẻ, thậm chí còn sống lâu, ít bệnh tật hơn những người ăn mặn. Lý do thật hết sức dể hiểu, là vì, trong tất cả các loại thuốc dùng trị bệnh, hầu hết tinh chế từ thực vật. Ăn thực vật, tức là trực tiếp chúng ta đưa đủ loại thuốc vào mình, tuy số lượng không lớn như đã được tinh chế, nhưng mỗi ngày một ít, chúng ta vô tình đã có một trử lượng thuốc khá lớn, giúp ta ngăn ngừa được khá nhiều loại bệnh tật, có khi còn giúp ta tránh được những loại bệnh hiểm nghèo khác nữa ? Lại nữa, như quí vị biết, trong các loài động vật, từ những con vật to lớn nhất, chí đến những con vật nhỏ nhất như là Voi, tê giác, trâu, bò, ngựa, nai ... thỏ ... Chúng là những động vật chuyên ăn thực vật, thảo mộc. Nếu nói về sức mạnh, nhanh nhẹn, chúng không thua sút gì những loài thú ăn thịt như Sư tử, cọp, gấu, beo ... chồn, chuột ... Đặc biệt nhất trong 2 loại động vật nầy, chúng ta ai cũng thấy được rất rỏ ràng là những loài thú ăn thực vật thường hiền hoà hơn là những loại thú ăn thịt. Chúng không bao giờ sát hại các sinh vật khác, ít gây sự sợ hải cho các loài động vật sống chung quanh.

Song song đó, những người thường ăn chay: Chay kỳ hay trường chay tâm tính thường hay hiền lành, ít náo động và có phần dể dải hơn. Trong cuộc sống hàng ngày, những người xung quanh thường cảm thấy an tâm hơn khi giao tiếp với những người thường ăn chay, hiền lành.

ĂN CHAY TRỊ BỆNH.

Như trên đã trình bày, đa số dược phẩm đều do từ thực vật, do đó một số nhà khoa học cũng như các thầy thuốc Đông, Tây y thường khuyên những con bệnh nên ăn những loại thực vật, thảo mộc nào thiết thực có những dược chất nhằm giúp điều trị tuỳ theo căn bệnh. Điều nầy chắc chắn tất cả quí vị đều thấy, biết rỏ ràng, nhất là quí vị thường lên Net. Thôi thì đủ thứ từ Gạo lức-Muối mè cho tới rau diếp, rau má ... Mỗi ngày, nếu chịu khó ( Quí vị nào có Direct TV ) cứ mở xem từ đài SBTN ( 2072 ) cho chí đến Hồn Việt TV ( 2078 ) cứ 15 phút một lần, tôi cam đoan quí vị không làm sao đếm, nhớ cho xuể những loại thuốc trị bệnh bằng dược thảo. Phải nói là vô cùng phong phú, đến độ choáng ngợp, không còn biết phải nên mua loại thuốc nào cho bệnh cuả mình vì thứ nào cũng đều là thần dược ! Nói vậy không phải tôi cố ý nói rằng những thứ thuốc quảng cáo đó là DỎM, mà thực tình nhiều khi thấy thứ nào cũng hay, cũng độc đáo hết, thì thật khó mà chọn lựa được chính xác cho mình !

Tôi cũng không cố ý quảng cáo cho bất cứ phương pháp nào, dược phẩm nào, tôi chỉ muốn chứng minh cho quí vị thấy rằng thực vật, thảo mộc chính thực là những vị thuốc rất quí, rất thực dụng cho chúng ta dùng để trị những căn bệnh, những căn bệnh mà nhiều khi tây y chấp nhận bó tay. Điều nầy trong thực tế đã cứu được rất nhiều người, thoát được những bệnh ngặt nghèo hoặc đã giúp kéo dài thêm tuổi thọ khi mà các vị Bác sỉ Tây y phán quyết chỉ dăm ba tháng ... 1 năm !

ĂN CHAY TRÁNH SÁT SINH.

Thông thường, nhất là những tín đồ Phật giáo, thường hay cho rằng: Ăn chay để tránh sát sinh. Trước khi lạm bàn về vấn đề nầy, chúng ta thử tìm hiểu chính xác SÁT SINH  là gì ?

Sát tức là giết, sinh là sự sống. Sát sinh là giết đi sự sống, nôm na hơn sát sinh là hành động nhằm cướp đi sự sống cuả một sinh vật đang sống.

Như vậy thực sự ăn chay có phải tránh sát sinh không ? Xin thưa ngay với quí vị rằng KHÔNG, ăn chay không thể gọi là tránh sát sinh, mà chỉ có thể nói là BỚT SÁT SINH mà thôi. Nầy nhé, ăn chay quí vị có ăn cơm không ? thế cơm do từ đâu mà ra ? cơm do từ gạo, gạo từ hạt thóc ( Luá) thế hạt thóc có sự sống hay không ? Dỉ nhiên là có, vì nó là giống mầm để gieo trồng ra thóc. Mỗi một hạt cơm là một hạt thóc, mỗi một hạt thóc là một sự sống. nếu một lần ăn chỉ một chén cơm thôi, quí vị có biết là mình đã SÁT bao nhiêu SINH chưa ? Ngoài món chính là cơm, những loại thức ăn khác lấy từ thực vật, thảo mộc ... thì cũng giống như vậy. Một ông thầy tu, bảo chú tiểu ra vườn nhổ vài cây cải nấu canh, nhổ vài củ xu hào kho tương ... Như vậy là Thầy tu và Chú tiểu đã phạm tội sát sanh, không chối cải được ! Cho là trường chay, mỗi ngày những vị trường chay nầy nếu cứ ăn cơm ... thực sự đã phạm không biết bao nhiêu là tội sát sanh. Đây tôi chỉ muốn nói đến cái ý nghĩa thực tế cuả nó, còn nếu đứng về phương diện Đạo pháp, ý nghĩa sát sinh nầy sẽ còn rỏ rệt hơn, bởi vì, Đức Thế tôn đã từng dạy: VẠN VẬT CHÚNG SINH ĐỒNG NHẤT THỂ, nghĩa là tất cả mọi loài, bao gồm tất cả những loại vạn vật có sự sống đều bình đẳng nhau trên phương diện tâm linh. Khi chúng ta giết đi một sự sống, cho dù sự sống đó là thảo mộc, thực vật hoặc những loài thô sơ nhất, thì cái tội sát sinh đó đều ngang ngửa như nhau. Có nghĩa khi ta nhổ một buị cải, giết một con kiến ... cũng đồng tội như ta giết đi một mạng người. Trong đời sống, chúng sinh vì mê lầm bởi TÂM PHÂN BIỆT, cho rằng mạng người lớn hơn mạng sống cuả thú vật, mạng sống cuả thú vật lớn hơn mạng sống cuả thực vật, thảo mộc. Thực tế, trên phương diện tâm linh, tất cả mạng sống đều bình đẳng, bởi ở phương diện tâm linh nhất định sẽ chẳng có cái TÂM PHÂN BIỆT.

Đến đây quí vị sẽ thắc mắc: Thế thì chúng ta muốn tránh sát sinh thì chúng ta sẽ phải ăn gì để mà sống ? Xin thưa, có chứ, có nhiều thứ lắm, nó sẽ giúp chúng ta sống còn, sống mạnh và không sợ phạm tội sát sinh. Nầy nhé, nếu chúng ta ăn chuối, những loại chuối không có hột, thì chúng ta vẫn sống mà không sợ phạm tội sát sinh. Trái xoài, trái mít, tất cả các loại trái cây ... nếu chúng ta chỉ ăn cái cơm bao quanh cái hột ( Nhớ đừng ăn mít rồi luộc hột mít ăn thêm ) thì chúng ta đâu có diệt đi bất cứ mầm sống nào. Còn nữa, còn thật nhiều thứ khác nữa, ở đây tôi chỉ muốn đưa ra một vài thí dụ mà thôi. Nghĩa là chúng ta vẫn có thể ăn các loài thực vật, thảo mộc nhưng chúng ta đừng hủy diệt hay cướp đi sự sống cuả nó, ít ra chúng ta cũng có thể tránh đi được phần nào SÁT SINH.

ĂN CHAY TRONG ĐẠO PHẬT

Trong đạo Phật, có 2 hệ phái: Hệ phái Nguyên thuỷ và hệ phái Phát triển. Hệ phái nguyên thủy còn gọi là NAM TÔNG, chủ trương giử nguyên truyền thống Phật giáo từ nguyên thủy. Quí sư là những vị Khất sỉ, mỗi ngày mang bình bát đi khất thực, bất kể thiên hạ bố thí, cúng dường vật thực gì, các ngài đều dùng như vậy, không chọn lựa. Các ngài vẫn khoẻ mạnh, tinh tấn, và chứng đạo. Đây là hệ phái truyền từ miền Nam Ấn độ sang Tích lan, Thái lan, Miến điện, Lào, Cao miên và Việt nam. Trừ Việt nam, Phật giáo ở các quốc gia nầy được xem là QUỐC GIÁO.

Hệ phát triển, còn gọi là Bắc tông, truyền từ miền Bắc Ấn độ sang Tây tạng, trung hoa, Việt nam, triều tiên và Nhật. Khi được truyền vào các quốc gia nầy, tuỳ thuộc vào văn hoá sở tại mang tính chất đặc thù riêng biệt theo từng quốc gia. Đặc biệt ở Việt nam, có cùng một lúc 2 hệ phái Bắc, Nam, tăng ni khất thực tuy cũng có nhưng rất hiếm, thường trụ xứ ở tu viện hoặc ở chùa, thông thường phải tự lo chuyện ăn uống, trường chay, chỉ nhận cúng dường: hoa quả, vật thực không tương quan đến mạng sống cuả các loài sinh, động vật. Các ngài cũng khoẻ mạnh, tinh tấn và nhiều vị đã đạt đạo, chứng đạo.

Điều nầy chứng tỏ rằng vấn đề ăn uống: Chay-mặn-Mặn-Chay không phải là một vấn đề tối quan trọng trong đạo Phật, cũng không là vấn đề ảnh hưởng đến tu hành, tinh tấn, đạt đạo và chứng đạo. Cái tối quan trọng cuả một Tu sỉ là ĂN TỪ TRONG RA CHỨ KHÔNG PHẢI ĂN TỪ NGOÀI VÀO. Có nghĩa là ăn chay do từ Tâm từ bi, thanh tịnh, tức Phật tâm, ở ngay trong mình, không phải là những loại vật thực từ miệng đưa vào và khi đã nói là TÂM TỪ BI thì nó đã xác định ý nghĩa chân thật, rỏ ràng rằng tuyệt đối không dùng các thức ăn có liên quan đến mạng sống của sinh vật. Quí vị tu sỉ chân chính thường rất quan trọng đến cái tâm từ bi, bởi vì tâm từ bi là điều kiện cốt lỏi cuả người tu sỉ muốn đạt đường giải thoát, dứt khoát không làm tổn hại mạng sống cuả chúng sinh, bởi vì, làm vạn vật chúng sinh phải đau khổ tức là đã làm tổn hại đến tâm từ bi cuả chính mình và đó cũng chính là ngăn trở lớn nhất con đường giải thoát cuả mình.

Như vậy, có thể kết luận rằng ăn chay, ăn mặn đối với đạo Phật, nó không phải là một vấn đề quan yếu. Người trường chay mà không có TÂM TỪ BI, cho dẩu ăn trường chay từ kiếp nầy sang kiếp khác ... cũng chẳng có một chút công đức hay nghĩa lý gì. Trái lại, kẻ ăn mặn mà có được TÂM TỪ BI, hiệu quả sẽ to lớn vô ngần. Nhưng nếu thực hiện được trọn vẹn TÂM TỪ BI, tức không bao giờ ăn những loại thịt động vật hay tránh được SÁT SINH, yêu muôn loài như chính bản thân mình, nhất định con đường giải thoát sẽ hiện tiền ngay trước mặt. Chừng ấy, không cần phải tìm cỏi Niết bàn mà Niết bàn tự có ngay tức thì trong ta vậy.

LỖ TRÍ THÂM
Thời Lê 20