Biết ngừơi biết ta, trăm đánh trăm thắng.Lòng dân bất khuất, chí khí hào hùng.
Thưa các bạn, tôi viết bài này cho cho đaị Hội Sĩ Quan Haỉ Quân OCS VII 2002, San Jose, và xin đăng lại với hy vọng thu thập thêm dự kiên để đụơc hòan chịnh hơn hầu khuyến khìch hậu thế tăng thên niền tin vào sự đòan kết xây đụng Việt Nam, chống đô hô, vỉ Trần Hưg Đạo đã chứng minh quân dân Việt Nam với sự chỉ huy sáng suất sẽ thắng bạo lực mạnh gấp chục lần. Tôi nghỉ còn nhiều tài liệu trong các thư viện bàng tiếng ngoại quốc, cần có ngừơi với khà năng ngôn ngữ đê dich ra tiếng Việt, mong hậu thế tiếp tục nghiên cừu lịch sử chứng minh thời oai hùng cuà Việt Nam thế kỷ 13, đánh bải quân Mông Cỏ là vưong quồc cai trị 3/4 diên tìch thế giời thời đó. Tôi hy vọng nhửng thiếu sót sẽ đữơc bỗ túc theo thời gian dể lịch sử đựơc chính xác. Tô viết với tài liệu giới hạn có trong tay (một phần đã thất lạc) , mong các bác đóng góp ý kiến và tài liệu.
Thế lực Mông Cổ:
Vào thế kỷ 13, một dân tổc thuổc giống Mông Cổ (Mongolian) trở thành hùng mảnh nhất thế giới, nhờ vũ khí mới là kỷ binh điêu luyện trên lưng ngựa với tên lửa kèn theo pháo (Hoà tiễn đầu tiên của thế giới).
Mông cổ thời đò là một thiểu số ba triệu ngừơi sống trong vùng sông Armur (Hắc Long) thuổc miền Bắc Trung Hoa. Năm 1206, Temoudjine (Tiết Mộc Chân) sau đỗi là Genghis-Khan (Thành Cát Tư Hãn (1162-1227) sau khi tiêu diệt Hsia đem quân tấn công chinh phủc quân đỗi thổ Nhĩ Kỳ, sau đó quay về thôn tính Trung Hoa đứơi quyền cai trị cuả Mông Cổ.
Gengis Khan chết ngày 18 tháng 8 năm 1227, nối ngôi cha là Ogodei tiếp tục chích sách xân lăng. Ogodai chết, Koubai Khan (1215-1294) lấy danh hiệu là Great Khan (Nguyên Thế Tổ) đổi quốc hiểu là Yan Dinasty (Nhà Nguyên) và tiếp tục cuộc xân lăng, chiến thắng Sung Dinasty (Nhà Tống) Năm 1279 quân Sung dynasty (960-1279) hải chiến quân Mông Cổ, quân Sung đại bại nhảy xuống nứơc tự tử. Mông cổ làm chủ toàn cõi Trung Hoa. Đây lả thời cực thịnh cùa Mông Cổ. Đế quốc Mông cỗ, lịch sử gọi là Yuan Dynasty (1264-1368) trải rộng từ Âu Châu qua Á Châu chiếm 2/3 diện tìch địa cầu (trừ Mỹ Châu chua đưỏc khám phá), vỉ đại hơn đế quốc Alexander Great thời thựơng cổ và hơn cả đế quốc La Mã thời Ceazar, giầu có và hùng mạnh hơn đế quốc Pháp thới Lapoleon Bonapatre (1769-1821)
Việt nam thắng Mông cổ lần đầu.
Trong lúc Mông cổ và nhà Sung giao tranh, một đảo quân Mông Cổ do chủ tứơng Ngt Lương Hiợp Thai (Wouleangotai) tấn công nứơc Dại Lý thuộc tĩnh Vân Nam. Ngt Hợp Thai sai sứ thần qua Việt Nam thuyết phục vua Trần Thái Tông thần phục Mông Cổ. Vua Trần Thái Tông phản đối yêu sách của Ngt Lương Hợp Thai, đồng thời bắt giam sứ thần Mông cổ. Năm Đinh Tý 1257 Vua Trần Thái Tông sai tứơng Trần Quốc Tuấn chỉ huy quân Viểt Nam chấn đóng tiền đồn vùng biên giới Việt Hoa
Ngt Hợp Thai giân dữ dẫn 2000 kỵ binh quân cùng với đạo quân lính bộ do con trai Kublai Khan ( Nguyên Thái Tổ) chỉ huy tiến vào Việt Nam nhằm hứơng Thăng Long.
Quân Việt nam chân đừơng Mông Cổ tại sông Thao tịnh Hưng Hóa. Với khí thế kinh thiên động điạ cuá Mông cổ, quân Việt không giữ nổi tiền đồn phả rùt về Son Tây Tình thế vô củng nguy cơ, vua Trần Thái Tông phaĩ bỏ Thành Thăng Long rút về Thiên Mạc huyên Đông An tỉnh Hưng Yên.
Mông Cổ sau khi chiếm Thăng Long không tiến về phía nam như vũ bão, tình báo quân Việt Nam học đựơc quân Mông Cổ bị thời khí đau bệnh rất nhiều,( trời hại?) không còn tinh thần chiến đấu. Lợi dụng tình thế, Vua Thái Tông dẫn quân truy giặc ở Đông Đầu, Giặc chạy tới Quy Hóa, bị thổ dân ở đây áp dụng chiến thuật tiêu thổ ( Vừơn không nhà trống) và chận đánh. Thiếu lương thực và đau bệnh, giặc mất tinh thấn, hàng ngũ không nghiêm chỉnh, quân Việt Nam thừa thắng xông lên, chiến thắng nhiều cứ điểm, dồn quân xâm lăng vào thế rút không trật tự. Quân Mông Cổ theo đuờng sông Thao chảy về biên giới và về Tảu.
Muà xuân năm Mậu Ngọ 1258 Vua Trần Thái Tôn nhường ngôi cho thái tử Trần Hòang.Trần Hòang lên ngôi lấy tên là Trần Thánh Tông, hiệu là Thiệu Lương
Việt nam thắng Mông Cổ lần thứ hai.
Viềc trừng phạt về quân sự, việc triều cống kéo dài 20 năm. Bên phía Mông Cổ, họ cũng cần thời gian để chỉnh đốn lãnh thổ vĩ đại mà họ chiếm đựơc. Về phía Việt Nam, vua quan cũng hiểu lả việc trà thù quân sự chỉ lả vấn đề thời gian. Lợi dụng lúc hòa hõan, Trẩn Thủ Độ và Trần Quốc Tuấn gắng công điêu luyện binh mã Trần quốc Tuấn đà soạn thảo ra hai cuốn binh thu: đó là Vạn Kiếp Tông Bí Truyến cho các quan, và cuốn Binh Thư Yếu Lược cho quân sĩ.
Binh thư yếu lựơc huấn luyện binh sĩ các tín hiệu khi nào tiến, khi nào thoái, các hiệu cờ xí và trống kèn cho biết chiến lược trân mạc, cắch di hình đôi ngũ, cách dùng vũ khí, chuyẻn vân xe mã, tầu thuyền, cách bơi lôi, lặn sâu dùng ống tre đề thở, cách đóng cọc dứơi nứơc, cách di chuyển và mưu sống trong rừng núi, trong đồng lầy, cách dùng tiếng trống, kèn, thanh la để thông tin.
Vạn Kiếp Tông Bí Truyền cho quan võ và cận thần trong triều đình . Sách này dậy các bí mật binh pháp cho các cấp chỉ huy, cách xem thiên văn điạ lý, thời tiết, mưa gíó, thao luyện chiến thuật chiến lựơc cổ kim cuà ta, cuà địch, cách điều quân khiên tứơng cuà ta, cuà địch (biết ngừơi biết ta) Chiến lữơc du kích chiến nguyên thủy từ đây. Năm 1282, thế ngọai giao Việt Mông tan vỡ. tháng 10 năm 1283 Mông cổ sai Đào Bĩnh Trực đem thư có đóng dấu nhà Nguyên (Yuan Dynasrty) yêu cầu vua nhà Trần giúp lương thực cho Mông Cỗ đánh Chiêm Thành, Vua nhà Trần từ chối. Tháng 8 năm Nhâm Ngọ 1282 quan Việt nam là Luơng Uất trấn thủ Lạng Sơn phi ngưạ về Thăng Long báo cáo rằng Vua Mông Cổ là Kublai Khan sai con là Thoát Hoan cùng tả tứơng Lưu Thâm, hữu tứơng Toa Đô cùng Ô Mả Nhi và A Lý kéo quân tới biên giới nói là muốn mựơn đừơng, lưong thực và quân lính đề đánh Chiêm Thành.
Tháng 10 năm 1283 vua Trần Thánh Tông đích thân đốc xuất quân dân, quân đội thuỷ lục tông số 200,000, Trần quốc Tuấn đựơc phong Vuơng nhân chức Quốc Công (tư lệnh) quân đôi
Tháng 8 năm Giáp Thân 1284 Trần Hung Đạo cho phát hành hịch tứơng sĩ kêu gọi lòng ái quốc và kỷ luật binh sĩ, Môt cuộc tâp trân vĩ đại thao đửơt tại Đông Bầu, bến Đông Tân trên Sông Cái nay goị là Sông Hồng thuôc huyên Thựơng Phúc tỉnh Hà Đông. Sau đó quân Việt Nam chấn đóng các điểm then chốt vùng biên giới Lạng Sơn, đừơng thuỷ bộ Vân Nam qua Lào Cay, Phú Thọ, miền Hải Dưong tại Vạn Kiếp và vùng Thanh Nghệ Tĩnh là vùng quân địch có thể tiến quân.
Ba căn cứ như sau:
Trẩn Hưng Đạo đóng đại quân tại Vạn Kiếp, tỉnh hải Đương để tiếp sức cho chiến trương thủy bộ khắp nơi.
Trần Bình Trọng đóng căn cứ tại sông Bình Than.
Trần Khánh Dư chì huy Vân Đồn, tỉnh Quảng Yên.
Tháng 12 năm 1284 Thái Tôn Thựơng Hoàng triệu tập bô lão tại điên Diên Hồng , Bô lão đồng lòng xin thề quyết chiến chống xâm lựơc bào vệ Việt Nam ( đây là hội nghị dân sự)
Ngày 21 tháng Chạp (12) năm 1284, quân Mông Cổ bắt đầu chiến dịch xâm lăng Việt Nam, Chúng huy động các danh tứơng như sau:
Tổng chỉ huy quân Mông Cổ là thái tử Thóat Hoan, phụ tá cho Thóat Hoan là hai danh tứơng Ô Mã Nhi , Toa Dô, Lý Bằng.
Lục quân Mông Cổ tiến binh trên hai ngả:
1-Tây đạo do Lý la và Hợp đán Nhi dẫn đầu theo đừơng Khưu ôn thuộc Lạng sơn vào Việt Nam
2-Đông đạo do Tản Lựơc Nhi, Bănh Hiến dẫn đầu vựơt núi Khưu cấp Lĩnh vùng Ôn Châu tỉnh lạng Son tràn váo, theo sau là đại quân do Thóat Hoan chỉ huy. Đừơng Thủy do Toa Đô tư lệnh chiến thuyền.
Hưng đão Vương Trần Quốc Tuấn thuỷ chiến với Thóat Hoan ngày 27 tháng chạp (12) năm Gíap Thân 1284 tại ải Ni Bằng. Thế giặc quá mạnh, Hưng Đạo Vương phải rút về Vạn Kiếp cần chân địch.
Mùa hè năm Ất Dậu, thuỷ quân Viện Nam do Thần Hưng Đạo đóng tại Bài Tân thuộc thựơng lưu sông Lục Nam , Trần Quang Khải đóng tại Nghệ An phòng thủ mặt Tây Nam
Ba đạo quân Mông cổ mưu đồ thế gọng kìm xiết chặt quân Việt nam vào thế gọng kìm để tiêu diệt.Trên chiến trận Lạng sơn, quân hai bên giao tranh không phân thắng bại, nhưng sau mặt trận Khả Lợi và Mộc Châu thất thủ, quân ta rút về cố thủ Chi Lăng, TrầnHưng Đạo và các tứơng Dã Tựơng và Yết Kiều rút quân về Bài Tân để về Vạ Kiếp vì không giữ nổi Lạng Sơn.
Đựơc tin Lạng sơn thất thủ, vua Nhân Tông dùng thuyền đi hải dương gặp trần Hưng Đạo nói:Thế giặc lớn quá, chống nó sẽ hại dân, hay là hàng để cứu dân, Trần Hưng Đạo trả lời: "nếu bệ hạ muốn hàng, xin chém đầu tôi trứơc đã".
Một chiến dịch mới đựơc thi hành: bỏ vừơn không nhà trống, từ thành thị tới thôn quê, gạp địch phải chống, chống không nổi chạy vào rừng, không đựơc đầu hàng.
Ngày 12 tháng giêng, giặc đến Kinh Bắc tỉnh Bắc Ninh tàn phá vùng Võ Ninh, Gia Lâm, Đông Ngạn rồi kéo đến đóng tại Đông Bộ Đầu. đại quân nhà Trần hạ trại tại nam Ngạn sông Cái ( Nhị Hà) để án ngữ.
Từ Vạn Kiếp, giặc Mông Cổ tiến vào Thăng Long trong một tuần lễ Từ bờ phía Nam Sông Nhị Hà, Thóat Hoan cho bắn đại pháo, rồi cho bắc cầu phao kéo quân qua sông (thuốc súng đựơc Trung Hoa chế ra thời Taoist vào thế kỷ thứ 9, thời nhà Sung Dynasty, Trung Hoa đã biết chế hỏa tiễn, chính quân Mông Cổ khám phá dùng thuốc súng bắn đại pháo)
Ngày 13 tháng Giêng vua Trần giữ không nổi Nhị Hà rút về phía Nam đóng luỹ bằng gỗ chống lại, Thóat Hoan cho đóng cầu phao sang sông tiến vào Thăng Long, thành Thăng Long thất thủ.
Ngày 21 tháng 2 năm 1285 quân Mông cổ tiến đánh Thiên Mạc tỉnh Hưng Yên, tứơng Trần Bình Trọng từ Thiên Trừơng đem quân dem quân nghinh chiến, bị Mông Cổ bao vây bắt đựơc. Thóat Hoan biết Trần Bình Trọng là tứơng tài nên muốn trọng dụng, hắn hỏi: Có muốn lảm vương đất Bắc không? Trần Bình trong trả lời: Ta thà làm quỷ nứơc Nam, còn hơn làm vưong đất Bắc . Thóat Hoan tức giận chém đầu Trần Bình Trọng
Quân Toa Đô chiếm đóng Thanh Hóa, Nghệ An, vùng Trung Châu và lập căn cứ kiền sóat vịnh Bắc Việt, chiếm đóng Thăng Long, khí thế sắt máu. Triều Đình Việt Nam bối rối lo sợ. Riêng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn giữ vững lập trừơng.
Tham mưu của Trần Hưng Đạo là thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Biết đựoc thời khí của miền Bắc Việt Nam, biết đựơc giới hạn củ quân viễn chinh, hiểu đựơc lòng yeu nứơc của dân Việt. Tháng tư khí hậu miền Bắc VN rất gay gắt, ánh mặt trời xé da bỏng thịt, mưa nắng bất thừơng, không khí oi ả, bệnh thời khí lan tràn trong quân xâm lăng. Đội ngũ địch quân bắt đầu lệch lạc, lương thực bắt đầu khan hiếm, các chứng dịch bắt đầu hoành quân Mông Cổ xâm lăng. Còn quân dân ta là ngừơi điạ phương, quen với khí hậu, phong thổ, lại mang nặng mối thù hận quân xâm lăng. Dứơi sức nóng cháy mây hun đá, cuộc phản công bắt đầu.
Quân Ô Mã Nhi vựơt sông, băng núi, từ biên giới qua Châu Ô, Châu Lý (Thuận Hóa)Hoan Châu (Nghệ An) đến Ái Châu (Thanh Hóa) vô cùng gian lao, trong khi quân trần Quang khải chận đánh lúc ban ngày, khi ban đêm. Toa Đô sau 5 tháng không thắng đựơc mặt trận. Ô Mã Nhi xuống chiến thuyền vựơt biển ra Bắc duyệt xét chiến trừơng, Toa Đô lúc này kẹt ở Thanh Hóa không dùng đừơng bộ tiến ra Bắc hợp với quân Thóat Hoan vì quân Trần Quang Khải giữ vững phòng tuyến. Tin này đựơc báo cho vua Trần Nhân Tông, Vua phong tứơng cho Chiêu Văn Vương, Trần Nhật Duật, và Hòai Văn Hầu, Trần Quốc Toản làm phó cùng 5 vản quân của tứơng Nguyễn Khóai dến Tây kết chờ Toa Đô. Trần Nhật Duật phục quân tại bến Hàm Tử, thuộc huyện Đông An tỉnh hưng Yên và vài đạo quân phục tại Hải Dương nơi Toa Đô sẽ lên bờ. Trong thời gian này một đạo quân trung thành với nhà Tống (Sung Dynasty) xin nhập vào Việt Nam nhưng giữ nguyên quân phục vả vũ khí nhà Tống xưa. Quân Toa Đô hỏang sợ tửơng nhà Tống khôi phục bên Tấu mang quân giúp nứơc Nam. Khi Toa Đô đổ bộ, nơi nào cũng bị đánh, quân Toa Đô chết vô kể, các đòan thuyền mất liên lạc với nhau, hàng ngũ rối lọan, tham mưu mất tinh thần. Toa Đô kéo tàn quân đóng tại cửa bể Thiên Trừơng.
Mặt trận đã chuyển hứơng, Trần Nhật Duật báo tin thắng trận. Trần Hưng Đạo hạ lệnh tái chiếm thành Thăng Long.
Trần Quang Khải nay rảnh tay vì Toa Đô định đem hết quân ra Bắc, nhưng nay kẹt ở Thiên Trừơng, Trần Quang Khải lãnh việc tái chiếm Thăng Long. Trần Nhật Duật đem quân chận đừơng Toa Đô không cho liên kết với Thóat Hoan. Ngày 3 tháng 5 năm 1285, quân do vua Trần thủ lãnh thắng trận tại phủ Thừơng yên, tỉnh Ninh Bình. Lúc này lục quân của Thóat Hoan đóng tại Thăng Long, thủy quân đóng tại bến Chương Dương huyện Thựơng Phúc tỉnh Hà Đông. Thóat Hoan chưa nghe Toa Đô bại trận vì đừơng liên lạc bị Trần Nhật Duật cắt đứt.
Liên quân của Trần Quốc Tỏan, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, Trần Thông, Nguyễn Khả Lập, Nguyễn Truyền từ Thanh hóa vựơt biển tấn công thuỷ quân Mông Cổ tại Chương Dương, giặc thua trên mặt nứơc, rút lên bộ, chạy về Thăng Long. Quân Nam đổ bộ truy nã trên quãng đừơng 20 cây số, đồng thời quân Nam ta đã phục sẵn tại 10 cây số cách thành Thăng Long, tóan quân nảy có ý tạo rối loạn trong hàng ngũ Mông Cổ. Thóat Hoan từ thành Thăng long không rõ tỉnh hình dẫn quân ra, gặp quân của mình uà vào thành, cổng thảnh mở rộng, quân Việt nam thắng thế xông thẳng vào, quân Mông bỏ thành, vượt sông Nhị Hà đóng trại tại Kinh Bắc tỉnh Bắc Ninh. Quân ta lấy lại Thăng Long. Trần Quang Khài đóng binh trấn giử Thang Long
Đựoc tin thắng Thăng Long, vua Tràn và Hòang Thựơng dẫn quân đến đóng tại Trừơng An tỉnh Ninh Bình.
Toa Đô sau khi thất trận tại Hàm tử, chạy đến Thiên Trừơng án binh chờ liên lạc với Thóat Hoan, trong khi Thóat Hoan thua ở Thăng Long chạy qua Bắc Ninh cách bộ chỉ huy Toa Đô khoảng 200 cây số. Hai bộ chỉ huy hoàn toàn mất liên lạc.
Ngày 17 tháng 5 năm 1285, Toa Đô dẫn chiến thuyền đến Thiên Mạc mục đích gặp thủy quân Thóat Hoan nhưng không ngờ thấy quân Nam treo cờ khắp nơi, mất tinh thần kéo quân qua Tây Kết gần cửa sông Hồng. Trong khi Trần Nhật Duật và Trần Quang Khải nỗ lực cắt đừơng liên lạc giữa Toa Đô và Thóat Hoan, Trần Hưng Đạo đích thân dẫn quân đánh Toa Đô, phân tán và bắt tứơng tá của Toa Đô. Bí thế Toa Đô bỏ mặt sông lên đánh bộ, không xe, không ngựa, Toa Đô dẫn quân tính vựơt núi ra mặt biển, bị quân Nam phục kích, tại đạy Toa Đô trúng tên tử trận, đầy Toa Đô đưa trình vua Trần, phó tứơng của Toa Đô bị bắt.
Tại tây Kết, tàn quân của Toa Đô do Ô Mã Nhi và Lưu Khê chỉ huy tìm đừơng qua Thanh Hóa, bị quân ta truy nả gắt quá, Ô Mã Nhi dùng thuyền thóat về tầu. Vua Trần bắt 5 vạn (50,000) tù binh, nhiều tầu chiến, vũ khí, Tứơng Mông Cổ Trương Hiếu đầu hàng.
Chiến thắng vạn Kiếp.
Thóat Hoan hay tin Toa Đo tử trận, Ô Mã Nhi chạy trốn về Tấu, Thóat Hoan hạ lệnh lui binh. Trần Hưng Đạo biết Thóat Hoan sẽ lui binh, hạ lệnh cho Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Khóai đem 3 vạn (30,0000) quân phục trong vùng lau sậy hai bên sông tại Vạn Kiếp, Vương Uý và Vương Nguyễn dẫn 3 vạn quân từ hải dương tới Quảng Yên chận đừơng Thóat Hoan rút về Tư Minh. Trần Hưng Đạo đích thân dẫn quân tấn công Thóat Hoan đang ở Bắc Giang buộc chúng phải tiến về Vạn Kiếp. Tại Vạn Kiếp, quân ta tổng tấn công từ mặt thủy, mặt bộ và tử rừng lau sậy tấn công ra, hàng ngũ đội hình của Mông Cổ rối lọan, chiến thuyền Mông bị đánh chìm rất nhiều, giặc Mông chết vô số.
Việt Nam đại thắng Mông Cồ lần thứ ba
Tin Thóat Hoan thất trận mất hết 90% quân số đến tai vua Mông Cổ, Koublai Khan tại Peking, ông này giận lắm muốn chém đầu Thóat Hoan và các tứơng, triều đình can ngăn xin cho Thoát Hoan chuộc tội. Lúc đó Mông Cổ đang mưu mô đánh Nhật Bản, Hài quân Mông cổ đang thao dựơt để xâm lăng Nhật bản lần thứ ba, đựơc lệnh phối hợp thao dừợt vói quân ba tỉnh Giang Hòai, Giang Tô, Hồ Quảng, dự tính theo đừơng Khâm Châu, Liêm Châu qua trả thủ Việt Nam. Tin Mông Cổ định phục thù đến tai Vua Trần Nhân Tông tháng 6 năm Bính Tuất 1286. Nhà vua hỏi trần Hưng Đạo: “Nhà Nguyên sẽ báo thù, thế giặc mạnh hơn trứơc, ta phải đối phó thế nào?"
Trần Hưng Đaọ thưa ràng: Năm trứơc giặc kéo đến, quân dân ta quen trong thái bình, chưa có kinh nghiệm chiến đấu, giặc còn bị quân ta càn quét, nay quân dân ta đã quen chiến đấu, gịăc từ xa đến, mệt mỏi, lại sợ danh nứơc ta vì cuộc đại bại vong mạng của Toa Đô, Lý Bằng, Lý Quán, chúng không có tinh thần chiến đấu, thần tin rằng ta sẽ phá đựơc giặc lần này hơn lần trứơc.
Tháng Hai năm Đinh Hợi, Thóat Hoan làm nguyên sóai, cùng với A bát Xích. ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, và Áo Lỗ Xích chỉ huy 300,000 lính gồm quân chủ lực Mông Cổ, quân thâu của nứơc Chin, Giang Tây, Giang Hòai, Hồ Quảng, Quảng Đông và 15, 000 quân thủy chiến.
Ngày 3 tháng 9 năm Đinh họi, lấy lý đưa Ìch Tắc về làm vua nứơc Nam. Mông cổ kéo vào Việt nam, chia làm bốn cánh quân:
1-Thóat Hoan tư lệnh 500 chiến thuyền, 70 tầu vận tãi lương thực phát xuất từ Khân Châu, Liêm Châu đến Châu Tư Minh
2-Trịnh Bằng Phi, Áo Lỗ Xích tư lệnh 200,000 gồm Kỵ Binh Quân đi đừơng bộ
3-Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp tư lệng hải Quân dùng đừơng biển tiến vào Việt Nam.
4-Trương văn Biền chỉ huy quân lương theo đừơng biễn vào Việt Nam.
Quân Việt Nam đữơc bố trí như sau:
1- Trần Hưng Đạo, tộng tư lệnh quân đội đóng tại Phù Sơn,
2-Trần Nhật Duật, Nguyền Khóai tư lệnh 30,000 quân chờ giặc tại Lạng Sơn.
3-Trần Quồc Tỏan, Lê Phụ Thần tư lệnh 30,000 quân giữ Nghệ An.
4-Tại biên giới. trần Hưng Đạo cho thiết kế ba căn cứ Sa, Từ, Trúc cao trên núi chờ Thóat Hoan,
Ngày 28 tháng Giêng năm Đinh Hợi, Hải quân VN tấn công giặc Mông Cổ tại eo biển Dạ Mỗ, quân Nam thắng, bắt đựơc nhiều chiến cụ, chiến thuyền.
Ngày 2 tháng Chạp năm Đinh Hợi, (tháng 12, 1287) quân Ô Mả Nhi đến. Quân Ô Mã Nhi và A Bát Xìch tiến đánh Thăng Long, triều đình phải đòi về Hà Nam, còn Vua Trần Nhân tông và Trương Hòang chạy đi Thanh Hóa. Quân Trần Hưng Đạo cố thủ Thăng Long.
Không chiếm nổi Thăng Long, ngảy 8 tháng Giêng măm Mậu Tỵ 1288, Ô Mã Nhi đóng tại Vạn Kiếp, Chi Linh, Khà Lợi, Trần Hưng Đạo cho quân theo nghinh chiến.
Ngày 8 tháng Giêng năm Mậu TỴ 1288, Hải Quân Mông Cổ thua tại Đại Bàng huyện Nghi Dương Tỉnh Hải Dương, quân ta bắt đựơc nhiều chiến thuyền.
Mặt trận Vân Đồn:
Tới nay, đoàn tầu chở lương thực Mông Cổ còn lạc, Thóat Hoan sai Ô mã Nhi đi tìm, Ô Mã Nhi đến vân Đổn thì đụng quân Trần Khánh Dư, Ô Mã Nhi thắng nhưng không chiếm Vân Đồn, chạy thẳng ra biển tìn đòan tầu quân lương,. Trẩn Khánh Dư thua trận mưu tính phục thù.
Ô Mã Nhi gặp đòan quân lương do Trương Van Hổ chi huy, quay lại mở đừơng qua Vân Đồn, Trần Kháng Dư chờ Ô Mã Nhi đi qua. khi đòan quân lưong vào gần cửa Lục gần Hòn Gay tỉnh Quảng Yên, đòan thuyền lương mắc cạn, Trần Khánh dư dẫn quân ra đánh, quân Ô Mã Nhi đi trứơc quá xa không biết để tiếp cứu, Trần Khánh Dư đánh chìm gần hết đòan tầu quân lương cùa Trương Văn Hổ, họ Trương bỏ chạy về Tầu bằng môt thuyền nhò,
Trần Hưng Đạo bày kế thà tù binh bắt đựơc của đòan quân lương về cho Thóat Hoan. Đây là quyết định đầy uyên thâm cùa một tứơng tài, làm cho Thóat Hoan và địch quân hoang mang, hỏang hốt, bất ngở, mất tinh thần chiến đấu, vì lương thực cho quân đội đã bị thủ tiêu. Bây giờ Trần Hưng Đạo đánh giặc từ trong đánh ra.
Ô Mã Nhi chờ lâu không thấy đòan tầu lương, hắn đánh chiếm An Hưng và đóng trại tại Vạn Kiếp. Vạn Kiếp tuy mất vào tay địch, nhưng đại thắng cuả quân Việt Nam đã đựơc Trần Khánh Dư quyết định tại Cửa Lục tỉnh Quãng Yên.
Trận Bạch Đẳng
Tứơng lãnh cùa Thóat Hoan thấy không còn cơ thắng. Quân Mông Cộ thiếu lương thực ta thán, Thóat Hoan bàn tính rút quân. hắn sai Ô Mả Nhi và Phàn Tiếp dẫn Thùy Quân theo sông Bạch Đằng, Trinh Bằng Phi và Trương Quân hộ vệ đừơng bộ.
Trần Hưng Đạo cho lệnh đào hầm hố, đặt cạm bậy ngựa, phá cầu cống, và phục binh trên đừơng rút quân. Trên sông bạch Đàng, trần Hưng Đạo cho đóng cọc bằng tre gìa có đầu nhọn bọc đồng. Thân tre gìa cao hàng trăm thứơc và cứng hơn gỗ, mang ra từ vùng lau sậy rừng núi gần sông, đóng xuống lòng sông Bạch Đằng ở miền thựơng du (đầu nguồn) và ngụy trang bằng bèo bồng (loại cỏ trôi trên mặt nứơc) Tham Mưu của Trần Hưng đạo là cho Nguyễn Khóai phục binh ở đây, khi con nứơc lên thì cho thuyền khiêu chiến và dụ cho địch quân vào vùng có đóng cọc, khi con nứơc xuống thì quay lại tấn công, đồng thời cho bộ binh phục trong rừng lau sậy dọc bên sông . Đồng thời cho Phạn Ngũ Lão và Nguyễn Chế Nghĩa phục thuỷ binh tại Ni Bằng thuộc Lạng Sơn. Bố trí xong, Trần Hưng Đạo tâp trung lực lựơng tại sông Hóa, cho quân sĩ thề rằng " Chuyến này không thắng đựơc giặc, thề không trở lại khúc sông này". Sau lời thề, quân Nam kéo thẳng tời sông Bạch Đằng ngày 7 tháng 3 năm Mậu Tý 1288. Khi chiến đòan chủ yếu Mông Cổ đến Chúc Đồng, Hải Quân ta ra tấn công, Tứơng Mông Cổ, Lưu Khê phản công, ta rút chỉ để lại 20 chiến thuyền, Hôm sau Ô mả Nhi tới, hai bên hải chiến khi con nứơc lên, Hải Quân ta bỏ chạy theo kế họach tính trứớc, về phía thựơng du, giặc dẫn hết lực lựơng đuổi theo mục đích dồn quân ta về phía thựơng lưu để tiêu diệt, khi con nứơc ròng (cạn) Nguyễn Khóai quay lại phản công kịch liệt, phía hạ lưu, Trần Hưng Đạo hạ lệnh tỗng tấn công, Mông cổ lo chống đỡ hai mặt và từ rừng lau sậy quân ta tấn công bằng cung tên từ cao bắn xuống, quân Mông Cổ lo chống đỡ quên rằng con nứơc đang rút, bị dồn vào khu đóng cọc, chiến thuyền Mông Cổ bị treo trên cọc tre, đội ngũ tan tành, chiến thuyền không còn vận hành đựơc, quân lính té xuống sông, bị cung tên chết chìm rất nhiều, chiếc bị lật đụng chiếc còn trôi, máu thây lai láng dòng sông Bạch Đằng.
Ô Mã Nhi đem tóan quân lương ra chống giữ, cùng lúc tóan quân vua Trần chĩ huy cũng vừa đến nhập trận. Bị bốn mặt gíap công, Ô Mã Nhi không lối thóat, Ô mã Nhi bị bắt cùng Phàn Tiếp, Tích Lê, Cơ Ngọc đem trình vua Trần Thánh Tôn, quân ta cũng bắt 400 chiến thuyền Mông Cổ trong số 500 chiến thuyền xâm lăng Việt Nam.
Quân ta truy kích Thóat Hoan: Nghe thủy quân mình đại bại, Thóat Hoan cho Trịnh Bằng Huy, Áo Lỗ Xích, Trương Quân, Trương Ngọc cấp tốc rút về biên giới, Trương Quân dẫn 3000 quân mở đừơng máu, Trương Quân tử trận. Thóat Hoan sai A Bát Xích , Trương Ngọc đi tiền phong, Áo Lỗ Xích bọc hậu . Trương Ngọc và A Bát Xích tử trận.. Ta bắt thêm một tứơng Mông Cổ là Sầm Đoan. Thóat Hoan lén mở đừơng máu trốn chui trong một ống đồng, Trịnh Bằng Phi hộ tống. Hòang Kiện mở đường 125 chạy về Tư Minh. Áo Lỗ Xích dẫn đám tàn quân về tới Yên Kinh.
Kết luận: Trong thời cực thịnh, đế quốc Mông Cồ trải rợng từ Á Châu, Phi Châu, Ả rập. Nga Sô, thống trị 40 kinh quốc, bao gồn 2/3 lãnh thổ trái đất. Thật là kinh thiên động địa.
Ba lần Mông Cổ Xâm lăng Việt Nam, ba lần bị quân dân Việt Nam tiêu diệt. Từ cổ chí kim, không có một trận đánh nào giữa hai quốc gia lại có nhiều tướng chỉ huy quân đội bị bắt nhiều như trận trên sông Bạch Đằng.
Việt Nam là một nứơc nhò bé thời ấy, với nhân sự và tài nguyên giới hạn, nhưng nhờ lòng yêu nước, chí khí phấn đấu, và lãnh đạo tài ba tuyệt vời cua Vua Trần và tứơng Trần Hưng Đạo, đã đánh bại một đạo quân vĩ đại, đáng sợ nhất thế giới thời ấy. Hai lần Mông cổ xâm lăng Nhật bàn, hai lần bị bão đánh chìm hạm đội Mông Cồ, nên không thể nói Nhật Bản đánh bại Mông Cổ xâm lăng. Thực sự Nhật Bản tránh đựơc cuộc xâm lăng lần thừ ba cùa Mông Cổ vì đội chiến thuyền Mông Cổ dự trù xâm lăng Nhật lần thứ ba bị Việt Nam tiêu diệt trên sông Bạch Đằng. Sau lần thứ ba đại bại tại Việt Nam, Mông cổ không còn xân lăng thên một quốc gia nào khác.
Lời ngừơi sọan: Xin các bác đóng góp thêm tài liệu đễ chúng ta hoàn chỉnh một tài liệu lịch sử có một không hai của thế giới và tên của danh tứơng Trần Hưng Đạo đựơc xếp vào hàng tứơng tài danh của thế giới.Và cho ĐCSVN mở mắt ra để học cách bảo vệ lảnh thổ Việt Nam như tiền nhân đã làm. Biết ngừơi biết ta, trăm đánh trăm thắng.Lòng dân bất khuất, chí khí hào hùng.
|