Người Việt ở Luang Prabang, Lào |
Tác Giả: Thanh Trúc / RFA | |||||||
Thứ Sáu, 19 Tháng 10 Năm 2012 05:53 | |||||||
Cộng đồng người Việt đã có ở Lào từ bao giờ họ sinh sống ra sao, những gì đã lôi cuốn họ ở lại xứ người, phóng viên Thanh Trúc có cuộc trao đổi với một số người Việt tại Luang Prabang.
Thành phố Luang Prabang nằm trong tỉnh Luang Prabang mạn Bắc nước Lào, cách Việt Nam khoảng 450 kilômét. Nơi đây là điểm gặp nhau của sông Namkhan và sông Mekong, hội tụ rồi lan dọc theo cố đô chập chùng rừng núi cổ kính và trầm lắng của Vương Quốc Vạn Tượng xưa, được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới đầu tiên của Lào. Đến Luang Prabang sẽ thấy rất nhiều “khách tây”, tức khách du lịch nước ngoài như người địa phương gọi. Cái lạ ở đây là các ngôi đền cổ xưa bên những con phố với kiến trúc tây phương, cùng một số đông người Lào nói tiếng Pháp còn sót lại, khiến người ta liên tưởng về một Indochine, Đông Dương với Việt Miên Lào thuở trước. Người Việt ở Lào từ những năm 1940 Đó là Luang Prabang mà từ giữa những năm 40 của thế kỷ trước, người Việt đã tới đây rồi ở lại đây, từ tay trắng thế hệ thứ nhất sang tay làm hàm nhai thế hệ thứ hai và bây giờ là một cộng đồng người Lào gốc Việt thế hệ thứ ba và thứ tư , căn cơ, hiền hòa,không hãnh tiến nhưng thường tự hào về sự hy sinh, gian khổ, hay làm của ông bà cha mẹ mình ngày trước: Tôi là Chu Văn Phúc, quốc tịch Lào là thành Phúc Vilaysac, tôi là sinh đẻ bên này rồi. Ông bà quê ở Ninh Bình, sinh năm 1920 hay mười mấy gì đó, sang đây từ năm tám chín tuổi, lập gia đình và sinh đẻ con cái bên này. Mà không phải là sang cùng gia đình đâu đấy, kiểu như là tám chín tuổi họ nhận làm con nuôi rồi sang bên Lào là họ dẫn đi mà đi bộ đó. Cứ quen là họ dẫn nhau đi kiểu tản cư đó, ở Hà Nội Ninh Bình sang tới đây cả tháng, hai tháng trời mới tới Luang Prabang. Kiếm ăn một thời gian rồi nghe ông bà nói cũng có người về và có người ở đây luôn. Tôi đi năm bốn mươi, năm bốn lăm thì trở về nước. Đi nửa chừng thì lúc bấy giờ Nhật đảo chánh Pháp, nó không cho qua cửa khẩu biên giới lúc bấy giờ gọi là Nong Hét quá Xiêng Khoảng giáp Nghệ An của Việt Nam. Không về được thế là ở lại Xiêng Khoảng. cụ Nguyễn Văn Vi Bắt đầu là đi làm thuê làm mướn, sau này mới đi làm thợ điện, đấy là ông già tôi đó, hồi mới sang đi làm thuê làm mướn cho người Lào, sau này mới học làm thợ điện, đấy là bố tôi đó. Đời ông bà mình phần nhiều là như vậy, thợ may thợ mộc, như ba tôi làm thợ điện, đến đời con cháu chúng tôi phần nhiều là buôn bán nhiều hơn. “Đi Hỏi Già Về Nhà Hỏi Trẻ” Thanh Trúc gặp cụ Nguyễn Văn Vi, được coi như người của thế hệ thứ nhất, ra đời tại Xiêng Khoảng khi bố mẹ ông sang đấy năm 1940: Quê gốc của tôi ở huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Ông cụ tôi lúc đầu làm ăn ở bên nước, bấy giờ là phong kiến thực dân, coi như hạn hán ba bốn năm liền, điền thổ cầm cho địa chủ, sau đó gán cho họ luôn rồi đi sang Lào. Bởi vì đói khổ thành đi ra ngoài để kiếm ăn chứ không có mục đích chính trị gì lúc bấy giờ. Họ nói Lào dễ làm ăn, sang đó kiếm tiền về chuộc lại đất hương hỏa. Tôi đi năm bốn mươi, năm bốn lăm thì trở về nước. Đi nửa chừng thì lúc bấy giờ Nhật đảo chánh Pháp, nó không cho qua cửa khẩu biên giới lúc bấy giờ gọi là Nong Hét quá Xiêng Khoảng giáp Nghệ An của Việt Nam. Không về được thế là ở lại Xiêng Khoảng. Ở lại Xiêng Khoảng thêm một năm, gia đình quyết định dời lên Luang Prabang, cụ Vi kể tiếp: Chạy vào Luang Prabang năm 46 thì Pháp trở lại Lào, lúc đó chúng tôi lên kế hoạch là sẽ qua sông tìm đường sang Thái Lan. Nhưng nửa đường vì ông cụ tôi già yếu, đói khát không có thuốc men, ông mất giữa chừng. Thế là bà cụ lôi chúng tôi trở lại Luang Prabang, tức là từ 1946 đến nay tôi vẫn ở đây. Cuộc sống của những người Việt Nam bỏ xứ sang Lào như gia đình ông Nguyễn Văn Vi thời đó như thế nào: Lúc bấy giờ thời buổi không như lúc này, làm ăn kinh tế khó khăn, mình phải làm đủ mọi nghề, từ đi kiếm củi từ đi gánh cát gánh sỏi ở bờ sông lên bán cho những người có tiền muốn xây nhà, rồi đi gánh nước thuê, tức là làm những việc gì mà kiếm đồng tiền để nuôi con là các cụ làm thôi. Về sau bà con đông rồi đòi hỏi người Pháp thì nó cho mở một trường Việt Nam đến bay giờ vẫn còn đấy, trường Việt kiều, trường Hùng Vương ấy, nó chỉ cho dạy từ lớp Năm đến lớp Ba, chỉ ba năm thôi cụ Nguyễn Văn Vi Con cái của những ông bà đầu tiên sang Lào khi ấy đều thất học hết, cụ Vi bảo cho biết: Khi Pháp nó lộn lại năm 46 thì bấy giờ cha mẹ không có tiền cho con ăn học, lúc bấy giờ Pháp nó cũng hạn chế, về sau bà con đông rồi đòi hỏi người Pháp thì nó cho mở một trường Việt Nam đến bay giờ vẫn còn đấy, trường Việt kiều, trường Hùng Vương ấy, nó chỉ cho dạy từ lớp Năm đến lớp Ba, chỉ ba năm thôi. Rồi Pháp nó bảo lớp Nhì nhỏ Nhì lớn thì phải vào trường công của Pháp. Nhưng mà số có học thức cao thì sau năm 54 họ cũng đi ra nước ngoài nhiều. Đó là thế hệ thứ nhất của những người Việt đi bộ từ miền Bắc sang Lào, tấp vào Xiêng Khoảng, Paksé, Vientiane và Luang Prabang như đang nói ở đây. Các thế hệ người Việt thứ 3 thứ 4 ở Lào Hơn nửa thế kỷ qua, bao nhiêu vật đổi sao dời, cuộc sống của thế hệ thứ ba và thứ tư của người Việt ở Lào không còn vất vả buôn gánh bán bưng làm thuê làm mướn như trước. Bây giờ, đi trên những con đường chính của Luang Prabang, dạo trong những khu chợ Luang Prabang, quí vị sẽ thấy người Việt ở đây có những cửa hàng khang trang và buôn bán tấp nập, điển hình như tiệm Mini Mart Chí Thanh của ông Nguyễn Văn Vi do các con đứng bán, tiệm Tiến Thành do em ruột ông làm chủ, và một cửa tiệm bách hóa lớn của một người Việt khác, đều nằm trên một con đường sầm uất của trung tâm Luang Prabang. Hai người con Thanh Thùy: Ông bà sang là vất vả, từ tay trắng làm nên thì mình làm tiếp nó dễ dàng hơn. Để giờ này chị Thùy có dịch vụ cho khách du lịch nước ngoài thuê xe gắn máy di chuyển trong Luang Prabang. Hai con chị, thế hệ thứ tư, con trai du học ở Australia, con gái đi Đại Học Kinh Tế Quốc Gia ở Hà Nội. Phần đông tiệm lớn ở Luang Prabang là người Việt mình có nhiều tiệm như vầy lắm. Tiệm của mình có bán cả xe, đồ điện, đồ tạp hoá, rượu, bơ sữa đủ hết. Đồ xây dựng cũng là mấy tiệm lớn có tiếng. Người Việt mình nghĩa là đứng hàng đầu kinh doanh ở Luang Prabang. chị Phú Lan Sau 1975, nhiều người Lào gốc Việt tìm đường qua Pháp, Mỹ, Anh hay Australia. Gia đình ông Vi không di tản vì thấy cuộc sống ở Luang Prabang không đến nỗi nào. Phú Lan: Phần đông tiệm lớn ở Luang Prabang là người Việt mình có nhiều tiệm như vầy lắm. Tiệm của mình có bán cả xe, đồ điện, đồ tạp hoá, rượu, bơ sữa đủ hết. Đồ xây dựng cũng là mấy tiệm lớn có tiếng. Người Việt mình nghĩa là đứng hàng đầu kinh doanh ở Luang Prabang. Thanh Thùy: Phần nhiều người Lào kiểu như họ không cần mấy, đủ sống thì thôi. Người Việt mình chịu khó hơn, tằn tiện được, còn người Lào làm ngày nào biết ngày đó, cứ chơi cái đã… Luang Prabang chỉ có hai tiệm vàng, nằm trên đường Sisouphanh. Tiệm Nàng Quí và tiệm Vàng Sàigòn đều do người Việt làm chủ. Một trong hai chủ nhân đó, ông Phạm Văn Tỵ, kể rằng tiệm vàng này hình thành từ bao công lao cực nhọc:
Bố qua đây từ thời chiến tranh thứ hai cơ, năm 1945, bây giờ bố đã qua đời rồi. Qua đây ông rất khổ, tay trắng thì khổ nhiều. Đi học thợ may ba năm rồi thầy mới cho may. Phần đông là bế con cho ông thầy, tắm rửa cho con cái họ, mãi ba năm mới được may rồi làm thợ may cho đến lúc mất. Sau giải phóng thì nhiều cái nó cực khổ, bắt buộc mình phải làm nhiều việc lên, đổi sang làm giá đậu, làm bánh phở, làm giò làm nem. Sau khi có ít vốn mình quay sang buôn bán vàng bạc đấy. Hẳn quí thính giả cũng thắc mắc ở Luang Prabang có bao nhiêu người Lào gốc Việt như thế này. Xin thưa có gần sáu trăm người cả già lẫn trẻ từ đời ông bà, cha mẹ đến đời con và đời cháu, nghĩa là thuộc bốn thế hệ tính đến lúc này. Theo ông Chu Văn Phúc, chủ nhân tiệm bán đồ cổ trên đường Sisouphanh, đây là những người có tên trong Hội Người Việt Luang Prabang mà ông là phó ban chấp hành: Từ xưa giờ vẫn có Hội Người Việt Nam ở Luang Prabang, khoảng trên năm trăm cả trẻ em người lớn. Tổ chức để coi nhau thôi, ngày tư ngày Tết hay gì đó thì gặp nhau, giúp đỡ nhau lúc tối lửa tắt đèn. ông Chu Văn Phúc Từ xưa giờ vẫn có Hội Người Việt Nam ở Luang Prabang, khoảng trên năm trăm cả trẻ em người lớn. Tổ chức để coi nhau thôi, ngày tư ngày Tết hay gì đó thì gặp nhau, giúp đỡ nhau lúc tối lửa tắt đèn. Bây giờ đỡ cái có Tổng Lãnh Sự (Việt Nam) ở đây, có chuyện gì Tổng Lãnh Sự báo cáo với mình thì mình cũng lại họp, chuyện vui chuyện buồn gì đó, ngày tư ngày Tết Tổng Lãnh Sự tổ chức là mình đi theo để gặp nhau. Cuộc sống của người Việt ở Luang Prabang êm ả so với thủ đô Vientiane vốn đã bình lặng như tâm tính của người dân Lào. Luang Prabang có khí hậu mát mẽ hơn Vientiane, màu nước sông Mekong luợn lờ dọc cố đô Vạn Tượng trong trẻo hơn so với dòng chảy cuồn cuộn đục ngầu phù sa của dòng Cửu Long bên nhà. Ở Luang Prabang có đại học Souphanouvong, nơi con cái những người Việt gốc Lào có thể ghi danh đi học mà không phải về Vientiane. Bên cạnh đó, nhiều gia đình có phương tiện đã gởi con di du học tại Pháp, Mỹ, Anh hoặc Australia. Cũng là một người trong ban chấp hành Hội Người Việt Nam Ở Luang Prabang, ông Lê Văn Khuê, chủ nhân một tiệm bán vật liệu xây dựng lớn trong thành phố: Quê tôi ở Yên Mô, Nam Định, ông bà sang từ năm 1942, trước khi giải phòng Điện Biên Phủ. Tôi trước đây cũng làm nghề may, mới chuyển sang biôn bán đây. Theo như ông Lê văn Khuê cho biết, những người Việt từ trong nước sang Luang Prabang sau này có phần nhiều hơn những người đi trước: Tỉ lệ người sang đây nhiều hơn người bên này, phần nhiều là hợp pháp, không phải xuất khẩu lao động mà tự di. Họ là thợ hồ, thợ nề, thợ mộc trong các công ty xây cất của người Việt, cũng là những người qua sau này, đấu thầu xây dựng trên đất Lào. Những công nhân đó, ông Lê Văn Khuê nói tiếp, phần lớn xuất phát từ các tỉnh miền Trung, không có chân trong Hội Người Việt Nam Luang Prabang và cũng không có ý định ở lại nước Lào về lâu về dài. Họ sang đây lao động với mục đích kiếm tiền gởi về cho gia đình bên nhà để cải thiện cuộc sống. Ông Chu Văn Phúc, đã có năm người cháu thuộc thế hệ thứ tư, tâm sự rằng người Lào gốc Việt ở Luang Prabang có cái thiếu nhưng cũng có cái để hy vọng: Năm đưá cháu thì đứa nhất đứa nhì nó còn nói tiếng Việt nhiều, đưa ba đứa tư đứa năm nó sẽ bớt dần dần nó sang tiếng Lào nhiều. Trường họcViệt Nam mỗi tuần mở ra một tiếng hai tiếng nên nó không được học nhiều. Ra ngoài trung học là nó không còn được học tiếng Việt Nam rồi, nếu bố mẹ siêng nói chuyện ở nhà thì nó biết, vậy thôi. Mà đời thứ tư sẽ khá hơn chúng tôi nhiều, con tôi nó được học hơn tại vì nó vào dân Lào, sẽ học sẽ đi tiếp này kia nó sẽ khá hơn. Tôi nói ở đây là con chúng tôi khá hơn chúng tôi nhiều. Còn cụ ông Nguyễn Văn Vi thì nói ông sẽ chết ở đây vì đã gắn bó với mãnh đất này: Sống đâu quen đấy rồi, mình bỏ nước ra đi quá lâu, vì cơm áo mà đi nhưng sang đây đất lành chim đậu, dân tộc Lào họ cũng tốt, hiền hoà, làm ăn họ cũng thật thà. Tôi thấy cảnh ở đây hợp với mình rồi, sống quen rồi. Chỉ có lau lâu về thăm thôi chứ còn ở thì tôi thấy về Việt Nam thì bon chen mình không sống kịp với ở trong nước.
|