Home CĐ Việt Xây Dựng CĐ Việt Phe Ta Trong Hãng Mỹ

Phe Ta Trong Hãng Mỹ PDF Print E-mail
Tác Giả: Sao Nam Trần ngọc Bình   
Thứ Ba, 02 Tháng 10 Năm 2012 07:48

Hình như đi đâu cũng thấy có một thiểu số người Việt ta khi ấm chỗ rồi thì lại hay tác oai tác quái với phe ta.

Tác giả sinh năm 1940, cựu sĩ quan VNCH, khoá 12 SVSQ Thủ Đức, cựu tù chính trị, đến Mỹ năm 1991 theo diện H.O. 9, hiện định cư tại Greenville, South Carolina, tham dự Viết Về nước Mỹ từ 2002. Tác phẩm đã xuất bản: Hành Trình Về Phương Đông. Sau đây là bài viết mới nhất của ông. Tựa đề được đặt lại theo nội dung bài viết.

Khi điền đơn xong tại Phòng Nhân Viên (H.R) của hãng X. tôi được cho biết lương giờ của tôi là $....Tôi còn đang đứng chờ xem còn có điều gì nữa cần phải làm không thì có một anh chàng Việt Nam đi vào. Anh ta nói gì đó với cô thư ký mà tôi nghe không rõ và đi ra liền.

Hôm đó cả tôi và bà xã cùng làm đơn. Bà xã tôi cũng được một bà manager, phụ trách làm khâu rufle tiếng Việt gọi là bèo, tình cờ lên Phòng Nhân Viên có chuyện gì đó, đồng ý nhận bà xã tôi vào làm khâu của bà ấy.    Thế nhưng trước khi tôi ra về thì tôi lại được thông báo là ngày mai bà xã tôi cứ ở nhà vì bà manager đó không nhận cho bà xã tôi vào làm nữa. Tôi chẳng hiểu lý do vì sao. Ngày hôm sau tôi đến hãng làm với con rể và con gái.

Khi tôi nhận được cái check đầu tiên tôi cho bà supervisor hay là khi tôi được nhận vào làm, Phòng Nhân Viên cho biết là lương giờ của tôi là như vầy mà sao bây giờ lại bị bớt đi. Bà ấy nói là để bà ta điều chỉnh và sẽ cho lãnh bù lại số sai biệt. Quả nhiên cái check của tuần sau tôi được lãnh bù số tiền lương ít ỏi kia.

Công việc chính của tôi là đẩy những cái xe, chứa những cái mền đã may kín 3 phía chỉ trừ lại một phía. Tên loại xe này được các nhân người Việt đã Việt hóa và gọi là “xe ba ghì.” Thực ra đây là chữ bagging trong tiếng Anh có nghĩa là vật liệu để làm bao của cái mền. Tôi phải đẩy những cái ba ghì này đến khâu quilt. Khâu quilt này cho chạy hoa văn là những hình tam giác hay những bông hoa đã được máy computer set sẵn lên cái bao để giữ cho miếng gòn dính vào cái bao. Đây là khâu cuối trong 5 công đoạn làm một cái mền mà tiếng Anh gọi là “comforter.” Năm công đoạn làm mền  gồm  khâu cắt: cắt vải theo từng cỡ mền như king, queen, full, twin; Khâu may: may kín ba phía của cái bao; Khâu stuffing: là khâu nhét miếng gòn vào cái bao, khâu may miệng: mà trong hã ng gọi là enclosed để may kín phần còn lại của cái mền. Khâu cuối cùng là khâu quilt: cho thợ đưa lên máy chạy những hoa văn để giữ cho miếng gòn nằm yên trong cái bao.

Trong lúc rảnh tay ít phút,  đang đứng nghỉ chân, tôi tình cờ gặp bà manager, người đã hứa nhận bà xã của tôi vào làm ở Phòng Nhân Viên ngày hôm qua.  Tôi hỏi bà ta là hôm qua bà có hứa là nhận bà xã tôi vào làm. Khi tôi ra về thì lại được nói là ngày mai tức là hôm nay bà xã tôi cứ ở nhà. Tôi thật không hiểu nổi.

Rất vui vẻ bà ta nói với tôi là hôm nay bà cũng có ý đợi bà xã tôi vào làm mà không thấy. Rồi bà nói ngày mai ông bảo bà xã ông cứ vào làm không có gì trở ngại cả.

Ở Mỹ lâu rồi, khi đi làm cho hã ng, mới thấy cái quyền tư do mướn công nhân của manager. Phòng Nhân Viên có thể không mướn người nhưng manager có quyền mướn thêm người, nếu thấy cần, mà Phòng Nhân Viên không được can thiệp vào chuyện này.

Trong lúc đang đẩy những ba-ghì thì tôi lại gặp cái anh chàng người Việt kia. Tôi không biết anh ta giữ nhiệm vụ gì nhưng cũng thấy anh ta lăn g xăng đẩy xe ba-ghì như tôi như ng với phong cách của một người chỉ huy.

Theo thói quen, khi đang chờ ba-ghì để đẩy tôi đứng “chống ne” để nghỉ mệt. Giật mình tôi nghe ai đó quát lên anh kia bỏ tay xuống nghe rất oai phong hùng dũng.

Quay về phía tiếng nói, tôi nhận ra là anh chàng người Việt mà tôi đã gập trong Phòng Nhân Viên ngày hôm qua. Khiếp chưa! Mới vào làm mà đã bị phe ta ra oai kiểu ma cũ bắt nạt ma mới! Không lẽ khi tôi chống nẹ tay tôi đã xúc phạm đến anh ta nặng nề đến nỗi anh ta phải quát lên như thế hay sao.

Hình như đi đâu cũng thấy có một thiểu số người Việt ta khi ấm chỗ rồi thì lại hay tác oai tác quái với phe ta. Đây có lẽ là chuyện dài của phe ta mà khôn g bao giờ có hồi kết cuộc. Những người Việt ta may mắn được chủ giao cho nhiệm vụ để điều hành công việc trong hãng như lead, supervisor hay thậm chí manager có vẻ tưởng là mình “làm quan”,  đang giữ chức vụ quan trọng, nên mới có thái độ hống hách, tác oai tác quái đối với phe ta. Trong khi đối với các công nhân người Mỹ thì họ lại không dám có thái độ bắt nạt, ăn hiếp.

Thật ra, đi làm hãng Mỹ,  khi một người được đặt vào chức vụ nào đó thì chỉ là để điều hành công việc cho dễ dàng chứ không phải là để làm khó những  công nhân khác.
 
Làm công việc đẩy xe ba ghì một thời gian, tôi gặp ông David, một người Mỹ mới vào làm supervisor trong hãng. Qua mạn đàm trong những phút rảnh rỗi hiếm có, ông nhận ra tôi là bạn đồng môn. Lý do là trước khi sang Việt Nam công tác ông đã có dịp theo học khoa tiếng Việt ở Viện Ngữ Học Hoa Kỳ thuộc Bộ Quốc Phòng Mỹ (Defense Language Institute), còn tôi thì cũng theo học ở Viện Ngữ Học Hoa Kỳ nhưng khác với ông, tôi lại theo học khoa tiếng Anh.

Một hôm trong khi tôi đang đẩy cái xe ba-ghì, ông đến bên cạnh gõ nhẹ vào thành xe. Ông cho tôi biết là tôi sẽ khỏi đẩy xe nữa vì việc này sẽ dành cho người khác làm. Còn tôi sẽ về làm chung với ông. Ông đã yêu cầu và ông chủ hãng đã chấp thuận.

Làm việc với David thật là thích vì ông rất mến người Việt ta. Ông rất thích khi có ai mời ông ăn thức ăn Việt, bà xã ông cũng vậy. Hai ông bà không hề từ chối khi được mời dự đám cưới của người Việt Nam.

Khi du lịch Việt Nam trở về ông bà đã đặt may cho ông bà và các con, các cháu mỗi người một cái áo dài. Ông, bà đem ra khoe và rất thích thú khi mặc thử cho tôi xem với nụ cười nở trên môi.

Hãng X. lúc đó ăn nên làm ra. Ông chủ hãng có nhã ý cho anh chị em công nhân người Việt chút an ủi lúc tuổi già, đó là chương trình về hưu 401-K. Đây là điều hiếm có vì hãng X. là một hãng nhỏ lợi tức so với các hãng kỹ nghệ nặng  khác không là bao.

David bảo tôi phụ trách thông dịch cho phái đoàn của cái công ty bán 401-K này. Sau khi hoàn thành việc thông dịch cô thư ký văn phòng cho tôi biết là ông chủ hãng nói sẽ đưa tôi lên làm supervisor!

Mấy ngày sau tôi nhận được một cái giỏ có trái cây kèm theo một cái thiệp có chữ ký của ông chủ ngỏ lời cám ơn. Theo ông, nhờ tôi làm thông dịch nên công nhân người Việt hiểu 401-K là gì nên số người tham gia vào 401-K đã vượt quá số ước tính dự trù.

Một hôm David bảo tôi đi cùng ông lên gặp ông chủ hãng. Khi chúng tôi đã yên vị rồi ông mới khởi đầu câu chuyện. Lúc đó tôi mới biết ông thôi không làm nữa. Ông yêu cầu ông chủ hãng dành cho tôi một công việc khác với công việc trước khi tôi về làm cùng ông. Rất mau mắn ông chủ nói với tôi vậy tôi để anh làm lead nhé. Tôi từ chối liền và yêu cầu ông cho tôi trở lại công việc cũ là đẩy xe ba-ghì.

Thấy tôi từ chối, ông David quá ngạc nhiên, phải lên tiếng khuyên bảo,  nếu nói ngoa một chút cho nó oai, năn nỉ tôi nhận làm lead ! Ôi sao tôi ngố như… tôi. May mà thấy tôi quá ngố, cả David lẫn ông chủ chỉ cười mà không hề ghét bỏ. Tôi đã có kể về David trong bài “Tình Tự Quê Hương và Người Mỹ,” hiện còn lưu trên Việt Báo on line.

Một thời gian sau khi David đi, bà supervisor chuyển qua làm văn phòng. Người thay thế là một ông manager tên Y. Ông Y. này dường như không được chỉ dẫn tường tận hay ông ta muốn tìm hiểu công việc của department tôi nên ông ta cứ sử dụng văn phòng chật hẹp của lead để làm việc. Thấy chật chội quá tôi chỉ cho ông Y. văn phòng cũ của người manager cũ đang bỏ trống để ông dời qua đó.

Ông chủ hãng tuy công việc đa đoan nhưng ông không bao giờ quên thực hiện ý định của ông là đưa tôi lên làm supervisor. Không qua ông trực tiếp, vì tôi đã một lần từ chối làm lead khi ông đề nghị, thì qua người khác vậy.

Người đó là bà em gái của ông. Bà này làm manager cho hãng ngay từ khi hãng còn là một hãng nhỏ ớ cách Greenville lối 35 miles. Nay bà chuyển về hãng chính. Bà đề nghị tôi làm supervisor cho khâu của bà dĩ nhiên là tôi từ chối.

Thấy tôi từ chối, bà đích thân đến gặp ông manager Y. Bà yêu cầu ông này cho tôi về làm ở khâu của bà. Dĩ nhiên là ông manager Y nói khéo là việc này tùy quyết định của tôi, ông không thể ép tôi làm điều mà tôi không muốn.

Cho đến nay khi viết mấy dòng này tôi vẫn không hiểu tại sao tôi lại chiếm được cảm tình của ông chủ hãng và bà em của ông ấy. Tôi chỉ là người xa lạ, nhất lại là người Việt Nam. Nhân viên trong hãng thiếu gì người Mỹ sẵn sàng trả lời OK cái rụp, khi được lên chức và lên lương.

Một hôm, sau ngày tôi thi đậu quốc tịch Mỹ, khi đi kiểm tra công việc trở về văn phòng dành cho lead. Ai đó đã được lệnh dán mấy chữ khổ lớn in từ máy PC lên vách phía ngoài của căn phòng nhỏ dù ng làm nơi làm việc của hai người lead: “Mr. Bình is now an American.”!

Quả thật là khi ai đó có cảm tình với mình thì chuyện gì cũng có thế xẩy ra và ngược lại khi ai đó đã ghét mình thì cũng vậy!

Ít lâu sau ông manager Y. kéo thêm một cô người Mỹ, tên L. vào làm. Như vậy trong khâu chúng tôi có đến ba người, tôi, cô Mỹ tên L. anh chàng lead trẻ tuổi người Việt.

Anh chàng này phụ trách khâu quilt, còn tôi phụ trách khâu make bag (khâu làm bao cho cái mền), còn cô L. (tên này dù viết tắt nhưng tôi cũng đã đổi) tôi không biết cô ta phụ trách khâu nào.

Một hôm, tôi đang ngồi trong văn phòng. Ông manager Y. đi vào với dáng điệu hấp tấp. Ông cho biết ông ta nghỉ việc và chào từ biệt tôi. Tôi lấy làm lạ  nhưng cũng đứng lên bắt tay ông thật chặt và chúc ông mọi sự bình an.

Ngày tháng qua mau, một hôm tôi đang đứng cạnh cái máy quilt cũng đứng gần đó là ông manager Z. được điều từ khâu khác qua để tạm thời trông coi khâu làm mền thay ông Y.

Ít phút sau bà vợ ông manager Y. cũ cũng từ đâu đến đứng gần tôi. Ông manager Z. nói với vợ ông manager Y. là muốn nói gì thì nói với ông B. vì ông chủ thích ông B.

Được lời như cởi tấm lò ng bà vợ ông manager Y. ngỏ ý nhờ tôi nói với ông chủ cho chồng bà ấy là ông manger Y. trở lại hãn g làm việc vì đã hai tháng nay ông ta không kiếm ra việc mới.
 
Để đáp lại, tôi cho bà Y. biết là ông Y. là boss cũ của tôi nên tôi sẽ hết lòng nói giúp nhưng tôi không biết nói sao đây cho hợp ý ông chủ. Bà cứ yên tâm tôi sẽ cố gắng hết sức.

Nói xong tôi gõ cửa phòng làm việc của vợ ông chủ hã ng, ở gần đó. Rất mau mắn bà ta hỏi tôi cần gì. Tôi ngỏ ý muốn gặp ông chủ. Bà ta nói là ông ấy đang bận khi ông ấy rảnh bà sẽ cho tôi hay. Bà vợ ông chủ không hề hỏi tôi muốn gặp ông chủ làm gì.

Chỉ ít phút sau qua cái loa phóng thanh trong hãng, bà vợ ông chủ hãng gọi tôi vào gặp ông chủ.

Rất lịch sự ông bắt tay tôi và hỏi tôi cần gì ông sẽ giúp. Tôi nói cho ông biết là theo tôi hãng đang phát triển mà ông lại cho ông Y., một manager tận tụy, năng nổ, nghỉ việc nên tôi rất lấy làm lạ. Nay bà vợ ông Y. nhờ tôi nói lại để ông xem có thể cho chồng bà ta trở lại làm tại hãng hay không.

Trầm ngâm ít phút, nhìn tôi thật lâu rồi ông chủ mới trả lời là vì tôi rất thành thật với ông nên ông sẽ nói thẳng không dấu diếm tí gì cả.

Ông cho biết hôm đó ông Y. nói với tôi (tức là ông chủ hã ng) cho anh ra đẩy xe ba-ghì còn cô L. cho làm lead thay anh. Tôi mới trả lời là cho cô L. về làm trong khâu cắt còn vẫn giữ anh làm lead ở khâu làm mền như cũ. Nghe  tôi nói như thế anh có biết ông Y. trả lời tôi ra sao không. Ông ta nói như vậy là trong hai tuần lễ nữa ông ta sẽ nghỉ việc theo như nội quy của hãng. Tôi trả lời liền ông có thể nghỉ việc ngay từ bây giờ và không cần theo nội quy của hãng.

Người Việt ta có câu “đứng như Trời trồng”. Đó chính là cảnh tôi đã trải qua khi nghe ông chủ cho biết người mình tính giúp lại chính là kẻ đã tính đá… mình. Dù vậy, trước khi rời văn phòng ông chủ, tôi nói thêm với ông là tôi vẫn mong ông chủ có thể cho ông Y cơ hội được quay lại làm việc với hãng.  Khi bắt tay từ giã,  ông chủ nhìn tôi ôn tồn nói tôi không dám hứa với anh nhưng để xem sao.

Lối 15 phút sau trong lúc tôi đang làm việc thì qua loa phóng thanh bà vợ ông manager Y. được yêu cầu vào gặp ông chủ hãng. Lối 30 phút sau ông manager Y. trở lại làm việc.

Như vậy cái nghiệp thông (mắc) dịch (vật)  mà tôi từng đa mang đâu có tệ lắm, vì không những giúp được phe ta mà còn cả phe…Mỹ nữa. Rất nên khoan khoái khi... trả nghiệp.