Home Biến Cố CG SJ Sách Tóm tắt các diễn biến CUỘC TỰ VỆ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO VIỆT NAM TẠI HOA KỲ

Tóm tắt các diễn biến CUỘC TỰ VỆ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO VIỆT NAM TẠI HOA KỲ PDF Print E-mail
Tác Giả: Saigon Echo sưu tầm   
Thứ Tư, 09 Tháng 12 Năm 2009 10:48
Mạng lưới "Saigon Echo" hân hạnh giới thiệu tập tài liệu "Tóm tắt các diễn biến CUỘC TỰ VỆ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO VIỆT NAM TẠI HOA KỲ". Tập sách này được viết bằng hai ngôn ngữ Việt và Anh và đã được phái đoàn hành hương của CĐ Giáo Dân Singleton phân phát tràn ngập tại Công Trường Thánh Phêrô, La Mã, cũng như tại Lộ Đức trong dịp phong Hiển Thánh 117 vị Tử Đạo Việt Nam ngày 19-6-1988.

Tháng 7 năm 1986 cuộc tranh đấu để thành lập một giáo xứ riêng cho người Công Giáo Việt Nam tại San Jose đã bộc phát đến cao độ và tiếng kêu của giáo dân vang dội khắp thế giới. Nhiều cơ quan truyền thông đã gọi cuộc tranh đấu đau thương nầy là biến cố tôn giáo sôi động nhất trong năm 1986.

I. CHÍNH SÁCH MỤC VỤ ĐỒNG HÓA CỦA ĐỨC CHA DUMAINE:

Khi San Jose còn trực thuộc Tổng Giáo Phận San Francisco, ngày 2-9-1979 trong Thánh Lễ mừng kính các tiền nhân Tử Đạo Việt Nam, Ðức Tổng Giám Muc John R. Quinn đã long trọng tuyên bố việc thành lập Ðặc Xứ (Mission) cho người Công giáo Việt Nam tại hạt Santa Clara và San Mateo. Nhưng Sắc lệnh thành lập chưa kịp ban hành thì San Jose được Giáo Quyền nâng lên hàng Ðịa Phận và Ðức Cha Pierre DuMaine được bổ về cai quản tân giáo phận. 

“Ngày 31-5-1984, Ðức Cha DuMaine đã đi ngược lại quyết định của Ðức Tổng Giám Mục Quinn và chỉ cho thành lập Trung Tâm Muc Vụ (Pastoral Center) với nhận định rằng giáo dân Việt Nam được chia làm ba thành phần: (1) già, (2) thanh niên và (3) trẻ em. Theo quan niệm của Ngài, hai thành phần sau không cần có Giáo Xứ vì có thể hội nhập dễ dàng vào các Giáo Xứ Hoa Kỳ. Chỉ có lớp tuổi già không còn học được tiếng Anh mới cần các lễ nghi bằng tiếng Việt, và do đó, một Trung Tâm Mục Vụ là đủ cho nhu cầu giáo dân Việt Nam. Đức Cha đã khẳng định lập trường trong văn thư kể trên rằng: “Tôi quyết định đi đến việc thành lập một Trung Tâm Mục Vụ cho giáo dân Việt Nam thay vì một nhà thờ quốc gia". Theo ý Ðức Cha, "một Giáo Xứ Quốc Gia có lẽ sẽ phục vụ nhóm người cao niên một cách đầy đủ, nhưng có lẽ sẽ chỉ đem lại một phần lợi ích nhỏ cho hai nhóm người sau (thanh niên và trẻ em) và lợi ích cũng chỉ có tính cách nhất thời mà thôi”. Chính Sách hội nhập này đi ngược lại Thánh Kinh, thần học, giáo luật và nhất là các chỉ thị mới nhất của đương kim Giáo Hoàng Gioan Phaolô Ðệ II về vấn đề di dân và tỵ nạn.

Trong Kinh Thánh, dân Do Thái được khích lệ hồi hương (Sách Sáng Thế, chương 37 đến 50) trở về mảnh đất mà Thiên Chúa đã ban cho tổ tiên họ. Giấc mơ của người tỵ nạn Việt Nam là mong có ngay trở lại quê hương. Giáo Xứ Thế Nhân là hình ảnh của quê hương mến yêu và Giáo Hội quê nhà của họ.

Thần học Công Giáo được đặt nền tảng trên Ðức Tin và truyền thống đạo đức đã nuôi dưỡng đức tin ấy. Vấn đề hội nhập, đồng hóa là một Vấn đề xã hội, nó có thể là một vấn đề chính trị, nhưng không phải là vấn đề đức tin. Khi phân chia người Công giáo Việt Nam ra làm 3 thành phần khác nhau, Đức Cha DuMaine tin ràng thành phần trè em và trung niên cần phải hội nhập càng sớm càng hay. Như vậy có nghĩa là đa số giáo dân trong cộng đồng phải vào giáo xứ Mỹ vì vấn đề khó khăn về Anh ngữ có thể vượt qua được. Tuy nhiên, Đức Tin không lớn lên và trường thành băng tiếng Việt, tiếng Anh, hay bất cứ ngôn ngữ nào, mà thực ra Đức Tin được lớn mạnh bằng truyền thống đạo đức.
Truyền thống đạo đức của giáo dân Việt Nam được đặt căn bản trên 400 năm truyền giáo tại Việt Nam. Vứt bỏ truyền thống ấy là giết chết Ðức Tin của người công giáo Việt Nam.

Theo bộ Giáo Luật mới, ban hành nàm 1983, điều 518, hay Giáo luật cũ năm 1917, điều 216, Giáo Hội khuyến khích thiết lập Giáo Xứ Thể Nhân hay Giáo Xứ Quốc Gia và trao quyền cho các giám mục thực hiện. Thể thức dễ dàng này hàm ý rằng dù việc thiết lập giáo xứ thể nhân có gặp những trở ngại hay gây khó khàn cho giáo xứ địa phương, nhu cầu đời sống đức tin của người di dân hay tỵ nạn phải được ưu tiên xét định.

Thông điệp Exul Familia năm 1952 của Đức Giáo Hoàng Pio XII và thông điệp Pastoralis Miratorum Cura năm 1967 của Ðức Giáo Hoàng Phaolô VI đã nhấn mạnh về sự chăm sóc cần có đối với ngưởi di dân hay tỵ nạn nhất là sự tôn trọng và bào vệ nguyên tắc căn bản của truyền thống đạo đức của họ.

II. NIỀM ƯỚC MƠ MỘT GIÁO XỨ VIỆT NAM:

Ngày 2-6-1984 gần 2,000 chữ ký của giáo dân cùng với Ban Chấp Hành và Ủy Ban Đặc Nhiệm trình bày với Ðức Giám Mục rằng nhận định của Ðức Giám Mục hoàn toàn không phù hợp thực tế và nhu cầu thực sự của giáo dân. Tiếp theo là nhiều cuộc vận động dưới nhiều hình thưc như thư từ, hội thảo, cầu nguyện tập thể của giáo dân. Hiển nhiên nhiều lúc cuộc vận động mang tính cách quyết liệt giữa mục tử và đoàn chiên, và nếu không được giải quyết, giáo phận San Jose sẽ gặp khủng hoảng trầm trọng, tạo khó khăn cho Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ và cả Tòa Thánh Vatican.

Cho nên, ngày 1-9-1985, Ðức Cha DuMaine đã miễn cưỡng quyết định nâng Trung Tâm Mục Vụ (Pastoral Center) lên hàng Họ Ðạo (Mission) thay vì Giáo Xứ Thể Nhân (Personal Parish), mặc dù Trung Tâm Mục Vụ hội đủ hết mọi điều kiện để được nâng lên hàng Giáo Xứ Thể Nhân.

Nói một cách tổng quát, Trung Tâm Mục Vụ có phận sự chuẩn bị cho giáo dân gia nhập vào các giáo xứ địa phương. Vì vậy, Trung Tâm Mục Vụ không được quyền cử hành Bí Tích rửa tội, hôn phổi, nghi thức an táng, Thánh Lễ ngày Chúa Nhật hay lễ buộc. Vì Trung Tâm Mục Vụ không phải là cơ cấu tổ chức chính danh trong việc thờ phụng và mở mang nước Chúa nên cộng đồng giáo dân đã thỉnh nguyện xin Ðức Cha thành lập Giáo Xứ Thể Nhân, nhưng Ngài chỉ cho Họ Đạo (Mission).

Thể chế "Mission" hiện không còn tồn tại trong Tân Giáo Luật. Tuy nhiên, theo lởi bình luận trong quyển giải thích Tân Giáo Luật, một số giáo phận tại Hoa Kỳ trước đây có "Mission", một cơ cấu tạm thời dành cho những nơi chưa đủ điều kiện để thành lập Giáo Xứ như thiếu Linh Mục, chưa có nhà thờ, hay không đủ giáo dân. Nói một cách khác, "Mission" có thể so sánh như "Quasi-Parish" trong Tân Giáo Luật, nhưng không thể áp dụng cho Cộng Ðồng Công Giáo Việt Nam San Jose Vì họ hội đủ điệu kiện để có Giáo Xứ Thể Nhân.

Giáo Xứ Thể Nhân (Personal Parish) trong Tân Giáo Luật (Điều 518) được giải thích như là Giáo Xứ Quốc Gia (National Parish) theo giáo luật cũ. Giáo Xứ này không đặt trên căn bản vị trí địa dư mà nhằm quy tụ mọi giáo hữu cũng một nguồn gốc, văn hóa, ngôn ngữ, đặc biệt là những người di dân hay tỵ nạn. Giáo Xứ Thể Nhân giúp cho người giáo hữu có cơ hội bảo tồn văn hóa, truyền thống đạo đức của dân tộc họ, để củng cố Ðức Tin và đởi sống tinh thần, đồng thởi góp phần tô điểm và xây dựng Giáo Hội trong môi trường của Xã hội mới.

Thỉnh nguyện xin một Giáo Xứ Thể Nhân nói lên nhu cầu truyền giáo cho một nhân số gần 50,000 người Việt không Công giáo trong cộng đồng. Tưởng cũng nên nhắc lại ở đây là người công giáo Việt Nam rất nhạy cảm với hai chữ hội nhập hay đồng hóa. Giáo Hội Việt Nam đã phải trải qua bao nhiêu khó khăn và khổ cực vì chính sách thất nhân tâm của chế độ thực dân Pháp. Các thừa sai người Pháp đã bị đồng hóa với thực dân. Người công giáo đã bị hiểu lầm là chạy theo thực dân và trở  nên xa lạ đối với đa số đồng bào của họ tại chính quê hương họ. Vì vậy, người công giáo Việt Nam rất không hài lòng với chính sách đồng hóa của Ðức Cha, bởi vì thực khó mà truyền đạo cho những người đã sẵn có mặc cảm và thành kiến nặng nề đối với người công giáo dưới chế độ thực dân.
 
Do đó, người công giáo Việt Nam tại San Jose cần Giáo Xứ Thể Nhân, một thể chế có căn bản pháp lý vững chắc, một tổ chức độc lập và tự trị về tài chánh. Họ ước ao có Giáo Xứ Thể Nhàn vì đó là hình ảnh của Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam yêu dấu ngàn đời của họ. Họ muốn được cơ chế mà Giáo Luật dành riêng cho họ.

III . LM. NGUYỄN VĂN TỊNH, TÂN CHÁNH XỨ 9 THÁNG:

Cùng một lúc với sự thành lập Họ Ðạo, Đức Cha DuMaine công bố trước là chỉ bổ nhiệm Linh Mục Nguyễn Văn Tịnh giữ chức Chánh Xứ trong 9 tháng mà thôi, rồi sau đó sẽ cử cha khác thay thế. Sự bổ nhiệm như vậy không những đi ngược lại tinh thần Giáo Luật, điều 522, không cho phép ấn định trước thời gian phục vụ của một chánh xứ, vì có thể làm bất an tâm thần của Ngài trong khi phục vụ.

Sự ra đi của cha Tịnh, bề ngoài có vẻ chỉ là sự thay đổi về nhân sự. Tuy nhiên, đa số giáo dân Việt Nam tại San Jose biết rằng Ðức Giám Mục không thích cha Tịnh bởi vì Ngài ủng hộ giáo dân trong việc xin thành lập giáo xứ. Kể từ ngày Ðức Cha DuMaine cai quản giáo phận San Jose, các giáo dân hiểu rõ sự cực nhọc của LM. Tịnh, cũng như cảnh đọa đày mà Ðức Cha đà dành cho một linh mục hăng say cùng với giáo dân Việt Nam xin thành lập một giáo xứ riêng. Nhóm ủng hộ Đức Giám Mụcc đã tung tin đồn Cha Tịnh là cộng Sán nhằm gây hoang mang cho những giáo dân thương mến cha Tịnh. Tin đồn này chỉ làm cho giáo dân phẫn nộ vì họ biết rõ cha Tịnh là một người đạo đức, một tu sĩ tận tụy phục vụ giáo dân. Ngày nay, cha Tịnh đang ở bên Tây Ðức và Ðức Giám Mục DuMaine hình như không muốn cha trở lại giáo phận của Ngài.

IV. MỐI LIÊN HỆ GIỮA CỘNG ĐỒNG VÀ LINH MỤC LƯU ĐÌNH DƯƠNG, VỊ TÂN CHÁNH XỨ:

Cùng với lệnh thuyên chuyển cha Tịnh là lệnh bổ nhiệm Linh mục Lưu Đình Dương vào chức vụ Tân Chánh Xứ. Việc này xày ra trong lúc cộng đồng đang trải qua những giây phút căng thằng giữa lập trường đối chọi của Ðức Giám Mục và của Cộng Ðồng.

Trong thởi gian cha Tịnh còn làm Giám Đốc Trung Tâm Mục Vụ, cha Dương và một số linh mục Việt Nam khác tại địa phương đã thành lập "Nhóm ủng hộ" (Support Group). Nhóm này đã làm một bản nhận định ủng hộ chính sách đồng hóa của Ðức Giám Mục DuMaine. Họ kết tội cha Tịnh, Ban Chấp Hành và Ủy Ban Ðặc Nhiệm đã hướng dẫn cộng đồng sai lạc và yêu cầu cha Tịnh từ chức. Sau này, có hai linh mục thức tỉnh, trình bày lại lập trường với Ðức Giám Mục về nội dung bản nhận định trên. Họ đã đến xin lỗi cha Tịnh mặc dù biết rằng điều này sẽ làm phật lòng Ðức Giám Mục. Tháng 8 năm 1987, một trong hai linh mục đó, cha Nguyễn Chính, bị gìải nhiệm và bị loại ra khỏi Giáo Phận San Jose. “

Về tư cách cha Dương, một số giáo dân Việt Nam đã khẳng định và họ sẵn sàng làm nhân chứng việc cha Dương là tác giá nhiều thư rơi nhục mạ cha Tịnh. Linh mục Dương cố ý hạ uy tín của cha Tịnh là để về thay thế Ngài, và sau đó sẽ phá vỡ thỉnh nguyện xin thành lập giáo xứ. Trong suốt thởi gian ngụ tại San Jose, cha Dương không hề hợp tác với Họ Ðạo, không đến sinh hoạt với Cộng Đồng dù là trong những dịp trong đại. Giáo dân tin rằng cha Dương được bổ nhiệm làm chánh xứ chỉ vì Ngài ủng hộ chính sách đồng hóa và chương trình biến Họ Ðạo thành một chi nhánh của Cơ Quan Xã Hội Công Giáo, trực thuộc giáo phận.

V. SÓNG GIÓ VÀ BẤT CÔNG:

Ngay khi lệnh bổ nhiệm Cha Dương vửa được công bố, phản ứng bất đồng của giáo dân lại cuồn cuộn dâng lên như nước vỡ bờ. Khởi đầu là Ban Chấp Hành trong phiên họp ngày 21 tháng 6-1986, Sau khi đã thảo luận sôi nổi, đều đồng thanh "đề nghị xét lại việc bổ nhiệm linh mục Lưu Đình Dương để Họ Đạo Nũ Vương Các Thánh Tử Đạo được bằng an". Tiếp theo đó là bản Quyết Nghị của đoàn Liên Minh Thánh Tâm cũng phản đối lệnh bổ nhiệm này. Hội Các Bà Mę Công Giáo cũng trình bày với Ðức Cha trong thư đề ngày 2-7-1986 rằng việc Ðức Cha đối xử với Cộng Ðồng qua lệnh thuyên chuyển cha Tịnh và bổ nhiệm cha Dương là một hình thức chèn ép, bất công mà "nơi nào bị chèn ép, có bất công và nhất là sự chèn ép bất công đó lại xuất phát từ Thượng Cấp thì nơi đó không thể nào tránh khỏỉ sư hỗn loạn và bất ổn".

Ða số hội viên Hội Ðồng Tư Vấn trong phiên họp ngày 20-6-1986 cũng nhận xét rằng lệnh bổ nhiệm cha Dương về Họ Ðạo là một việc làm tai hại cho hoạt động mục vụ của giáo dân Việt Nam tại San Jose.

Anh Trường Đoàn Thiểu Nhi Thảnh Thể cũng trình bày với Ðức Cha trong thư ngày 1-7-1986 rằng: Một Giáo Xứ Việt Nam thật cần thiết cho các em.

VI. ỦY BAN BẢO VỆ CÔNG LÝ VÀ HÒA BÌNH TẠI GIÁO PHẬN SAN JOSE:

Qua các biến cố lịch sử xác thực vừa lược kê trên đây, Ủy Ban Bảo Vệ Công Lý và Hòa Bình tại Giáo Phận San Jose quyết định ra đời với sự khuyến khích và cổ võ tuyệt đối của Ban Chấp Hành nhằm kiện toàn và hoàn tất thỉnh nguyện thành lập Giáo Xứ của trên 2,000 giáo dân Việt Nam vùng San Jose trong tinh thần yêu chuộng Công Lý và Hòa Bình. Cũng vì khao khát nền Công Lý và Hòa Bình này mà giáo dân tỵ nạn phải sống những ngày thập tử nhất sinh, trong suốt quãng đường tỵ nạn, đã phải đánh đổi mạng sống, đã phải chấp nhận cảnh gia đình ly tán, và ngày nay khi đã tới được miền đất hưá này thì không thể vì bất cứ lý do gì, họ lại không bảo vệ nền Công Lý và Hòa Bình đó với tất cả mạng sống và tâm hồn.

Ủy Ban Bảo Vệ Công Lý và Hòa Bình nhận định rằng không phải vì đường lối của Giáo Hội (vì Giáo Hội cho phép lập Giáo Xứ Thể Nhân), cũng không phải chủ trương của Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ (vì 20 giáo xứ Việt Nam đã được thành lập trên toàn nước Mỹ), mà chỉ vì lập trường cá nhân của Ðức Giám Mục DuMaine, nên thỉnh nguyện thành lập Giáo Xứ của giáo dân Việt Nam tại San Jose đã gặp phải nhiều trở ngại.

VII. HAI THỈNH NGUYỆN:

Giáo dân Họ Ðạo Nữ Vương Các Thánh Tử Ðạo đã thỉnh nguyện Ðức Giám Mục DuMaine chấp thuận hai thỉnh nguyện sau:

1.- Thành lập một Giáo Xứ Thể Nhân, chiếu điều 518 Giáo luật, cho giáo dân tỵ nạn Việt Nam tại San Jose.

2.- Thu hồi lệnh bổ nhiệm LM. Lưu Ðình Dương vào chức vụ Chánh Xứ Họ Ðạo.

VIII. CUỘC MÍT TINH LẦN THỨ NHẤT NGÀY 20 THÁNG 7 NĂM 1986:

Trên 2.000 giáo dân Họ Ðạo đã tập họp tại khuôn viên Họ Ðạo để cương quyết ủng hộ hai thỉnh nguyện nói trên.

IX. NGÀY LM. LƯU ĐÌNH DƯƠNG VỀ NHẬM CHỨC (21 THÁNG 7 NĂM 1986):

Vào buổi trưa ngày 21-7-86, Cha Dương được một số thanh niên hộ tống xách vali về nhậm chức. Nhưng chỉ 15 phút sau, các giáo dân đã đổ xô về Họ Ðạo để xua đuổi cha Dương. Cha Dương kêu cứu cảnh sát đến tiếp cứu và trước sự phẫn uất của giáo dân, cảnh sát đã phải đẩy cha Dương vào trong nhà vệ sinh để được an toàn cho đến khi cha Tổng Quản Sullivan đến Họ Ðạo đem cha Dương đi.

Lần thứ hai cùng ngày, vào lúc 7 giờ tối, một phái đoàn Tòa Giám Mục gồm cha Tổng Quản Sullivan, cha Eugene Boyle và Sơ Marilyn Lacey đã chở cha Dương về cũng với 7 xe cảnh sát có võ trang, nhưng các giáo dân chặn ngay xe của phái đoàn ngoài cổng không cho vào. Sau nhiều lời giải thích, giáo dãn vẫn giơ cao khẩu hiệu: "NO FATHER DƯƠNG”. Kết cuộc, cảnh sát đã phải yêu cầu cha Tổng Quản đem cha Dương đi để tránh sự phẫn uất của dân chúng. Nhưng trước khi về, cha Tổng Quản lại giận dữ bắt luôn hai cha phó Nguyễn Chính và Đỗ Văn Đĩnh đi theo để làm áp lưc bắt giáo dân phải nhận cha Dương. Kể từ ngày đó, hai cha phó không được trở về Họ Ðạo phục vụ giáo dân nữa.

X. CUỘC MÍT TINH LẦN THÚ HAI NGÀY 27 THÁNG 7 NĂM 1986:

Cuộc tập họp này được mệnh danh là "NGÀY CÔNG LÝ và HÒA BÌNH". Có khoảng  2.000 giáo dân tham dự. Một lần nữa giáo dân lặp lại hai thỉnh nguyện chính yếu. Đặc biệt lần này có một số giáo dân Hoa Kỳ tham dự và phát biểu cảm tưởng.

Trong cuộc biểu tình ngày 27-7-1986, 1452 giáo dân thành niên đã ký thỉnh nguyện gửi Ðức Giáo Hoàng Gioan PhaoLô Đệ II.

XI. THIỂU SỐ HAY ĐA SỐ ?

Vì Tòa Giám Mục San Jose cho rằng các giáo dân Họ Ðạo ủng hộ Ban Chấp Hành và Ủy Ban Bảo Vệ Công Lý và Hòa Bình chỉ là thiểu số, nên trong buổi đối chất trên đài truyền hình địa phương ngày 22-8-86 giữa linh mục Terrence Sullivan, đại diện Tòa Giám Mục và Tiến Sĩ Trần An Bài, đại diện Họ Ðạo, Tiến Sĩ Trần An Bài đã yêu cầu Tòa Giám Mục tổ chức Đại Hội Giáo Dân để Đức Giám Mục DuMaine hiễu rõ ý của đa số giáo dân, nhưng cho tới nay Tòa Giám Mục vẫn giữ thái độ im lặng. Do đó, các giáo dân đã theo lời kêu gọi của Ban Chấp Hành và Ủy Ban tạm ngưng đóng góp tiền tại các Thánh Lễ và để dành tiền này cho giáo xứ Việt Nam tương lai.

XII. THÁNH LỄ HÒA GIẢI TẠI NHÀ THỜ CHÁNH TÒA:

Ngày 9-8-1986, cha Dương đã cấm hết các Thánh Lễ bằng tiếng Việt Nam vào cuối tuần để các giáo hữu phải tập trung về nhà thờ Chánh Tòa tham dự một Thánh Lễ gọi là “Thánh Lễ Hòa Giải”, mặc dù cho tới lúc đó Tỏa Giám Mục không hề có một cử chỉ hòa giải nào, vì mới vài ngày hôm trước, cha Dương đã ra lệnh khóa cửa Nhà Tạm để không cho giáo hữu chịu Mình Thánh nữa. Mục đích của Thánh Lễ này chỉ là để Phong Trào Bảo Vệ Ðức Tin của cha Dương ra mắt và với số đông giáo hữu trong nhà thở, Cha Dương sẽ gây ảo tưởng cho Ðức Cha là số người ủng hộ Ðức Cha rất đông. Các linh mục được mời hôm đó đều từ chối tham dự, chỉ có các linh mục Việt Nam trong địa phận là không thể từ chối được mà thôi. Khi cha Dương vừa từ trong phòng mặc áo bước ra, lập tức các giáo dân trong thánh đường đều giơ cao khẩu hiệu và hô to "NO FATHER DƯƠNG” trong 10 phút. Linh Mục Larry Largente, Chánh Xứ Nhà Thờ Chánh Tòa, tuyên bố hủy bỏ Thánh Lễ và giáo dân trật tự rời khỏi thánh đường.

XIII. THÁNH LỄ PHONG CHÚC CHO CHA DƯƠNG:

Như chương trình đã định, ngày 16-8-1986, Ðức Giám Mục DuMaine đã phong chức Chánh Xứ cho cha Dương tại thánh đường St. Maria Goretti, cách nhà thờ Họ Ðạo khoảng một dặm.

Ðích thân Ðức Cha đã chở cha Dương vào cổng hậu thánh đường giữa một hàng rào khoảng 70 cảnh sát võ trang dùi cui và rất nhiều chó săn. Khoảng 200 người ủng hộ Ðức Cha có dấu hiệu riêng mới được vào thánh đường cách dễ dàng. Ngoài ra, lối 300 giáo dân khác cũng được vào, sau khi bị khám xét rất kỹ càng. Bất kể sự chống đối của trên 2.000 giáo dân trong và ngoài thánh đường, Đức Cha đã tiến hành nghi thức phong chức cho cha Lưu Ðình Dương trong khung cảnh ồn ào, mà giới truyền thông Mỹ ví như một "trận đấu football”, với sự hiện diện của cảnh sát, chó săn đứng quay lưng lên bàn thở.

Báo chí Hoa Kỳ nhận định rằng Ðức Cha đã bất chấp tiếng nói của đa số và cố tạo ra một nhóm để ủng hộ mình. Lễ tấn phong được mô tả như là một đám cưới không có sự ưng thuận của cô dâu. Trên thực tế, nhà thờ còn rất nhiều ghế trống. Cảnh sát đã tấn công và bắt giữ hai con tin để bảo đảm sự ra về an toàn cho Ðức Cha!

Người ta tự hỏi về giá trị của cuộc tấn phong này. Trước khi ra về, Ðức Cha đã dừng xe lại, rọi đèn vào hai giáo dân bị bắt rồi mĩm cưởi. Đó có phải là cử chỉ và thái độ của một mục tử, đại diện cho Thiên Chúa Tình Thương không?


GS. Trần Công Thiện và TS. Trần An Bài trả lời Các cơ quan truyền thông trong cuộc họp báo phản đối việc cảnh sát bắt giữ hai giáo dân làm con tin để Ðức Giám Mục ra về bình yên sau lễ tấn phong.

XIV. TÒA GIÁM MỤC KIỆN TRỤC XUẤT GIÁO DÂN RA KHỎI HỌ ĐẠO:

Năm 1982, Họ Ðạo đã mua ngôi nhà thở của Hội Thánh Tin Lành với giá $340,000, tiền trả trước là $75,000. Số còn lại, Họ Đạo vay của Tòa Giám Mục với lãi suất 5.5% hàng năm, mỗi tháng trả $2,875. Họ Ðạo nhờ Tòa Giám Mục đứng tên trong văn tự.

Ngày 15-8-1986, luật Sư William G. Fỉlice, đại diện cho Toà Giám Mục San Jose, gửi thư ra lệnh cho Ban Chấp Hành phải rời khỏi cơ sở Họ Ðạo trễ nhất là 12 giờ trưa ngày 18-8-1986, nếu không Tòa Giám Mục sẽ dùng pháp luật để trục xuất. Ngày 22-8-1986 cha Eugene Boyle, phát ngôn viên của Tòa Giám Mục, tuyên bố với báo chí và các cơ quan truyền thông, cho biết Tòa Giám Mục đang lập thủ tục truy tố để trục xuất giáo dân ra khỏi khuôn viên Họ Ðạo.

Do đó, cộng đồng giáo dân đã phải nhờ luật sư đề tranh luận về quyền sở hữu trụ sở Họ Ðạo với chủ đích là ngăn ngừa biện pháp kiện trục xuất của Tòa Giám Mục. Ðây hoàn toàn chỉ là một phương thức tự vệ của giáo dân.

Tòa Giám Mục San Jose đã đệ đơn kiện tại Tòa Thượng Thẩm Santa Clara, California. Tuy nhiên, ngày 3 tháng 4, 1987, Chánh Án Robert Foley đã bác đơn xin trục xuất của Giám Mục Pierre DuMaine và giáo dân có thể tiếp tục sinh hoạt tại cơ sở này một cách hợp pháp.

XV. VẠ TUYỆT THÔNG CHO HAI ÔNG TRẦN CÔNG THIỆN VÀ TRẦN AN BÀI:

Ðể đàn áp phong trào dâng thỉnh nguyện của giáo dàn, Ðức Cha DuMaine đã ra vạ tuyệt thông đối với ông Trần Công Thiện, Chủ Tịch Ban Chấp Hành và Ông Trần An Bài, thành viên Ủy Ban Bảo Vệ Công Lý và Hòa Bình. Theo một số người am tường giáo luật thì quyết định này là một sư lạm quyền vì hai ông không phải là kẻ gây rối. Nên ghi nhận rằng ông Thiện và ông Bài, cũng như giáo dân Họ Ðạo không bao giờ chống đối Giáo Hội. Họ chỉ xin Giáo Hội cứu xét các trường hợp lạm quyền và những lỗi lầm của những giới chức hành động trái mục đích của quyền bính Giáo Hội là lo phần rỗi linh hồn của giáo dân.

Vì vậy, giáo dân cho rằng hình phạt của Đức Cha áp dụng cho các ông ấy là sai và bất công. Sự kiện này đã thúc đẩy trên 3,000 người tự nguyện ký thư phản đối. Họ muốn chịu chung một hình phạt với các ông ấy để chứng tỏ rằng họ phải nói sự thật và nói cho đức tin và truyền thống đạo đức. Sự lên tiếng này là trách nhiệm lương tâm hơn là quyền lợi, một đòi buộc hơn là một lựa chọn.

Hai ông đã kháng cáo quyết định vi luật và bất công này lên Đức Giáo Hoàng và Ðức Cha DuMaine. Hậu quả, chiếu điều 1353 giáo luật, hình phạt này bị đình chỉ ngay tức khắc. Bằng chứng là ngày 14-12-86, ông Trần An Bài đã tham dự Thánh Lễ do Cha Tổng Quản Sullivan cử hành và ông được chính cha cho rước lễ. Hơn nữa, trong dịp Giáng Sinh 1986, cả hai ông Thiện và Bài đã được chính Đức Cha DuMaine cho chịu lễ.

Tháng 3, 1987, Ðức hồng Y Antonio Innocenti, Tổng Trưởng Thánh Bộ Tu Sĩ, đã gửi văn thư đến Tòa Giám Mục San Jose và đến hai ông Trần Công Thiện và Trần An Bài. Ngày 10-5-1987, hai Ông Trần Công Thiện và Trần An Bài chấp nhận lởi mới của Ðức Giám Mục DuMaine đề làm thành viên Ủy Ban Hòa Giải của Ngài. Để đáp lại cử chỉ trên, cùng ngày hôm đó, Ðức Giám Mục đã ký quyết định rút lại vạ tuyệt thông với lời xác quyết rằng: “Đức Giám Mục rút lạt hình phạt mà không có thành kiến, (không gây thiệt hại gì) cho địa vị của các ông trong Giáo Hội và trong cộng đồng. "

XVI. LM. VŨ ĐÌNH TRÁC NHẬP CUỘC :

Ngày 24-7-1986, trong lúc Ðại Hội Giáo Sĩ và Tu Sĩ Việt Nam nhóm họp tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, LM. Vũ Ðình Trác đã không hề tham khảo với Ðại Hội hoặc Ban Thường Vụ, mà tự ý gửi một điện tín đến Ðức Giám Mục DuMaine “tri ân các nỗ lực của Ðức Cha” và “bày tỏ sự đoàn kết, ủng hộ, và xin cầu nguyện để các tín hữu Việt Nam tiếp tục giữ lòng trung thành với Giáo Hội” Bức điện tín này được Tòa Giám Mục San Jose khai thác triệt để, hầu biện minh cho các quyết định và lập trưởng của ĐGM San Jose.

Một linh mục ở ngoài địa phận, không hiểu rõ tình hình địa phương và dù có nhân danh Liên Ðoàn Giáo Sĩ và Tu Sĩ (một tổ chức ái hữu chưa được Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ xếp vào thứ bậc nào trong Giáo Hội Hoa Kỳ) thì cũng chỉ nói lên một sự kiện là LM. Vũ Ðình Trác đã lợi dụng chức vụ để làm một việc không cần thiết, nếu không nói là có dụng ý "đổ thêm dầu vào lửa”. Tình trạng của LM. Trác cũng như một số Linh Mục Việt Nam khác hiện chưa được yên ổn vì chưa có địa phận nào nhận cho tá túc, cho nên đây là một dịp "ngàn năm một thuở" để cha Trác tiến thân với Đức Cha DuMaine.

Nhưng một trở ngại lớn lao nhất cho Toà Giám Mục là đã sử dụng hết thần quyền và thế quyền mà vẫn không phá đổ được sự đoàn kết của trên 4,000 giáo dân. Cho nên những cái vỗ tay cổ võ của LM. Trác cũng chẳng giúp ích gì thêm cho Tòa Giám Mục.

Ðiều tai hại nhất là uy tín của Liên Ðoàn Giáo Sĩ và Tu Sĩ Việt Nam tại Hoa Kỷ bị giảm sút. Nhiều linh mục, tu sĩ và giáo dân Việt Nam rất bất mãn về cách xử trí vụng về, thiếu sáng suốt và tế nhị của cha Trác trong vụ này. Ðúng lý ra hàng Tu Sĩ Việt Nam phài là một nhịp cầu nối liền hàng giáo phẩm Hoa Kỳ với giáo dân Việt Nam. Nhưng ở đây, LM. Trác chẳng những đã cắt đứt sợi dây liên lạc vốn đã rất mong manh giữa Tòa Giám Mục và giáo dân Việt Nam, mà lại còn cắt luôn cả mối tình dân tộc giữa mục tử và đoàn chiên Việt Nam nữa.

XVII. SỨ GIẢ "GIẢ" NGUYỄN ĐỨC THIỆP :

Khi mới về San Jose theo lời mời của Toà Giám Mục San Jose qua sự giới thiệu của Sứ Thần Tòa Thánh, LM. Thiệp tuyên bố với báo chí rằng Ngài là vị "Trung Gian Hòa Giải". Ngài đã bỏ ra gần hai tháng trời để tìm hiểu tình hình và đúc kết một bản phúc trình 9 trang. LM. Thiệp đóng cửa, cắt điện thoại trong suốt 10 ngày ở San Jose, chờ đợi Tòa Giám Mục đọc bản phúc trình. Kết cuộc, Ngài lủi thủi, âm thầm trở về nhà Dòng không một lởi chào tạm biệt. Tòa Giám Mục sau đó công bố bản phúc trình tóm lược 3 trang. Tới lúc này, LM. Thiệp mới công khai cải chính Ngài không phải là "sứ giả" cũng không phải là "ngưởi hòa giải". Hai thỉnh nguyện của giáo dân là căn nguyên chính của cuộc biến động nhưng không hề được nhắc đến trong bản phúc trình, khiến cho người đọc thất vọng về tư cách và khả năng của tác giả. Trong thời gian ở San Jose, LM. Thiệp đã đến thuyết trình cho khoảng 30 người ủng hộ cha Dương. Cha Dương cho thu băng bài diễn thuyết và quảng cáo bán 3 Mỹ kim một cuốn hoặc ủng hộ bao nhiêu cũng được (Tín Hữu số 3). Sau đó, báo Dân Chúa (số Giáng Sinh 1986) mới chất vấn cha Thiệp về nguồn tin Dòng Ðồng Công lợi dụng bán cuốn băng này đề lấy tiền giúp nhà Dòng.

XVIII. CHA DƯƠNG LẬP NHÓM :

Trước áp lực của công luận và của giáo dân địa phương về chính sách hội nhập của Ðức Cha, cha Dương đã lập nên một nhóm ủng hộ lập trưởng của Ðức Cha, nhưng nhóm này chỉ gồm một số ít gia đình mà đa số không thuộc danh sách giáo dân Họ Đạo.
 
Một phong trào lấy tên là Phong Trào "Bảo Vệ Đức Tin" được khai sinh đầu tiên tại số 2175 The Alameda, San Jose, CA. 95126 là trụ sở của USCC, trực thuộc Tòa Giám Mục. Phiên Ðại Hội đầu tiên của phong trào chỉ gom góp được lối 50 người đến tham dự. Vì nhóm này quá ít, nên đã phải đánh lừa dư luận bằng cách lập ra nhiêu nhóm nhỏ khác như "Tín Hữu", "Cựu Quân Cán Chính Công Giáo", nhưng thực sự số hội viên cũng chỉ là một, và hàng tuần ra tở Tín Hữu và thỉnh thoảng ra Đặc San Ðức Tin với mục đích xuyên tạc ý nghĩa cuộc tranh đấu của giáo dân. Nhưng thực sự họ chỉ là lớp người vong bản không hơn không kém.

XIX. CUỘC HÀNH TRÌNH VỀ THỦ ĐÔ HOA THỊNH ĐỐN:

Nhân dịp Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ nhóm Đại Hội Thường Niên từ 10 đến 13-1-1986 tại thủ đô, gần 30 đại diện giáo dân Họ Ðạo Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo, San Jose, đã đến thủ đô Hoa Thịnh Đốn đẽ được bày tỏ cho hàng giáo phẩm Hoa Kỳ cũng như toàn thế giới hiểu rõ nguyện vọng của các giáo dân tỵ nạn VN tại San Jose: Giáo Xứ Thể Nhân như một hình ảnh Quê Hương và Giáo Hội Mẹ Việt Nam ngàn đời yêu mến.

Họ đã ngụ tại khách Sạn Capitol Hilton, nơi gần 300 Giám Mục, Tổng Giám Mục và Hồng Y Hoa Kỳ nhóm họp. Toán giáo dân này đã phân phát tài liệu, tiếp xúc với Hội Ðồng Giám Mục, các cơ quan truyền thông quốc tế để nói lên nguyện vọng và chính nghĩa của cuộc tranh đấu tại San Jose. Chính ĐGM DuMaine đã đến bắt tay và khen ngợi phái đoàn đang đứng biểu tình trước khách sạn, dưới cơn mưa tầm tả và gió lạnh dưới 4 độ: "Quý vị đã gây được sự chú ý đúng mức của các Giám Mục”. Phái đoàn đã chứng tỏ cho Đức Cha DuMaine thấy rằng không một áp lực nào, dù thần quyền hay thế quyền; không một thủ đoạn nào dù chính trị hay xã hội; không một chiến lược nào dù trường kỳ hay đoản kỳ, mà Ðức Cha có thể được bình an nếu Ngài cố tình bác bỏ thỉnh nguyện hợp tình, hợp lý của giáo dân.

XX. CẦU NGUYỆN HÒA GIẢI :

Trong tinh thần hòa giải của mùa Giáng Sinh, Ban Chấp Hành và Ủy Ban Bảo Vệ Công Lý Hoà Bình có sáng kiến tổ chức một buổi lễ cầu nguyện bình an và hòa giải, đồng thời mời các giới chức thẩm quyền của Tòa Giám Mục, kể cả các linh mục và tu sĩ Việt Nam đến tham dự, để mong nối lại tình cảm giữa cha con, hàn gắn các vết thương trong quá khứ, nhưng Tòa Giám Mục đã từ chối và đồng thởi cũng không cho phép một linh mục Việt Nam nào được đến với giáo dân trong buổi lễ hòa giải này. Tuy nhiên, công luận Hoa Kỳ rất hoan nghênh thiện chí này của giáo dân Họ Ðạo. Các hệ thống truyền hình lớn như NBC, ABC, CBS với chương trình phát hình đi khắp nước Mỹ đã đổ về Họ Ðạo để được chứng kiến tận mắt buổi tiệc Giáng Sinh cho trên 2,000 thực khách do giáo dân Họ Ðạo thết đãi sau buổi cầu nguyện là chương trình ca, vũ, nhạc cho khoảng 3,000 khán thính giả tại thao đường trường trung học Andrew Hill, do Ban Chấp Hành và Ủy Ban Bảo Vệ Công Lý Hoà Bình tổ chức.

Phóng viên Art Cribbs của đài NBC bình luận: "Đêm Giáng Sinh là đêm Thánh, đêm của phép lạ. Tập thể giáo dân này đang mong ước, cầu nguyện và hy vọng. Mong rằng họ sẽ được một nơi riêng để thờ phượng theo truyền thống văn hóa của họ".

Nữ phóng viên Susan Moczygamba của đài ABC tường thuật: "Tòa Giám Mục thường nói nhóm giáo đân chống đối chi là số ít. Hôm nay họ chứng minh cho Bề Trên thấy rằng họ là đa số. Họ hy vọng ĐGM sẽ thay đổi lập trường, ban cho họ một Giáo Xứ như họ hàng mong muốn ”.

Phóng viên Hank Plante lại tường trình như sau: "Người Công giáo VN đã được hưởng Thánh Lễ bằng tiếng Việt trên mười năm nay từ ngày họ đặt chân lên đất nước này, tuy nhiên cách đây hai tuần, GM. DuMainc đã cấm các Thánh Lễ bằng tiếng Việt Nam. GM. DuMaine đã được mời đến dự buổi lễ cầu nguyện hòa giải nầy nhưng Ngài từ chối".

Ngày 3-1-1987, giáo dân đã đứng dưới cơn mưa tầm tả, và gió lạnh, dưới chân tượng Đức Mẹ tại thánh đường Nữ Vương Hòa Bình để một lần nữa cầu nguyện cho sự hòa giải giữa Đức Cha và Cộng đồng giáo dân Việt Nam.

Nhân dịp Tết Nguyên Đán năm Ðinh Mão, giáo dân cũng lại tổ chức một buổi cầu nguyện hòa giải nữa, nhưng Đức Cha vẫn không đến. Tuy vậy, Tiến Sĩ Trần An Bài tuyên bố: “các giáo dân sẽ không nản lòng.”

XXI. TUYÊN CÁO HÒA GIẢI NGÀY 10-5-1987 :

Sau hơn 10 tháng trời dâng thỉnh nguyện, mặc sự kêu xin của giáo dân, ĐGM vẫn một mực giữ chính sách đồng hóa giáo dân VN vào các giáo xứ Mỹ. Do đó, giáo dân phải cầu cứu tới thẩm quyền của Tòa Thánh.

Ngày 10-5-87, nhờ sự nhắc nhở của Tòa Thánh, Ðức Giám Mục đã mời ông Trần Công Thiện và Ông Trần An Bài nhận làm thành viên của một Ủy Ban gọi là Ủy Ban Hòa Giải. Sự chấp nhận làm thành viên UBHG của hai Ông coi như điều kiện tiên quyết để giải vạ tuyệt thông cho hai Ông và đồng thời giúp ĐGM giải quyết tình trạng bế tắc hiện tại.

Ngày 10-5-87, Đức Giám Mục đã cùng với hai đại diện của giáo dân là Ông Trần Công Thiện và Ông Trần An Bài ký kết trên bản Tuyên Cáo Hòa Giải. Tin này đưa ra khiến toàn thể giáo dân VN nói riêng và toàn thể cộng đồng người Việt nói chung tại Mỹ đều hết sức phấn khởi vì tin rằng thỉnh nguyện của giáo dân đến đây có thể được kết thúc.

Nhưng buồn thay, ngay hôm công bố bản Tuyên Cáo Hòa Giải, LM. Lưu Ðình Dương đã công khai tuyên bố trước một số người Mỹ (thí dụ ông McEntee, nhân viên của chính phủ Hoa Kỳ đặc trách các sắc dân thiểu số tại hạt Santa Clara County) hiện diện trong cuộc họp báo rằng những giáo dân xin thỉnh nguyện đều là cộng sản với dụng ý phá vỡ cuộc hòa giải. Ðồng thời nhóm ủng hộ LM. Dương (UB. Cựu Quân Cán Chính Công Giáo, PT. Bảo Vệ Đức Tin) đã lập tức tố chức một cuộc họp báo vào những ngày hôm sau tại San Jose, để phủ nhận tất cà những điều đã được thỏa hiệp trong bản Tuyên Cáo và mặc nhiên chống đối lại ý Đức Giám Mục.

Bản Tuyên Cáo nếu được nghiêm chỉnh thi hành thì cuộc tranh đấu chắc chắn sẽ chấm dứt vì nội dung bản Tuyên Cáo đã nói:

1.- Đức Giám Mục sẽ nâng Họ Đạo lên hàng Giáo Xứ.
2.- Đức Giám Mục sẽ cho tái lập nhanh chóng và đầy đủ Thánh Lễ, các phép Bí Tích và bình thường hóa các sinh hoạt tại Họ Đạo.

Nhưng một năm đã trôi qua kể từ ngày bản Tuyên Cáo Hòa Giải ra đời, Đức Giám Mục cũng phải công nhận rằng cuộc hòa giải chẳng bước thêm được một bước nào, nghĩa là các Thánh Lễ, các phép Bí Tích, các sinh hoạt tại Họ Ðạo vẫn bị cấm đoán không cho thực hiện, các cha phó của Họ Ðạo vẫn bị bắt đi và vẫn không dám trở về thăm Họ Ðạo.

Thởi gian cũng là lời giải thích rõ ràng chính xác nhất rằng ĐGM nay đã dùng Ủy Ban Hòa Giải như là một chiêu bài để đánh lừa dư luận, và dân bản xứ, cũng người Việt địa phương rằng ĐGM là người muốn hòa giải (nhưng thực tế thì không muốn) và cũng để báo cáo sai sự thật lên Đức Thánh Cha.

XXII. DÙNG THỜI GIAN VÀ BÍ TÍCH ĐỂ CHIA RẼ GIÁO DÂN:

Nhờ có bản Tuyên Cáo Hòa Giải, áp lực dư luận đã bớt phần nghiêm khắc lên án ĐGM. Trong khi đó, ĐGM đã phúc trình về Tòa Thánh La Mã rằng vấn đề giáo dân San Jose đã được giải quyết. Nhưng thưc ra, không một điều khoản nào trong bản thỏa hiệp đã được đem ra thực hiện. Ví dụ bản thỏa hiệp quy định rằng phải có Thánh Lễ tiếng Việt tại Họ Ðạo trước khi có Thánh Lễ tại các nơi khác. Nhưng cho tới nay, Thánh Lễ tiếng Việt vẫn không được mở lại tại Họ Ðạo. Trong khi đó, Tòa Giám Mục đã dùng hai nhà thờ Mỹ để cha Dương cử hành Thánh Lễ tiếng Việt cho một nhóm nhỏ những người đã xin hội nhập vào giáo xứ Mỹ.

Đến đây, Tòa Giám Mục đã để lộ tất cả âm mưu dùng Thánh Lễ tiếng Việt để làm vũ khí đánh bại cuộc tranh đấu hợp giáo luật của giáo dân. Trong khi tổ chức Thánh Lễ tiếng Việt tại các nơi khác, Tòa Giám Mục đã thuê mướn 50, 60 cánh sát, chó săn, xe vòi rồng để cấm không cho những giáo dân tranh đấu được đến dự lễ. Một lần, giáo dân đến dự Thánh Lễ tại nhà thờ St. Elizabeth ở Milpitas, cha Dương và phe nhóm đã chỉ tận mặt các giáo dân xin thỉnh nguyện để cảnh sát bắt giam. Cảnh Sát đã dùng dây nylon trói tay bốn giáo dân và dùng bút chì mở viết  số lên mặt và thân thể họ, trong đó có một người đàn bà, đang mang thai sáu tháng, một em học sinh vừa mới ra khỏi bệnh viện sau một cuộc giải phẫu. Hành động trắng trợn này đã vi phạm nhãn quyền khiến Hội Luật Gia Á Châu, và nhiều luật sư Mỹ, Việt đã nghiêm khắc phản đối cảnh sát và dự tính sẽ truy tố những nhân viên cảnh sát vi phạm. Viên cảnh sát trưởng đã vội vàng nhận lỗi và đã trừng phạt nhân viên thuộc cấp vi luật.

Trong khi đàn áp giáo dân, Tòa Giám Mục và LM. Dương lại tài trợ cho nhật báo Dân Việt, tờ Tín Hữu, chương trình truyền hình Về Nguồn để công khai kết án giáo dân, vu khống giáo dân là cộng sản, là ly khai Giáo Hội. Với lời lẽ hết sức thô lỗ, các phương tiện truyền thông này đã làm cho khối giáo dân Việt Nam bị chia rẽ, hận thù và không biết đến bao giờ sự chia rẽ này mới có thể hàn gắn được. Trong khi tạo chia rẽ và hận thù giữa giáo dân với nhau, Tòa Giám Mục đã hỗ trợ chương trình lễ Mừng Kính Các Thánh Tử Ðạo Việt Nam ngày 6-9-1987 tại rap hát Civic Auditorium, San Jose. Mục tiêu chính yếu buổi lễ này của Tòa Giám Mục là muốn có một số đông để chứng minh với Tòa Thánh rằng chính sách đồng hóa, việc bác bỏ hai thỉnh nguyện của giáo dân là hợp với ước vọng của nhiều người Việt Nam. Vì muốn tạo hình ảnh đông người ấy, cho nên các phương tiện truyền thông được Tòa Giám Mục hỗ trợ và liên tiếp quảng cáo rầm rộ trước đó cả tháng trời. Để dồn giáo dân về một nơi theo ý mình, Tòa Giám Mục đã cấm cử hành các Thánh Lễ tiếng Việt tại khắp nơi trong toàn địa phận vào những ngày 5, 6-9-1987 để mọi người khao khát Thánh Lễ tiếng Việt vào ngày Chúa Nhật, bắt buộc phải tìm đến rạp hát Civic Auditorium để dự lễ. Thêm nữa, để muốn có đông người, Tòa Giám Mục còn hỗ trợ LM. Dượng tổ chức một chương trình Văn nghệ vĩ đại sau Thánh Lễ để lôi kéo luôn cả những người không công giáo đến tham dự.

Tòa Giám Mục San Jose, một mặt cố kéo dài thời gian không chịu thi hành những điều khoản đã được ký kết, một mặt tích cực dùng các Thánh Lễ tiếng Việt để chia rẽ giáo dàn Việt Nam hầu giành mục tiêu thắng lợi. Chính vì thấy rõ điều ấy, tâm tư của giáo dân đã xác tín rằng, vị Giám Mục San Jose là người coi sự sống đạo của giáo dân, coi quyền lợi của Giáo Hội không bằng cái tự ái của mình, nên Ngài đã có những quyết định sai lầm tai hại về chính Sách mục vụ đối với giáo dân Việt Nam.

Giáo dân Việt Nam bị cảnh sát đàn áp tại nhà thờ St. Elizabeth, Milpitas, ngàg 7
tháng 6, 1987.

XXIII. VẤN ĐỀ CHA PHÓ GIUSE NGUYỄN CHÍNH:

Trong khi kéo dài thời gian không thi hành thỏa hiệp, Tòa Giám Mục đã quyết định chấm dứt nhiệm vụ của LM. phụ tá Giuse Nguyễn Chính. Lý do của quyết định này không phải vì LM. Nguyễn Chính thiếu khả năng phục vụ mà chỉ vì Ngài đã viết bức thư đề ngày 18-10-1984 minh xác với ĐGM rằng Ngài không hoàn toàn đồng  ý với bản quyết nghị của LM. Dương và một số linh mục VN khác đã tán đồng chính sách hội nhập của Tòa Giám Mục và yêu cầu Cha Tịnh từ chức Giám Ðốc Trung Tâm.

XXIV. LÁ HUYẾT THƯ GỬI ĐGM DUMAINE :

Mặc dầu Tòa Giám Mục kỳ thị, bạc đãi, đàn áp và trừng phạt một cách bất công, giáo dân Họ Đạo vẫn kiên nhẫn. Các tổ chức Công Giáo Tiến Hành của Họ Ðạo vẫn hoạt động đều đặn cho dù vắng bóng linh mục. Giáo dân hân hoan đón chờ chuyến công du của Đức Thánh Cha tại Hoa Kỳ bằng cách tổ chức tuần lễ cầu nguyện cho vị Cha Chung. Càng bị đàn áp, giáo dân càng đoàn kết và càng quyết tâm đẩy mạnh hai thỉnh nguyện hợp luật và hợp lý của họ. Cuộc tranh đấu bổng dưng dâng cao một cách bất thường. Ngày 10-9-1987, vào đúng thời điểm Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ II vừa đặt chân xuống Miami, Florida, chặng viếng thăm đầu tiên của Ngài, hai mươi giáo dân đã tự cắt tay lấy máu mình ký tên vào bức huyết thư thỉnh nguyện gửi Đức Giám Mục DuMaine tại tiền đình Tòa Giám Mục tại Los Altos, California, trước mặt các cơ quan truyền thông. Cử chỉ can đảm này chứng tỏ sự quyết tâm của giáo dân. Hy vọng rằng những giọt máu đào đó sẽ đánh thức được lương tâm của Ðức Giám Mục.

XXV. ÂM MƯU THIỀU HỦY GIÁO ĐƯỜNG HỌ ĐẠO:

Vào lúc 1 giờ 80 phút sáng ngày 25-4-1988, kẻ gian đã phóng hỏa chiếc ghế nệm đặt gần cửa phòng họp Họ Đạo.

Kể từ ngày Tòa Giám Mục San Jose thất bại trong vụ kiện trục xuất giáo dân ra khỏi cơ sở họ đạo Nữ Vương Các Thánh Tử Ðạo, đêm cũng như ngày, giáo dân thường nhận những cú điện thoại của kẻ vô danh hăm dọa đốt phá cơ sở để giáo dân mất chỗ sinh hoạt.

Sau nhiều ngày canh gác cẩn thận, vào lúc 2 giờ sáng ngày 25 thàng 7, 1987, ban an ninh đã bắt quả tang hai thiếu niên xâm nhập Họ Đạo với đầy đủ tang vật đốt phá. Cảnh sát đã được gọi đến để lập biên bản và truy tố kẻ phá hoại. Một cuộc họp báo của Ban Chấp Hành Cộng Đồng đã được tổ chức hai ngày sau đó để công bố âm mưu thiêu huỷ thánh đường Họ Đạo với đầy đủ hình ảnh. Cha mẹ hai em nhỏ vị thành niên này thuộc nhóm ủng hộ LM. Lưu Ðình Dương.

Trong tuần lể Phục Sinh năm 1988, hàng ngàn giáo dân từ 9 khu đã đổ về Họ Ðạo để tham dự các nghi thức lễ kỷ niệm cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa theo truyền thống Việt Nam. Sự kiện này đã làm cho LM Dương căm phẫn và giáo dân lại nhận các cú điện thoại hăm dọa đốt phá. Vào lúc 1 giở 30 Sáng ngày 25 tháng 4, 1988, kẻ gian đã đột nhập vào Họ Ðạo và phóng hỏa chiếc ghế nệm để canh phòng họp. Ngọn lửa bùng cháy đến gần hết cánh cửa và lan lên trần. Toán canh gác đã báo động, dùng nước và bình chửa lửa đã kịp thời dập tắt ngọn lửa trước khi sở cứu hỏa đến cấp cứu.

Cơ sở Họ Ðạo hiện được bảo hiểm như là một tài sản của giáo phận San Jose. Nếu tài sản này bị thiêu hủy thì Tòa Giảm Mục sẽ được bồi thường. Ngày hôm sau, giáo dân đã tập họp cầu nguyện, tạ ơn Chúa và Ðức Mẹ, đồng thời quyết định thiết lập một hàng rào sắt cao, với kẽm gai bên trên để bảo vệ Nhà Chúa.

XXVI. TRÔNG ĐỢI SỰ CAN THIỆP CỦA TÒA THÁNH :

Tới nay, nhận thấy Đức Giám Mục vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách đồng hóa của Ngài, cho nên con đường duy nhất của giáo dân là trông đợi sự can thiệp của Tòa Thánh. Sự trông đợi này của giáo dân rất hữu lý, luôn luôn tâm thành, trung tín, và không bao giờ xa rời Giáo Hội Mẹ. Họ nêu cao Đức Tin với Chúa Kitô và Mẹ Maria, một đức tin do tổ tiên Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam truyền lại cho các hậu duệ qua bao nhiêu thời đại mà vẫn không bao giờ thay đổi.

Những bằng chứng cho thấy các hành động của Ðức Giám Mục DuMaỉne đã đi ngược lại các khoản Giáo luật 518, 522, 524, 1740 và 1741. Do đó, người ta kỳ vọng rằng Tòa Thánh có biện pháp để duy trì uy tín của Giáo Hội, đồng thời bảo vệ được Ðức Tin cho những người Công giáo Việt Nam tha hương tỵ nạn.

KẾT LUẬN :

Người Công Giáo Việt Nam ty nạn đã liều chết trốn chạy chế độ cộng sản vô thần để mưu tìm tự do tôn giáo. Họ đã mất tất cả: Đất nước, Gíáo hội Việt Nam và tốn bao nhiêu sinh mạng để duy trì Đức Tin. Đối với công luận, Cộng Đồng Cộng Giáo Việt Nam tại San Jose đã và đang bị áp bức và kỳ thị.

Giáo Xứ Thể Nhân rất quan trọng và ý nghĩa đối với người Việt ty nạn vì đó là hình ảnh của quê hương và Giáo Hội Việt Nam yêu mến ngàn đời. Họ hãnh diện về truyền thống đạo đức được lưu truyền bởi trên 130.000 tiền nhân Tử Ðạo đã tuyên xưng đức tin bằng chính mạng sống mình. Trong số đó, 117 vị được tôn phong Hiển Thánh vào ngày 19-6-1988 tại giáo đô La Mã. Giáo Xứ Thể Nhân là niềm an ủi và hạnh phúc của sắc dân thiểu số tha hương này. Giáo Xứ Thể Nhân cũng sẽ phong phú hóa, tô điểm thêm nhiều nét đặc thù của truyền thống Việt Nam cho Giáo phận San Jose cũng như cho quốc gia đa văn hóa nầy.

Vì LM. Lưu Ðình Dượng không thích có Giáo Xứ Thể Nhân mà cụ thể là Ngài ủng hộ chính sách đồng hóa của Đức Giám Mục, cho nên đã từng được cử đi phục vụ tại các giáo xứ Mỹ địa phương. Ngoài ra, LM Dượng đã vấp phạm nhiều lỗi lầm mà theo truyền thống Văn hóa Việt Nam, tư cách của Ngài không thể chấp nhận được trong vai trò một nhà lãnh đạo, nhất là lãnh đạo tinh thần. Do đó, Ngài không hội đủ tư cách và khả năng trong chức vụ chánh xứ của một giáo xứ Việt Nam.

Tóm lại, thỉnh nguyện xin thành lập Giáo Xứ Thể Nhân của giáo dân là hợp với giáo luật điều 518 và việc bổ nhiệm cha Dương vao chức vụ chánh xứ là trái với giáo luật điều 524. ĐGM Pierre DuMaíne đã coi thường giáo luật 522 khi Ngài cử cha Nguyễn Văn Tịnh làm chánh xứ chỉ với thời hạn 9 tháng. Ðức Giám Mục đã không màng đến ý kiến của một số đông giáo dân tốt lành, đứng đắn và thành tâm khi họ phản đối lệnh bổ nhiệm LM. Dương. Quyết định của ĐGM DuMaíne đã không hợp điều 1740 và 1741 giáo luật.

Vì thế, Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại San Jose, cần sự hỗ trợ của Tòa Thánh và Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ, cũng như Cộng Ðồng Giáo Sĩ và Tu Sĩ Việt Nam. Ngoài ra, vì Ðức Giám Mục DuMaíne đã coi thường nhân quyền và tự do tôn giáo, rất mong Thượng Viện và Hạ Viện Hoa Kỳ cấp Liên bang cũng như Tiểu bang áp dụng những biện pháp thích nghi để báo vệ dân chủ và tự do của quốc gia nầy hầu mang lại Hòa Bình và Công Lý cho Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam, đang bị đàn áp, bị đối xử bất công tại quốc gia rất tôn trọng tự do nầy.

Làm tại San Jose, Mùa Hè 88, kỷ niệm ngày Đức Giáo Hoàng Gioan PhaoLô Đệ II tôn vinh Hiển Thánh 117 Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam, 19-6-1988.

BÌA TRƯỚC

- Biểu tình trước Tòa Giám Mục San Jose vào đúng lúc Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Ðệ II đặt chân xuống Miami, Florida, trạm thăm viếng đầu tiên của Ngài tại Hoa Kỳ.

- Đức Giáo Hoàng tiếp nhận hồ sơ do Tiến Sĩ Trần An Bài nạp tại Công Trường Thánh Phêrô, La Mã, ngày 25-5-88.

- Thỉnh nguyện 1: Giáo Xứ Thể Nhân.

- Thinh nguyện 2: Không chấp nhận LM Dương.

- Cảnh sát và chó săn cấm giáo dân vào thánh đường St. Maria Goretti dự lễ phong chức chánh xứ cho LM Lưu Đình Dương.

- Cảnh sát bao vây Cung Thánh.

BÌA SAU

- Phản đối Cha Dương tục hóa Thánh Lễ tại nhà thờ Chánh Tòa St. Patrick.

- Một ngày không có Thánh lễ là một thánh giá cho giáo dân.

- T.S. Trần An Bài chúc mừng Giáng Sinh 1986 Đức Cha Pierre DuMaine tại nhà thờ St. Patrick

- Phái đoàn đại diện giáo dân Việt Nam tại San Jose đến thủ đô Hoa Thịnh Đốn và tiếp xúc với Hội Đông Giám Mục Hoa Kỳ trong dịp đại hội thường niên từ ngày 10 đến 18-11-1986.

- Rước kiệu Ðức Mẹ tại Họ Ðạo Nữ Vương Các Thánh Tử Ðạo.

- Rước kiệu Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.

- Văn nghệ Giáng Sinh 1986

- Tết Nhi Ðồng 1986