Home Tin Tức Bình Luận Ca khúc để chiến thắng con tim và khối óc

Ca khúc để chiến thắng con tim và khối óc PDF Print E-mail
Tác Giả: Martin Bell( BBC/Vietnamese)   
Thứ Sáu, 07 Tháng 11 Năm 2008 12:41

 Những bài hát nhằm đi vào lòng người Việt Nam

Bốn mươi sáu năm trong nghề báo, tôi nhận thấy những tác phẩm nghệ thuật đáng nhớ nhất thường xuất hiện một cách thiếu chủ định.

Saigon Songs, tuyển tập những ca khúc từ thời chiến tranh Việt Nam, không phải là một ngoại lệ.

Tuyển tập này có nhiều ca khúc chưa từng được phát thanh trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Đây là những ca khúc mang lại hoài niệm xúc động nhất về chiến tranh mà tôi từng được nghe.

Đối với tôi, dường như góc cạnh của những ca khúc này trở nên sắc nét hơn khi chúng có vẻ phù hợp với những cuộc chiến đang diễn ra ngày nay.

Saigon Songs tuyển chọn những ca khúc được viết trong khoảng 1965-1967 khi người Mỹ đẩy mạnh chiến dịch trái tim và khối óc, đưa quân vào Việt Nam ủng hộ chính quyền Nam Việt Nam.

 Trái tim và khối óc

Đây là chiến dịch do Trung tướng Ed Lansdale của quân đội Mỹ đứng đầu. Ông là một người đàn ông phi thường.

Vũ khí của ông không phải là súng ống mà là lời và nhạc. Ông hy vọng thuyết phục được người dân Việt Nam chống lại cộng sản Miền Bắc.

 

Lansdale không dùng súng ống làm vũ khí, ông dùng từ ngữ và nhạc

Trung tướng Lansdale quy tụ một nhóm các ca sĩ và nhạc sĩ trong đó có Phạm Duy và Hershel Gobel, một trung úy quê ở Arkansas đang chiến đấu cho quân Mỹ ở đồng bằng sông Cửu Long. Gobel gảy ghi-ta cũng tài, bắn súng trường cũng thạo.

Gober trung thành với lý tưởng và những người lính chiến đấu cùng ông. Ông tin rằng cuộc chiến Việt Nam rồi sẽ thắng lợi.

Ông tự nhận mình là một người Việt Nam trông giống người Mỹ.

Ông chơi bản Look over my Shoulder nhằm tới thượng nghị sĩ Arkansas William Fulbright, một người mà ông nói rằng sau này ông rất ngưỡng mộ.

Nhưng hẳn là khi đó, vào năm 1966, Gober không yêu quý Fulbright, bởi ông hiếu chiến còn Fulbright thì không.

'Những ca khúc của trái tim'

Trong số những người hát nhạc của Trung tướng Lansdale có thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ, một người mà theo tôi làm phi công giỏi hơn làm ca sĩ.

Những buổi biểu diễn được tổ chức không chỉ tại villa của tướng Lansdale, mà cả tại các làng mạc và trại lính trên toàn quốc.

Phạm Duy chuyên viết những bài được cho là "đi thẳng vào trái tim" để động viên và gây cảm hứng cho người dân.

Một ca khúc đỉnh cao nhất trong số này là bản Giọt Mưa Trên Lá, một ca khúc lãng mạn về cuộc chiến mà ông hát cùng Steve Addis, người Mỹ, biểu diễn trong bộ bà ba đen.

Đây là một ca khúc mà người nghe khó lòng cầm nước mắt.

Nhưng rồi chiến dịch trái tim và khối óc thất bại.

Tướng Lansdale giữ hết các cuộn băng và gửi thẳng tới tham mưu trưởng Henry Kissinger và tổng thống Lyndon Johnson - với hy vọng cho họ hiểu hơn về cuộc chiến mà ông đang chiến đấu.

Phương tiện quân sự

Người Mỹ coi chiến dịch này chỉ có tính phụ trợ trong khi họ tìm cách đánh bại đối phương bằng các phương tiện quân sự.

Tôi có mặt ở Cao nguyên Trung bộ đầu năm 1967, khi đạn pháo của Mỹ được nã thẳng vào những điểm mà người Mỹ cho rằng Việt Cộng và quân Bắc Việt đang ẩn náu ở cuối chân trời.

  Người Mỹ coi chiến dịch của Lansdale chỉ là phụ trợ

Lính Mỹ được trang bị khá đầy đủ. Họ ăn sáng bằng bánh waffles và mật thích được chuyển từ quê nhà sang. Tôi còn nhớ khi đó tôi nghĩ rằng cách của người Mỹ có cái gì không ổn.

Chính trung tướng Lansdale cũng nghĩ vậy. Hai năm trước khi ông qua đời vào năm 1987, ông trải lòng về sự khác biệt giữa chiến tranh theo kiểu truyền thống và chiến tranh nhân dân.

Ông cho rằng đối với chiến tranh nhân dân, phải đánh bằng các phương tiện khác chứ không thể chỉ bằng vũ khí đạn dược.

Người lính, người ca sĩ Hershel Gobel trở lại Việt Nam năm 1969 với tư cách là chỉ huy đại đội và hiểu rằng người Mỹ đã thua.

Ông nói với lính Mỹ rằng ông không muốn quần áo mình có màu sắc John Wayne (một tài tử với tên tuổi gắn liền với những bộ phim chiến tranh). Rồi ông bị thương và được đưa trở lại Mỹ.

Rất nhiều năm sau, ông trở thành quyền bộ trưởng phụ trách các vấn đề cựu chiến binh dưới thời Clinton. Ông đã thay đổi suy nghĩ về cuộc chiến Việt Nam và những vấn đề khác; ông phản đối cuộc chiến Iraq.

Ông tin rằng ở Việt Nam, người Mỹ không chỉ thua cuộc mà còn để tuột mất cơ hội học từ thất bại.