Home Tin Tức Bình Luận Vấn đề HÒA-HỢP và HÒA-GIẢI (2)

Vấn đề HÒA-HỢP và HÒA-GIẢI (2) PDF Print E-mail
Tác Giả: Bai An Tran   
Chúa Nhật, 28 Tháng 9 Năm 2008 13:39

Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

 II.   Từ Đông-Âu Đến Việt-Nam

  1.  Sự Hình Thành Các Chế Độ Đa Đảng Hậu CS Tại Nga Và Đông Âu

    Thập niên 1980, Liên Sô gặp phải rất nhiều khó khăn chồng chất. Năm 1985 Mikhail Gorbachev được bầu làm Tổng Bí Thư đảng CS Nga. Để giải quyết các khó khăn, ông đề ra 2 chánh sách trọng tâm: Perestroika (tái cấu trúc kinh tế và chính trị), và Glasnot (mở cửa). Cả hai chính sách này không những đã không giải quyếy được khó khăn, mà trái lại là động cơ đưa đến sự sụp đổ của khối CS Liên Sô. Perestroika không vực dậy nổi nền kinh tế nước Nga mà làm cho tình trạng thiếu thực phẩm càng trầm trọng thêm đưa đến các cuộc đình công và biểu tình của dân chúng. Chính sách Glasnot bãi bỏ nạn độc bá quyền hành (monopoly of power) đưa đến sự ly khai của các nước cộng hòa thành viên của khối. Cuối cùng tháng 2–1990, đảng CS Nga bị giải thể, và chỉ một năm sau toàn thể Liên Bang Sô Viết sụp đổ.

     Trong bối cảnh đó, các nước CS Đông Âu lần lượt sụp đổ theo. Sự ra đi của các đảng CS tại các nước Đông Âu tương đối êm thắm. Thí dụ như đảng CS Bulgaria tự động biến thể để trở thành đảng Xã Hội Bulgaria . Đảng CS Szechoslovakia (Tiệp Khắc. Hiện nay là Czech Republic ) nhường sân chơi lại cho Civic Forum của  kịch tác gia Vaclav Havel. Trừ ra tại Romania , cuộc thay đổi đã đưa đến đổ máu. Tổng Bí Thư đảng là Nicolae Ceaucescu bị giết chết trong cuộc nổi loạn của dân chúng cùng với 1104 người nữa chết và 3352 bị thương. Chính vì có sự đổ máu, nhiều người cho đó là một cuộc đảo chánh hơn là một cuộc cách mạng. Cũng nên nói qua đôi chút về nước Cộng Hòa Nhân Dân Mông Cổ. Đất nước của con cháu Thành Cát Tư Hãn nằm trong luc địa Châu Á chứ không phải Châu Âu. Mông Cổ trở thành một quốc gia CS rất sớm, chỉ sau Nga. Khi Gorbachev tung ra chính sách đổi mới thì Mông Cổ tự động chuyển sang chính thể dân chủ liền. Tân Hiến Pháp 1992 công nhận chế độ đa đảng. Hiện nay nước Mông Cổ dân chủ có 2 đảng phái lớn hoạt động là đảng Nhân Dân Cách Mạng và đảng Dân Chủ. Thật đáng khen cho những người CS Mông Cổ và đáng mừng cho nhân dân nước này. Mừng cho người nhưng không khỏi tủi hổ cho chính mình. CSVN vẫn ôm cứng lấy cái gọi là chế độ Marxit-Leninnit bách chiến bách thắng ba xạo.

     Sự kiện các chế độ CS tại Liên Sô và Đông Âu bị sụp đổ đã làm cho chế độ Hànội vô cùng lo sợ và lúng túng. Điều thất vọng nhất của VGCS bấy giờ là trong lúc cả nước đói rã họng, thế giới tư bản cấm vận, quân đội còn bị sa lầy ở Cam Bốt, bị đe dọa thường trực bởi quan thầy phương Bắc là Trung Cộng, chỉ còn một nơi trông cậy duy nhất là Liên Sô thì Liên Sô sụp đổ. CSVN tưởng chừng khó tránh khỏi tai kiếp. Ấy thế mà chỉ trong một thời gian ngắn không đầy một thập niên, chúng lại hồi sức và đứng vững. VGCS như một con tắc kè tinh quái, chúng đổi mầu rất nhanh để thích ứng với hoàn cảnh mới.

     Nhưng thật ra cũng chẳng có gì lạ. Chỉ là may mắn thôi. VGCS thoát hiểm được là vì những điều kiện khách quan xẩy ra vào lúc đó hoàn toàn có lợi cho chúng. Người dân trong nước thì kiệt sức vì đói phải lo cho cái bụng trước đã. Đồng bào tỵ nạn bên ngoài ai nấy cũng cần dành nỗ lực và thời giờ để làm lại cuộc đời nơi đất khách quê người. Các cường quốc Mỹ, Nga, Tầu, kẻ sút càng, người gẫy gọng, không anh nào lành lặn. Cả ba đều không còn hơi sức đâu mà để tâm chấp nhất với thằng điếm thúi CSVN. Thế là VGCS thoát nạn. Gặp lúc nguy khốn, là một tên lưu manh vô cùng street smart (xin tạm dịch là khôn vặt), VGCS đã học hỏi và rút tỉa được rất nhiều kinh nghiệm trong việc mưu sinh thoát hiểm. Với bản chất lưu manh bịp bợm số một trong thiên hạ, cùng với những kinh nghiệm tích lũy được, VGCS đã trở thành mô hình tồn sinh mà Kim Chính Nhất và Fidel Castro phải bái sư để học đạo.

2.  Những Khác Biệt Giữa CSVN Và CS Đông Âu

   Ở Đông Âu người CS và người không CS sống hòa đồng với nhau thời hậu CS trong gần hai thập niên qua. Họ hòa nhập với nhau và từ từ giải quyết những mâu thuẫn một cách tương đối êm đẹp. Nhưng nếu đặt ra vấn đề chung sống Quốc/Cộng tại VN, chuyện chắc chắn phức tạp hơn rất nhiều. Mấu chốt nguy hiểm trong vấn đề HHHG hay bầu cử đa đảng để chung sống với VGCS ở tại hai yếu tố cũng là hai khác biệt căn bản giữa CS Đông Âu và CSVN sau đây.

2.1   Khác về đảng tính. 

     Vào tháng 3-1940 trong khu rừng núi Katyn tại Ba Lan, có 21.768 người Ba Lan bị chôn sống, trong đó có 8.000 là sĩ quan, còn lại là các viên chức hành chánh và thường dân vô tội. Cuộc tàn sát dã man này không có đảng CS Ba Lan nhúng tay vào, mà là do Hồng Quân Liên Sô thực hiện. Mùa Xuân 1968 nhiều cuộc xuống đường rất lớn đòi tự do dân chủ của nhân dân Tiệp Khắc tại thủ đô Prague bị dẹp tan. Nhà nước CS Tiệp không xua cảnh sát và quân đội dẹp biểu tình, mà là quân đội của Minh Ước Warsaw do Liên Sô cầm đầu tràn vào để dẹp. Biến cố này thường được gọi là Mùa Xuân Prague. Alexander Dubcek, bí thư thứ nhất Ủy Ban Trung Ương đảng CS Tiệp thà chịu bị bắt giải về Liên Sô ngồi tù chứ không chịu ra lệnh giải tán đồng bào của mình biểu tình.

    Nhưng VGCS thì khác hẳn. Năm 1953 Hồ và đảng CS theo lệnh Mao Trạch Đông và xin chỉ thị của Stalin phát động cuộc cải cách ruộng đất giết chết hàng trăm ngàn nông dân tại miền Bắc. Tết Mậu Thân 1968, quân CS Bắc Việt tràn vào thành phố Huế sát hại tại chỗ không kể, còn bắt đem đi chôn sống khoảng 6.000 đồng bào. Năm 1975, VGCS sau khi chiếm miền Nam , đã giết chết tại chỗ không xét xử một số không thống kê được nhưng chắc chắn không phải ít. Chúng còn ra lệnh đầy ải khoảng 300.000 quân, cán, chính, và người miền Nam vào các trại tù cải tạo. Số người chết trong tù rất nhiều và cũng không sao thống kê được. Mỗi người còn sống bị giam cầm và hành hạ tính trung bình là 12 năm mới được thả ra. Các cuộc trả thù dã man này đều do những người CS miền Bắc nhắm vào người Quốc Gia miền Nam . Tất cả đều là người Việt Nam , người CSVN miền Bắc hành hạ và giết chết đồng bào mình.

     Cung cách hành xử của CS Đông Âu và CSVN đối với những người cùng dòng giống của họ cho thấy có một sự rất khác biệt về nhân tính và cả về tinh thần dân tộc. Người CS Đông Âu ít ra còn có nhân tính và tình đồng bào hơn bọn CSVN. Cuộc thảm sát người Ba Lan tại rừng Katyn là do Liên Sô chủ trương. Họ là ngoại bang. Ông Dubcek thà bị ngoại bang bỏ tù chứ không đàn áp đồng bào của mình. Trong khi đó, bọn VGCS theo lệnh Nga và Tầu không ngần ngại giết, đập đầu, chôn sống đồng bào của mình không thương tiếc. Và cho đến bây giờ, chúng vẫn còn không buông tha cho những người đã thua trận, đồng bào của chúng, được sống an bình hạnh phúc dù họ đã chạy ra nước ngoài. Sự tàn ác của VGCS thể hiện rõ cái gọi là “tính đảng” của con người CS. Tính đảng bắt buộc phải là phi nhân tính và phi dân tộc tính. Đúng nhất nên gọi là thú tính. Người CS lý tưởng là con người đã mất hết tính người, chỉ còn lại thú tính.. Nhìn chung, CS Đông Âu tương đối còn có nhân tính, trong khi CSVN hành động hoàn toàn theo thú tính, hay đảng tính cũng thế. Loại mặt người dạ thú này, trong xã giao bình thường chúng ta cần lánh xa, trong công việc làm ăn thì không thể hợp tác, trong sinh hoạt chính trị dứt khoát không bao giờ nên tin tưởng. Qua cung cách hành xử của họ, có thể kết luận được rằng CSVN vượt xa CS Đông Âu trên phương diện thể hiện sự man rợ của tính đảng. Từ đó cho thấy những người CS và không CS tại Đông Âu còn có thể HHHG và sinh hoạt đa đảng với nhau được. Nhưng người VN quốc gia và VGCS sống chung với nhau là vấn đề không có gì làm bảo đảm.

2.2  Khác về quyền lợi.

     Một sự khác biệt nữa rất đáng lưu ý là sự chênh lệnh về tài sản thủ đắc và các đặc quyền kinh tế giữa CSVN hiện nay với các đảng CS Đông Âu lúc họ phải từ bỏ quyền hành. Hai mươi năm về trước, các nưóc CS tại Đông Âu chưa có chính sách mở cửa với bên ngoài, trái lại họ vẫn còn tự bao vây mình bằng những bức màn sắt. Trong nuớc dân chúng sống lầm than khổ cực. Nền kinh tế quốc gia èo ọt trao đổi quanh quẩn với nhau trong khối Komecon. Do đó, bọn cán bộ đảng cũng chẳng lấy gì làm giầu có lắm mặc dầu được hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi hơn người dân thường. Một số ít chẳng bao nhiêu các lãnh tụ sống xa hoa vương giả chẳng hạn như Ceaucescu. Không thấy tin tức tiết lộ có người nào là tỷ phú hay triệu phú như các cán bộ CSVN hiện nay. Những người tỵ nạn về VN thăm nhà cho hay bí thư hay chủ tịch xã triệu phú dollar là chuyện khá bình thường. Theo tin tức phổ biến trên Internet thì có khoảng 300 cán bộ đảng viên có tài sản trên dưới 100 triệu dollars, hàng chục tên cấp ủy viên trung ương đảng thủ đắc con số kếch xù hàng tỷ bạc. Tỷ phú VN giầu không  thua tỷ phú Hoa Kỳ. Tình trạng chênh lệch giầu nghèo giữa đảng viên với người dân cùng với những đặc quyền và đặc lợi bọn đảng viên được hưởng là nguyên nhân chính gây bất ổn định xã hội thường trực tại VN. Từ đó làm phát sinh ra  những phong trào tranh đấu, đặc biệt là phong trào dân oan trong cả nước. Tóm lại, những bất công xã hội do cộng sản tạo ra tại Đông Âu trước đây và VN hiện nay khác nhau rất xa. Tại Đông Âu, tình trạng còn có thể chịu đựng được. Nhưng tại VN ngày nay, sự bất công đã vượt quá sức chịu đựng của con người. Hiểu được tình trạng xã hội của các nước CS Đông Âu, người ta sẽ không thắc mắc tại sao ở đó con người dễ dàng hòa hợp hòa giải với nhau khi CS từ bỏ quyền hành. Nhưng tại VN, cả nước dân oan hòa hợp được với đảng CS thật sự là điều hoang tưởng.

      Đang ở trên vị trí nắm quyền, chiếm hữu mọi quyền lợi kinh tế trong tay, đảng CS không ngu dại gì mà chịu chia sẻ quyền lợi và địa vị cho người khác. Hơn nữa chúng vốn là một đảng độc tài về mặt hành xử, kiêu căng trong tư duy, và cố chấp trên lập trường. Kêu gọi chúng, dễ dàng vậy sao? Lấy súng kê vào cổ thì họa may, còn không thì vô phương. Sự thể chỉ có thể xẩy ra trong trường hợp tới một lúc nào đó đảng sắp xuống lỗ nên để sống còn, chúng không buông cũng bắt buộc phải buông. Tới lúc lúc đó CS cũng chỉ chịu chia quyền, còn chia tiền thì hẳn là không bao giờ. Chịu mất đi quyền hành, nhưng có tiền trong tay và nắm giữ những quyền lợi kinh tế, VGCS sẽ phải hành động như thế nào để xoay xở mà tồn tại thì nhắm mắt cũng nhìn thấy được. Đó là việc dùng đồng tiền để mua chuộc. Có tiền mua tiên cũng được kia mà. Mua chuộc đang là chiến thuật hữu hiệu bọn VGCS áp dụng để chiến thắng người tỵ nạn ở hải ngoại. Không lấy đó làm một bài học thì thật là uổng phí. Cho nên thật là điều mơ mộng nếu những đảng phái tay trắng của chúng ta dám thách đố CS chấp nhận đa nguyên đa đảng và tranh đua bầu cử trong tình trạng như thế.

     Những người chủ trương HHHG hay đa nguyên đa đảng với VGCS nếu không sáng suốt nhận ra lẽ thắng/thua sẽ phải thua CS một cách danh chánh ngôn thuận. Phòng bệnh hơn chữa bệnh là lời dậy bảo rất đúng của ông cha ta. Từ suy luận thông thường và từ những kinh nghiệm hàng ngày cho thấy trong tình hình hiện tại, tiền bạc và quyền lợi vật chất sẽ giúp cho VGCS dễ dàng thắng trong bất cứ một cuộc bầu cử nào. Và nếu nhìn lại lịch sử tranh chấp Quốc/Cộng trong thời gian qua, người ta có thể tiên đoán rằng yếu tố tính đảng của CS sẽ lại nhanh chóng phân hóa nội tình chính trị và mọi chuyện sẽ trở lại như cũ ngay sau khi bầu cử.

 3.  Kết Quả Bầu Cử Trong Điều Kiện Hiện Tại

     Đây chỉ là giả thuyết đặt ra. Căn cứ vào hai yếu tố then chốt nêu trên, chúng ta thử làm một vài ước tính để tìm xem kết quả bầu cử sẽ ra sao. Mặc dầu là giả thuyết nhưng khả năng trở thành hiện thực của nó có thể tin được với một sai số không đáng kể.

3.1  Dựa trên lý luận.

     Hiện nay quân đội, công an, chính quyền các cấp từ trung ương cho đến địa phương đều nằm trong tay đảng CS. Đảng CS còn có khả năng khống chế được toàn dân nhờ Mặt Trận Tổ Quốc và những ngoại vi của nó. Hơn thế nữa, những phương tiện và dịch vụ liên quan đến bầu cử như truyền thông báo chí, giao thông vận chuyển, an ninh trật tự v.v. cũng đều nằm trong tay đảng CS. Như thế hiển nhiên CS hưởng được lợi thế  tuyệt đối so với các đảng phái khác. Và một điều quan trọng hơn hết không thể không biết đến. Đó là CS vừa là một đảng chính trị lâu đời, có tổ chức, và được rèn luyện, vừa là một tập đoàn tư bản giầu có hơn bất cứ đảng chính trị nào. CS nắm những ưu thế đó trong tay, ai dám tin sẽ đánh bại được CS bằng tuyển cử? Những lợi điểm của CS cũng chính là những bất lợi cho các đảng phái quốc gia. Nếu cứ khơi khơi đòi đa nguyên đa đảng mà không khắc chế được những bất lợi kia và hoạch định được những kế hoạch tỉ mỉ cần thiết để đối phó, rồi khi CS đồng ý chấp nhận cuộc chơi, tức đồng ý cho đa nguyên đa đảng, thì lòng tự tin tất thắng của những người chủ trương HHHG rất có cơ sẽ biến thành một màn tự sát chính trị. Qua cuộc bầu cử “dân chủ” như thế, nhân dân VN sẽ lại được quyền hô vang khẩu hiệu: đảng CSVN quang vinh muôn năm.

3.2   Bằng tính toán cụ thể.

    Thử làm một con toán lớp ba đơn giản để tìm kết quả thắng bại nếu tranh cử chung với CS. Bài toán lấy thí dụ và ước lượng bằng những con số chẵn đơn giản cho dễ thấy như sau:

     Dân số Vietnam hiện nay ước lượng là 84 triệu. Con số những người đến tuổi và đủ điều kiện đi bầu tạm tính là một nửa, tức 44 triệu cử tri được quyền đi bầu.

    Đảng CS có 3 triệu đảng viên. Trung bình mỗi gia đình đảng viên này có thêm 2 người có quyền đầu phiếu là vợ và một con đã trưởng thành. Vợ và con chắc chắn sẽ đầu phiếu theo chủ gia đình tức người đảng viên. Như vậy đảng CS nắm chắc số cử tri bầu cho họ là:

                             3 triệu x 3   =   9 triệu phiếu.

     Trong bất cứ cuộc bầu cử nào vào lúc này, đảng CS cũng nắm chắc trong tay con số 9 triệu phiếu bầu cho chúng. Đấy là chưa tính đến những lá phiếu sẽ bầu cho đảng CS hoặc vì lý do thân thuộc, hoặc vì tình cảm bạn bè, lối xóm, hoặc vì quyền lợi cấu kết vv... Con số này tính dè sẻn cũng phải là 3 triêu phiếu. Tóm lại đảng CS sẽ chắc chắn nắm được: 

                              9T  +  3T =  12 triệu phiếu, tức 27%  tổng số phiếu bầu.

     Các đảng phái không CS sẽ chia nhau số phiếu còn lại là:

                              44T  -  12T  = 32 triệu phiếu.

    Trên đây là giả thiết 100% cử tri đi bầu trong điều kiện lý tưởng. Nghĩa là mọi người được đi bầu tự do, không bị đe doạ, không bị mua chuộc, hoặc bị bất cứ áp lực nào. Chưa biết có bao nhiêu đảng phái và tổ chức cử người ra tranh cử. Con số chắc sẽ rất đông. Sau khi nước Ba Lan thoát khỏi ách CS, trong cuộc bầu cử tự do đầu tiên có 100 đảng tham gia tranh cử.  Tại VN, cứ ước tính một con số khiêm nhượng là 30 thôi cho tiện. Như vậy trung bình mỗi đảng sẽ kiếm được một số phiếu bầu cho mình là:

                            32.000.000 : 30 = 1.067.000 phiếu, tức 1.07% tổng số phiếu

     Trong tình hình phân hoá cùng cực của xã hội Vietnam hiện nay, thật khó có thể tưởng tượng được một chánh đảng nào có đủ uy tín để thu hút được số phiếu bầu vượt trên đảng CS là 27% tổng số phiếu.

    Kết quả, đảng CS sẽ dẫn đầu trong cuộc bầu cử mà không cần gian lận hay mánh mung gì cả. Thế nhưng, nếu không gian lận và không mánh mung thì CS sẽ không còn là CS nữa. Quá khứ và bản chất lưu manh côn đồ của CS tuyệt đối bảo đảm cho lời khẳng định này. Với bản chất ma giáo, lưu manh, và bịp bợm sẵn có, CS chắc chắn sẽ còn thắng vẻ vang hơn thế nhiều. Nếu tin rằng CS hoàn toàn vô tư và ngay thẳng trong cuộc bầu bán cho dù là có quốc tế giám sát thì đúng là một niềm tin bệnh hoạn.

 4.  Dự Kiến Một Nước VN Sau Bầu Cử Đa Đảng

    Như trên chúng tôi đã chỉ ra, trong một cuộc bầu cử đa đảng với những điều kiện hiện tại, VGCS chắc chắn sẽ thắng. Sự thắng lợi này sẽ mau chóng đưa đất nước đến tình trạng giống như nước Nga ngày nay hơn. Chẳng may nếu chúng thua, vấn đề cũng không có gì khác lắm. Cuộc hòa hợp vẫn sẽ không diễn ra thuận lợi như tại Đông Âu, vì như tôi đã phân tích, VN không cùng điều kiện như Đông Âu. Đất nước sẽ trở thành một Cambot thứ hai. Giống như Hunsen, kẻ có thế lực tiền bạc và hậu thuẫn từ bên ngoài mạnh hơn sẽ loại trừ đối thủ để một mình độc bá quyền hành. Thực chất cả hai nưóc Nga và Cambot hiện nay là những chế độ CS không có đảng CS. CSVN đang đi theo con đường của nước Nga thời Putin có pha mầu sắc tư bản Mỹ theo cách thức riêng của nó.

    Mặc dầu là một giả thuyết, nhưng vẫn có thể tin rằng đến một lúc nào đó, khi đã chuẩn bị đầy đủ, và thấy mọi việc đã chắc ăn, VGCS sẽ chấp nhận chế độ đa đảng. Đa số người ta tin như thế. Người viết cũng tin như thế, bởi vì ngày nay dân chủ là một xu thế thời đại không thể đảo ngược được. Nhưng dân chủ như thế nào thì đó mới là vấn đề. Có dân chủ thật và cũng có dân chủ cuội. Theo một số các dữ kiện quan sát được thì có hai đường lối được xây dựng để làm cơ sở mà VGCS đang phải chuẩn bị cho một thể chế đa đảng trong tương lai. Một là việc tập trung guồng máy kinh tế vào trong tay các đại gia tư bản đỏ. Và hai là xây dựng một hệ thống quyền lực mafia với quyền chỉ định thừa kế. Thể chế này là một sự pha trộn ma quái giữa các định chế dân chủ tư bản và sức mạnh của quyền lực đen mafia CS. Hai cánh tay robot này nối kết lại sẽ tạo ra một nước VN mới không dân chủ cũng chẳng độc tài như nước Nga hay như Cambot hiện nay. Thế chế này không phục vụ cho người dân mà chỉ phục vụ cho những tên đầu lãnh CS sau khi chúng đã thay mầu đổi dạng.

    Con đường tương lai đó được xây dựng trên kinh nghiệm VGCS học được trước hết từ nước Mỹ. Ở Mỹ người ta thường thấy nói đến tập đoàn siêu quyền lực gồm một số các đại gia bự điều khiển nước Mỹ.  Ngày nay bọn VGCS đang muốn hình thành một cơ cấu siêu quyền lực như vậy. Hãy nhìn vào nền kinh tế quốc gia và hệ thống các xí nghiệp, các ngành thương mại và dịch vụ tại VN thử coi. Có cái gì là không nằm trong tay bọn cán bộ đảng viên hoặc gia đình hay thân nhân của chúng. Chỉ có một điều khác biệt là ở nước Mỹ một con người bình thường vẫn có cơ hội để trở thành đại gia nếu may mắn và có tài năng. Vì thế người Mỹ nào cũng có thói quen ôm giấc mộng American Dream trong đầu. Nhưng trong chế độ tiền chế của VN sau này thì không. Không nằm trong hệ thống tư bản đỏ thì dứt khoát không ai ngóc đầu lên nổi. Trong chế độ này cũng có bầu cử, cũng có đủ mọi thứ dân chủ, nhưng là thứ dân chủ đã được tiền chế. Với các phương tiện sẵn có trong tay, nhất là tiền bạc dồi dào không thiếu, thử hỏi CS tiền chế ra cái gì mà không được. Trong một cơ chế dân chủ như thế chỉ kẻ có tiền và có quyền mới là người thực sự có dân chủ.

     Một bài học khác VGCS học được từ nước Nga là sự hình hành một tổ chức nắm trọn quyền lực giống như một công ty thương mại trong đó chỉ những người này mới thực sự có quyền chọn lựa người lãnh đạo của đất nước. Người lãnh đạo cũng đưọc bầu bán đàng hoàng, nhưng thực ra là do bàn tay sắp xếp của công ty, hay đúng hơn là của người giám đốc công ty giống như Putin, người đặt Medvedev lên ghế tổng thống nước Nga. Biết đâu cơ quan gọi là Tổng Cục 2 (TC2) của CSVN, sản phẩm mafia quái dị của cặp bài trùng MA (Đỗ Mười và Lê Đức Anh) và do cha con Đặng Vũ Chính, Nguyễn Chí Vịnh làm đầu nậu đang là bước đầu hình thành của một công ty quyền lực như thế. Hệ thống siêu quyền lực nặn ra những nhà cai trị đất nước. Lối thừa kế này không đến nỗi quá lố bịch như cha con Kim Nhật Thành – Kim Chính Nhất ở Bắc Triều Tiên, hay anh em Fidel Castro – Raoul Castro ở Cuba nhưng nó cũng kiến hiệu không thua kém. Sau khi Vladimir Putin hết nhiệm kỳ, ông truyền ngôi chủ tịch lại cho Dmitry Medvedev, một người rất thân cận và được tín nhiệm, đang là Phó Thủ Tướng đặc trách phát triển các dự án ưu tiên quốc gia và là chủ tịch Ủy Ban Điều Hành đại công ty dầu khí Gazpron. Quyền truyền ngôi của Putin không do lật thành văn, mà do luật rừng cho phép. Putin trong suốt thời gian nắm quyền đã không ngừng đưa nền dân chủ son trẻ của nước Nga đi xuống, nghĩa là tập trung vào trong tay ông ta và đồng bọn. Theo giáo sư Stephen Kotkin nhà sử học và là giám đốc của chương trình nghiên cứu Âu-Á và Nga của đại học Princeton thì “nước Nga dưới chế độ Yeltsin dân chủ hơn dưới chế độ Putin rất nhiều (Lecture given on Feb.15, 2007 in Philadelphia)”. Việc Putin thu hồi các quyền dân chủ của nước Nga khởi đầu từ chuyện kiểm soát và thuần hóa 3 hệ thống truyền hình lớn nhất nuớc. Rồi sau đó đến các loại báo in và báo online. Vẫn theo GS Kotkin, Nga bây giờ là nơi nguy hiểm cho giới ký giả được xếp vào hàng thứ 3 sau Iraq và Colombia . Putin giảm bớt quyền tự trị của các địa phương và đặt các tướng lãnh và cựu sĩ quan KGB trung thành với ông ta kiểm soát tất cả các định chế chính trị cũng như các công ty, xí nghiệp của nước Nga. Người ta gọi chế độ Putin là Tổ Hợp Kremlin (Kremlin Incorporation = Kremlin Inc.) để chỉ tính cách tập quyền của nó, nhưng có lẽ chưa diễn tả đúng tình trạng. Đúng nhất nên gọi nước Nga hiện nay là chế độ cộng sản không có đảng CS. Một thể chế hỗn hợp Mỹ Nga như thế đúng là cái VGCS mong muốn. Nó mặc bên ngoài cái vỏ dân chủ, nhưng bên trong là sự toàn quyền thao túng của CS.

     Một thế chế đa đảng như thế đưa đến hai hệ quả quan trọng. Thứ nhất, đảng CS cho dù đã biến thái vẫn là một trung tâm quyền lực vô địch. Những đảng phái cơ hội sẽ biến thành ngoại vi của đảng CS để kiếm chút cháo. Các đảng phái yêu nước kết cưộc đành phải chịu bất lực trong cái ao tù dân chủ giả hiệu này mà thôi. Thứ hai, người dân sẽ không còn lý do chính đáng nếu muốn tranh đấu cho quyền lợi của mình, vì một chế độ như thế là đạt qui luật trò chơi dân chủ rồi. Nó đã được thế giới đóng ấn thừa nhận. Kiểu mẫu dân chủ tiền chế này hiện đang được trưng bầy để quảng cáo tại nước láng giềng Cambốt của chúng ta.

  (còn tiếp)

Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất