Tiền ơi, ngươi là ai? |
Tác Giả: Sóng Việt | |||||||||
Thứ Sáu, 06 Tháng 2 Năm 2009 22:39 | |||||||||
‒ Ta ấy à? Người đời ban tặng cho ta rất ư là nhiều danh phận trên cuộc đời này. ‒ Trong ca dao tục ngữ, ta có địa vị đâu hề kém thánh thần: ‒ Trong đời sống, ta mang lại vẻ đẹp cho sinh vật vẫn tự xưng là chúa tể muôn loài: ‒ Trong giao tế, ta là lá bùa hộ mệnh luôn nhận lãnh ấn tiên phong: ‒ Thời buổi này thì họ ví von chơi chữ: ‒ Biếu xén quan trên, họ cung kính đặt ta vào phong bì. Lì xì trẻ nhỏ, người lại để ta trong những chiếc bao sắc màu rực rỡ cho hên! ‒ Ấy thế mà lắm lúc, họ lại đổ thừa cho ta là thủ phạm đầy tội lỗi: ‒ Lại có một bài vè tâng bốc danh phận ta nữa chứ:
Còn nhiều nhiều nữa, ta không tài nào nhớ hết được. Đến ngày sinh tháng đẻ ta còn không rõ nữa là. Con người khám phá ra rằng, cần phải có một vật với tính năng có thể đếm được, dễ bảo toàn, dễ vận chuyển để làm phương tiện trung gian trao đổi. Thế là ta bắt đầu được thai nghén bởi các thỏi, sợi bằng đồng thiếc hoặc bạc vì chúng có giá trị bền vững và có thể bảo toàn dễ dàng.
Ta chính thức ra đời khi các đồng tiền kim loại đầu tiên được người Lydia (ở phía Tây của Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) đúc từ vàng. Ấy là khoảng thời gian giữa 640 ‒ 600 trước CN. Khoa học kỹ nghệ càng tân tiến, người ta càng sử dụng nhiều biện pháp tinh vi để chống giả mạo danh phận của ta. Ấy thế mà thời nào cũng có tiền giả đầy nhóc, thật đúng là Đạo cao một thước, ma cao một trượng! Ngoài chuyện in tiền giả, con người còn sử dụng nhiều thủ đoạn cao thâm hơn để giả mạo danh phận của ta. Bằng mọi giá, họ luôn có khuynh hướng sở hữu ta càng nhiều càng tốt. Họ biết rằng ta có một người anh em song sinh là: quyền lực. Cho dù ta được xếp làm em (họ vẫn nói nhất thế nhì tiền mà), nhưng ta và ông anh song sinh kia có vai trò chẳng kém gì nhau. Ta có thể mua được chức tước, quyền lực và ngược lại quyền lực có thể mang lại khối tiền! Thấu hiểu mối quan hệ thuận nghịch ấy, các xã hội văn minh bèn đặt ra hệ thống quy tắc ràng buộc rất khôn khéo để khống chế không con người lợi dùng mối thâm tình Tiền‒Quyền giữa anh em chúng ta. Hệ thống quy tắc ấy họ vẫn gọi nôm na là luật pháp, các nước tiến bộ đều xây dựng nó dựa trên nguyên tắc Tam quyền phân lập. Nói nôm na là hệ thống này phân chia quyền lực theo 3 thành phần bình đẳng, có vai trò khống chế kiểm soát lẫn nhau. Nó cũng tương tự như trò chơi oản‒tù‒tì ngày bé ấy mà: Bao > Búa > Kéo > Bao. Thế là không có anh nào có vị trí số 1, độc tôn đâu nhé! Vô cùng bình đẳng khi lựa chọn nhé. Hay cũng tương tự như câu chuyện chia gia tài vậy: Ông bố chia gia tài thành 2 phần cho 2 đứa con. Đứa nào cũng kêu than phần mình ít hơn. Thế là ông bảo 1 đứa được quyền chia đôi đống tài sản, còn đứa kia được quyền chọn lựa 1 trong 2 phần đó. Khốn nạn thay! Ở vào thế kỷ 21 này, vẫn còn một số nước theo chủ trương vừa chia vừa lấy, vừa đá bóng vừa thổi còi, vừa làm luật, vừa kiểm soát kiêm luôn thi hành luật pháp! Ô hô ai tai, độc tài thế mà không có tham nhũng tràn lan mới là chuyện lạ! Bản thân ta chẳng ưa độc tài, lại càng ghét tham nhũng. Bởi chúng nó mà danh phận của ta bị phỉ báng, mất giá trị đi nhiều. Ta yêu thích các thể chế Dân chủ, vì ở đó danh phận ta gắn liền với giá trị thật
Ta chán ngán nhà nước độc tài vì nhiều lẽ. Ngay từ mấy mươi năm trước, ta đã phải chứng kiến cuộc soán dời phi lý: Năm đồng đổi lấy một xu, Thằng khôn đi học, thằng ngu làm thầy! Không ít người nhảy lầu tự sát vì mồ hôi nước mắt máu xương bao đời bỗng chốc thành giấy lộn, chỉ vì họ "được" mang danh tư sản! Ta xót xa nhìn hàng triệu người từ bỏ mình để vượt đại dương, đánh đổi mạng sống nhằm sở hữu một đồng giấy bạc có thực giá hơn. Ta buồn nhưng biết làm sao được? Sự ra đi của họ càng có ý nghĩa khi ngày nay, mấy chục năm sau, tại đây, lại hình thành một tầng lớp tư sản mới(*), cực kỳ nghịch lý với gia sản vượt xa thu nhập chính đáng. Ta ngao ngán quá rồi! Ta được mệnh danh là huyết mạch của cuộc sống, thế mà họ không biết bảo vệ sự trong sạch của dòng máu ngày đêm vận hành nuôi dưỡng xã hội. Những loại vi khuẩn cực độc đang thao túng, màu đỏ đã chuyển sang bầm đen. Cơ thể này còn sống được bao lâu? ‒ Trả lại cho ta vai trò của dòng luân chuyển giá trị sức lao động, Tiền đồng chấp bút,
|