Loài chó và Lãnh đạo |
Tác Giả: Saigon echo sưu tầm | |||
Chúa Nhật, 16 Tháng 11 Năm 2008 08:38 | |||
Lão Ông Tháng rồi, tôi qua Texas thăm mấy đứa cháu. Thằng cháu nội tôi vừa xong trung học được ba mẹ mua tặng cho con chó Chihuahua. Chihuahua là loại chó gốc Mễ, nhỏ con, full size nặng chừng 3-4 lbs. Ở Mễ, Chihuahua nguyên là loài chó ở hang, đào khoét dưới gốc cây to. Tuy nhỏ con, tiếng sủa của con Chihuahua thật to theo luật bù trừ của tạo hóa. Thằng cháu nội tôi đặt tên nó là Snowy vì nó có bộ long trắng như tuyết, trừ xung quanh mõm và đầu mũi màu đen. Mõm chó nào cũng đen, bởi đó người ta mới nói “đen như mõm chó.” Dù không chuyên viết về “chuyện chó (má)” và chưa từng học môn “cẩu học,” thời gian hai tuần quan sát con Snowy đã giúp tôi có những nhận xét khá lý thú về “cẩu tính;” nếu đem so với “nhân tính” thì chưa chắc đã thua kém, nhất là các đức tính của người lãnh đạo tốt.
Con Snowy rất thích đi ra ngoài. Sáng nào tôi cũng dắt nó đi một vòng quanh công viên gần nhà, và cả những buồi chiều trời mát nữa. Tôi dùng dây dắt chó (retractable dog leash) dài khoảng 5m, có bộ phận control khoảng cách ngắn dài để kềm giữ chó lại không cho đi quá xa, nhất là lúc băng qua đường.
Không chỉ một mình tôi mà có nhiều ông, nhiều bà dẫn chó đi exercise quanh công viên: ta có, mễ có, trắng có, đen có…Nhờ đó, tôi có dịp quan sát nhiều giống chó khác nhau, giúp cho cái nhìn không phiến diện. Chó không phải là “con vật lãnh đạo” mà là “con vật biết lãnh đạo.” “Chó lãnh đạo” là “chó nhảy bàn độc” hay “chó táp phải ruồi,” được chủ nuôi đặt vào vị trí lãnh đạo để giựt dây, dù không có khả năng. “Chó biết lãnh đạo” là loài chó có khả năng lãnh đạo bẩm sinh. Đây là hai cụm từ cần phân biệt. Hãy Theo Tôi…Tôi để ý nếu không bị dây trì kéo thì con chó nào cũng thích đi trước chủ để dẫn đường, làm leader. Riêng con Snowy, khi thấy tôi đi không kịp, nó dừng lại, tha thiết quay nhìn như muốn nói “Follow me!” rồi tiếp tục đi. Luôn luôn như vậy. Có lẽ vì nó muốn trấn an, muốn tôi hãy vững tin nơi sự dẫn đường, chỉ lối sáng suốt của nó. Có thể nó “nghĩ” – loài chó cũng biết suy nghĩ – tôi là người khách phương xa mới đến, không quen đường quen nước ở vùng này, còn nó thì cháu tôi dẫn ra đây mỗi ngày. Mà có lẽ như vậy. Nhiều lần về đến trước sân nhà, tôi cố ý đi qua như chưa đến thì nó sủa lên và trì kéo lại không đi tiếp. Đúng là “chó cậy nhà, gà cậy sân.”
Để chó dẫn đạo, dắt đi thì không lạc đường. Ở những khoảng đường lạ mới đi lần đầu, chó thỉnh thoảng dừng lại để “làm dấu.” Đi buôn mà được “chó dắt” thì buôn may bán đắt, phát đạt không mấy lúc.
2. Quan Tâm Đến Người TheoViệc dừng chân của chó còn có một ý nghĩa khác nữa. Nó dừng lại để nghe ngóng, xem phản ứng của người theo để nếu cần, thay đổi lộ trình, tốc độ cho thích hợp. Điều này chứng tỏ chó quan tâm đến sự an thịnh, ý kiến, phản dưỡng (feedback) của người theo để tránh cảnh… cùng đàng, dị mộng: khi quay lại nhìn thì không còn ai theo mình, hoặc người theo đã lạc đường, hoặc tự ý chọn con đường đi khác thích hợp hơn. Nhiều người vỗ ngực xưng “tôi là người lãnh đạo” và tự cho mình độc quyền quyết định không cần sự góp ý của người khác. Đối với họ, lãnh đạo là ra lệnh và người “bị lãnh đạo” chỉ có một con đường hành động là chấp hành, tuân lệnh. Họ chủ trương “chó sủa mặc chó, đoàn lữ hành cứ tiến” hay hùng dũng tuyên bố “đánh kẻ thù đến giọt máu cuối cùng” thì hôm sau đã chạy mất, vì họ đánh quân thù bằng công sức của thuộc viên, những người theo họ! Có hôm con Snowy hăng hái muốn đi xa hơn nhưng tôi thấy nắng đã lên cao nên “từ chối.” Nó có vẻ không bằng lòng, sủa lên vài tiếng rồi cũng chịu phép. Dù ở vai trò lãnh đạo, chắc chắn nó không có cái “vision” của người theo như tôi. Nó không thể nghĩ rằng muốn về nhà nghỉ ngơi thì cũng phài đi thêm một khoảng đường xa như lúc đi. Vậy là nó biết điều chỉnh mục tiêu của nó cho phù hợp với mục tiêu của người đi theo. Nó là người lãnh đạo tốt, không cố chấp, biết linh động thay đổi mục tiêu theo ước vọng của người nó dẫn dắt! Ở các nước Tây phương có trường huấn luyện chó dẫn đường cho người mù trong các công việc hằng ngày như đến trạm xe bus, đi chợ, mua sắm… Những con chó này đi chẫm rãi để dẫn đường nhưng luôn luôn đi trước người mù theo đúng “thú cách” của con vật biết lãnh đạo: lãnh đạo phải đi trước, phải biết đường, phải làm gương. Nhưng về phía con người linh ư vạn vật, nhiều kẻ hôm trước còn là thằng cu, cái đĩ thì hôm sau biến thành ông, thành bà hay quan chức trịnh trọng mà không phải học qua lãnh đạo một ngày nào. Người ta gọi đó là “chó lãnh đạo” hay “chó nhảy bàn độc.” Thật oan cho loài chó! Ra đường mỗi lần gặp chó dẫn đạo người mù đi qua, tôi tránh sang bên, nhường quyền ưu tiên cho chó để tỏ lòng trọng kính và ngưỡng mộ một loài vật được tạo hóa ban cho khả năng lãnh đạo tài ba. Chó yên lặng, từ tốn, khiêm cung làm nhiệm vụ một đầy tớ dẫn đường, không ồn ào quấy động khách qua đường. Thái độ này khác với thái độ của nhiều người luôn miệng rêu rao phục vụ tha nhân nhưng thích được phục vụ hơn ai hết. Lãnh-đạo-chó phục vụ, nhưng được ban cho của ăn thừa, của ăn rơi rớt từ bàn tiệc. Còn đầy-tớ-người bắt chủ nhân hầu hạ, phục dịch theo cơ chế XIN-CHO. Vậy đâu là ý nghĩa của hai chữ LỄ, NGHĨA? Con người chẳng được định nghĩa là con vật biết trọng lễ nghĩa sao? Hay tại vậy mà loài người mắng nhau “ngu như chó” (vì làm mà không ăn hưởng để các “con chó nhảy bàn độc” độc quyền tóm thâu?) Thái độ và hành động của lãnh-đạo-chó quả đúng là khuôn vàng thước ngọc mà người lãnh đạo vĩ đại của quần chúng là Hồ Chí Minh muốn răn dạy đảng viên và cán bộ: “Đảng viên, cán bộ là đầy tớ của dân.” Nhưng người lãnh đạo vĩ đại của quần chúng này không có hành động gương mẫu nào về cách làm đầy tớ cho bộ hạ bắt chước nên đảng viên cán bộ cứ tưởng hưởng thụ như bác là làm đầy tớ cho nhân dân. Từ “đầy tớ nhân dân” ngày nay được đảng viên cán bộ thay bằng từ “quan chức!” Những con chó dẫn đường không bao giờ đưa chủ vào chỗ chết còn nó đứng lại, chuẩn bị cong đuôi đào thoát. Những ngày cuối tháng 4 năm 1975, người ta thấy vài con chó lãnh đạo hai chân chạy xuống Cần Thơ, Vùng IV Chiến Thuật, hô hào tử thủ, phản công đánh Việt Cộng thì hôm sau đã có mặt trên tàu Mỹ ở Thái Bình Dương. Bây giờ mỗi lần có phái đoàn VGCS sang Mỹ thì chính những con chó hai chân này có mặt, vẫy đuôi đón mừng chủ mới. Trong trường hợp này, thú cách và nhân cách, cái nào đáng được đề cao, ca tụng hơn? 3.- Dứt Khoát Lập Trường, Tư TưởngChó đâu chó sủa lổ không Không thằng ăn trộm cũng ông ăn mày. Khác với loài người khôn ngoan tránh né, lòn lõi, ba phải, biết nương theo chiều gió để được mát mặt, có lẽ vì loài người có bộ óc to lớn hơn chó, chó ngu si – “ngu như chó” – nên đâu ra đó, trắng đen rõ mười. Chó có lập trường dứt khoát, không lập lè đánh lận con đen, đi hàng hai. Đối với dòng họ ĂN – ăn trộm, ăn cắp, ăn cướp, ăn tham, ăn gian, ăn chặn, ăn bớt, ăn bòn của công, ăn cướp tài sản của nhân dân…, tức bọn quan chức cầm quyền – chó không bao giờ trọng kính gọi bằng NGÀI này, NGÀi nọ, mà gọi là THẰNG hết, vì chúng là cá mè một lứa, cùng lò Mác Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh mà ra. Còn những người vô gia cư, nghèo đói, thất nghiệp, nạn nhân của chế độ đàn áp, bất đắc dĩ đi ăn mày, ăn xin, chó kính trọng gọi là ÔNG. Loài chó không hưởng đặc quyền nào của đảng như điều IV hiến pháp CSVG qui định, trừ những… con chó làm cảnh của chế độ, nên không cần phải la làng… tôi không làm chánh trị… rồi câm miệng luôn. Chó ngay thẳng nên gặp phường trộm cướp chó phải sủa để cảnh giác mọi người tránh xa hoặc hành động. Vậy… sống như chó là sống ngay thẳng, sống cho sự thật, sống có lý tưởng tốt lành, phục vụ tha nhân. 4.- Giác Quan Nhạy BénChó có lẽ là một trong những tạo vật được trời ban cho giác quan tinh hảo nhất, và chó cũng biết tận dụng các giác quan của mình. Ban đêm, chó cò thể nghe tiếng động lạ từ xa, mức cảnh giác, tỉnh táo là 24/7. Nhờ tai thính, mắt tinh, khứu giác nhạy bén mà trước nay chó được huấn luyện dung trong các công tác quân sự khó khăn, nguy hiểm: quân khuyển. Hiện nay, chó còn được huấn luyện để dùng trong các công tác khám phá hàng lậu, bất hợp pháp như nha phiến, marijuana, chuyển tiền… Hồi tháng 6 năm nay, trên đường bay về Việt Nam nhiều hành khách đã bị giữ lại ở phi trường Chicago vì mang trong mình nhiều tiền đô-la, quá mức qui định mà không khai báo. Chó đánh hơi được mùi “hôi tanh” của tiền Mỹ! Kẻ gian nào cũng sợ chó vì chó có khứu giác rất nhạy bén. Khi nhận diện ra kẻ thù chó “lên tiếng” sủa, không câm nín, a tòng. Việt Minh và Việt Cộng sợ chó hơn sợ kẻ thù Tây, Mỹ nên gặp chó là muốn “giải phóng!” Thời chống Pháp, bộ đội du kích Việt Minh ra lịnh cho làng xã ngoài Bắc giết hết dòng họ “chó má” để dễ dàng hoạt động phá hoại ban đêm, độc quyền làm chuyện… chó má. Chó thấy xa, nghe xa, ngửi xa… nghĩa là có “vision” cần thiết để lãnh đạo. 5.- Trung ThànhChó nhà nghèo không chê chủ Con nhà khó không từ bỏ mẹ cha. Đã có nhiều câu chuyện nói về đức tính “trung thành” của loài chó. Quan niệm của Khổng giáo về “trung thần bất sự nhị quân” có lẽ học được từ loài chó. Có trường hợp chủ nuôi chết đi, chó phủ phục bên cạnh mồ đến chết, không ăn uống gì cả. Có trường hợp chó cứu chủ dù chủ có ý định giết chó. Có trường hợp chó bị quân dữ bắt, trốn được và vượt đường xa hàng trăm dặm về gặp lại chủ… Vô số. Dù chủ sa cơ thất thế, chó vẫn một dạ trung thành, không tham phú phụ bần, không hùa theo kẻ có quyền thế. Chủ giàu hay nghèo, dân đen hay quan chức không phải là yếu tố tạo sự trung thành. Nhưng… chó hai chân thì khác. Cứ xem lại mặt mày mấy con chó hai chân họp mặt mỗi lần quan chức VGCS sang viếng Mỹ quốc thì biết. Mới ngày nào ba chân bốn cẳng xuống tàu vượt biên đi “tỵ nạn chính trị” vì không sống nổi với chế độ cộng sản mà nay mở miệng tôn vinh ca ngợi, xem VGCS như ân nhân giải phóng, cho mình có cơ hội làm giàu. Vậy mà mở miệng là chưởi chó… đồ chó má! Chó không có bằng cấp, không rành văn chương chữ nghĩa nên không thể nói chó lá loài thú… trọng văn. Nhưng nhờ bản tính tốt trời cho, chó là loài vật biết trọng lễ nghĩa. Chó đâu có tố cha, tố mẹ để lấy lòng quan thầy Tàu, củng cố chức vụ như Trường Chinh. Chó đâu “chó má” nhận lịnh đảng tố thầy dạy mình để đảng bố thí cho miếng xương chó như vài ông giáo dạy văn, dạy triết trong cái gọi là “hội trí thức yêu nước” ở Sàigòn sau 1975. Muốn lãnh đạo người khác cần phải được tin cậy, không phản trắc, bán độ, đem tổ chức bán cho quân thù để đánh đổi quyền lợi, tiện nghi vật chất. Về phương diện này quả thật loài người không bằng chó. Chó nổi tiếng là trung thành, bạn tốt nhất của loài người, “man’s best friend.” Người nhìn chó chỉ thấy giò chó, rựa mận…, muốn thấy chó “hạnh phúc” ngụp lặn trong chảo nước sôi! 6.- Phản Kháng và Đồng CảmChó phải sủa. Chó không sủa, tức chó câm , không phải là chó thật mà là chó bông, chó cỏ, chó cảnh, chó hai chân bị thuần hóa và tha hóa… Với chó, sủa là hành động phản kháng, một đức tính tốt, không phải thói đời a dua, mặc dầu có người dùng chữ “chó hùa.”
Chó sủa khi phải đương đầu với kẻ gian, “thằng ăn trộm.” Gặp kẻ gian, thằng trộm cướp, chó phải sủa lên để cho mọi người biết để tránh xa hay có hành động đối phó. Đây là sự can đảm, không phải hèn nhát. Sự phản kháng của chó có ý nghĩa triết lý thật sâu xa. Một văn hào Nga đã bắt chước Descartes nói “tôi phản kháng vậy thì tôi có.” Vậy dù không có trí khôn đỉnh cao của CSVG, chó cũng “có quyền“ nói “tôi sủa vậy thì tôi còn hiện hữu. Dòng giống tôi chưa bị loài người tiêu diệt. Chúng tôi không chấp nhận điều IV hiến pháp xã hội chủ nghĩa Việt gian… cấm chúng tôi sủa” Loài chó sống có nguyên tắc đạo đức: không hiệp thông với kẻ “sát cẩu,” giết chó ăn thịt. Nhưng loài người không thiếu kẻ thích “hiệp thông” với quân sát nhân, bán nước, đọa đày dân tộc! Trong thời gian Thế Vận Hội Hè 2008 ở Trung Hoa, nhà cầm quyền Bắc Kinh ra lệnh cấm các tiệm bán thịt nai đồng quê tạm ngưng bảo tồn văn hóa họ Mao, không được giết chó bán thịt để thế vận viên và du khách được an giấc. Gặp kẻ giết đồng loại ăn thịt, chó phải sủa để biểu lộ sự đồng cảm, xót thương, kêu gọi lương tâm của loài người tiến bộ có hai cẳng đừng tiếp tục giết hại chó nữa. Để đối phó với sự phản kháng của loài chó, quốc hội xã nghĩa VN “khẩn trương” soạn dự luật “cấm chó sủa” vì loài chó không chấp hành nghiêm chỉnh điều IV hiến pháp. Theo “dự kiến,” dự luật sẽ được toàn thể đại biểu quốc hội nhất trí thông qua vì quốc hội ta không học thói đời phản kháng của loài chó, tức… chó câm!
Càng nghĩ tôi càng thấy loài chó có những đức tính của người lãnh đạo tốt. Vậy mà nhiều con chó hai chân đã làm cho cả loài chó mang tiếng xấu. Khi mắng chưởi nhau, người ta mang cả dòng họ chó ra sỉ vã: đồ chó má, cẩu trệ, ngu như chó, bẩn như chó, chó đá vẫy đuôi, chó nhảy bàn độc, chó táp phải ruồi, chó lãnh đạo, chó nghiệp vụ …
Nếu những người đang lãnh đạo quốc gia, đoàn thể lớn nhỏ có những đức tính tốt của loài chó kể trên thì xã hội, đất nước, đoàn thể sẽ tốt đẹp hơn bết bao. Tình người sẽ nở rộ. Tứ hải giai huynh đệ không còn là ước mơ mà là thực tế. Không còn chiến tranh giải phóng. Không còn chế độ cộng sản bất nhân… Mọi người hòa nhi bất đồng. Thế giới an bình… CSVG đã viết sách, làm phim “Sống Như Anh” để ca tụng thành tích tên đặc công khủng bố Nguyễn Văn Trổi đặt bom trên cầu Công Lý Sàigòn. Tôi mong có bậc thức giả viết sách “Sống Như Chó” để so sánh thú cách của loài chó bốn cẳng và nhân cách của loài chó hai chân. Chắc chắn sách sẽ có nhiều “thú vị” hơn “nhân vị!” Cuộc đời quả đúng là bức tranh vân cẩu, có lúc trông giống hình người, có lúc trông giống hình chó. Chó hay người, bốn cẳng hay hai chân là do thái độ và hành động sống. Trong xã hội con người quả thật không thiếu những con chó hai chân, sống lẫn lộn và nói tiếng người, hoặc dành cho phe phái mình độc quyền lãnh đạo, hoặc đồng lỏa, a tòng với bạo quyền đàn áp, bằng hành động hay thái độ im lặng, để được chia của rớt của rơi. Những kẻ này chủ trương “thà làm chó sống còn hơn làm sư tử chết,” tức “sống nhục còn hơn là… chết đói!” Cuộc đời quả thật là… chó má! Chỉ có loài súc sanh mới dửng dưng trước những khổ đau của đồng loại để chú tâm chăm sóc bộ lông của mình (Karl Marx). 7.- PS: Chó nghiệp vụ.Qua sự cố Thái Hà và Tòa Khâm Sứ trong tháng 9-2008, người ta thấy xuất hiện thêm một giống chó mới (the new breed) chỉ có ở Việt Nam: chó nghiệp vụ! Đây là thành quả “trồng chó” theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Hồ chủ tịch. Loài chó nầy được huấn luyện từ trường công an Hà Nội, và là bạn đồng hành với loài cẩu trệ trong các công tác… nghiệp vụ đàn áp dân lành vô tội. Loài thú nầy đã hoàn toàn bị tha hóa, mất hẳn… thú tính tốt lành tự nhiên của loài chó, và chỉ còn nhân tính độc ác của giống người mới xã hội chủ nghĩa theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Phương châm hành động cua “chó nghiệp vụ” là “trung với đảng, ‘hiếu’ với dân.” Tỉnh bộ loài chó ở Việt Nam đã ra thông cáo không công nhận “chó nghiệp vụ” thuộc dòng giống của mình.)
|