Mỹ rút khỏi Việt Nam là theo yêu cầu của Tầu (Bài 12) |
Tác Giả: Báo Văn Nghệ Tiền Phong | |||
Chúa Nhật, 04 Tháng 1 Năm 2009 13:06 | |||
Bai 12- VNTP: 699 Tài liệu TỐI MẬT TÒA BẠCH ỐC (Tiếp theo và hết) Hậu Nghĩa. (Tiếp theo phân tích bản phỏng đoán phản ứng của CIA , ngày 12.6.1962). Một khi Mỹ tăng cường hoạt động quân sự tại Lào và Miền Bắc VN." Communist Reactions to Additional US Course of Action in Laos and North Vietnam" . B. Nếu không quân Mỹ tấn công miền Bắc Việt Nam, tấn công đường tiếp vận chính vào Nam xuyên qua Lào, nhưng không tấn công các khu đông dân cư như Hà Nội. Bộ binh Mỹ đưa 45000 quân vô trú đóng quanh vùng sông Mê Kông bên Lào, thì : 4. Một khi tấn công vào lãnh thổ miền Bắc, sẽ đánh dấu một khúc quanh quan trọng, Liên Xô và Trung quốc sẽ tuyên bố yểm trợ toàn phần ( full support) cho Hà Nội . Sẽ có những nỗ lực cấp thời nhằm yêu cầu Mỹ ngưng ném bom (obtain a cessation of the US attacks). Họ sẽ có những cuộc vận động chính trị ngoại giao, tuyên truyền tại LHQ và tại nhiều nơi để phản đối là hành động công khai xâm lăng (act of outright aggression). 5. Bắc Kinh và Liên Xô chắc chắn sẽ tăng cường hỗ trợ nhằm bảo vệ miền Bắc. Phiá Trung quốc có nhiều khả năng sẽ gia tăng quân số trú đóng tại Lào, nhưng với tình hình ở mức độ này ( at this stage) không có khả năng Trung quốc sẽ đưa quân qua Bắc Việt. Nhưng nếu Mỹ tấn công liên tục và mãnh liệt, đồng thời có căc hoạt động phối hợp của quân đội Mỹ ở Lào thì tình hình lại khác. Với tình trạng này phía CS có thể sẽ tấn công các đơn vị Mỹ đóng tại Thái, tại Nam Việt Nam và có thể sẽ tấn công cả " US carries ". Ở mức độ này sẽ không có sự khác biệt về mức độ yểm trợ giữa Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa . C. Trường hợp đổ bộ tấn công miền Bắc ( Amphibious Operations Against North Việt Nam). Đổ bộ vào Vinh rồi tiến quân về hướng Tây qua Lào, tiếp xúc với lực lượng Mỹ đóng tại Lào, thì phản ứng của CS sẽ là : 6. Một khi đưa quân vào miền Bắc thì cả khối Cộng Sản ( Communist block) sẽ coi là Mỹ ngang nhiên xâm lăng vào sự toàn vẹn lãnh thổ của miền Bắc Việt Nam, và còn đe dọa đến nền an ninh của Trung Cộng. Hà Nội sẽ chống trả mãnh liệt, và Trung Cộng chắc chắn sẽ đưa bộ binh qua yểm trợ. Khối CS sẽ tri hô lên, cảnh cáo về sự bùng nổ chiến tranh nguyên tử ( warning of the danger of nuclear war), tạo áp lực quốc tế buộc Mỹ rút quân. Đồng thời các đơn vị của Mỹ trên bộ, cũng như các đơn vị hải quân Mỹ chắc chắn sẽ bị tấn công bởi phía CS với sự hướng dẫn của BV. Có thể toàn khối CS sẽ gửi cả các tầu ngầm để nghênh chiến. Các căn cứ hậu cần của Mỹ ở Lào, Thái, Nam Việt Nam chắc chắn sẽ bị tấn công. ( Bản chụp trang này của bản phân tích của CIA 12.6.62 đã có in trong bài báo trước VNTP 697 ). Xem ra việc đổ quân vào Việt Nam Mỹ đã tính toán , dự liệu các biện pháp đối phó của cả khối CS trước khi có quyết định. Bản phân tích nêu trên được nạp cho các nhà hoạch định chính sách từ giữa năm 1962, nhưng phải đợi đến khi lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm (11.1963) mới có thể thi hành chính sách CIP ( Counter-Insurgency Plan), để đưa quân đội Mỹ vô miền Nam VN. Dựa vào các văn kiện đã phơi bày qua nhiều số báo trước đây, có thể hiểu được đâu là mục tiêu chiến lược của Mỹ khi đổ quân vô miền Nam Việt Nam. Cũng như hiểu được lý do tại sao tướng Westmoreland đã đưa ra lời tuyên bố năm 1995 rằng vì mục tiêu chiến lược của Mỹ mà ông ta không thể phá đường mòn HCM và không thể tiến quân qua Bắc. Cũng như hiểu được việc Mỹ từ chối khi TT Thiệu đề nghị đưa quân qua phía Bắc vĩ tuyến 17 (hồi muà hè 1972 , sau khi TT Nixon đến TQ tháng 2.1972) . Cũng như TLTMTBO phơi bày, tuy Mỹ không nhằm chiếm đất đai, cũng không xâm lăng (has any territorial ambitions ... neither side wishes to dominate the other ),nhưng khi Mỹ đưa quân vô miền Nam Việt Nam trực tiếp tham chiến tại đây, đã làm gia tăng mối bất đồng giữa Liên Xô và Trung quốc (như các bản tin trích dẫn trước đây). Vì vậy sau khi Mỹ thuận rút quân ra khỏi VN theo yêu cầu của Trung quốc, hai nước tái lập quan hệ ngoại giao, việc này phía Trung quốc đã nêu ra nhận định về phía Mỹ như sau :" Oasinhtơn không muốn thấy thế lực của Nga bành trướng qúa đáng ở Châu Á, cảm thấy trước sự uy hiếp của Liên Xô, lợi ích chung của hai nước tăng lên, nên đã thỏa hiệp với Trung Quốc ..." (MLĐTB: 558). Và rồi sau khi Mỹ rút quân khỏi Việt Nam, đến lượt Trung quốc đưa quân qua biên giơi Việt Nam 1979 nhằm thăm dò phản ứng của Liên Xô. Kết qủa của việc thăm dò này phía TQ cho hay " ... đã không làm cho sự việc phát triển thành xung đột trực tiếp Trung - Xô " ( MLĐTB: 568) như chính phía Trung quốc đã phơi bày, chứng tỏ đã có sự hợp tác Mỹ - Hoa trong vấn đề chống Liên Xô. Cho nên 6 năm trước người viết đã có loạt bài trên tờ báo này với tiêu đề:" Phải chăng cuộc chiến tại Việt Nam có ảnh hưởng đến sự tan rã của khối Xô Viết " ( VNTP số 548, 549 tháng 10.1998). Nay thì các tài liệu như TLTMTBO, The Pentagon Papers, The White House Papers ( thời Kennedy, Nixon ), CIA reports, sách MLĐTB của Trung quốc đã phơi bày cho biết đâu là mục tiêu chiến lược của Mỹ trong việc Mỹ đưa quân vào VN. Đó cũng là điều nhằm giải tỏa khúc mắc mà tướng Westmoreland nêu ra năm 1995 tại Nam Cali rằng , vì mục tiêu chiến lược mà ông ta không được phá đường món HCM và không được tiến quân ra Bắc . Qua các tài liệu đã dẫn chứng, độc giả có thể nhận diện ra đâu là mục tiêu chiến lược của Mỹ trong việc đưa quân vào Việt Nam và rút quân ra khỏi Việt Nam; và tiêu đề" Phải chăng cuộc chiến tại Việt Nam có ảnh hưởng đến sự tan rã của khối Xô Viết " có còn đặt ở thể nghi vấn nữa hay không, xin để tùy quyền nhận định của qúi vị độc gỉa. Nay khối Liên Xô đã tan rã, còn Trung quốc với vấn đề Đài Loan và nền an ninh trong vùng Viễn Đông, mà qua TLTMTBO (1972) TT Chu An Lai cho hay, thời TT Truman đã mang hạm đội 7 phòng thủ Đài Loan khi Trung quốc muốn chiếm Đài Loan vào thời gian này. Và 1996 qua cuốn MLĐTB, Trung quốc cũng nêu ra ... " vấn đề Đài Loan trở thành một qủa bom nổ chậm trong lịch sử quan hệ Trung - Mỹ ... Khi nào Đài Loan thống nhất với Trung Quốc qủa bom nổ chậm đó sẽ được tháo gỡ. "(MLĐTB: 446). Và rồi Trung quốc cũng răn đe Mỹ: " ... không thể coi Đài Loan là một "hàng không mẫu hạm" không thể đánh chìm".(MLĐTB: 454). Cho nên ngươì viết đã nêu ra câu hỏi từ 1998 trên tờ báo này rằng có phải :" Viêt Nam là tiền đồn " và Đài Loan là " Hàng Không Mẫu Hạm" của Mỹ tại Viễn Đông ? ( VNTP: 551, 552, 553, tháng 12.1998 & 1.99 ). Một câu hỏi khác , hiện nay Việt Nam ảnh hưởng bởi " thế lực " nào trong vùng Viễn Đông ? Để trả lời cho các câu hỏi vừa nêu trên, nhất là để biết qua việc Mỹ " restrain " Nhật như thế nào ( theo TLTMTBO đã trích dẫn, Mỹ từ chối yêu cầu của Trung quốc rút quân khỏi Nhật, Mỹ viện lẽ phải "restrain" Nhật) không gì bằng xin mời độc giả đọc qua các bản tin ngươì viết tóm lược ghi sau về các biến cố đang xảy ra trong vùng Viễn Đông thời sẽ tìm ra câu trả lời thỏa đáng. Và đồng thời độc gỉa cũng sẽ biết qua về bối cảnh chính trị, quận sự của toàn vùng Á Châu, Thái Bình Dương hiện nay ra sao . Xin lập lại, TQ đã coi Hiệp định Geneve 1954 về Đông Dương đã thuộc về quá khứ . Và cũng xin độc giả ghi nhớ việc Nhật coi ba nước Đại Hàn, Đài Loan và Việt Nam liên hệ đến nền an ninh của Nhật như TLTMTBO nêu ra và người viết đã lược lại qua các số báo trước . Tình hình tại vùng Viễn Đông : Theo TLTMTBO, đúc kết phiên họp ngày 22.2.1972 ( trang 30 ) giữa TT Chu An Lai và TT Nixon có một mẩu đối thoại như sau : Prime minister Chou : At least on issues are important for the Far East. The President: Yes. Just a historic note - who can be prophet these day ? - I think that looking ahead for the next twenty-five years, peace in the Pacific is going to be the key to peace in the world, there being a relative balance in Europe. The Middle East is a candidate ( PM Chou loughs). But, I believe the Pacific is the key, and that is why our meetings are so important for the whole. TT Chu An Lai nói là có một vấn đề quan trọng của vùng Viễn Đông, và được TT Nixon trả lời : Đúng, một ghi nhận lịch sử, ai sẽ đoán được sự việc xảy ra trong những ngày tháng này? Riêng tôi, vào khoảng 25 năm tới đây, hoà bình vùng Viễn Đông sẽ là chìa khóa của nền hòa bình trên toàn thế giới, nó còn có liên hệ đến sự quân bình cho Âu Châu. Vùng Trung Đông sẽ là điểm kế tiếp < TT Chu cười> . Nhưng tôi tin là vùng Viễn Đông là chìa khóa, và đó là vì sao cuộc gặp gỡ của chúng ta lại là quan trọng cho tất cả . Đó là lời "prophet" của TT Nixon từ 1972 nhìn về 25 năm sau tức là thời gian sau năm 1997 tình hình diễn ra như thế nào. Vì vậy nhằm mục đích để độc gỉa chiêm nghiệm xem hai nhà " tiên tri " CHU-NIXON tiên báo sự việc vùng Viễn Đông có đúng hay không, thời xin đọc bản tóm lược tình hình vùng Viễn Đông hiện nay, đã và đang xảy ra trong hai lãnh vực quân sự và chính trị thời sẽ dễ dàng nhận diện vấn đề hơn . Như bài đầu tiên của loạt bài đưới tiêu đề này ( VNTP: 687) người viết đã viết qua một số sự việc trong vùng Viễn Đông, lúc đó còn trong giai đoạn thăm dò, chuẩn bi ... Nay thì sự việc đã tiến từ giai đoạn chuẩn bị sang giai đoạn chính thức hành động, hợp thức bằng các việc ký kết thỏa hiệp My - Úc Trên VNTP số 687 người viết đã cho biết việc Mỹ-Úc thỏa thuận thiết lập cở sở huấn luyện quân sự chung của hai nước tại vùng Bắc Úc. Nay Theo bản văn của" American Forces Press Service" (AFPS) thuộc Bộ Quốc Phòng Mỹ, ngày 7.7.2004, dưới tiêu đề:" U.S., Australia Announce Defense Cooperation Agreements " cho hay, hai bên Mỹ-Úc vừa ký thoả hiệp chung về các việc thiết đặt hỏa tiễn phùng thủ, (We've signed a memorandum of understanding pledging to work together on developing a system to defend our respective countries from missile attack), tăng cường huấn luyện quân đội chung (to improve the ability of the countries' forces to work together, and to develop a joint, combined military training capability. ) Nhằm phòng ngừa các cuộc tấn công từ các nước sở hữu vủ khí hủy diệt hàng loạt ( defend against countries that have access to ballistic missiles and weapons of mass destruction.) Bởi vì Bắc Triều Tiên theo đuổi công cuộc chế tạo vũ khí hạch tâm và vũ khi hủy diệt hàng loạt.(We shared concerns about North Korea's pursuit of nuclear weapons and ways that we could cooperate with other countries to stem the proliferation of weapons of mass destruction.). Trung Hoa - Bắc Triều Tiên: Trong khi đó Theo Thông Tấn Xã Pháp AFP gửi bản tin tư` Bắc Kinh hôm 1.7.2004 có tiêu đề : "Border security pact for Beijing and Pyongyang " cho hay, hai nước Trung Hoa và Bắc Triều tiên vừa ký thỏa hiệp phòng thủ biên giới chung giữa hai nước chạy dài 1,400 cây số . Và theo bản tin AFP cho hay thỏa thuận này theo hai nước thì ngoài việc nhằm tăng cường an ninh chung giữa biên giới hai nước , còn tăng cường sự liên hệ giữa hai nước . ( The agreement is of important significance to the continued safeguarding of security and stability along the Sino-North Korean border region and to the strengthening and development of goodneighbourly relations,) Qua bản tin của BBC, hải quân Trung quốc hiện có hai hàng không mẫu hạm mua lại của Nga và được sửa chữa lại để tái hoạt động . Theo tờ Trung Báo (China Daily ngày 13.9.2003) chiếc đầu tiên cập bến 9. 2003 ( Aircraft carrier Kiev, which was retired from active duty and subsequently bought by China, was open to visitors in Qinhuangdao, a coastal city of North China's Hebei Province, September 13, 2003. Kiev was sent to Shanhaiguan dockyard of Qinhuangdao to be refitted for tourism and other purposes two years ago. The aircraft carrier will leave Qinhuangdao for Tianjin Sunday morning, September 14, 2003). Trung Hoa - Ba Tư Vào ngày 29.10.04 , theo Thông Tấn Xã Ba Tư (IRNA) , qua bản văn tiêu đề " Iran, China sign MoU over Yadavaran oil project ", hai bên đã ký bản thỏa thuận mà theo đó Ba Tư sẽ cho tập đoàn dầu khí Sinopec củaTrung quốc khai thác khu vực giếng dầu rộng lớn nhất (Yadavaran oil field) của Ba Tư. Một khi đi vào khai thác thì Ba Tư sẽ bán cho Trung quốc 150 ngàn thùng dầu thô mỗi ngày và bán trong vòng 25 năm trị giá lối 200 tỉ Mỹ kim. ( Iran and China on Thursday signed a memorandum of understanding (MoU) to award the project to develop Yadavaran oil field to Chinàs Sinopec. ---The NIOC has agreed to sell as much as 150,000 barrel per day (bpd) of crude oil to China over a period of 25 years once Yadavaran is in full swing.) Ngoài ra Ba Tư còn bán cho Trung Quốc trong vòng 25 năm tới , số lượng khí đốt 10 triệu tấn mỗi năm trị gía lối 100 tỉ Mỹ kim .(to purchase an annual of 10 million tons of Iranian liquefied natural gas (LNG) over a period of 25 years.) Sau đó, vào ngày 4.11.04, Ngoại trưởng TQ là ông Lý Triệu Tinh đã đến thăm nước Ba Tư , mà theo bản tin của AP cho hay , Trung Quốc muốn bàn vấn đề chế tạo vũ khí hạt nhân của Ba Tư ngoài phạm vi của Hội Đồng Bảo An LHQ, và rằng TQ sẽ dùng quyền phủ quyết nếu vấn đề được đem ra thảo luận tại LHQ. Trung Quốc cũng sẽ phủ quyết việc cấm vận kinh tế với Ba Tư .( AP - Secretery of the Iranian Supreme National Security Council Hasan Rowhani (R), and China's Foreign Minister Li Zhaoxing, talk during their meeting in Tehran, on Saturday Nov. 6, 2004. China said on Saturday it would be better to resolve Iran's nuclear case without sending it to the ỤN. Security Council, where Beijing holds the option of vetoing any sanctions against Tehran. ) Như qúi vị độc giả đã biết, Hoa Kỳ đã xếp Ba Tư vào một trong số ba nuớc mà Hoa Kỳ gọi là " trục ma qủi ". Hiện nay Nhật bản là nước đứng đầu trong việc mua dầu của Ba Tư, nhưng khi thỏa hiệp về dầu khí nêu trên đi vào hoạt động thì TQ sẽ trở khách hàng số một của Ba Tư trong việc mua dầu khí của nước này . Nhật Bản - Trung Hoa Theo bản tin của AFP gửi đi ngày 7.7.04, Nhật bản cho hay Trung quốc hiên nay đã tối tân hoá vũ khí hạt nhân và hỏa tiễn cho không và hải quân Trung Quốc ('China has been modernising its nuclear and missile forces as well as its naval and air forces.) Vì thế Nhật Bản phải tái phối trí lại lực lương trên bộ, trên không và trên biển để đặt đưới quyền một vị chỉ huy hầu đối phó với mối đe dọa từ một số nước Á Châu trong vùng (Japan must also streamline its ground, air and sea armed forces under one command to cope with new threats as its Asian neighbours boost military spending). Sau đây ngườì viết sẽ lược lại các biến chuyển quân sự liên hệ giữa hai nước Nhật - Hoa trong thời gian qua: A- Về ba phương án Tầu sẽ tấn công Nhật * Theo Thông tấn xã Pháp AFP ngày 8.11.04, tiêu đề Japanese defense planners preparing for possible Chinese attacks, tường thuật lại dựa vào bản tin của Kyodo rằng các chiến lược gia quân sự Nhật bản đưa ra nhận định Trung Quốc có khả năng tấn công Nhật bản Và dựa vào bản tin của Kyodo thì các chiến lược gia quân sự Nhật chuẩn bị kế hoạch nhằm đối phó với các cuộc tấn công của Trung quốc, vì hiện nay theo Nhật thì Trung quốc đang nhanh chóng tăng cường võ trang . Theo các nhà chiến lược quân sự Nhật dự liệu Trung quốc có khả năng tấn công Nhật qua ba phương án : 1)- Phương án Đài Loan : Trung quốc sẽ tấn công vào một phần lãnh thổ Nhật nhằm ngăn chặn sự tiếp viện của quân đội Mỹ tại Nhật cho Đài Loan . 2)- Phương án đảo Điếu ngư : Trung quốc sẽ tấn công chiếm đảo Điếu ngư để kích động tinh thần dân tộc trong trường hợp có những chống đối về cách giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ của các nhà lãnh đạo Trung quốc. ( Người Tầu gọi là đảo Điếu ngư < Diaoyu > ; Người Nhật gọi đảo này là Sang-Ka-Ku . Đảo này nằm khoảng cách giữa Đài Loan và đảo Okinawa của Nhật , và nằm gần về phía Đài Loan hơn là phía Okinawa . Đảo này hiện thuộc về lãnh thổ của Nhật, nhưng TQ cho rằng đảo này thuộc về TQ. Chung quanh vùng đảo này có nhiều mỏ dầu khí . Trong khi đó hai nước Nhật và TQ nhu cầu về dầu khí đang tăng cao theo đà phát triển kinh tế ). 3)- Phương án chiếm mỏ dầu: Trung quốc sẽ dùng vũ lực để chiếm các mỏ dầu tại vùng Biển Đông nơi đang có tranh chấp. AFP :Japan has determined China will become Asia's top military power and charted out scenarios for a Chinese attack against Japan which could be triggered by disputes over Taiwan or energy resources. Kyodo News agency says the outline for potential Chinese attacks is part of a confidential report on Japan's defense strategy drawn up by military planners in September. Sau đây là bản văn của Kyodo viết về ba phương án mà Kyodo nêu ra rằng Trung quốc có thể tấn công, với tiêu đề: Japan sketches scenarios for a Chinese attack - Report reflects concerns over dealing with a rising China - JAPAN may be attacked by China if the following scenarios come to pass, according to the Japanese Defence Agency: Scenario 1: In the case of a clash between China and Taiwan, China could attack parts of Japan to stop US forces based in the country from helping Taiwan. Scenario 2: Beijing would try to take over disputed islands between Taiwan and Japan - called Senkaku by Japan and Diaoyu by China - to rally support, if Chinese public criticism over Beijing's handling of the territorial issue grows strong enough to threaten its leadership. Scenario 3: China could take military action to secure its interests in the East China Sea, where Tokyo and Beijing are at loggerheads over the development of gas fields near their maritime boundary. * Hai ngày sau (10.11.04) để phản ứng về phía Bộ quốc Phòng Nhật đưa ra ba phương án nêu trên, tờ Trung Báo( China Daily) số ra ngày 10.11.04 có loan tải bài nhận định về vụ này dưới tiêu đề : Nhật đe dọa đến sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung quốc (Japan affronts China's integrity) . Theo bài nhận định trên tờ Trung Báo, đã nói lên quan điểm chính thức của Bắc Kinh, rằng sự việc chẳng qua là nhằm đe dọa vào chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc Nhật có âm mưu can thiệp vào Đài Loan, không những tạo ra quan hệ giữa Nhật - Trung Hoa thêm căng thẳng, mà còn đe doạ đến nền hoà bình và ổn định trong vùng Á châu - Thái Bình Dương. Nhật nói rằng đảo Điếu ngư thuộc về lãnh thổ của Nhật , và còn tranh chấp việc khai thác dầu khí trong vùng biển Đông. Trong khi đó có rất nhiều bằng chứng hiển nhiên từ thời xa xưa rằng đảo Điếu ngư thuộc về chủ quyền củaTrung quốc. VàTrung quốc có quyền khai thác dầu khí trên vùng lãnh thổ này. Nhật Bản đã nhiều lần đưa ra những tuyên bố và hành động vô trách nhiệm. Điều này đã tác hại trầm trọng đến quan hệ bang giao giữa hai nước Japan's Kyodo news agency reportedly revealed on Sunday the country's Defence Agency will revise its security strategy based upon three hypotheses under which China could attack Japan. (---) It is nothing less than an affront to China's sovereignty and territorial integrity. (---) Japan's attempt to intervene in the Taiwan Straits not only poses uncertainties in Sino-Japanese relations but risks torpedoing peace and stability in the Asia-Pacific region. (---) As for Japan's ownership claim on the Diaoyu Islands and the wrangling between the two over energy and territory in the East China Sea, there is overwhelming evidence to indicate the Diaoyu Islands have been part of Chinese territory since ancient times. And China's oil and gas explorations in the East China Sea are being carried out in China's indisputable coastal waters. They are within the scope of China's sovereignty. B- Nhật Bản báo động quân sự vì tàu ngầm nguyên tử Tầu xâm nhập lãnh hải Nhật * Ngày 10 11.2004 theo AFP, loan đi bản tin có tiêu đề :" Japan on alert as suspected Chinese sub detected in territorial waters " lệnh báo động quân sự đã được ban bố tại vùng biển của Nhật Bản sau khi phát hiện một chiếc tàu ngầm nguyên tử của Trung quốc xâm nhập lãnh hải nước này chứng tỏ có tình trạng căng thẳng giữa các siêu cường trong vùng Á Châu đang gia tăng. Japan was on alert after a suspected Chinese nuclear submarine entered its territorial waters, setting off a chase on the high sea amid mounting disputes between the Asian powers.- - -" * Ngày 11.11.04 , theo BBC loan tải bản văn, tiêu đề "Japan chasing mystery submarine " cho biết phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Trung quốc đã lên tiếng về việc này, rằng TQ không biết chiếc tàu ngầm đó là của nước nào .Và rằng dù cho chiếc tầu đó là của TQ, ( người phát ngôn) cũng không biết và không thể cho thêm tin tức về vấn đề này. (---) Beijing's response -The Chinese foreign ministry said it did not know the vessel's nationality. "The Chinese side is now paying close attention to this issue and I do not approve or encourage any random suppositions on this question," Foreign Ministry spokeswoman Zhang Qiyue told reporters at a briefing in Beijing. "As to whether this is a Chinese submarine, I do not know and I cannot provide you any information on this," she said. * Ngày 12.11.04, dù có lời phủ nhận của phía Bắc Kinh, Nhật chính thức yêu cầu Trung quốc xin lỗi về việc tầu ngầm xâm nhập bất hợp pháp lãnh hải của Nhật. Theo Kyodo, ngày 12.11.04, bản văn tiêu đề " Japan demands China apologize over submarine intrusion "Phát ngôn viên của chính phủ Nhật cho hay chiếc tầu ngầm nguyên tử xâm nhập trái phép hải phận Nhật là của Trung Quốc. Nhật cho rằng hành vi này của Trung quốc tạo thêm rắc rối " và đã triệu nhân vật số 2 của toà Đại Sứ Trung quốc tại Nhật đến bộ Ngoại giao Nhật ( vì Đại sứ TQ không có mặt tại Tokyo) để chính thức phản đối về việc này và yêu cầu Trung quốc phải xin lỗi về hành động nêu trên. Viên chức sứ quán Trung quốc, ông Cheng hứa sẽ chuyển yêu cầu của Nhật về Trung quốc . (J apan charged Friday that a Chinese nuclear submarine intruded into Japanese waters on Wednesday and lodged a strong protest with China in an incident that could complicate the already strained bilateral political ties. Prime Minister Junichiro Koizumi told reporters, ''It is extremely regrettable that it intruded into our country's territorial waters and so we lodged a protest with China and are waiting for its reply.'' (---) Cheng said he will report the matter ''immediately'' to Beijing, but added that with investigations currently under way, his country cannot promptly accept the protest and apologize, Machimura told reporters later. * Ngày 13.11.04 theo Kyodo, bản văn có tiêu đề "China envoy calls for settling sub incident in calm manner " loan tải lời tuyên bố của Đại sú TQ tại Nhật rằng hai nước nên bình tĩnh tìm cách giải quyết vấn đề tầu ngầm " Nhân dịp này Đại sứ TQ tại Nhật cũng đưa ra lời phê bình rằng việc Thủ Tướng Nhật đến thăm đền thờ nơi ghi lại dấu tích các quân nhân Nhật trong thế chiến vừa qua là không thích hợp sẽ ảnh hưởng đến quan hệ Nhật-Hoa. Về vấn đề Đài Loan, Trung Quốc mong muốn Nhật nên tỏ rõ thái độ chống đối phong trào đòi độc lập cho Đài Loan .( While there have been storms between China and Japan, it is urged that both parties mutually respect each other and seek a solution in a calm manner, --- On Taiwan, Wang urged Japan to send clear signals that it opposes any independence moves by Taiwan. ) * Ngày 16.11.04, theo AFP qua bản văn tiêu đề " China offers apology for submarine intrusion threatening ties: Japan" theo đó , Thủ tướng Nhật cho hay Trung quốc đã chính thức xin lỗi Nhật về vụ tầu ngầm nguyên tử của TQ xâm nhập lãnh hải Nhât . (Ghi chú trong ngoặc ). Cũng liên quan đến vấn đề khai thác dầu khí của TQ ở vùng Biển Đông, ngoài tranh chấp quyền khai thác dầu khí với Nhật, khu vực biển Việt Nam cũng có vấn đề . Theo báo Nhân Dân ngày 19.11.2004 cho hay , phía VN đã lên tiếng phản đối việc TQ di chuyển dàn khoan KANTAN3 của Trung Quốc từ Thượng Hải đến hoạt động tại khu vực biển Đông, cách bờ biển Việt Nam 63 hải lý, cách bờ biển đảo Hải Nam, Trung Quốc 67 hải lý. Tờ Nhân Dân viết :" khu vực này hoàn toàn thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Việc Trung Quốc đưa dàn khoan vào hoạt động ở khu vực này vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam". >>>>>>>>>>>> 12 BIS <<<<>>>> hay la VNTP 700 C- Nhật Bản công bố bạch thư về quốc phòng. * Ngày 10.12.2004 , chính phủ Nhật công bố bạch thư mà theo BBC thì :" Chính phủ Nhật công bố chiến lược quốc phòng cho chin năm tới, qua đó, sẽ cởi bỏ những giới hạn về buôn bán vũ khí, chế tạo hệ thống phòng thủ tên lữa và gửi lính ra nước ngoài tham gia các chiến dịch gìn giữ hòa bình. Những thay đổi được công bố hôm nay không phải là một cuộc cách mạng, nhưng sẽ từ từ đưa Nhật trở lại một nước "bình thường," theo cái nhìn của những người có chủ trương dân tộc, đó là sức mạnh quân sự phải phản ánh được sức mạnh kinh tế." Ngay sau đó (cùng ngày 10.12.2004), Trung Hoa đưa ra lời bình luận về "sách trắng " của Nhật . Theo Tân Hoa Xã qua bài có tiêu đề :"China concerns Japan's overhaul of defense policy ", theo đó Trung Hoa quan tâm đến sự thay đổi về quốc phòng của Nhật Bản. Đồng thời phía nhà cầm quyền Bắc Kinh phản bác lại luận cứ mà Nhật đã nêu ra rằng " Trung Hoa là mối đe dọa cho nước Nhật ... " Về điểm này, Tân Hoa Xã cho biết : " Việc Nhật Bản coi Trung Hoa là mối đe dọa trong tương lai là điều hoàn toàn vô căn cứ và cực kỳ vô trách nhiệm ." ( We are deeply concerned with the great changes of Japan's military defense strategy and its possible impact," ... Meanwhile, Zhang expressed Chinas "strong dissatisfaction" to the Japanese government, which described China as a potential threat in its official document. "This is totally groundless and extremely irresponsible," she said. "). (Ghi chú trong ngoặc ). Trước ngày Nhật Bản ra bạch thư một ngày , vào ngày 9.12.2004, không hẹn mà gặp, phía TTXVN cũng phổ biến bạch thư của phía nhà cầm quyền Hà Nội. Theo TTXVN ( ngày 9.12.04), qua bản văn tiêu đề :" Công bố sách trắng về quốc phòng Việt Nam " có đoạn viết như sau: " ... Việt Nam chủ trương không tham gia bất kỳ liên minh quân sự nào; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình; không tham gia bất kỳ hoạt động quân sự nào sử dụng vũ lực hay đe doạ sử dụng vũ lực đối với nước khác, nhưng vẫn sẵn sàng tự vệ chống lại mọi hành động xâm lược, đe dọa an ninh quốc phòng, tổn hại đến lợi ích dân tô.c. - - -. Riêng về vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, quan điểm nhất quán của Việt Nam là khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với vùng biển, đảo của Việt Nam trên Biển Đông. Tuy nhiên, vì lợi ích an ninh chung của các bên hữu quan, Việt Nam sẵn sàng đàm phán hòa bình để giải quyết, trước mắt là đạt tới sự thoả thuận về "Bộ quy tắc ứng xử" trong khi tiếp tục tìm kiếm những giải pháp lâu dài. ". Tuy bạch thư không nói rõ "vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông ... , nhưng theo báo chí quốc tế cho rằng phía nhà cầm quyền Hà nội muốn lên tiếng xác nhận hai quần đảo Trường Xa và Hoàng Xa thuộc chủ quyền của Việt Nam . Ngoài ra, các nưóc cấp viện cho quĩ Hỗ Trợ Phát Triển Chính Thức ( ODA, Offical Development Assistance) cho VN năm tới (2005) đạt con số là 3.4 tỉ Mỹ kim, trong đó, Nhật đóng góp nhiều nhất là hơn 900 triệu Mỹ kim. * Ngày 22.12.2004, theo Tân Hoa Xã, tiêu đề ;" China summons Japanese ambassador over visa issue " Phó bộ trưởng Ngoại Giao TQ Wu Dawei đã triệu Đại Sứ Nhật tại Bắc kinh đến Bộ Ngoại Giao TQ để phản đối việc Nhật cấp chiếu khán nhập cảnh cho cựu Tổng Thống Đài Loan là ông Lý Đăng Huy đến Nhật. Mặc dù trưóc đó đã có các cuộc biểu tình phản đối việc này trước toà ĐS Nhật tại Bắc Kinh,và Bắc kinh yêu cầu Nhật không cấp chiếu khán, nhưng Nhật vẫn cứ cho ông Lý Đăng Huy đến Nhật. Phía TQ cho rằng hành động này của Nhật là hành động nhằm khuyến khích một Đài Loan độc lập và ảnh hưởng trầm trọng đến quan hệ giữa hai nước. Nhật - Nga Theo Bản tin của Kyodo đánh đi từ Mạc Tư Khoa ngày 3.7.2004 với tiêu đề:" Russia to start building Japanproposed pipeline in 2005" cho biết dự án xây ống dẫn dầu hỏa từ Tây Bá Lợi Á đến Thái Bình Dương sẽ chính thức được khỏi sự xây cất từ năm 2006. Bản tin cho hay, Nga không lập ống dẫn dầu hỏa qua Đại Khánh, Trung quốc (Russia has no plans to build the pipeline on the Chinese route. Các bản tin quốc tế loan tải cho hay hôm 31.12.04, Nga chính thức công bố việc thiết lập ống dẫn dầu ra Thái Bình Dương do Nhật bỏ vốn đầu tư, xây dựng đường ống ) Hiện nay 90 phần trăm dầu hỏa phải vận chuyển qua đường biển . Như số báo trước người viết đã bàn đến việc Trung Cộng xây xa lộ từ Côn Minh đến Ấn Độ Dương, như thế con đướng vận chuyển này sẽ nguy hiểm một khi có chiến tranh.( Phải chăng vì lý do này Mỹ thiết lập cơ sở quân sự tại Bắc Uc ???) Và một khi Đài Loan mà bị tấn công thì vấn đề chuyển vận dâù hỏa qua vùng này cũng là mối lo của Nhật. ( Theo TLTMTBO là Nhật muốn đưa quân vào Đài Loan cũng vì là an ninh của nuớc Nhật. Còn về quan hệ Nhật- Việt, hiện nay Nhật tăng cường hợp tác với Hà Nội, rất nhiều xưởng chế tạo đã được thiết lập quanh Hà Nội ... Và Thành phố Hà Nội chính thức mở văn phòng nhằm quảng bá đầu tư vào Hà Nội tại Tokyo - Văn phòng riêng của TP Hà Nội tại Tokyo ) . Cũng tin liên quan đến tình hình chính trị quân sự tại Nhật. Về việc quốc hội Nhật thảo luận việc tu chính hiến pháp để không còn ngăn cấm quân đôi Nhật tham gia vào các cuộc chiến tranh ... Vì thế Bắc Kinh đã có bài bình luận qua tờ Trung Báo( China Daily) số ra ngày 3.7.2004 với tiêu đề :" Japan edges toward armed might " có đoạn phê bình :" the Japanese Government may resort to force and provide support for US military action during emergencies or when supposed contingency is imminent. The contingency legislation provides complete legal procedures for revising Japan's postwar pacifist constitution and striding toward amassing military might." và rằng :" the smooth enactment of the contingency bills in parliament is a very dangerous signal and will contribute to a revival of militarism from Japan's ultra-rightist forces." . Ngoài ra theo tin AP, Nhật đã phóng đi 3 vệ tinh do thám ( spy satellite) và dự trù sẽ phóng thêm một số vệ tinh khác nữa trong tương lai, nhằm theo dõi các hoạt động quân sự của Bắc Hàn . M? - Nh?t Theo t? báo Nh?t , The Asahi Shimbun, số ra ngày 12.11.04, trong bài báo có tiêu đề "Japan still open to U.S. HQ move " cho biết hai nước Mỹ - Nhật đang thương thảo về đề nghị di chuyển Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I của Mỹ hiện đồn trú tại bang Washington (USA) được đồn trú trại Zama tại Kanagawa Prefecture ( phía Nam Tokyo) nước Nhật . "The new interpretation is that such a move should be appraised for whether ``it, in fact, contributed to the security of Japan and the Far East.'' (---) The ministry's paper also broaches the subject of reinterpreting the definition of areas surrounding the Far East, in the context of determining if a threat to the Far East exists. Ngày 15.12.2004, theo tờ The Japan Times, với tiêu đề :" Tokyo, Washington sign missile-tech exchange agreement " cho hay hai nươc ký kết thỏa hiệp nhằm trao đổi kỹ thuật sản xuất hỏa tiễn và phòng thủ chung (Japan and the United States signed a pact Tuesday allowing "comprehensive cooperation" on transfers of technologies related to missileđefense systems. ... The agreement ... , allowing it to sell missile defenserelated products jointly developed with the U.S. Japan also adopted a new security policy outline the same day in which it pledges stronger cooperation with the U.S. on missile defense. ... Officials hope the latest pact will accelerate bilateral technological cooperation in other aspects of missile defense. Japan plans to deploy a U.S.đesigned missile shield that makes use of PAC-3 and SM-3 interceptor missiles. The PAC-3 is a lanđbased missile. ... Japan plans to take the project to the next stage -- development and deployment -- soon.) Tình hình Đài Loan Trong chuyến viếng thăm Bắc Kinh của bà Rice, Cố Vấn TT Bush, nhân khi gặp Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc, ông Giang Trạch Dân ( nay đã không còn giữ chức này) cảnh báo Mỹ rằng, Trung quốc là dân tộc yêu chuộng hòa bình, không muốn có chiến tranh , nhưng nếu Đài Loan mà tiến đến độc lập thì trung quốc sẽ không khoan nhượng ... Và nếu quân đội nước ngoài mà tiến vô Đài Loan ( ghi chú : trong TLTMTBO, Nhật rất muốn đưa quân vào Đài Loan ) thì Trung Hoa sẽ không ngồi yên mà nhìn . "If the Taiwan authority goes its own way towards Taiwan independence, and if foreign forces step in, we will never sit by and watch.) .Viết theo bản tin của Tân Hoa Xã ngày 9.7.2004 , tiêu đề bản văn :" Hu told Rice: China's concern over Taiwan serious".. Ngày 15.7.2004, phía Lập pháp Hoa Kỳ, ( Hạ Viện Mỹ ) đã thông qua nghị quyết nhằm lập lại quan hệ với Đài Loan (Taiwan Relations Act) . Ngay sau đó đã bị Trung quốc lên tiếng phản đối :"We expressed strong dissatisfaction and opposition towards the US House of Representatives for its neglect of the principles of the three Sino-US communiques and the basic standards of international relations) . Và rằng nghị quyết này vi phạm đến chủ quyền của Trung quốc .(China has been firmly opposing to the unilateral enactment of the Taiwan Relations Act by the United States in 1979, regarding it as openly violating China's sovereignty ". Và Trung quốc đưa ra lời cảnh cáo :" The resolution fabricated the Chinese military threat and advocated selling weapons to Taiwan and raising the US-Taiwan relationship level." Viết theo tin của tờ Trung Báo ( China Daily). Ngày 22.7.04, theo tin của đài phát thanh RFI , giữa hai bên bờ biển Đài Loan - Trung Hoa lục địa đều có các cuộc tập trận, một bên là quân đội Trung quốc, và bên kia là quân đội Mỹ và quân đội Đài Loan. Phiá Đài Loan cho hay các phi công lái các chiến đấu cơ (Mirrage của Pháp chế tạo ) tập dượt đáp xuống xa lộ, nếu một khi chiến tranh nổ ra, các phi trường sẽ là mục tiêu bị phá hủy, và sẽ không xử dụng được ... Đồng thời Tư Lệnh Lực Lượng Mỹ tại Thái Bình Dương đề nghị tăng cường thêm hàng không mẫu hạm thứ hai đóng tại vùng này nhằm phòng thủ (AFP - The United States is seriously considering stationing a second aircraft carrier in the Asia Pacific region in the face of threats posed by nuclear-armed North Korea and a potential crisis across the Taiwan Strait.) Ngày 23.7.04, theo tin của Tân Hoa Xã tiêu đề :" China tells US not to sell arms to Taiwan ". Qua việc Đài Loan dự tính bỏ ra 18 tỉ đô la để mua vũ khí của Mỹ, (Taiwan is considering weapons purchases of US$18 billion from the United States, including Patriot anti-missile systems, submarines and anti-submarine aircraft ) đồng thời phía Mỹ cho biết sẽ bán vũ khí cho Đài Loan, mặc dù Trung quốc lên tiếng phản đối ; Do đó, nhân dịp Tư Lệnh Đệ Thất Hạm Thái Bình Dương của Mỹ thăm Trung quốc, Ngoại trưởng Trung quốc nhân cơ hội này đã đưa ra lời phản đối việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan :"We resolutely oppose the United States violating the Three Joint Communiques and violating the 'one China' principle to sell advanced weapons to Taiwan because this does not benefit our efforts to peacefully resolve the Taiwan issue." Ngày 11.12.2004, theo tin của Thông Tấn Xã Đài Loan CNA, tiêu đề :" Seminar on Taiwan-Japan-India Cooperation to Open in Taipei" , cho hay Đài Loan triệu tập một " liên minh" về kinh tế, thương mại gồm ba nước Ấn Độ-Nhật-Đài Loan . Tuy hội nghị bàn về hợp tác kinh tế , thương mại, nhưng phía Ấn độ lại cử cựu Bộ Trưởng Quốc phòng Ấn Độ đến dự, ông này mới rời chức vụ hồi tháng 5.2004 vừa qua . ( Experts from Taiwan, Japan and India will take part in a seminar today in Taipei on trade and economics, --- Notable among the participants is the head of the Indian delegation, Shri George Fernandes, a former Indian defense minister and a nine-term member of the Lok Sabha, or People's Assembly. ) Ngày 21.12.2004, theo Tân Hoa Xã, tiêu đề :" China urges US to sever military ties with Taiwan" Nhân việc Mỹ cử một viên Đại Tá làm tùy viên quân sự tại phòng Liên Lạc của Mỹ tại Đài Loan kể từ mùa hè 2005 ( Mỹ đã rút tuỳ viên quân sự tại Đài Loan từ 1979, khi hai nước Mỹ-Hoa thiết đạt bang giao). Việc bổ nhiệm tùy viên quân sự Mỹ tại Đài Loan , Bắc Kinh lên án là " hành động phá hoại đến nền hoà bình và sự ổn định hai bên bờ đảo Đài Loan ( The act will thus far sabotage the peace and stability across the Taiwan Strait and undermines the Sino-US relationship ). Trung Hoa yêu cầu Mỹ hãy tôn trọng thoả thuận đã ký kết, hãy ngưng ngay việc bán vũ khí cho Đài Loan, và chấm dứt ngay quan hệ quân sự với Đài Loan ( China urges the U.S. to honor its commitments, stop arms sales and military contacts with Taiwan so as to avoid undermining the common interests of China and the United States ). Ngày 27.12.2004 ( sau Việt Nam và Nhật ) đến lượt Trung quốc ra bạch thư quốc phòng dày 85 trang. Bạch thư của TQ được phổ biến đúng vào ngày mà cựu Tổng thống Đài Loan, ông Lý Đăng Huy đặt chân lên nước Nhật (27.12.04). Căn cứ vào bản tin của Tân Hoa Xã loan tải (ngày 27.12.04) có tiêu đề "Army to crush any Taiwan independence plot " theo đó , bạch thư quốc phòng ( white paper on defence ) của Trung quốc cho hay, TQ sẽ dẹp tan mọi âm mưu ( to crush any "Taiwan independence" attempt ) tiến đến độc lập của Đài Loan "at all cost" bằng mọi giá. (China published on Monday a white paper on national defense, reaffirming its determination to crush any "Taiwan independence" attempt at all costs and reassure the world of its pursuit of peaceful development that will pose "no obstacle or threat to any one.) Ấn Độ - Trung Quốc Về các hoạt động của hải quân Trung Hoa tại vùng biển Miến Điện trong Ấn Độ dương, và số báo trước, người viết đã viết lại bản văn của tờ Bangkok Post, rằng Trung quốc đã viện trợ toàn chi phí xây xa lộ từ Côn Minh qua Miến Điện để ăn thông ra Ấn độ dương , tàu bè của Trung quốc có hoạt động tai khu vực này "overhauling oil wells and building a new dockyard for repairing ships as well as helping build a major highway that would connect the southern Chinese province of Yunnan with the Indian Ocean through Burma." - Bangkok Post: The rape of a River). Cho nên, hải quân Ấn Độ vì "trực tiếp trách nhiệm an ninh của Ấn "(direct bearing on India's security ) đã phải theo dõi các hoạt động của Hải quân Trung quốc ở trong vùng . Và tờ Ấn Độ Thời báo loan tải cách nay một năm , vào ngày 12.11. 2003 có bài viết với tiêu đề " India watching Chinese activities in Myanmar: Officials " nói lên sự quan tâm của Ấn Độ về việc hải quân Trung quốc gia tăng các hoạt động ở trong vùng biển Miến Điện . Theo bài báo này, Trung quốc đã cho xây dựng cơ sở thám sát tình báo ở vùng này từ 1990 . While seeking friendly ties with China, India is keeping a close watch on the enhanced Chinese naval activities in Myanmar, which has a direct bearing on India's security, senior Indian Navy officials said here on Wednesday. "As far as Coco Island and Myanmar is concerned, we are vigilant and watching the developments going on there," the flag officer commanding the Eastern Naval Command of the Indian Navy, Vice-Admiral O P Bansal told PTI here on board INS Ranjit, a guided missile destroyer, now docked in the east Chinese port city of Shanghai. Asked whether the Chinese naval activities in Myanmar, especially on great Coco Island was taken up during his interactions with the Chinese navy, Bansal said it was not discussed but the issue has been taken up at "a higher level." (---) Sources said the increased Chinese naval activities around Myanmar is a cause of concern to India since the naval facilities on great Coco Island, the site of a major signals intelligence facility situated near the strategically important Andaman and Nicobar Islands. China built a signals intelligence facility on great Coco Island in the early 1990s. It has yet to be conclusively shown whether this is controlled by Beijing or Yangon, or shared by both, the report said. " (---) Mỹ - An Độ Theo tờ The Times of India ngày 26.2.04, bài báo có tiêu đề :" USAF saves Gwalior from IAF 'attack' " . Lần đầu tiên ( first-ever ) hai không lực Ấn Độ (IAF) và Hoa Kỳ (USAF) đã tổ chức cuộc thao dượt chung. Theo bài báo trên tờ Thời Báo Ấn độ thì sở dĩ có việc tập dượt chung để phòng ngừa , vì " biết đâu chừng trong tương lai hai nước cùng sát cánh để chống lại kẻ thù chung " ( This first-ever joint air combat exercise takes the expanding bilateral defence ties between the two countries to an entirely new level (---) And who knows this growing "inter-operability" between the two forces may be required one day for joint operations against a common enemy. "This is an beginning for us. The first step towards more bilateralism and mutual understanding," said Air Marshal Ajit Bhavnani of the Central Air Command. Added US team leader, Colonel F G Neubeck, "It's a very fruitful exchange of ideas, tactics and techniques. ) Ấn Độ -Viêt Nam Qua bản văn của TTXVN (VNA) có tiêu đề "Indian naval ships visit southern economic hub " ngày 6/11/2004 " Ba tầu chiến của Hải quân Ấn Độ đã cặp bến Sàigòn trong cuộc tham viếng đầu tiên. Trong dịp này viên chỉ huy trưởng của đoàn tầu chiến này cũng đến thăm xã giao với Tham Mưu Trưởng kiêm Thứ trưởng Quốc phòng . HCM City (VNA)- Three ships of the Indian navy arrived in Ho Chi Minh City on Saturday for a four-day friendship visit to the city.(-- -)The ships' officers paid courtesy visits to the leaders of the Ho Chi Minh City People's Committee and the Command of Military Zone No. 7 and a representative from the Naval Command of the Viet Nam People's Army in the South. (---) Earlier on Friday, Indian Vice Admiral O. P. Basal, who is in command of the three ships paid a courtesy visit to Lieut. Gen. Phung Quang Thanh, Chief of General Staff and Deputy Defence Minister of the Viet Nam People's Army Mỹ - Việt Nam Còn về quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam, thì vào Ngày 15.6.2004 nhân chuyến viếng thăm VN của Phụ Tá Thứ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Jerry Jennings, bàn về vấn đề lính Mỹ mất tích, theo tin của VN Thông Tấn xã (VNA) loan đi thì :" Vietnamese government and people will continue cooperating with the US in solving the issue more quickly and efficiently. " Nhưng theo tin của ngoại quốc loan đi từ Hà Nội thì lần đầu tiên Việt Nam cho Mỹ vô văn khố của Bộ quốc Phòng Việt Nam để sao lục tin tức về MIA . Nhân dịp này, phía VN có yêu cầu Mỹ mà nguyên văn :" asked for a larger US contribution to help the Vietnamese people overcome the aftermath of the war, especially the impacts of Agent Orange and clearance of mines and unexploded bombs dropped by US troops during the war in Viet Nam.." Có thể vì nhà cầm quyền Hà Nội cho Mỹ vô văn khố coi các tài liệu mật quốc phòng của Việt Nam, cho nên 8 ngày sau , là ngày 23.6.2004 TT Bush đã có hành động "nhân nhượng" tương tự , ông Bush nói rằng Việt Nam đáng được đặc biệt giúp đỡ (Vietnam deserves this special help). Vì thế VN được Mỹ cho vào danh sách 15 nước trên thê giới nhận viện trợ chữa trị bệnh si-đa (Today, I'm also announcing that we're adding Vietnam to the emergency plan. In other words, we have 14 countries; we're adding a 15th country). Mà theo bản văn của phòng báo chí Tòa Bạch Ốc loan tải nguyên văn lời tuyên bố của TT Bush :" after a long analysis by our staff, we believe that Vietnam deserves this special help." Viết theo:" The White House - Office of the Press Secretary - June 23, 2004 : President Bush Discusses HIV/AIDS Initiatives in Philadelphia ". ( Cũng tin liên quan đến VN, vào ngày 4.11.04 Chính phủ Mỹ cấp thêm 5 triệu USD cho VVMF và một số tổ chức khác trong công tác gỡ mìn tại VN . Tổ chức Cựu Chiến Binh Mỹ đã thực hiện việc gỡ mìn mấy năm qua tại VN. < The VVMF will be able to significantly expand its mine-action program operating in Vietnam through funding from the U.S. government >). Ngoài ra, nhân chuyến viếng thăm Hà Nội 4 ngày của bà Phụ tá đặc trách Mậu Dịch Mỹ, bà đã lên tiếng Mỹ sẽ ủng hộ Việt Nam gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO vào năm 2005 : " Deputy US Trade Representative Josette Sheeran Shiner has assured Vietnam of Washington's support for the communist nation's bid to join the World Trade Organization next year, .,." Trích theo tin AFP loan tin từ Hà Nội ngày 25.7.2004, bài :"US says it will support Vietnam's WTO bid". Vòng đàm phán cuối tháng 10.2004 tại Hoa Thịnh Đốn, theo VNS loan tải lời phát biểu của viên chức thuộc Bộ Thương Mại của Mỹ, ông Timothy Hauser (Deputy Secretary for International Trade in the US Department of Commerce's International Trade Administration) đưa ra lời tuyên bố ủng hộ Viêt Nam gia nhập tổ chức kinh tế trong khu vực và toàn cầu. (---since the normalisation of Viet Nam-US bilateral ties, the US has paid attention to supporting Viet Nam's efforts to integrate into the regional and global economy - - - and that Viet Nam would join the WTO as soon as possible.) Năm 2005 nếu Việt Nam không được gia nhập WTO thì hàng hoá, nhất là hàng may mặc mà Việt Nam coi là khu vực " mũi nhọn" của nền kinh tế Việt Nam (với 2 triệu nhân công đang làm việc trong ngành này) khi nhập cảng vào Mỹ sẽ phải chịu mức thuế hạn ngạch ( quota) tăng lối 30 phần trăm. Chất độc màu Da Cam Về vấn đề chữa trị hay trợ giúp cho các nạn nhân chất độc Da Cam, người viết xin tóm lược một số sự việc đã qua như sau: Như trên cho thấy, nhân chuyến viếng thăm VN của ông Jenning, lần này (15.6.2004 ) phía VN không đòi bồi thường, mà là yêu cầu giúp đỡ (help). Nguyên do lần viếng thăm trước đây (3.8.2002) ông Jenning đã cho phía Việt Nam biết rằng, Mỹ sẽ không bồi thường cho các nạn nhân bị bệnh do chất độc màu Da Cam gây ra, vì phía Việt Nam đã hủy bỏ điều kiện bồi thường khi hai bên ký kết thoả hiệp về bang giao Mỹ - Việt hồi 1995 ( the United States, arguing that Vietnam dropped its calls for compensation when the two countries normalised ties in 1995, has declared that it favours only "humanitarian aid" for any provenvictims.( Viêt theo bản tin của Pháp Tấn Xã AFP ngày 3.8.2002, tiêu đề: US signs agreement with Vietnam over MIA research). Cũng về vấn đề chất độc Da Cam của người Mỹ gốc Việt, ba năm trước đây, trên tờ báo này ( VNTP số 617- 8.2001) đã có bài viết nêu câu hỏi có nên vận động chính phủ cho công dân Mỹ gốc Việt được hưởng quyền lợi giống như các cựu chiến binh Mỹ từng phục vụ tại Việt Nam đang được hưởng hay không ? Trong khi ngươì lính Mỹ phục vụ tại Việt Nam bị bệnh được chính phủ Mỹ cấp là $2193.00 một tháng (gía biểu 2004 chi tiết có thể coi nơi trang nhà : http://www.vba.va.gov/bln/21/benefits/Herbicide/AOno3.htm . Kế đến, vào năm 2002 (hai năm trước đây), một tổ chức phục vụ cho người Việt trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn đã vận động để xin Bộ Xã Hội cấp tiền nhằm để khảo sát xem số người Mỹ gốc Việt sinh sống tại Mỹ có hay không bị bệnh vì bị nhiễm độc chất Da Cam. Nếu có thì con số người bị bệnh là bao nhiêu người và tình trạng bịnh nặng hay nhẹ ..., để từ đó mới có con số thống kê chính xác trước khi bàn đến chuyện xin Chính phủ dự chi ngân khoản trợ giúp về y tế phí , hay tài chánh cho các nạn nhân bị nhiễm bệnh ... Thế nhưng vì có sự bất đồng ý kiến nội bộ cho rằng vấn đề nêu ra sẽ làm lợi cho VC ..., vì thế công việc bị gián đoạn. Đó là những thảo luận của phía người Việt tại Mỹ từ hai, ba năm trước, còn đầu năm nay (2004), phía trong nước, vào tháng 1.2004, đã thành lập hội Nạn nhân chất độc Da Cam và đâm đơn kiện các nhà sản xuất thuốc khai quang, và nếu không gặp trỏ ngại giờ chót, thì toà án Liên Bang (New York) dự trù sẽ mở phiên xử đầu tiên vào ngày 28.2.2005 tới đây. Người viết không bàn về vấn đề thắng kiện hay không thắng kiện, nhưng nhân dịp này người viết nêu lên hai việc, để hy vọng độc giả và những hội đoàn đấu tranh cho bất công , cho nhân quyền lưu tâm tùy nghi giúp đỡ ... (QUYỀN được hưởng đồng đều vì người Mỹ chính gốc được cấp $2193.00 một tháng, còn NHÂN Mỹ gốc Việt thì lại bị gạt ra , tuy cùng là nạn nhân của chất độc Da Cam). 1) Vấn đề thưa kiện Liệu người Mỹ gốc Việt có bị kẹt bởi qũi bồi hoàn gọi là The Agent Orange Settlement Fund ? Năm 1984 các nhà sản xuất thuốc khai quang tại Mỹ bồi thường cho các nạn nhân ( người Mỹ) số tiền là 180 triệu USD gọi là thỏa thuận ngoài tòa án , để đổi lại, các nạn nhân này không thưa kiện ở toà án .( The class action case was settled out-of-court in 1984 for $180 million dollars). Thế nhưng, sau này phát giác ra rằng nạn nhân bị mắc bệnh đã di truyền sang thế hệ thứ 2 và 3 là con và cháu , và các quân nhân không biết đến qũi bồi hoàn này không nhận được tiền bồi thường, cho nên một số cựu chiến binh Mỹ đã làm đơn kiện . Nội vụ cuối cùng được chuyển đến Tối Cao Pháp Viện phân xử. Sau nhiều lần trì trệ xử vụ án ( Dow Chemical Co. v. Stephenson, 02-271 ) kéo dài từ 1993, cuối cùng được toà trên cứu xét, để xem các nạn nhân không biết đến qũi bồi hoàn này , liệu có bị ràng buộc bởi quyết định ưng thuận ngoài toà, để có quyền thưa kiện . ( But the Supreme Court will decide before July whether people who got diseases long after 1984, and didn't know about the $180 million settlement, may challenge the deal. Viết theo tin của hãng Thông Tấn AP loan ngày 26.2.2003, Bản tin có tiêu đề :"Supreme Court revisits old Agent Orange settlement " ) . Đến ngày phân xử thì tòa tối cao có 9 ông, nhưng chỉ có 8 ông hiện diện, nên khi biểu quyết, kết qủa có số phiếu là 4 - 4 nên nội vụ vẫn dậm chân tại chỗ ( Justices deadlocked 4-4 on a case involving two veterans who blame Agent Orange for their cancer, but got sick too late to claim a piece of the $180 million settlement with makers of the chemical in 1984. The non-decision allows veterans to pursue lawsuits claiming they were wrongfully shut out of the settlement. ). Viết theo tin của AP ngày 9.6.2003, bản tin có tiêu đề :"High Court Deadlocks on Agent Orange Case". 2) Làm lợi cho VC. Theo như bản tin của AFP ghi nơi trên phiá nhà cầm quyền Hà Nội không có quyền đòi bồi thường, vì Hà Nội đã bỏ điều kiện bồi thường khi đôi bên ký thỏa hiệp bang giao 1995. Nếu bảo rằng Ngươì Mỹ gốc Việt không nên vận động đòi chính phủ Mỹ bồi thường vì sẽ có lợi cho Việt Công. Một câu hỏi được nêu ra : Vậy thì ngươì Việt đang sinh sống tại Mỹ mặc nhiên tự coi mình là còn bị ràng buộc bởi nhà nước Việt Cộng, bị ràng buộc vào thoả hiệp bang giao Mỹ và Việt Cộng ký kết năm 1995, nên không có quyền đòi chính phủ Mỹ và các nhà sản xuất bối thường cho dù đã là công dân Mỹ ? Nếu gỉa dụ được chính phủ Mỹ cứu xét, ( gỉa dụ thế thôi ) ngoài tiêu chuẩn bệnh trạng, còn tiêu chuẩn thời gian cư trú ( cư ngụ tại Mỹ trước hay sau 1995, ngày thỏa hiệp bang giao Mỹ-VC ra đời ) không cần xét tới ??? Trong khi trước đây, đã có tiền lệ là luật trợ cấp SSI ban hành ngày 22.8.1996 qui định, nếu không là công dân Mỹ thì không được nhận tiền SSI dù là đến trước ngày ban hành luật. Sau đó nhờ nhiều sắc dân vận động và quốc hội đã tu chính luật này, là chỉ áp dụng cho người đến sau ngày ban hành luật là ngày 22.8.96 ( Khởi đầu là các bô lão miên Trung nước Mỹ, dù là mùa Đông lạnh lẽo cũng rủ nhau xuống đường biểu tình, trao thỉnh nguyện thư đến Bộ trưởng Xã Hội, tin này đã loan tải trên tờ VNTP này tháng 12.1996). Người viết nêu ra các khía cạnh của sự việc để mong rằng có thêm ý hiến , thêm yếu tố để qúi độc gỉa, những vị đang hoạt động trong các đoàn thể tuỳ nghi suy xét, rồi quyết định xem có nên, hay không nên đứng ra, hay tham gia vận động cho mục đích nhân quyền này. ( Nhân : Mỹ gốc Việt . Quyền: hưởng quyền lợi đồng đều, không bị kỳ thị ). Sau chót, một thắc mắc được nêu ra suốt từ năm 1975 đến nay, rằng VNCH có cả triệu quân dưới cờ, và có đủ loại phương tiện chiến tranh và vũ khí đạn dược, tại sao lại bị thua một cách nhanh chóng ??? Dựa vào các tài liệu trình bày qua 12 số báo đã loan , có thể trả lời cho thắc mắc này rằng : VNCH bị xóa sổ một cách nhanh chóng KHÔNG PHẢI vì quân và dân miền Nam " không chiến đấu cho tự do "(*), mà bị thua vì "mục tiêu chiến lược" của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam ( như đã trích dẫn), cho nên " mình bị ép buộc phải nhận lấy một thất bại, mà không làm gì khác được." ( HSMDĐL: 179). Nhân dịp năm mới Ất Dậu, người viết xin chúc qúi độc gỉa an khang và thịnh vượng. Ngày 31.12.2004 Hậu Nghĩa (*) Ngày 27.9.2004, trang web Fox News loan tải cuộc phỏng vấn Tổng Thống Bush, theo đó Bill O'Reilly đã nêu câu hỏi với Tổng Thống Bush như sau: - O'REILLY: Dân chúng Nam Việt Nam không chiến đấu cho tự do của họ, đó là tại sao họ không có nó ở ngày hôm nay. (The South Vietnamese didn't fight for their freedom, which is why they don't have it todaỵ) - BUSH: Đúng vậy. (Yes.) - O'REILLY: Ngài có nghĩ rằng dân Iraq sẽ chiến đấu cho tự do của họ? - BUSH: Tuyệt đối tin như thế.
|