Mỹ rút khỏi Việt Nam là theo yêu cầu của Tầu (Bài 10) |
Tác Giả: Báo Văn Nghệ Tiền Phong | |||
Thứ Bảy, 03 Tháng 1 Năm 2009 09:49 | |||
Bai 10 - -VNTP 696, ngày 3.12.04 Tài liệu TỐI MẬT TÒA BẠCH ỐC(Tiếp theo) * TT Nixon : “ Mỹ sẽ rút hết quân khỏi, nhưng chúng tôi phải hoàn thành mục tiêu của Mỹ ở vùng này” * Thủ Tướng Chu : Cái chính sách mà người tiền nhiêm của Tổng Thống gây ra (1961), ngay từ ban đầu đáng lý ra Mỹ không nên đổ quân vào vùng này . Hậu Nghĩa. Về chuyến viếng thăm Trung Hoa 8 ngày của TT Nixon hồi 1972 ( Từ 21.2.1972 đến 28.2.1972 ). Theo TLTMTBO ghi lại cuộc họp giữa TT Nixon và Thủ Tướng Chu Ân Lai . ( Memorandum of Conversation, 22 February 1972, 5:15 p.m. - 8:05 p.m . Bản chính lưu tại : National Archives, Nixon Presidential Materials Project, White House Special Files, President's Office Files, box 87 -Địa điểm : Tòa Đại Sảnh Nhân Dân - Bắc Kinh) . Thảo luận liên quan đên các vấn đề Đài Loan, vai trò của quân đội Mỹ và sự liện hệ Mỹ - Hoa hồi 1940, và cuộc thương thảo về chiến tranh Việt Nam . Sau đây là phần tóm lược cuộc thảo luận giữa hai phía liên quan Việt Nam ( như đã viết, loạt bài chỉ bàn đến vấn đề Việt Nam đã được ghi trong TLTMTBO). Mở đầu TT Nixon lên tiếng rằng hai chuyến đi Bắc Kinh năm 1971 của TS Kissinger đã đúc kết sự việc qua 500 trang giấy ,và ông TT Nixon đã đọc hết , và đưa ra cam kết chỉ có 5 người được đọc 500 trang giấy này mà thôi ; Năm người đó là các ông : Nixon, Kissinger, và 3 viên chức thuộc Hội Đồng An Ninh quốc Gia ( NSC ) Alexander Haig, John Holdridge và Winston Lord . Về 5 điều mà TS Kissinger hứa ủng hộ quan điểm của Trung quốc trước đây, lần này TT Nixon chính thức xác nhận điều mà TS Kissinger đã hứa, và TT Nixon nhắc lại từng điều : 1) Chỉ có một nước Trung Hoa, và Đài Loan thuộc về Trung Hoa Lục địa. 2) Mỹ chưa và sẽ không hậu thuẫn cho phong trào Đài Loan độc lập. 3) Mỹ sẽ dùng ảnh hưởng của mình để khuyên Nhật không đưa quân vô Đài Loan ( discourage Japan from moving into Taiwan) và khuyên Nhật không ủng hộ phong trào Đài Loan độc lập ( also discourage Japan from supporting a Taiwan independence movement. I will only say here I cannot say what Japan will do, but so long as the U.S. has influence with Japan ‘ we do not want Japan moving in on Taiwan and will discourage Japan from doing so). ( Về vấn đề Nhật Bản, TT Nixon cho biết thêm quan điểm của Mỹ như sau : I know the Prime Minister’s position is that we should withdraw our forces from Japan. I do not agree with that position, as shown in the communique, and I will not withdraw our forces from Japan, because I believe that our interest in peace in the Pacific is to restrain Japan. All the things that we have talked about require our forces staying). 4) Hỗ trợ một giải pháp hòa bình cho vấn đề Đài Loan. 5) Mỹ muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung quốc. Kế đến TT Chu Ân Lai xác định lại lập trường mà Trung quốc cho là “ great importance” không những cho việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước mà còn cho tương lai của thế giới . Một khi hai bên đã thỏa thuận không có tham vọng chiếm đất đai, cũng không có tham vọng xâm lăng lẫn nhau, mà muốn giảm sự căng thẳng trên toàn thế giới , thì điều trước tiên là làm sao giảm tình trạng căng thẳng tại vùng Viễn Đông, mà vấn đề Đông Dương là vấn đề nghiêm trọng. (The question is now of not only to Sino-American relations but to the future of the world. Since neither China nor the U.S. has any territorial ambitions on the other and neither side wishes to dominate the other, and what is more, each wants to make some contribution to the relaxation of tensions in the world, then we should see to it first of all where there is a possibility for relaxation of tensions in the Far East. ...So we will only talk about the situation around us, and the crucial question then is the question of Indochina. ).( Ghi chú trong ngoặc). Vì lẽ đôi bên đã thoả thuận không xâm lấn (dominate) nhau, nên Mỹ từ chối đề nghị của ông Thiệu năm 1972 khi ông Thiệu muốn đưa quân đội VNCH vượt vĩ tuyến 17 như người viết đã nêu ra trên bài báo trước đây (VNTP 690). Trong khi đó theo bản phỏng đoán phản ứng của CIA, một khi Mỹ đưa quân ra Bắc là Mỹ đã xâm lăng , trái với thỏa thuận giữa Mỹ-Trung Cộng như vừa nêu trên. Theo bản phân tích của CIA :” Một khi đưa quân vào miền Bắc thì cả khối Cộng Sản ( Communist block) sẽ coi là Mỹ ngang nhiên xâm lăng vào sự toàn vẹn lãnh thổ của miền Bắc Việt Nam, và còn đe dọa đến nền an ninh của Trung Cộng( Communist China) . Hà Nội sẽ gia tăng chống trả mãnh liệt, và Trung Cộng chắc chắn sẽ đưa bộ binh qua yểm trợ . Khối CS sẽ tri hô lên, cảnh cáo về sự bùng nổ chiến tranh nguyên tử ( warning of the danger of nuclear war) , tạo áp lực quốc tế buộc Mỹ rút quân.. Đồng thời các đơn vị của Mỹ trên bộ, cũng như các đơn vị hải quân Mỹ chắc chắnphía CS sẽ tấn công với sự hướng dẫn của BV. Có thể cả khối CS sẽ gửi các tầu ngầm để nghênh chiến. Các căn cứ hậu cần của Mỹ ở Lào, Thái, Nam Việt Nam chắc chắn sẽ bị tấn công.” Chi tiết về bản phân tích phản ứng của phía CS khi Mỹ đưa quân ra Bắc của CIA sẽ nêu ra vào số báo sau). Sau đó, TT Chu An Lai lên tiếng, từ khi Mỹ có quyết định sẽrút quân ra khỏi toàn cõi Đông Dương, muốn vùng này nhiều hay ít có sự trung lập, không lệ thuộc phe này hay phe khác, không có quân đội ngoại nhập ở trong vùng..., thì Mỹ cần có hành động cụ thể ( take more bold action). Bằng không thì làm cho Liên xô càng dễ dàng gây thêm ảnh hưởng ở trong vùng ( Otherwise, you would only facilitate the Soviets in furthering their influence there). Vì thế nếu Mỹ càng chậm trễ trong việc rút ra khỏi Đông Dương, thì càng tạo ra cái thế bị động, mặc dù Mỹ muốn rút quân trong danh dự, nên kết quả sẽ trái ngược .( So in this sense the later you withdraw from Indochina, the more you’ll be in a passive position, and although your interests is to bring about an honorable conclusion of war, the result would be to the contrary). Mỹ nên có hành động cụ thể, bởi vì nếu mang lại hoà bình trong vùng càng sớm ngày nào thì Mỹ càng sớm duy trì ảnh hưởng của Mỹ ở trong vùng. ( I believe it is possible for you to take bolder action...Because if peace can be brought about in that region at an earlier date, then youll be able to maintain more influence there). TT Chu còn khen cựu TT Eisenhower là có hành động sáng suốt và can đảm khi đưa ra quyết định chấm dứt chiến tranh Triều Tiên ... Nhân dịp này TT Chu An Lai cũng bày tỏ quan điểm của TQ thời bấy giờ, sở dĩ Trung Quốc phải đưa quân vô Triều Tiên là vì kẹt vào thế bị ép buộc do TT Truman gây ra ( Because Truman compelled us) Vì ông ta (TT Truman) đưa Hạm đội số 7 đến phòng thủ Đài Loan nên Trung Quốc thời đó không thể lấy lại hòn đảo này được. Hơn nữa vào thời gian này, Quân Mỹ lại tiến gần đến sông Áp- Lục ( Yalu River) . Trong khi Trung quốc đã ra tuyên bố nếu quân Mỹ mà tiến đến sông Áp-Lục thì Trung quốc sẽ không ngồi yên cho dù Trung Hoa lục địa mới được giải phóng . Vì thế, Khi Truman đưa quân đến sông Áp Lục, cho dù không chắc thắng, và Liên Xô không gửi quân qua tham chiến,Trung quốc vẫn phải nghênh chiến ( So when Truman’s forces came to the Yalu River, we had to show that what even we say counts. We couldn’t be sure, though, that we would win, because the Soviets were not willing to send forces.) TT Chu nói tiếp, về vấn đề Đông Dương, Trung quốc không can dự vào các cuộc đàm phán, nhưng Trung quốc sẽ trao đổi quan điểm đến các phe liên hệ nhằm làm giảm thiểu tình hình căng thẳng ở vùng Viễn Đông. Kế đến là phần trình bày quan điểm của TT Nixon : “ Thưa thủ Tướng, vấn đề Việt Nam sẽ không còn là vấn đề chia cách chúng ta nữa. Thủ Tướng đã đề nghị là sớm rút quân đi là điều khôn ngoan, là hành động can đảm. Điều này chúng tôi đã quan tâm đến, nhưng không thể đơn phương thực hiện được “. Mỹ đã quyết định sẽ rút quân trong vòng vài tháng, nhưng cái khó khăn mà Mỹ đang phải đối diện không phải chỉ đơn thuần trong việc chấm dứt sự liên hệ bằng việc rút quân, mà là làm sao mang lại hoà bình cho toàn cõi Đông Dương, bao gồm cả Lào và Cam Bốt. (The difficulty we now confront is not simply ending American involvement by the withdrawal of our forces, which is now a foregone conclusion and only a matter of a few months, but the difficulty now is the question of bringing peace to the whole of Indochina, including Laos and Cambodia). Điều Mỹ đã từng đề nghị là ngày nào có thoả thuận ngưng bắn và trao trả tù binh thì 6 tháng sau kể từ ngày ấy Mỹ sẽ rút quân ra khỏi Việt Nam.( We could negotiate a ceasefire and the return of our prisoners, all Americans would be withdrawn from Vietnam six months from that day). Trong khi phía BV không những họ đòi hỏi phía Mỹ phải giải giới quân đội , mà còn yêu cầu Mỹ phải thiết đạt một cơ chế chính trị mới, và giải tán chính quyền hiện hữu, thay thế vào đó chính quyền do họ lựa chọn. Điều đó Mỹ không thể thực hiện . ( But the North Vietnamese insist that we not only make a military settlement, they want us to impose a political future and remove the existing government and impose a government which basically would be one of their choice. That we can’t do .) Vấn đề chính trị Mỹ muốn để cho dân chúng tự giải quyết mà không có sự can dự của nước ngoài. Mỹ đề nghị rút toàn thể quân đội Mỹ, và không để lại “cái đuôi” đàng sau.( with no tail behind). Mỹ rất cảm kích quan điểm của Trung quốc về vấn đề này, bởi vì một khi chiến tranh còn tiếp tục thì chỉ có phía Liên Xô là có lợi thế. Liên Xô muốn Mỹ bị xa lầy , kết quả là Liên Xô muốn tạo ảnh hưởng với BV. Các tin tức tình báo của Mỹ ghi nhận như vậy, nói cho đúng hơn, Liên Xô thúc đẩy BV theo đuổi chính sách kéo dài chiến tranh, mà không muốn có điều đình. ( I greatly respect the Prime Minister's views on this subject because this is simply an issue on which the only gainer in having the war continue is the Soviet Union. They want the U.S. tied down. They, of course, want to get more and more influence in North Viet Nam as a result. From all the intelligence we get they “ should we say “ may even be egging on the North Vietnamese to hold out and not settle.) TT Nixon nói tiếp: Lấy danh dự mà nói rằng, Mỹ hiểu vai trò của Trung Quốc, và cam kết rằng (I want to assure) Mỹ sẽ cố gắng xóa bỏ các bất đồng hiện có giữa hai nước . Vị Tổng Thống Mỹ trước đây gửi 500 ngàn người lính Mỹ vô Việt Nam, nay thì 500 ngàn này sẽ được rút về . Mỹ sẽ chấm dứt việc dính líu đến Việt Nam, đó là vấn đề thời gian Mỹ sẽ rút quân và đang rút quân, nhưng cần có một thỏa hiệp. Còn việc đòi hỏi phải lật đổ chính quyền miền Nam và trao chính quyền cho miền Bắc, Mỹ không làm được.( We cannot remove the government of South Vietnam and in effect turn over the government to the North Vietnamese. That we cannot do). Đến đây hai bên thảo luận về các vấn đề thuộc các vùng khác. Sang đến ngày họp thứ tư (24.2.1972 - Document 4 - Memorandum of Conversation, Thursday, February 24, 1972 - 5:15 p.m.-8:05 p.Thảo luận về Thông Cáo chung, về tình hình của Taiwan, Japan, Vietnam , the Korean War POW, Cambodia, Vietnam war, South Asian conflicts, and the Middle East ). Về bản thông cáo chung, hai bên thoả thuận các điểm sau: 1)- Thiết đặt quan hệ ngoại giao giữa hai nước không chỉ vì quyến lợi của nhân dân hai nước và còn vì quyền lợi của nhân dân trên toàn thế giới ( but also is the interest of the peoples of the world ). 2)- Hai quốc gia mong muốn giảm thiểu sự căng thẳng tại các vùng hiện có xung đột trên thế giới.(Mỹ muốn tiến đến một hiệp ước giảm thiểu vũ khí nguyên tử với Liên Xô. Nếu thỏa hiệp không đạt được là do lỗi từ phía Liên Xô), 3)- ( TT Chu An Lai đưa ra điểm số ba) Hai nước Mỹ-Hoa không muốn dành quyền bá chủ trong vùng Á Châu Thái Bình Dương ( và thêm rằng : And that would not only our two countries should not seek hegemony in this region, but that Japan should not either President Nixon: And the Soviet Union. Prime Minister Chou: That is right. Nor the Soviet Union.) 4)- Hai nước Mỹ- Hoa không thương lượng đại điện cho nước thứ ba. Vấn đề của nước thứ ba do chính nước họ định đoạt. Ghi chú: bàn về vấn đề Nhật Bản TT Chu An Lai nhắc nhở :” you would discourage and not allow Japanese armed forces to come to Taiwan while your forces are still there”( Một số hàng bị xóa vì không tiết lộ trọn vẹn câu văn). Câu văn kế tiếp TT Nixon hứa sẽ ngăn không cho Nhật mang quân vô Đài Loan sau khi Mỹ rút quân tại đây (I will go futher, we will try to keep Japanese forces from coming into Taiwan after our forces leave.) TLMTBO số 4 trang 13). Về tình hình Đông Dương Thủ Tướng Chu An Lai xác định vai trò rằng Trung Quốc hậu thuẫn 7 điểm của bà Bình. Và rằng nếu vì lẽ nào đó mà chiến tranh còn tiếp tục, sau khi Mỹ rút quân , thì Trung quốc vẩn sẽ tiếp tục hậu thuẫn họ không chỉ riêng cho Việt Nam mà cho cả ba nước Đông Dương. Và khuyên TT Nixon không nên để lại bất cứ “cái đuôi “ nào ( It would not be beneficial for you or for the honor of the United States to leave behind a “tail” although you are still determined to carry out the withdrawal of 500.000 troops ”) TT Nixon trả lời rằng Mỹ sẽ rút quân hoàn toàn sau khi có thỏa hiệp về vấn đề trao trả tù binh. Nếu không đạt được thỏa hiệp, thì lỗi không do Mỹ mà là do nơi BV đã bắt buộc Mỹ phải dùng đến biện pháp quân sự . Và rằng : “ We will do nothing that we do not consider necessary to accomplish our goal “ (điều cần thiết phải hoàn thành mục tiêu của Mỹ ). Tuy nhiên TT Nixon cũng đưa ra lời cam kết rằng cuộc diện tại Việt Nam sẽ sớm được chấm dứt, và chấm dứt theo đúng hướng. Vấn đề không còn giây dưa lâu nữa đâu ( But settlement of Vietnam , I have made a decision. But it must be done in the right way. It won’t be with us very much longer) . Thông dịch viên TQ hỏi lại cho rõ : Nghĩa là Mỹ sẽ sớm rút quân ? TT Nixon trả lời : “ Yes, completion of American withdrawal. But as I have said, I emphasize that it must be done in the right way. We are not going to engage in unilateral withdrawal without accomplishing the objectives of our policy there “. ( Không hoàn thành chính sách của Mỹ ở vùng này thì không có chuyện Mỹ đơn phương rút lui ).(Trang 17 , Tài liệu 4, bản chụp trang này có in kèm trong bài viết này). Thủ Tướng Chu An Lai thêm vào : Cái chính sách mà người tiền nhiêm của Tổng Thống gây ra (1961), ngay từ ban đầu đáng lý ra Mỹ không nên đổ quân vào vùng này .( In the first place, there was no need to send American forces in) . TT Nixon trả lời : Trung Hoa không ngăn cản BV tiến hành việc hoà đàm giống như phiá Liên Xô. Trong khi trở ngại chính là Liên Xô muốn Mỹ xa lầy tại Việt Nam, không muốn Mỹ chấm dứt sự dính líu của Mỹ tại vùng này , và Liên Xô còn không muốn cho BV tiến hành hoà đàm. (The problem is the Siviet Union wants the U.S. to be tie down in Vietnam. It doesn’t want our involvement to end. It appears to be discouraging to North Vietnamese from negotiating.) Ghi chú: Lời phát biểu của TT Chu An Lai về việc Mỹ không nên đổ quân vào Việt Nam như đã viết trên, giống như lập trường của chính phủ Ngô Đình Diệm, cũng không muốn Mỹ đổ quân vào Việt Nam, trì hoãn sự hợp tác với Mỹ trong việc thi hành chính sách CIP ( Counter-Insurgency Plan, Chương trình chống chiến tranh giải phóng) do Mỹ đề ra nhằm mang quân Mỹ vào Việt Nam để trực tiếp chống lại chiến tranh giải phóng do Liên Xô áp dụng tại VN . ( Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam được thành lập ngày 20.12.1960, hơn một tháng sau , ngày 28.1.1961 TT Kennedy đề ra chính sách CIP , ,<TT Kennedy nhậm chức ngày ngày 20.1.1961>) . Ông Diệm muốn hai bên Việt Nam, miền Bắc - Nam tự giải quyết lấy vấn đề không có sự can thiệp của nưóc ngoài.. Điều này đã được chính CIA, cơ quan Trung Ương Tình Báo Hoa Thịnh Đốn ghi lại trong một Sự Vụ Văn Thư (SVVT,Memorandum). Để rộng rộng đường dư luận, người viết xin trích ( hầu hết bản SVVT),) bản SVVT của cơ quan CIA về việc Chính phủ Diệm quan hệ với miền Bắc ( và đã trích một phần trên VNTP 693) . SVVT này có thể coi như “ bản cáo trạng” để rồi kết qủa mà theo Tài Liệu Bộ Quốc Phòng thú nhận là “ Mỹ phải lấy máu để chấm dứt 9 năm cầm quyền của chính phủ Diệm “(đã viết trên VNTP 693) tạo ra một Việt Nam “ leaderless” ( không người lãnh đạo) để Mỹ dễ dàng thi hành chính sách CIP tại Việt Nam. Theo Memorandum (SVVT) của Central Intelligence Agency( Hoa Thịnh Đốn ) số OCI No. 2352/63 ,ngày 14.9.1963, tiêu đề :” The possible of a GVN Deal with North Viet Nam” . Bản chụp trang 1 của SVVT có in trong bài viết này,( trang 2 của SVVT/CIA dã in trên VNTP 691). SVVT của CIA liệt lê 3 phần như sau: 1 : Tóm lược báo cáo, 2: Nhận định tình hình , 3: Phản ứng 1)- Chúng tôi ( CIA) nhận được các báo cáo từ nhiều phía gửi về HTD quan tâm về việc chính phủ miền Nam VN có liên hệ với miền Bắc ( we have received a number of recent reports which raise the possible of GVN deal of a some kind with North Vietnam): a. Qua Đại Sứ Ba Lan Manelli, ông Hồ Chí Minh đề nghị với ông Nhu một cuộc ngưng bắn với VC, và ông Nhu đang nghiên cứu đề nghị này và tin tưởng sự việc sẽ tiến hành trong vòng 3 hay 4 tháng tới ( Polish ICC Commissioner Manelli has reportedly presented a Ho Chi Minh proposal to Nhu for a de facto cease fire by the VC; Nhu is allegedly studying this proposal, believing that it might become relevant in three to four months). b. (Bị xóa một hàng, có thể đoán là tên một viên chức cao cấp trong chính phủ Diệm đưa tin , tạm đặt tên là ông T ) “T” has told Ambassador Lodge that Nhu has always thought of negotiating with the North and believes himself clever enough to bring it off .” Ông T nói với Đại Sứ Lodge là Nhu luôn luôn tin tưởng vào việc thương thảo với miền Bắc và ông ta cho đó là hành động khôn ngoan để ngưng chiến tranh. c. (Bị xóa hơn 1 hàng chữ, có thể gọi là ông X)” have warned American officials in Saigon of Manelli-Nhu conversations regarding a possible deal with North Viet Nam” .Ông “X” cảnh báo một số giới chức Mỹ tại Sàigòn rằng cuộc đối thoại giữa Manelli-Nhu nhằm tiến đến một thỏa hiệp với miền Bắc). d. Nhu has admitted to our Chief of Station, Saigon, that he has talked with Manelli , and that he (Nhu) has been in contact for some time with Viet Cong agents in South Vietnam, maintaining that his purpose is not to explore a deal with the North but to wean senior Viet Cong cadre in the North away from the Communist cause.( Nhu xác nhận với trưởng văn phòng CIA tại Sàigòn là Nhu gặp đại diện VC tại Miền Nam). e. ( Bị xóa mấy chữ, có thể tam goi tên Y là tên người báo cáo cho CIA Saigon , Z là tên nhân vật đại diện cho chính phủ Diệm đứng ra điều đình ) Ông Y nói : “Z” chưa chính thức thì ít ra cũng đang chuẩn bị , nếu ông ta chưa sẵn sàng làm trung gian liên lạc cho hai ông Nhu và ông Hồ ( “ appears to be at least prepared to serve”if he is not already doing so- - as a Nhu-Ho communicatin link.) ( Ghi chú của người viết: Nhân vật Z này có thể là ông Trần văn Đỉnh mà HSMDĐL đã nêu tên, vì chuẩn bị tiến hành , hai bên sẽ gặp gỡ tại An Độ vào tháng 11.63, nhưng đảo chánh vào đâu tháng 11.63 phải hủy bỏ ... ). f. Tổng Thống Pháp De Gauller mới đưa ra ý kiến về một giải pháp Trung Lập tại Việt Nam (President de Gauller’s recent initiative concerning Vietnam reiterates long standing French interest in a possible “ neutralized” solution there). 2)- CIA đưa ra nhận định rằng: Mặc dù chúng tôi chưa cảm thấy nguy cơ lớn lao về việc chính phủ Miền Nam sắp xếp một cách nào đó để liên hệ với miền Bắc , nhưng chúng tôi (CIA) tin rằng đã có đủ bằng chứng về khả năng cuộc thương thảo sẽ xảy ra trong tương lai gần , các giới chức Mỷ cần phải lưu tâm và phải cảnh giác đặc biệt ( warrant special). Theo nhận định của chúng tôi (CIA) , trở ngại không phải là việc Diệm hay Nhu “ chuyển qua” ( going over) phe Hồ hoặc tự nguyện trao quốc gia cho Cộng Sản, mà sự nguy hiểm là ở chỗ Diệm và Nhu coi quyền lợi của họ giống như quyền lợi của quốc gia và họ tin tưởng họ sẽ vận động thành công về một thỏa hiệp chính trị với Hà nội. Vì thế, họ có thể đã tìm ra các đầu mối nhằm thỏa hiệp với miền Bắc, họ tin tưởng rằng thỏa hiệp với ngưòi cùng một nước vẫn hay hơn là luồn cúi trước áp lực ngoại bang (Mỹ). (Although we do not feel that there is great danger of an imminent GVN arrangement of some form with North, we do believe that there is enough of a possibility of such a deal, at some time in the near future, to warrant special US watchfulness and concern. In our view, the problem is not one of Diem or Nhu’s “going over” to Ho or wittingly surrendering their country to Communist domination. Instead, the dangers lie in the fact that Diem and Nhu consider their own interests to be those of their country, and might feel that they could successfully manipulate political dealings with Hanoi. Thus, they might at some juncture seek to work out a modus vivendi with the North, out of belief that a deal with kindred peoples was better than submitting to foreign (US) pressures.) 3)- Mức độ làm cho Diệm và Nhu cuối cùng đi đến giải pháp hòa giải với miền Bắc sẽ tăng cao, nếu họ cảm thấy Mỹ thúc ép, bị dồn vào góc tường . Nếu Diệm, Nhu chỉ có một lựa chọn giữa việc từ bỏ quyền lực, hay là chịu áp lực về chính trị của Mỹ tại miền Nam, thì sự chọn lựa của họ sẽ là mở đường ra Bắc. ( The chances that Diem and Nhu might indeed attempt to seek some negotiated solution with the North would probably rise if they felt that US pressures had become so intense that they were backed into a corner. If they felt their only other alternatives to be either the end of their own primacy, or humiliating acceptance of a much greater US voice in the political direction of South Viet Nam, they might opt for an “ opening to the North” . Nếu Diệm và Nhu tiến hành điều đình với miền Bắc thì sẽ có đảo chánh do một số tưóng lãnh chủ động . ( If it became known that Diem and Nhu seriously intended to seek an accommodation with the North, this might well precipitate a coup attempt by certain South Vietnamese military leaders.) Một khi quần chúng tán đồng về một “ giải pháp” Bắc - Nam thì các biến cố quân sự và chính trị sẽ giảm đáng kể so với tình hình hiện nay. ( In any even, there might be considerable public acquiescence in a North-South “ solution” in the event that the military and political situations had declined sharply from present levels. ) Đó là nội dung SVVT người viết ví von là “ bản cáo trạng” ... Sau đây người viết sẽ trích ra 2 báo cáo của CIA Sàigòn gửi về Mỹ, nhằm bổ túc cho SVVT nêu ra trên của CIA để qúi độc gỉa tiện đối chiếu, suy xét : 1-- Theo SVVT trên viết :” (CIA) tin rằng đã có đủ bằng chứng về khả năng cuộc thương thảo sẽ xảy ra trong tương lai gần “. Điều này giống như ý kiến của ông Trần Kim Tuyến cho CIA hay rằng nếu chế độ Diệm tồn tại 6 tháng nữa thì “ all would be lost” . Sư việc được viết trong báo cáo CIA Sài Gòn, gửi về CIA trung ương Mỹ, số : DA IN 108950, ngày 24.9.1963, tiêu đề :” TRAN KIM TUYEN PREDICTS DIRE PROSPECTS FOR THE DIEM REGIME IN SOUTH VIETNAM”. Đoạn 1, của báo cáo CIA này(24.9.63) viết như sau : “ Tran kim Tuyen exiled without his family to a consulate post in Cairo, claimed on 17 September 1963 that if the Diem regime in South Vietnam continued for six more months, all would be lost; then not even a coup d’etat could save Vietnam. If a new Regime is installed fairly soon, however, it might have a fighting chance, but with Ngo Dinh Nhu’s skillful divide and conquer tactics fragmenting the opposition, it is unlikely. ...” 2-- Về điều các tướng lãnh sẽ ... “Nếu Diệm và Nhu tiến hành điều đình với miền Bắc thì sẽ có đảo chánh do một số tưóng lãnh chủ động “. Đúng như điều CIA dự liệu viết nêu trên, “a coup attempt by certain South Vietnamese military leaders.” đã diễn ra, và ngay giờ phút khởi đầu cuộc đảo chánh, tướng Trần Văn Đôn đã báo cáo cho Mỹ diễn tiến sự việc. Điều này được viết ra căn cứ vào “ Central Intelligence Agency/ Office of Current Intelligence : 1 November 1963 “ tiêu đề :” Current :” Progress of the Coup d’Etat in Saigon ( as of 0800 EST).” (đã ghi lại nơi số báo trước, nay xin ghi lại). “ 1. At 1345 Saigon time today. General Don telephoned General Stilwell, MACV J-3, stating that all the Vietnamese generals were with him at Joint General Staff (JGS) Headquarters and that a coup was under way. Soon after that, reports were received that the coup forces had seized control of such key installations as ...” (Ghi chú: Hai bản văn của CIA qúa dài , bàn về việc đảo chánh trong khi người viết chỉ muốn trích dẫn nhằm bổ túc chứng tỏ Mỹ dọn đường để đưa quân Mỹ vào VN vì chính phủ Diệm cản trở việc Mỹ thực hiện chính sách CIP tại VN... Và nhất là The Pentagon Papers đã xác định trách nhiệm “full share responsibility” về cuộc đảo chánh, và các tài liệu Tòa Bạch Ố thời TT Kennedy đã phơi bày cho biết Mỹ chủ động cuộc đảo chính,(VNTP 691, 693) để đưa quân Mỹ vô Việt Nam, tưởng không nên đào sâu vào mục tiêu chiến thuật là cuộc đảo chánh 1.11.63 nữa , trong khi chúng ta đang bàn để tìm xem đâu là mục tiêu chiến lược của Mỹ qua chiến tranh Việt Nam là gì như đã viết trước đây). Căn cứ vào SVVT của CIA trích dẫn nêu trên, người viết xin nêu ra hai thắc mắc: Thứ nhất : Hai ông Diệm Nhu chấp nhận :” Thà từ bỏ quyền lực, còn hơn là chịu luồn cúi trước áp lực ngoại bang (Mỹ)” (the end of their own primacy, or humiliating acceptance of a much greater US voice in the political direction of South Viet Nam,” “ was better then submitting to foreign (US) pressures. ) điều này do chính CIA viết ra, vì vậy chứng tỏ hành động của hai ông Diệm Nhu là hành động của nhà ái quốc, hay là hành động của kẻ “ phản bội dân tộc” ? Thứ hai : Vì hai ông Diệm, Nhu chấp nhận từ bỏ quyền lực hơn là chiụ luồn cúi trước áp lực của ngoại bang và tìm giải pháp hòa giải với miền Bắc ( seek some negotiated solution with the North ) để có hòa bình, nhằm tránh cho nhân dân hai miền Bắc-Nam bớt lầm than vì chiến tranh, đó là điều đáng chê trách ? (Xin ghi lại : Qua các tài liệu trích dẫn trước đây chứng tỏ cuộc dảo chánh 1963 đã chấm dứt thỏa hiệp Ngô- Hồ và được thay thế bằng thỏa hiệp Kissinger- Lê Đức Thọ. Nhất là sau này cuốn VNMLQHT đã tiết lộ “.. khối chính trị của khuynh hướng Phật giáo Ấn Quang thành lập lực lượng thứ ba với chủ trương hòa hợp hòa giải dân tộc do Dương văn Minh và Vũ văn Mẫu cầm đầu để tìm cách thương thảo với MTGPMN."- VNMLQHT : 980) . Người viết rất mong được lãnh hội các ý kiến qúi báu của qúi vị độc giả xa gần về các khúc mắc nêu trên. ( Vì người viết, không tham gia hoạt động đảng phái chính trị , không am tường về chính trị . Ngày 1.11.63, khi đó người viết đang còn là một khóa sinh ôm súng trường Garant M1 chờ đợi... tại Vũ Đình Trường của trường Bộ Binh Thủ Đức . Và vì như đã viết, năm1995 tướng Oet-Ty khi đến Nam Cali đã tuyên bố :” vì mục tiêu chiến lược, nên không được phá đường mòn HCM, và không được tiến quân ra Bắc ...” Nên vì tò mò về câu nói này, mà người viết mới bỏ công sưu tầm tài liệu, xem đâu là mục tiêu chiến lược ... Và mới có loạt bài này viết ra , để trước là hầu chuyện cùng qúi độc gỉa xa gần nhân dịp kỉ niệm 30 năm biệt xứ :1975-2005, và sau là nhân dịp này nêu ra mấy thắc mắc của người viết như đã viết trên.. ( Còn tiếp )
|