Home Lịch Sử VN Chiến Tranh VN Tài Liệu Mật Mỹ rút khỏi Việt Nam là theo yêu cầu của Tầu.(Bài 5)

Mỹ rút khỏi Việt Nam là theo yêu cầu của Tầu.(Bài 5) PDF Print E-mail
Tác Giả: Báo Văn Nghệ Tiền Phong   
Thứ Ba, 11 Tháng 11 Năm 2008 13:36

BÀI 5 - VNTP: 691,ngày 24.9.04 

Tài liệu TỐI MẬT TÒA BẠCH ỐC: 

* Chu Ân Lai : “ Mỹ nên rút quân ra khỏi Đông Dương”.Ông có thảo luận vấn đề này với ông Minh ?  *Henry Kissinger: “ Nếu chính phủ miền Nam bị lật đổ sau khi Mỹ rút quân, chúng tôi sẽ không can thiệp”.  *Nguyễn Văn Thiệu: “ yêu cầu không được giết ông Diệm"

* Richard Nixon : “... tôi xin Ngài cố áp dụng mọi biện pháp để tránh sinh ra sau này một không khí có thể đưa tới những biến cố tương tự như biến cố mà chúng tôi đã ghê tởm năm 1963... “.

* CIA/ Memorandum:  “ ông Hồ Chí Minh đề nghị với ông Nhu một cuộc ngưng bắn với VC,”và tin tưởng sự việc sẽ tiến hành trong vòng 3 hay 4 tháng tới. “ * CIA / Memorandum :” Diệm, Nhu thà thỏa hiệp với miền Bắc còn hơn là luồn cúi trước áp lực ngoại bang (Mỹ). “ Hậu Nghĩa. Các trang tiếp theo (tài liệu số 34) ghi lại cuộc đối thoại giữa TT Chu và TS Kissinger nêu ra các khác biệt quan điểm giữa Mỹ và TQ về cuộc chiến 1954; khi mà ngoại trưởng Mỹ thời này (1954) đưa ra chính sách  đối đầu với Cộng Sản trên toàn thế giới và nước Mỹ đóng vai trò chính ... Nhưng TS Kissinger biện hộ cho quan điểm của TT Nixon là ngày nay đã khác xưa :” operates on a different philosophy “(Tài liệu số 34, trang 22). Vì thế việc Mỹ tính chuyện rút quân khỏi VN không phải là đòn phép (trick) mà dựa vào chính sách ngoại giao thực tiễn (it is not in order to devise some trick to re-enter in some other manner but rather that we want to base our foreign policy on the realities of the present) và đưa ra cam kết:” I can assure the Prime Minister that any agreement that he makes with us will be kept in the letter and in the spirit.”.

Phía TT Chu Ân Lai đưa ra lời phê bình về chính sách của cựu ngoại trưởng Dulles (1954) là vừa muốn cô lập các nước Cộng Sản, lại vừa muốn kiểm soát các nước trung lập :” That policy was to isolate the socialist countries and to try to win control over the middle areas in between.” ...“Therefore, the Vietnamese people feel that they were greatly taken in and deceived at that time. It was stipulated very clearly that one year after the 1954 Geneva Agreement a plebiscite would be held in Vietnam and that the North Vietnamese and the South Vietnamese would come together to organize election committees which would draw up the election law ... And the result was that the broad masses of the people of South Vietnam were unable to win liberation and were naturally disappointed. ... It was certainty that President Ho Chi Minh would have been elected if an election had be en held.” ( Vì thế nhân dân Việt Nam cảm thấy bị dối gạt...Nếu năm 1954 theo hiệp định Giơ-Neo tổ chức cuộc trưng cầu ý kiến giữa hai miền ... thì HCM đã được lựa chọn trong cuộc bầu cử này.) 

(Ghi chú trong ngoặc). Nhân nói đến biến cố Giơ-Neo 1954, để rộng đường dư luận, người viết xin ghi lại đây phản ứng của phía VNDCCH về biến cố này, qua sách giáo khoa xuất bản tại Hà Nội, năm1987: “ Đáng lẽ với chiến thắng quân sự, với đấu tranh ngoại giao linh hoạt “ ta có khả năng dành được thắng lợi lớn hơn. Nhưng do có sự phá hoại của phái đoàn Trung Quốc nên thắng lợi có sự hạn chế. Hạn chế đối với cả Miên và Lào . Ý đồ của những người lãnh đạo Trung Quốc là chỉ muốn chấm dứt chiến sự ở Đông Dương, tạo ra một khu đệm ở Đông Nam Á, ngăn chặn Mĩ vào thay thế Pháp ở Đông Dương, tránh được sự đụng độ trực tiếp với Mĩ, bảo vệ biên giới phía Nam của Trung Quốc đồng thời hạn chế thắng lợi của Việt Nam, chia rẽ hòng làm suy yếu ba nước Đông Dương, từ đó dễ bề thôn tính các nước này làm bàn đạp bành trướng xuống Đông Nam châu Á”“ (Trích từ cuốn: Việt Nam 1945-1995, trang 168, tác giả Lê Xuân Khoa, sách xuất bản tháng 8.2004.) 

Trở về TLTMTBO, sau đọan văn nêu trên, có ghi lại nhận xét về phía BV, và về số lần tiếp xúc với đại diện phía BV của TS Kissinger. Kế đến, TT Chu Ân Lai có nói xen vô rằng:” Ông gặp họ nhiều lần rồi, thế mà đây là lần thứ nhất tôi mới gặp ông”: Dr. Kissinger: Let me give you the personal impression from the other side of the Pacific, from one who has seen Le DucTho five times and Xuan Thuy nine times. I agree the Vietnamese are heroic people. The same qualities which make the Vietnamese such great fighters make it hard for them to make peace. The single-mindedness with which the Vietnamese people fight may deprive them of the perspective to make peace. If some of their friends and you may not want to reply to this, can help with their perspective so that they understand that some political evolution is necessary, then we could end the war rapidly. If the war continues it will be in the interest of the people of Indochina, or peace, but only perhaps for outside peoples. It would only disturb our relationship. The two principles you mentioned, we are prepared to accept them.

PM Chou: You have talked so many times with them. It is the first time that I have met you.

Dr. Kissinger: I regret that. We must catch up very quickly.

PM Chou: As for the two principles that I have put forward, I would like to put forward some detailed questions: Does the U.S. agree to withdraw all its military forces from Indochina including the army, the navy, the air force, and the marines, as well as its advisers and its military installations?

Dr. Kissinger: We are prepared to withdraw all organized military units and all I installations within the time period I gave to the Prime Minister, and the advisers in a somewhat longer time period, but in a definite period. But we are willing to accept an upper limit on advisers. ( Về hai nguyên tố chính mà Trung Quốc nêu ra, TQ muốn tìm hiểu rõ rệt hơn bằng các câu hỏi : Liệu Mỹ có đồng ý rút hết các quân đội thuộc hải, lục, không quân cùng các đơn vị tiếp vận, hậu cần, các cố vấn Mỹ trong vùng Đông Dương? Phía Mỹ xác nhận sẽ rút hết, chỉ trừ một số cố vấn cấp cao). Phía Trung Quốc thắc mắc về tình trạng của các đơn vị đồng minh của Mỹ ở Nam VN sau khi Mỹ rút quân. TS Kissinger cho biết các đơn vị này cũng sẽ rút hết (All would be withdrawn within the same time period as the organined U.S. military units). (Tài liệu số 34, trang 25). 

Một thắc mắc khác của phía Trung quốc là : Sau khi Mỹ rút đi rồi nhưng một vài đơn vị còn sót lại...và các lực lượng đôi bên của VN vẫn tiếp tục đánh nhau, như thế cuộc nội chiến vẫn kéo dài, vậy Mỹ có thể trả lời về vấn đề này ? Dr. Kissinger : Mỹ đưa ra ba việc:

-Thứ nhất: Sẽ ngưng bắn trên toàn cõi Đông Dương

-Thứ hai: Các bên lâm chiến sẽ tự giải quyết các khác biệt (to settle their diffeences among each others).

-Thứ ba: “We are not children, and history will not stop on the day a peace agreement is signed. If local forces develop again, and are not helped from forces outside, we are not likely to again come 10,000 miles. We are not proposing a treaty to stop history”. (Chúng tôi không phải là trẻ con, cũng không vượt đường xa vạn dặm mà trở lại ... Chúng tôi không đề nghị một thỏa hiệp để chấm dứt lịch sử). Trả lời cho giả thuyết mà TS Kissinger đã nói trước đây là nếu không ký được bản hiệp định về hòa bình thì Mỹ sẽ đánh tiếp ... TT Chu nêu ý kiến về vấn đề này: “ Mỹ là nuớc có trách nhiệm gây ra chiến tranh tại Đông Dương “ If you want the Vietnamese people to continue fighting, they are prepaired to do so.”” Và đưa ra nhận xét là Việt Nam chỉ có hai lựa chọn : một là quân đội Mỹ rút đi, hai là tiếp tục chiến đấu đến cùng”. (Tài liệu số34, trang28- 29). (Ghi chú trong ngoặc). Cùng trong phần đối thoại này (và cùng trang 29) TT Chu Ân Lai quan tâm đến tình hình an ninh trong vùng Viễn Đông khi có sự hiện diện của quân đội Mỹ ... 

Tuy không liên quan đến chủ đề, nhưng để độc giả VNTP có cái nhìn bao quát hơn, hầu có dữ liệu để dễ dàng nhận định tình hình chính trị, quân sự cho toàn vùng, người viết xin lược qua tình hình của vùng Viễn Đông” TQ lo ngại sự bành trướng của Nhật, TT Chu Ân Lai lên tiếng rằng chính Nhật Bản đã tuyên bố Đại Hàn, Đài Loan và Việt Nam có liên hệ đến nền an ninh của Nhật (They have openly decreed that Korea, Taiwan, and Vietnam are linked up with their security). Câu văn trên nằm trong đoạn sau :”At least you should want peace in the Far East. If you speak of the Far East this also involves other questions we can speak of. Because if you don’t end the war in Indochina, we must think of other areas. That means Japan, where you are rearming the Japanese militarists. “ The Japanese are bent on expanding; their economy has expanded to such an extent. Economic expansion will of necessity lead to military expansion. And once they expand, the Far East will be the first to feel effects. They have openly decreed that Korea, Taiwan, and Vietnam are linked up with their security). (Tài liệu số34,Trang 29). 

Điều lo ngại của TT Chu Ân Lai từ 1971 đến nay (2004) có dấu hiệu biến thành sự thật: Nhật tăng cường quan hệ với Hà Nội, như độc giả đã rõ ( VOV News: Trade between Vietnam and Japan has been soaring dramatically over the past years, reaching a peak of nearly US$6 billion last year, and forecast to gross US$7 billion this year—Nhiều công trình miền Bắc do Nhật tiếp tay. Hầm qua Đèo Hải Vân , và tháng qua khởi công xây dựng cảng hàng không quốc tế TSN cũng do Nhật bỏ vốn 85% “ Nhật giúp US $1.5 billion cho dự án sông Mê-Kông (12.2003) để “ phát triển” “trong khi ở thượng nguồn là Lạn Thương Giang , Trung Quốc thi hành chính sách “ The White Coal” gây trở ngại cho các nước ở hạ nguồn “ người viết sẽ bàn sau) . Và mới đây Thượng viện Nhật đã thông qua dự luật về quốc phòng, với 163 phiếu thuận và 31 phiếu chống. Tân Hoa Xã loan tin này ngày 17.6.2004 :” The new legislation, which the upper house passed by a vote of 163 to 31 on Monday, enables the Japanese government to commandeer private property and swiftly evacuate civilians in an emergency, and boosts co-operation with US forces. The United States is Japan's strongest ally and has more than 40,000 troops based there. ““ Nhân vụ Nhật gửi quân qua Iraq, dù không trực tiếp tham chiến, nhưng sự hiện diện quân đội Nhật tại vùng có chiến tranh ngoài nước Nhật nhằm chứng tỏ cho thế giới thấy rằng Nhật cũng có khả năng can dự vào việc quân sự, cũng như lãnh vực kinh tế trên thế giới . Tờ Trung Báo (China Daily) số ra ngày 18.6.04 có phê bình:” Koizumi has been eager to help the U.S. led coalition and raise Japan's international profile by authorizing the largest, and most dangerous, overseas deployment since World War II” .

PM Chou: The U.S. should withdraw from Indochina.

Dr. Kissinger: I said that the U.S. was prepared to do so.

PM Chou: One cannot blame the Indochina’s people for struggling. Dr. Kissing: I do not blame them, but the withdrawal of outside forces would meet the aspirations of the Indochinese people and strengthen world peace. 

Kế đến, phiá Trung quốc lại nêu thêm nghi vấn khác: Sẽ có ngưng bắn bởi vì Mỹ rút quân. Nhưng khi Mỹ rút quân đi rồi vẫn chưa giải quyết được vấn đề vì chưa thực sự có ngưng bắn trong vùng. Cho nên hoà bình chỉ có bằng hai cách: Một là thay thế chính quyền đương thời, hoặc qua cuộc bầu cử hay là lật đổ chính quyền này (One must remove those who are in power, either through democratic elections or by over-throwing them.)(Tài liệu trang 30). TS Kissinger trả nhời rằng Mỹ muốn có một cuộc bầu cử.

PM Chou: We don’t believe in the elections in South Vietnam. It is a different situation. ...There are August and October elections and you help Thieu. Have you discussed this situation with Mr.Minh ?

Dr. Kissinger: Yes, on this trip.

PM Chou: They want you to get rid of the government Dr. Kissinger: They can’t ask us both to withdraw and get rid of the government of Vietnam. To do both of these is impossible.( TT Chu Ân Lai không tin vào cuộc bầu cử vì cho là Mỹ giúp Thiệu, và hỏi lại : Có gặp ông Minh? TS Kissinger cho biết sẽ gặp ông Minh trong chuyến đi VN kỳ này. (Tài liệu số34, trang 30 - bản chụp trang 30 ghi đọan văn trên sẽ in trong số VNTP 692). 

Đó là câu chuyện trao đổi giữa Mỹ và Trung quốc về tình hình chính trị, quân sự của Miền Nam hồi 1971. Năm 1971 là năm có các cuộc họp bí mật giữa Mỹ-BV-Trung quốc ... nhưng mười lăm năm sau(1986) cuốn hồi ký VNMLQHT được phát hành có nêu ra vấn đề ... Để độc giả tiện so sánh sự việc TT Chu Ân Lai có nhắc đến tên ông Minh trong cuộc thảo luận,với sự việc được nêu ra trong cuốn VNMLQHT, người viết ghi lại đọan văn này để rộng đường dư luận: " ...khối chính trị của khuynh hướng Phật giáo Ấn Quang thành lập lực lượng thứ ba với chủ trương hòa hợp hòa giải dân tộc do Dương văn Minh và Vũ văn Mẫu cầm đầu để tìm cách thương thảo với MTGPMN." (VNMLQHT : 980) -(Ghi chú, trong phần trao đổi quan điểm ...TT Chu Ân Lai ủng hộ đề nghị 7 điểm của bà Bình, thuộc MTGPMN- chi tiết sẽ trình bày nơi số báo sau). 

Tiếp theo cuộc đối thoại, Trung quốc muốn Mỹ giải quyết cái “ đuôi” ( tail) khi Mỹ rút quân. TS Kissinger thắc mắc về câu hỏi có chữ “tail :

Dr. Kissinger: What do you means by a tail ?

PM Chou: One would be Thieu. In our view, you should just simply withdraw completely and never mind how. They might fight. We will not interfere. We believe they will solve their problems by themselves. If you remain there, the fighting will continue and opinion will not tolerate what you do.”(Một phía là Thiệu. Theo quan điểm của Trung Quốc, Mỹ hãy nên rút quân đi mà không lý gì đến nữa . Họ sẽ tấn công, chúng tôi sẽ không xen vào, chúng tôi tin là họ sẽ tự giải quyết lấy vấn đề với nhau . Nếu Mỹ còn ở lại , cuộc chiến sẽ còn tiếp tục, và dư luận sẽ không thuận lợi cho hành động của Mỹ.”) Rồi TT Chu Ân Lai đưa ra nhận định là nếu Mỹ không giúp đỡ thì “ chế độ Sàigòn sụp đổ lâu rồi “( the Saigon regime would have collapsed long ago”.). TS Kissinger xác nhận với TT Chu Ân Lai rằng: - Một khi tiến hành việc rút quân nhưng nếu không có ngưng bắn, thì Mỹ sẽ tiếp tục gửi vũ khí cho miền Nam (the government in Saigon will be strengthened with more equipment). - Còn nếu như đã có ngưng bắn, nhưng thỏa hiệp ngưng bắn bị vi phạm thì “ if the agreement breaks down, then it is quite possible that the people in Vietnam will fight it out.” Để dân Việt Nam tự lo liệu lấy. 

Bàn về bối cảnh miền Nam Việt Nam sau khi Mỹ rút quân, TT Chu thắc mắc về lập trường của Mỹ đối với chính phủ Sàigòn sau khi Mỹ rút quân, phía Mỹ trả lời:

Dr: Kissinger : “ Mỹ sẽ không ủng hộ đặc biệt riêng với một chính phủ nào. Mỹ sẽ chuẩn bị những hạn chế sau khi có thỏa hiệp...Nếu chính phủ này không được dân chúng ủng hộ như phía Trung quốc nhận định, thì chừng nào Mỹ rút quân mau lẹ, thì chừng đó chính phủ này càng mau sụp đổ. Nếu chính phủ này bị lật đổ sau khi Mỹ rút quân, thì Mỹ cũng sẽ không can thiệp.” (Our position is not to maintain any particular government in South Vietnam. We are prepared to undertake specific obligations restricting the support we can give to the government after a peace settlement and defining the relationship we can maintain with it after a peace settlement. . . . If the government is as unpopular as you seem think, then the quicker our forces are withdraw the quicker it will be overthrown. And if it is overthrown after we withdraw, we will not intervene.”). 

( Phần này trích từ Tài Liệu số 34, trang 34). Nhân việc hai phía Mỹ và TQ nói về vấn đề lật đổ “, trong HSMDĐL cho biết ông Thiệu rất lo sợ vì trong quá khứ vụ lật đổ chính phủ Diệm năm 1963 ông Thiệu đã có tham dự, cho nên : " Cuộc lật đổ , rồi sát hại Diệm-Nhu là bằng chứng cho ông Thiệu tin rằng nếu người Mỹ không hài lòng với một nhà lãnh đạo Việt Nam nào, họ sẽ không ngần ngại loại bỏ người đó đi bằng bạo lực."(HSMDĐL:135). Ông Thiệu lo sợ bị loại bỏ bằng bạo lực vì trước đây, năm 1963 khi ông Minh yêu cầu ông Thiệu tham gia cuộc đảo chánh, ông Thiệu có đưa ra bốn điều kiện với ông Minh,(người cầm đầu cuộc đảo chánh lật đổ ông Diệm 1963) mà điều kiện số 4 là:" yêu cầu không được giết ông Diệm" (HSMDĐL:129). Nhưng khi đảo chánh ông Diệm vẫn bị giết, vì thế ông Thiệu mới lo sợ . Nhưng điều làm ông Thiệu lo sợ hơn cả là căn cứ vào chính lá thư của TT Nixon gửi cho ông Thiệu, không hiểu vô tình hay cố ý, TT Nixon lại nhắc đến vụ lật đổ ông Diệm 1963, và vụ 1968 nhằm gián tiếp răn đe về một hậu qủa “ nếu ông Thiệu không hợp tác với Mỹ trong việc hình thành thỏa hiệp “ Kissinger - Lê Đức Thọ” . Một đoạn văn trong thư của TT Nixon gửi TT Thiệu là chứng cớ:" Liên quan đến vấn đề này, "..tôi xin Ngài cố áp dụng mọi biện pháp để tránh sinh ra sau này một không khí có thể đưa tới những biến cố tương tự như biến cố mà chúng tôi đã ghê tởm năm 1963 và chính bản thân tôi cũng đã kịch liệt phản đối năm 1968." (HSMDĐL: 128). 

Chuyện gì đã xẩy ra cho ông Thiệu năm 1968 ? Thời TT Johnson muốn làm cuộc đảo chánh nhằm lật đổ ông Thiệu vì không chịu hợp tác với Mỹ trong việc thương thảo với BV (HSMDĐL: 127). Nhưng như thư của ông TT Nixon viết nêu trên, là chính ông Nixon phản đối kế hoạch lật đổ chính phủ Thiệu do chính phủ Johnson chủ xướng hồi 1968, do đó mà chính phủ Thiệu còn tồn tại. Một nghi vấn khác được nêu ra: Phải chăng vụ máy bay trực thăng Mỹ “bắn lầm” người của phe ông Kỳ hồi tháng 5, 1968 ở trong Chợ Lớn, không biết chừng đây cũng là chiến thuật: “ nhất tiễn, hạ lưỡng điểu “ ? 

Nay thì sau vụ 1975,đưa đến sự kiện chính phủ VNCH bị bức tử đã ứng nghiệm đúng như đọan văn trong TLTMTBO đã trích dân trên. TT Chu Ân Lai đã cảnh báo:” Họ sẽ tấn công, chúng tôi sẽ không xen vào, chúng tôi tin là họ sẽ tự giaỉ quyết lấy vấn đề với nhau “ (They might fight. We will not interfere. We believe they will solve their problems by themselves). Còn phía Mỹ, mặc dù BV vi phạm Hiệp định Ba-Lê 1973, nhưng Mỹ đã không can thiệp, đúng như điều SKissinger đã “trao đổi” quan điểm với TT Chu Ân Lai :” Nếu miền Nam bị lật đổ sau khi Mỹ rút quân, chúng tôi sẽ không can thiệp” (if it is overthrown after we withdraw, we will not intervene ). Đó là lý do chính thể VNCH bị xóa sổ theo Tài Liệu Tối Mật Tòa Bạch Ốc (thời Nixon) công bố cuối tháng 12.2003. Nhưng lý lẽ chính phủ miền Nam bị xóa sổ theo tác giả VNMLQHT đưa ra năm 1986 thì lại khác với những điều ghi trong thỏa thuận giữa Mỹ-Trung quốc (1971) nêu trên : “... Việt Nam Cộng Hòa bị sụp đổ là do cái hậu qủa khốc liệt và dai dẳng của chế độ Ngô Đình Diệm kéo dài từ Đệ Nhất đến Đệ Nhị Cộng Hòa. Thì trong tương lai cũng chính cái hậu qủa đó đang được nhen nhúm trở lại tại hải ngoại, sẽ cản trở công cuộc giải phóng và quang phục lại mộtViệt Nam Tự Do mới." (VNMLQHT: 998) .

Một câu hỏi được nêu ra : " Việt Nam Cộng Hòa bị sụp đổ là do cái hậu qủa khốc liệt và dai dẳng của chế độ Ngô Đình Diệm" hay là “do cái hậu qủa khốc liệt và dai dẳng” do “các tướng đảo chánh” (the coup generals) thi hành “ the coup plans” của Mỹ lật đổ chế độ Diệm nhằm thi hành chính sách CIP tại VN? (vì ông Diệm ngăn cản việc đưa quân Mỹ vô VN, và vì nếu Chính Phủ Diệm còn tồn tại thì the war effort do Mỹ đề ra sẽ go down hill như tài liệu trích dẫn dưới đây) . Để có đủ yếu tố nhận định về vấn đề này, tuởng không gì bằng mời độc gỉa VNTP đọc các tài liệu, lệnh lạc, những memorandum của chính phủ Mỹ thời " tiền đảo chánh" được ghi lại trong Tài Liệu Tối Mật Toà Bạch Ốc , thời TT Kennedy và tài liệu mật của CIA liệt kê sau đây sẽ rõ. 

Tài Liệu Tối Mật Toà Bạch Ốc thời Kennedy ( Theo tài liệu của Thư Viện JFK, National Security File/ Meetings & Memorandum, hộp hồ sơ số 317, tài liệu có tên :" Meetings on Vietnam - ngày : 29/10/63 ". Cuộc họp giữa TT Kennedy và các viên chức thuộc Hội Đồng An Ninh Quốc Gia (HĐANQG) chuẩn bị các biện pháp nhằm giật sập chính phủ Diệm “ Vào ngày 29.10.63, trước ngày đảo chánh 3 ngày, HĐANQG thời chính phủ Kennedy họp đưa ra các chỉ thị là cần phải cho các tuớng lănh VN hay rằng cuộc đảo chánh không được phép kéo dài ...Và một khi tiến hành cuộc đảo chánh phải cho Hoa Thịnh Đốn biết trước ít ra là 48 giờ chứ không phải 4 giờ . Chính phủ Kennedy cũng cảnh giác các tuớng lãnh tham gia cuộc đảo chánh rằng cần nắm vững tình hình trước khi tiến hành cuộc đảo chánh. Và Mỹ không muốn cuộc đảo chánh kéo dài tránh trở thành cuộc nội chiến ... " Theo ý của tuớng Đôn, Đại Sứ Lodge vẫn sẽ về Mỹ như dự tính . Vì nếu Đại Sứ Lodge hoãn chuyến đi Mỹ, có thể sẽ làm cho ông Diệm biết rằng Mỹ có liên hệ đến kế họach đảo chánh "the coup plans". Điều hay hơn cả là Lodge nên tránh mặt khi cuộc đảo chánh diễn ra. Bộ Trưởng Rusk nói rằng điều quan trọng là không biết phe tướng lãnh cómauchóng hoàn thành cuộc đảo chánh. Ông ta cho rằng, nếu Diệm còn tiếp tục cầm quyền, thì chiến tranh sẽ giảm dần. Ông Harriman nói: “ Với thời gian nếu Diệm còn cầm quyền thì mục tiêu của chúng ta tại Việt Nam rất khó hoàn thành. “ Đoạn trên viết ra từ phần Anh ngữ như sau :

" Secretary Rush said ... Should we let the coup generals know that a protracted civil war must not be the result of their efforts to overthrow Diem ? “If we support the rebel generals, then we will have to guarantee that they are successful in overthrowing the Diem government . Ambassador Lodge was asked by General Don to stick to his departure plan so Lodge should go as he had planned. ... We need 48, not 4, hours advance notice of any coup. We should put our faith in no one, including General Don. We should caution the generals that they must have the situation in hand before they launch a coup. We should tell them we have no interest whatsoever in a long civil war in South Vietnam.... If Ambassador Lodge delays his departure, Diem will know we are aware of the coup plans. It would be good to have Ambassador Lodge out of the country when a coup takes place. ... General Taylor...said a few key people are crucial to success of a coup and are more important than total numbers. Secretary Rusk said the important question was whether the rebel generals could achieve quick success. He felt that in the long run, if Diem government continued, the war effort would go down hill. Mr. Harriman said ... With the passage of time, our objectives in Vietnam will become more and more difficult to achieve with Diem in control.”-

 (Viết theo Memorandum Of Conference With The President , ngày 29.10.1963, hồi 16.20 PM, Subject: Vietnam - Hiện diện trong phiên họp này ngoài TT Kennedy, còn có sự tham dự của : Vice President, Secretary Rusk, Secretary McNamara, Attorney General, Director McCone, General Taylor, General Krulak, Under Secretary Harriman, Mr. Alexis Johnson, Mr. William Bundy, Mr. Helms, Mr.Mendenhall (State), Mr. Colby (CIA), Mr. Bundy, Mr. Forrestal, Mr.Bromley Smith ). ( Bản chụp có in kèm trong bài này). 

Còn tài liệu của Bộ Ngoại Giao Mỹ thời TT Kennedy có đoạn ghi xác nhận rằng “ nếu đảo chánh không thành thì sẽ dẫn đến con đường thảm bại “, vì thế chính phủ Mỹ lựa chọn một trong hai quyết định :” một là Mỹ sẽ không dính líu vô VN nữa, và để nuớc này đi theo Cộng Sản; hai là đưa quân Mỹ vào Miền Nam Việt Nam, và sẽ thành lập chính phủ do Mỹ lựa chọn." (The Secretary said that if the coup was unsuccessful we would be on an inevitable road to disaster. The decision for the United States would be, therefore, to get out and let the country go to the Communist or to move ỤS. combat forces into South Vietnam and put in a government of our own choosing)-

(Theo Tài Liệu Tối Mật của Bộ Ngoại Giao Mỹ công bố, có tên : Memorandum of Conversation, "Vietnam," August 26, 1963 - Theo : Roger Hilsman Papers, Country Series, box 4, trang bià có tên : Vietnam, White House Meetings 26/8//63-29/8//63, State Memcons < Memcons = Memorandum Conference> --hiện diện trong cuộc họp này:

1- Phía Toà Bạch Ốc gồm có : TT Kennedy, phụ tá McGeorge Bundy, Mr.Forrestal.

2- Phía Bộ Ngoại Giao có : The Secretary, Phụ tá George Ball, và Roger Hilsman.

3- Phía Bô quốc Phòng có : The Secretary, phụ tá Gilpatric, tuớng Taylor, tuớng Krulak. Phía CIA có Phụ. Tá Giám Đốc Carter, và phụ tá Helms ). 

(Hai tài liệu Toà Bạch Ốc trích dẫn của thời TT Kennedy nêu trên, không thấy liệt kê trong The Pentagon Papers , và hai tài liệu này được công bố năm qua). Đọc giả có thể thắc mắc việc các viên chức trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Mỹ tại sao lại đưa ra nhận định là “nếu còn chính phủ Diệm thì chiến tranh lại giảm “, và rằng “còn chính phủ Diệm thì mục tiêu ( objectives) của Mỹ tại Việt Nam khó hoàn thành “; vậy mục tiêu trong việc đưa quân đội Mỹ vô Việt Nam là gì ? Xin thưa, mục tiêu đó là việc thực thi chính sách “ Counter- Insurgency Plan -CIP” tại Việt Nam nhằm chống chiến tranh giải phóng do Liên Xô đề ra (MTDTGPMN thành lập tháng 12.1960). Ngay khi TT Kennedy nhậm chức (1.1961) đã đề rachính sách CIP nhằm chống chiến tranh giải phóng do Liên Xô hậu thuẫn (đã bàn qua ở số báo VNTP 688, chi tiết sẽ bàn thêm ở số báo sau ). Và để chuẩn bị cho việc gửi quân qua Việt Nam (to move ỤS. combat forces into South Vietnam) nhằm thực thi “objectives” của Mỹ tại VN, ngoài các tính toán như tài liệu Toà Bạch Ốc và Bộ Ngoai Giao thời Kennedy nêu trên , theo Tài Liệu Quốc Phòng ghi lại, thì TT Kennedy còn chuẩn bị cả mặt dư luận Mỹ về việc đưa quân đội Mỹ vào VN ngay từ tháng 5.1961 ( thời gian sau khi nhậm chức Tổng Thống chưa đầy 4 tháng) . Một đoạn văn trong cuộc phỏng vấn nhằm trả lời báo chí Mỹ là bằng chứng :

“ Q. "There have been reports that you would be prepared to send American forces into South Vietnam if that became necessary to prevent Communist domination of that country. Could you tell us whether that is correct and also anything else you have regarding plans for that country?"

”A. "Well, we have had a group working in the Government and we've had a Security Council meeting about the problems which are faced in Vietnam by guerrillas and by the barrage which the present Government is being subjected to. The problem of troops . . . the matter of what we're going to do to assist Vietnam to obtain its independence is . . . a matter still under consideration”.." (Theo : The Pentagon Papers, Gravel Edition, Volume 2, p. 803 --President Kennedy's Presidential News Conference, May 5, 1961, Public Papers of the Presidents, Kennedy, 1961, p. 356). Đọc đến đây một thắc mắc được nêu ra là dựa vào đâu để rồi các nhà hoạnh định chính sách Mỹ đi đến nhận định:” một là Mỹ sẽ không dính líu vô VN nữa, và để nuớc này đi theo Cộng Sản“, và rằng :”còn chính phủ Diệm thì mục tiêu (objectives) của Mỹ tại Việt Nam khó hoàn thành “là nghĩa làm sao ? Theo Sự Vụ Văn Thư ( Memorandum ) của cơ quan CIA tường trình cho chính phủ Kennedy có ghi lại :“Qua Đại Sứ Ba Lan Manelli, ông Hồ Chí Minh đề nghị với ông Nhu một cuộc ngưng bắn với VC, và ông Nhu đang nghiên cứu đề nghị này , và (CIA) tin tưởng sự việc sẽ tiến hành trong vòng 3 hay 4 tháng tới.  “ Diệm, Nhu thà thỏa hiệp với miền Bắc còn hơn là luồn cúi trước áp lực ngoại bang (Mỹ) “. Nếu Diệm, Nhu chỉ có một lựa chọn giữa việc từ bỏ quyền lực, hay là chịu áp lực về chính trị của Mỹ tại miền Nam, thì sự chọn lựa của họ sẽ là mở đường ra Bắc. “. một khi quần chúng tán đồng về một “ giải pháp” Bắc - Nam thì các biến cố quân sự và chính trị sẽ giảm đáng kể “ “ (“ Polish ICC Commissioner Manelli has reportedly presented a Ho Chi Minh proposal to Nhu for a de facto cease fire by the VC; Nhu is allegedly studying this proposal, believing that it might become relevant in three to four months .  In our view, “ that Diem and Nhu, they might at some juncture seek to work out a modus vivendi with the North, out of belief that a deal with kindred peoples was better than submitting to foreign (US) pressures. “ If they felt their only other alternatives to be either the end of their own primacy or humiliating acceptance of a much greater US voice in the political direction of South Viet Nam, they might opt for an opening to the North.“ there might be considerable public acquiescence in a North-South “ solution” in the event that the military and political situations had declined sharply “.)-

(Viết theo Memorandum của CIA, số 2352/63, tiêu đề :” The possible of a GVN Deal with North Viet Nam”, ngày 14.9.63, bản chụp trang 2 của SVVT này in kèm và sẽ bàn thêm về trang 1 của SVVT/CIA ở số báo sau về việc CIA dự liệu biện pháp đối phó ngăn cản không để “ giải pháp Bắc-Nam” ra đời). Các tài liệu trình bày trên cho thấy, Mỹ lo ngại một khi hai ông Diệm và Nhu còn cầm quyền thì thỏa hiệp ngưng chiến với miền Bắc , mà theo CIA “ tin tưởng sự việc sẽ tiến hành trong vòng 3 hay 4 tháng tới “ ( CIA gọi là “ giải pháp Bắc - Nam “ - hay còn gọi là thỏa hiệp Ngô-Hồ), và rồi chiến tranh sẽ giảm ( go down hill) . Một khi VN có hòa bình, thì mục tiêu thực thi chính sách CIP của Mỹ sẽ khó hoàn thành (objectives in Vietnam will become more and more difficult to achieve) và Mỹ không thể đổ quân vào VN để “ use VN as a laboratory to develope techniques “ nhằm chống chiến tranh giải phóng do Liên Xô đề xướng tại Việt Nam. Cho nên hoà bình đã không đến với người dân Việt Nam bởi vì rằng các “the coup generals “  thi hành theo "the coup plans" của Mỹ đã “successful in overthrowing the Diem government” như tài liệu phơi bày. 

Vì các lẽ nêu trên, liệu có nên đưa ra kết luận rằng :”Việt Nam Cộng Hòa bị sụp đổ là do cái hậu qủa khốc liệt và dai dẳng “ bởi “các tướng đảochánh” (the coup generals ) thi hành “ the coup plans” của Mỹ lật đổ chế độ Diệm nhằm thực hiện chính sách CIP tại Việt Nam, và trong số “the coup generals “ KHÔNG CÓ tác giả cuốn VNMLQHT tham gia vào “biến cố “ ghê tởm năm 1963 ???.

(Ghi chú: Mấy chữ “biến cố ... ghê tỡm năm1963” là của TT Nixon trích dẫn trên- Và như đã viết, người viết không phê bình đúng sai, chỉ muốn là : chữ của tài liệu thì dùng chữ tài liệu, chữ của hồi ký thì dùng của hồi ký gọi là cho có tính khách quan, và có in đậm để người đọc dễ nhận dạng). Vào thời điểm này (thời TT Nixon), miền Nam Việt Nam vẫn hy vọng là Mỹ sẽ ở lại giúp VNCH “ Cho nên khi TT Nixon bị bắt buộc phải từ chức năm 1974 vì vụ Watergate, cũng có chính trị gia VNCH thời đó cho rằng nếu ông Nixon còn tại chức thì VNCH còn hy vọng tồn tại. Nhưng như trên cho thấy, số phận miền Nam Việt Nam đã được quyết định từ ngày 9.7.1971, chứ không phải đợi đến 1974 là ngày ông Nixon từ chức! Vì như câu văn trên trong TLTMTBO đã cho thấy sự thỏa thuận của Mỹ : “Nếu miền Nam bị lật đổ sau khi rút quân, thì Mỹ sẽ không can thiệp .” ( if it is overthrown after we withdraw, we will not intervene). Do đó, năm 1975 khi miền Bắc xua quân xâm chiếm miền Nam, Mỹ đã không can thiệp là vì thỏa thuận này, dù trước đó TT Nixon đã viết thư hứa : " Tôi tuyệt đối cam đoan với Ngài rằng, nếu Hà Nội không tuân theo những điều kiện của Hiệp Định này, thì tôi cương quyết sẽ có hành động trả đũa mau lẹ và ác liệt." (Trích thư của TT Nixon gửi TT Thiệu, ngày 14.11.1972 - HSMDĐL: 2). Trở về cuộc đối thoại trong TLTMTBO.

TT Chu lại hỏi rằng, khi không còn quân đội Mỹ, liệu Mỹ sẽ vẫn tiếp tục viện trợ quân sự cho miền Nam Việt Nam? Dr.Kissinger :” We are prepared to accept an agreed international status for South Vietnam... We are prepared to look at point 5 of Mme. Binh’s seven proposals. Some aspects of it we are prepared to negotiate on. (Mỹ chuẩn bị chấp nhận giải pháp quốc tế cho miền Nam, chuẩn bị thương thảo điểm 5 của phía bà Bình đề nghị). Đến đây, cuộc đối thoại giữa TT Chu Ân Lai và TS Kissinger bàn đến các vấn đề thuộc khu vực khác và rồi kết thúc buổi họp ngày 09.07.1971, để rồi lại tái tục họp ngày hôm sau ( 10.7.1971). Tài liệu về ngày họp đầu tiên có 47 trang nhưng trang thứ 43 chưa được công bố . Trang này có thể đã ghi lại chuyện Mỹ-Tầu bàn đến nước Nhật, vì hàng chót trang 42 có ghi:” So we are not using Japan against you ...” ( Còn tiếp)