Ký ức của những người bị quên lãng |
Tác Giả: Quách Tương Uy | ||||
Thứ Tư, 22 Tháng 4 Năm 2009 00:54 | ||||
Nhiều người lính Trung Quốc trong cuộc chiến Việt - Trung 1979 cảm thấy bị xã hội quên lãng Ở cuối tiểu thuyết Trung Quốc có tên Những người anh hùng trở về giữa đêm, một người lính trở về từ cuộc chiến Việt - Trung nói thế này:
"Hiện tại, chúng ta những anh hùng được chào đón bằng hoa và tiếng vỗ tay, nhưng nhiều năm sau này, khi quan hệ quốc tế đổi thay, sẽ còn ai nhớ chúng ta?" Ông ấy đã đúng về thay đổi trong quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam năm 1991; không chỉ thế, ông còn đoán đúng là cuộc chiến sẽ bị người Trung Quốc quên lãng. Những người anh hùng trong cuộc chiến khi xưa chỉ còn nằm giữa nghĩa trang, trong tiểu thuyết giáo dục lòng yêu nước. Cuộc chiến giữa "những anh em" ngày càng ít được phía Trung Quốc đề cập kể từ khi sự giao hảo được nối lại. Tuy nhiên, cuộc chiến chưa bao giờ phai nhòa trong ký ức của những người lính Trung Quốc đã đổ máu và hy sinh tuổi trẻ trên những rặng núi, cánh rừng Việt Nam. Dĩ nhiên những ký ức đó mang mùi cay đắng. Nhưng chúng cũng là những câu chuyện, cảm giác thật về chiến tranh, cho phép chúng ta vén màn để thấy một gương mặt khác của cuộc chiến năm 1979. Những đối thoại đáng nhớ giữa những người lính Trung Quốc và "kẻ thù", những lần đau ốm, và lá thư tình cuối cùng gửi cho người yêu ở nhà - những ký ức về những ngày, những đêm sống và chiến đấu ở Việt Nam thuyết phục chúng tôi rằng đây là cuộc chiến không nên bị quên lãng. Thư tình viết chung Trong thời gian đánh nhau ở Việt Nam, một lá thư tình có thể được đem ra đọc cho đồng đội, để trong thoáng chốc tất cả có thể tận hưởng mùi vị tình yêu, cái hương vị ngọt ngào mà những chàng trai trẻ măng nhung nhớ. Dù vậy, thực sự hiếm nếu một người lại viết chung thư tình cùng người khác. Nhưng lá thư tình sau đây được hai người đồng chí viết chung trên một chiếc xe trước trận đánh. Phần đầu được "cây bút chính" Dương gửi cho người yêu, và phần hai dưới đây được anh lính trẻ Vương Linh thêm vào: "Gửi cô gái mà tôi chưa quen: Tôi 21 tuổi rồi nhưng chưa bao giờ biết yêu, chứ đừng nói là viết một lá thư tình. Ngày mai tôi ra trận, có thể sẽ không trở về. Và thế là tôi viết lá thư này cho em - một cô gái dễ thương, tử tế mà tôi chưa quen, bởi vì em yêu đồng đội của tôi và hiểu những người lính. Vì lẽ đó, cho tôi cảm ơn em. Vương Linh." Bài thơ nơi tiền tuyến Dù mặt trận không lãng mạn, nó vẫn tạo ra thơ ca. Bài thơ sau đây của một người lính Trung Quốc tật nguyền gửi hôn thê, có vẻ lãng mạn, nhưng thực ra còn tàn khốc hơn cả chiến tranh và cái chết. "Em có ghét tôi không? Tôi mất hai chân Nhưng tôi sẽ không nhỏ lệ cũng không luồn cúi Suy nghĩ duy nhất của tôi Ai lại không thèm một cuộc sống tươi như hoa nở Quên tôi đi Những lá thư biên giới Trong suốt 10 năm, từ 1979 đến 1989, nhiều người lính biên phòng Trung Quốc đồn trú nơi biên ải xa nhà. Những lá thư là niềm an ủi duy nhất cho họ. Dưới đây là trích thư của một sinh viên Trung Quốc gửi những người lính: Chỉ với những người lính Trung Quốc đã chiến đấu ở Việt Nam, ngày và đêm trong chiến tranh vẫn còn quen thuộc. Quách Tương Uy "Chúng em nay học tập trung hơn, tranh nhau trả lời các câu hỏi; chúng em không nghe đài hay tán dóc vào thời gian tự học. Tất cả chăm chỉ học tập vì chúng em có nhiệt huyết học hỏi từ những người lính tiền phương..." Có vô vàn những lá thư như vậy, được viết với sự ngây thơ và nhiệt tình, cho dù các cây bút trẻ đó không thực sự hiểu cuộc xung đột ở phía nam. Những người lính Trung Quốc trân quý những lá thư đó cả chục năm về sau để sưởi ấm tâm hồn cô đơn, và cũng để nhắc mình hy sinh vì ai. 30 năm đi qua, những lời nói, dòng thư ngày xưa đã bị quên lãng, cuộc chiến trở nên mơ hồ trong ký ức đất nước tôi. Chỉ với những người lính Trung Quốc đã chiến đấu ở Việt Nam, ngày và đêm trong chiến tranh vẫn còn quen thuộc. Đó là vì ký ức của họ không chỉ về chiến tranh, về sự chém giết hay kẻ thù, mà còn về tuổi trẻ đã qua, về giấc mơ và cuộc sống, những thứ không nên bị lãng quên. Về tác giả:Quách Tương Uy là sinh viên đang du học ở London. Các trích đoạn trong bài lấy từ một trang blog Trung Quốc, được thành lập bởi các cựu quân nhân phục vụ trong cuộc chiến Việt - Trung và xung đột biên giới 10 năm sau đó.
|