(NV) - Bất chấp những răn đe từ Bộ Thông Tin và Truyền Thông, dù lẻ loi nhưng giai phẩm Xuân của một tờ báo có manchette là “Du Lịch”, với cơ quan chủ quản là Tổng Cục Du Lịch, thuộc Bộ Văn Hóa-Thể Thao-Du Lịch CSVN, vẫn lên tiếng ca ngợi những thanh niên, sinh viên từng xuống đường biểu tình chống Trung Quốc, khẳng định chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa và Trường Sa là bất khả xâm phạm. Giai phẩm Xuân của tờ Du Lịch được phát hành trước Tết Nguyên Ðán, với số lượng khoảng 10,000 bản đang gây xôn xao trong giới trí thức và sinh viên, học sinh bởi đây là lần đầu tiên, một trong khoảng 700 cơ quan truyền thông trực thuộc chính quyền CSVN, chính thức lên tiếng kêu gọi bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và cảnh báo về họa ngoại xâm, thậm chí công khai khẳng định sự ủng hộ đối với các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, diễn ra từ cuối tháng 12 năm 2007 cho đến nay và luôn bị chính quyền CSVN tìm đủ cách để ngăn chặn, đàn áp. Ðây cũng là ấn bản đầu tiên do một cơ quan truyền thông “chính thống” thực hiện, dám “xé toạc hàng rào” mà Ðảng và chính quyền CSVN đã dựng lên từ trước đến nay. Với hàng rào này, các cơ quan truyền thông trực thuộc chính quyền CSVN bị cấm đề cập đến tương quan giữa quan hệ Việt-Trung với chủ quyền lãnh thổ, có nội dung nằm ngoài sự chỉ đạo của Ban Tư Tưởng Văn Hóa Trung Ương Ðảng và Bộ Thông Tin-Truyền Thông. Cũng vì vậy, ấn bản này đang được nhiều người săn tìm để photocopy.
Bài “Hận Nam Quan” được đăng trong giai phẩm này Ấn bản đang thu hút sự chú ý lớn từ công chúng có sự góp mặt của khá nhiều tác giả vốn bị chính quyền CSVN xếp vào loại “có vấn đề về nhận thức chính trị” hoặc “không đáng tin cậy” như: Bùi Minh Quốc, Nguyên Ngọc, Nguyễn Quang A,... Ðáng chú ý là trong bài “Tản mạn cho đảo xa” đăng trên hai trang 12 và 13, một tác giả tên Trung Bảo viết: “...Những ngày cuối năm 2007 đầu năm 2008, lần đầu tiên kể từ ngày thống nhất đất nước, thanh niên Việt Nam đã xuống đường để bày tỏ lòng yêu nước khi Trung Quốc công khai bày tỏ dã tâm với hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa. Dẫu rằng vì nhiều lý do, những lần xuống đường đó không được báo chí trong nước thông tin rộng rãi. Dẫu rằng những tấm lòng yêu nước trong sáng, sự hiên ngang khí phách kia không được ca ngợi công khai... nhưng người ta sẽ phải nhớ rằng tấm lòng nhiệt thành với đất nước của thanh niên, trí thức sẽ không bao giờ thay đổi...” Cũng tác giả này khẳng định: “Ngày 9.12.2007 có lẽ sẽ chẳng bao giờ khiến tôi quên được. Quên sao được không khí bừng bừng khí thế. Quên sao được khi tình cờ, tôi được đứng lẫn vào những người đã tạo dựng nên ngày lịch sử...” Tác giả Trung Bảo còn lên tiếng chỉ trích những kẻ đã ngăn cản, đàn áp thanh niên, sinh viên biểu tình chống ngoại xâm. Những ý kiến vừa kể thật ra không mới nhưng những ý kiến này trở thành đặc biệt ở chỗ, chúng chưa bao giờ xuất hiện trên hệ thống truyền thông trực thuộc chính quyền CSVN. Theo dư luận, “Trung Bảo” là bút danh của một viên chức đang làm việc tại Mặt Trận Tổ Quốc của thành phố Sài Gòn. Giai phẩm Xuân Du lịch còn nhiều bài viết khác nhấn mạnh, Ải Nam Quan và nhiều vùng lãnh thổ, lãnh hải khác là phần không thể tách rời khỏi chủ quyền của Việt Nam. Nhóm chủ biên đã đưa cả bài “Hận Nam Quan” vào giai phẩm. Những người theo dõi sát thời cuộc ở Việt Nam tin rằng, việc chọn đăng “Hận Nam Quan” nhằm phê phán tuyên bố của Vũ Dũng, thứ trưởng Ngoại Giao CSVN trên báo điện tử VietNamNet vào ngày 2 tháng 1 năm 2009. Bất chấp lịch sử dân tộc và vô số chứng cứ khác, trong tuyên bố đó, Vũ Dũng trâng tráo bảo rằng: “Theo lịch sử, thác Bản Giốc, ải Nam Quan đã là của Trung Quốc từ đời nhà Minh, nhà Thanh”. Bài “Hận Nam Quan” được đăng trong giai phẩm này. Ảnh chụp bài “Tản mạn đảo xa
Các nguồn thạo tin cho biết, do nội dung tờ Du Lịch vốn chỉ thiên về du lịch nên Ban Tư Tưởng Văn Hóa Trung Ương của Ðảng CSVN, Bộ Thông Tin Truyền Thông và lực lượng an ninh của công an CSVN đã “mất cảnh giác”. Ðây là lý do giúp giai phẩm Xuân Du Lịch “lọt lưới”. Tuy nhiên, sau đó, các cơ quan này quyết định “án binh bất động”, chỉ “lặng lẽ thu hồi” để tránh làm dư luận xôn xao và tránh những phản ứng bất lợi có thể xảy ra ngay trong dịp Tết. Vẫn theo các nguồn thạo tin, sắp tới, Ban Tư Tưởng Văn Hóa Trung Ương của Ðảng CSVN, Bộ Thông Tin Truyền Thông và lực lượng an ninh của công an CSVN sẽ “xử lý sai phạm nghiêm trọng này rất nghiêm khắc”. Trong khung xuất bản của giai phẩm Xuân Du Lịch, người ta đọc thấy tên người phụ trách xuất bản là phó tổng biên tập Nguyễn Trung Dân và tổng thư ký Trần Văn Tiến. Từ cuối năm ngoái đến nay, áp lực càng ngày càng lớn từ dư luận trong và ngoài nước, kể cả trong cán bộ, đảng viên CSVN về sự bạc nhược, đốn mạt khi ứng xử với Trung Quốc đã khiến lãnh đạo Ðảng và chính quyền CSVN hết sức lo ngại. Các viên chức cao cấp đã đưa ra nhiều tuyên bố, nhằm phân bua họ không “mãi quốc cầu vinh”. Sự xuất hiện một ấn bản có nội dung như giai phẩm Xuân Du Lịch cho thấy nước đang tràn ly, kể cả trong báo giới, vốn vẫn quen cúi đầu khuất phục. (G.Ð)
Nước Việt hình Chữ S... nhưng biên giới “Nước” ấy tới đâu? Vũ-Hữu-San
Kính thưa Quý-Vị Độc-giả Cá-nhân chúng tôi, người viết bài này, khi được hỏi “Nước Việt-Nam (VN) hình Chữ S... nhưng bạn có biết biên giới Nước ấy tới đâu không?”, tôi xin thú thật và thẳng-thắn trả lời: “tôi không biết chính-xác ở đâu.” Và tôi đồ chừng tất cả Quý-vị Độc-giả, cũng như các Quý-vị Giáo-Sư Địa-lý cùng các Học-giả hàng đầu khác của Việt-Nam đều không biết biên-giới “Nước” ấy đến kinh-độ nào, vĩ-độ nào. Chẳng lẽ người VN đỉnh cao “trí tuệ” đến vậy mà không biết bản-đồ nước mình? Công-dân các quốc-gia duyên-hải nào cũng biết bản-đồ hải-phận nước họ[1], còn ta thì không. Trên đời có nhiều điều ta không biết thật, nhưng khi nói đất nước Việt-Nam mà không biết “nước” ấy ở đâu, rộng đến đâu thì... đáng xấu hổ vô cùng! Vì không biết nên chúng ta phải cùng nhau tìm ra biên giới ấy, cụ thể nhất là làm sao “sở-hữu” tấm bản-đồ nước ta đầy-đủ cả “đất và nước”. Tấm bản-đồ đầy-đủ này hình chữ S lớn, theo Nhà Nước cho hay phải lớn tới 4 lần mảnh đất chữ S nhỏ treo trên tường hàng trăm năm này. Nội-dung bài này thâu tóm từ những bài viết cũ hàng chục năm trước, xem ra vẫn còn mới vì vấn-đề “Người Việt-Nam không có bản-đồ ‘Nước Việt-Nam” vẫn còn nguyên đó. Nhập đề “Nước Việt Nam là một dải đất hình chữ S diện-tích 329,560km2, nằm ở trung-tâm khu-vực Ðông Nam Á, ở phía Ðông bán đảo Ðông Dương, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào, Campuchia, phía Ðông và Nam trông ra biển Ðông và Thái Bình Dương. Bờ biển Việt Nam dài 3260km, biên giới đất liền dài 3730km.” Phần lãnh-thổ ghi như vậy trong các giấy tờ chính-thức cũng như sách vở giáo-dục được xem là tạm đủ, cho dù vài ba phần trăm diện-tích này như vùng Lão-Sơn, Ải Nam-Quan, Thác Bản-Giốc... còn mập-mờ. Phần lãnh-hải thì sao? Một số người nhạy cảm thường la lớn Việt-Nam mất lãnh-hải nhiều quá. Thật ra vấn đề mất mát lãnh-hải cho ngoại-bang không bi-đát quá như vậy. Lãnh-hải nằm trong khu-vực biển nằm cách bờ 12 hải-lý. Nếu bờ biển còn nguyên từ Móng Cái đến Hà Tiên thì lãnh-hải vẫn tồn tại dọc theo bờ Móng-Cái/ Hà Tiên đó mà thôi. Vậy nội dung bài này nói gì khó hiểu vậy? Xin thưa ngoài lãnh-thổ tức dải đất hình chữ S cũng như lãnh-hải cách bờ 12 hải-lý, Việt-Nam chúng ta cũng như tất cả mọi quốc-gia ven biển khác trên trên thế-giới còn có một số quyền-hạn trên khu-vực biển “Hải-phận Đặc-Quyền Kinh-Tế” và Thềm Lục-Địa.. Nếu nói Việt-Nam gồm hai phần Đất và Nước thì phần Nước này rất bao la, rộng lớn hơn dải đất 329,560 km2 nhiều lần. Biên giới Nước ấy ở đâu, bản-đồ nào... không ai hay. Vùng Đặc-quyền Kinh-tế EEZ Trong Luật Biển Liên-Hiệp-Quốc UNCLOS [2] hiện-hành, vùng Đặc-quyền Kinh-tế (tiếng Anh: Exclusive Economic Zone - EEZ; tiếng Pháp: Zone Économique Exclusive- ZEE) là vùng biển mở rộng từ các quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo, nằm bên ngoài và tiếp giáp với lãnh-hải. Nó được đặt dưới chế độ pháp lý riêng và được quy định trong phần V - Vùng Đặc-Quyền Kinh-Tế (ĐQKT) của Công ước Liên-hiệp-quốc về Luật biển 1982. Vùng biển này có chiều rộng 200 hải lý (khoảng 370,4 km) tính từ đường cơ sở, ngoại trừ những chỗ mà các điểm tạo ra nó gần với các quốc gia khác. Trong khu vực Đặc-Quyền Kinh-Tế, quốc gia có đặc quyền khai thác và sử dụng các tài nguyên biển.[3] Quốc gia duyên-hải như Việt-Nam theo đó phải có tối-thiểu vùng biển đặc-quyền kinh-tế EEZ 200 hải lý. Trong vùng hải-phận này, chúng ta có quyền khai thác và sử dụng tài nguyên giống như chúng ta đã từng khai thác và sử dụng tài nguyên trên đất liền vậy. Trong tình-thế hiện nay, các quốc-gia quanh Biển Đông đều cố tranh-giành những vùng đặc-quyền kinh-tế rộng lớn cho nước họ. Biển Đông với chiều ngang khoảng 600 hải-lý sẽ không còn sót lại vùng biển nào đựợc gọi là biển quốc-tế nữa. Thềm Lục-địa Việt-Nam Không giống như trường-hợp bờ biển bao quanh Phi-luật-Tân và bờ biển bao quanh phía Nam của Nam-Dương quá dốc, bờ biển Việt-Nam thoai-thoải trải dài từ bờ ra khơi. Vì đáy biển không có sự ngăn cách của các rãnh biển sâu (trench, trough) gần bờ nên sự nới rộng hải-phận của Việt-Nam hợp-lý hơn các nước khác[4]. Bản-đồ địa-chất cho thấy Biển Việt-Nam là sự nối-tiếp địa-hình đất liền chạy dài ra biển. Cả hai quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa đều nằm trên thềm lục-địa nước ta. Hoàng-Sa nằm chung trên nền đất của Cù-Lao Ré và tỉnh Quảng-Ngãi. Trường-Sa là phần nối của đất liền của Nam Trung-phần và Nam-phần Việt-Nam. Đó là lý-do hai Luật-gia của Hoa-Kỳ Mark J. Valencia và Jon van Dyke đã phát-biểu rằng Việt-Nam có những lý-lẽ hợp-pháp về đặc-quyền kinh-tế và nên tuyên-bố chiều rộng thềm lục-địa và hải-phận kinh-tế rộng ra cho tới 350 hải-lý. [5]
F.decorate(_ge('photo_notes'), F._photo_notes).notes_go_go_go(3235260899, 'http://farm4.static.flickr.com/3496/3235260899_e870979184_t.jpg', '3.1444'); Biển Đông, thiết-đồ đáy biển và thềm lục-địa (200m.) Từ bờ Việt-Nam, đáy biển chạy thoai-thoải ra khơi. (Hình của Nguyễn-Khắc-Ngữ, 1981.)
Pháp-Lý về Thềm lục-địa Những hoạt-động khai thác thương-mại như dầu mỏ và hơi đốt từ đại-dương chủ yếu được tiến hành trên các thềm lục-địa. Quyền-lợi kinh-tế trên thềm lục-địa do các quốc gia có biển đã được ghi trong “Công-Ước về Thềm Lục-địa” của Liên-Hiệp-Quốc từ năm 1958. Một vài đoạn trong đề nghị đã được tu-chỉnh và thay thế bởi các điều-khoản trong Công-Ước LHQ về Luật Biển năm 1982. Theo Công-Ước đó, thềm lục-địa của một quốc gia ven biển bao gồm - đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia, trên toàn bộ phần biển kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền cho đến bờ ngoài của dốc lục-địa. - hoặc cách Đường Cơ Sở (dùng để tính lãnh hải) một khoảng cách là 200 hải lý (370,4 km), khi bờ ngoài của dốc lục-địa của quốc gia này ở khoảng cách gần hơn 200 hải lý. Trong trường hợp bờ ngoài của dốc lục-địa kéo dài tự-nhiên lớn hơn 200 hải lý tính từ Đường Cơ Sở thì quốc gia đó có thể xác định ranh giới ngoài của thềm lục-địa cho ĐQKT của mình như sau: - Hoặc theo bề dày trầm tích: Đường nối các điểm cố định tận cùng bất kỳ mà lớp trầm tích có độ dày bằng hoặc lớn hơn 1% khoảng cách từ điểm đó tới chân dốc lục-địa. - Hoặc theo khoảng cách: Đường nối các điểm cố định ở cách chân dốc lục-địa nhiều nhất là 60 hải lý (111,1 km).[6] Nhờ địa-hình đáy biển thoai-thoải và lớp trầm tích ngoài khơi có độ dày đáng kể, Việt-Nam có đầy đủ điều kiện để được hưởng vùng biển ĐQKT như vậy.
F.decorate(_ge('photo_notes'), F._photo_notes).notes_go_go_go(3236108360, 'http://farm4.static.flickr.com/3428/3236108360_581d6e49b1_t.jpg', '3.1444'); Một đề-nghị phân-chia Hải-phận Biển Đông (200hl và rộng hơn) theo Tiến-sĩ Mark J. Valencia. Việt-Nam có vùng Đặc-quyền Kinh-tế EEZ rộng 722,338 km2. Luật biển UNCLOS quy-định thềm lục-địa tính từ đường cơ-sở không được vượt quá 350 hải-lý (648.2 km)[7] hoặc cách đường đẳng sâu 2,500 mét một khoảng cách không vượt quá 100 hải-lý (185.2 km). Nếu nhận hải-phận 350 hải-lý, Việt-Nam phải tuân-thủ các quy-định cụ-thể để vẽ xác-định đường ranh-giới ngoài của thềm lục-địa sao phù-hợp Luật Biển, rồi chuyển cho Ủy-Ban Ranh-Giới Thềm Lục-Địa duyệt, chấp-thuận đệ-trình lên Đại Hội-đồng của Công-ước UNCLOS. Chi-tiết việc mở rộng hải-phận quá 200 hải-lý này còn có thêm 2 điều-kiện nữa là: - Quốc-gia phải xác định rõ tọa độ, thông báo các thông tin tính toán cho Ủy-ban Ranh-giới Thềm Lục-địa với hạn cuối cùng là năm 2009. - Quốc-gia có nghĩa vụ đóng góp tài-chính hay hiện-vật cho việc khai thác các tài nguyên phi sinh vật của phần biển nằm ngoài phần thềm lục-địa cơ bản (200 hải lý đầu). Tài-liệu lưu-trữ tại Liên-Hiệp-Quốc cho đến nay chưa ghi nhận Việt-Nam có làm như vậy hay không? Trong khi đó, hạn-kỳ trình Ủy ban Ranh-Giới của LHQ đã gần kề.
F.decorate(_ge('photo_notes'), F._photo_notes).notes_go_go_go(3235263095, 'http://farm4.static.flickr.com/3134/3235263095_0110ec0c55_t.jpg', '3.1444'); Biểu-thị Nội-hải, Lãnh-hải, Vùng ĐQKT chuẩn, Vùng ĐQKT nối dài ra 350 hl. và Thềm lục-địa theo 2 tài-liệu: Trái: Quốc-gia Úc-Đại-Lợi, Phải: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Liên-hệ Vùng ĐQKT nối dài với Hoàng-Sa & TrườngSa Theo tấm bản-đồ của Tiến-sĩ Mark J. Valencia thuộc Viện East-West Center, Hawaii, tính từ bờ biển trở ra, Việt-Nam có vùng ĐQKT rộng 722,338 km2. Nhưng Việt-Nam còn sở-hữu Hoàng-Sa và Trường-Sa. Hai quần-đảo này có nhiều phần nằm ngoài giới-hạn 350 hải-lý. Hải-phận Việt-Nam đương-nhiên bao gồm cả vùng biển Hoàng-Sa và Trường-Sa với vùng ĐQKT nới rộng nói trên. Tổng cộng, hải-phận nước ta phải rất lớn. Vùng nước (waters) một triệu km2 chắc là tính như vậy chăng? Cũng theo đúng luật UNCLOS, Trung-Cộng không có điều kiện để tuyên-bố việc nối dài hải-phận như vậy. Phía bắc của Hoàng-Sa có một vùng biển sâu (through) ngăn chận thềm lục-địa của họ. Thêm một rãnh biển thứ hai còn sâu hơn nữa chạy dài ở phía bắc Trường-Sa. Bản-đồ đáy biển của họ cũng phải vẽ rõ-ràng như thế! Phi Luật-Tân cùng trường-hợp với Trung-Cộng; nước này có hai rãnh biển sâu ngăn chặn là Manila và Palawan, khiến thềm lục-địa Phi không chạy được ra khơi.[8]
F.decorate(_ge('photo_notes'), F._photo_notes).notes_go_go_go(3235263959, 'http://farm4.static.flickr.com/3455/3235263959_655d339c5e_t.jpg', '3.1444'); Tấm bản-đồ đơn-giản này (các đường nét trích từ bản-đồ Valencia) cho thấy: (1) trầm-tích từ VN tích-tụ rất xa ngoài khơi, (2) vùng ĐQKT 200 hải-lý, (3) vùng ĐQKT 350 hải-lý tương-ứng với 2 Quần-đảo Hoàng-Sa Trường-Sa. Địa-điểm nào trong Hải-phận Việt-Nam Trung-Cộng đã chiếm các đảo Hoàng-Sa, Trường-Sa. Trung-Cộng đã đánh chìm chiến-hạm, giết người Việt-Nam cả lính lẫn cả dân lành vô tội. Trung-Cộng vẽ bản-đồ Lưỡi Rồng 9 gạch từ năm 1947, âm-mưu chiếm-đoạt hải-phận, sở-hữu toàn thể Biển Đông. Năm nay 2007, Trung-Cộng vẫn tuyên-bố 80% Biển Đông hình Lưỡi Rồng U shape với bản-đồ 9 gạch là của họ. Nguy-cơ Việt-Nam mất thêm đảo và hải-phận Biển Đông cũng còn nguyên đó! Trung-Cộng đã thành-công trong việc chiếm-đoạt hàng chục ngàn km2 trong Vịnh Bắc-Việt. Bản-đồ vùng nước khu phía Bắc rõ-ràng cho thấy Đảng Công-Sản với Nông-Đức-Mạnh, Trần-Đức-Lương, Phan-Văn-Khải và Quốc-Hội bù-nhìn của họ cam tâm dâng biển cho kẻ thù của dân-tộc. Những chuyện lộn-xộn về biển với Trung-Cộng đã có nhiều và sẽ còn tiếp-tục. Địa điểm này hay địa- điểm kia có nằm trong hải-phận Việt-Nam hay không? Chúng ta cần phải có tấm bản-đồ hải-phận mới có thể xác-nhận được.
F.decorate(_ge('photo_notes'), F._photo_notes).notes_go_go_go(3236110606, 'http://farm4.static.flickr.com/3444/3236110606_8753fb7bef_t.jpg', '3.1444'); Vùng biển Trung-Cộng cướp đoạt và Việt-Công ký-kết chấp-nhận. Trước đây, năm 1887đã có đường Đỏ (KT 108 độ 03' Đông) phân-chia. Theo Luật Biển thì ranh-giới là trung-tuyến giữa hai bờ biển (và giữa 2 đảo Bạch-Long-Vĩ / Hải-Nam). Trung-Cộng không cần luật-lệ, nay đã lấn sâu vào sát đất liền Việt-Nam (đường 21 điểm). Công-việc vẽ bản-đồ Đất Nước (gồm cả hải-phận) là bổn-phận của chính-quyền. Ngay khi vào học lớp Vỡ lòng hay Đồng Ấu gần trăm năm trước, học trò Việt-Nam nào cũng thấy tấm bản-đồ nước ta trên vách tường. Ranh giới "Đất" như vậy đã có sự xác-định từ lâu, còn ranh-giới "Nước" cho đến hôm nay vẫn chưa ai nhìn thấy tấm bản-đồ nào! Mọi tài-liệu về địa-lý, chính-trị, giáo-dục trong nước Việt-nam đều đã xác quyết vùng hải-phận Việt-nam rộng lớn tới 1 triệu km2, tức gấp 3 lần diện tích đất liền. "Nhà Nước đã và đang cố-gắng vẽ địa đồ chữ "S nhỏ 329,560km2" cho thêm chính-xác. Bản-đồ chữ "S lớn 1,329,560 km2" và bản-đồ hải-phận Việt-Nam 1,000,000 km2 tức gấp 100 lần vùng biển đã mất cho Trung-Cộng cũng phải vẽ và cho nhân-dân biết để cùng nhau bảo-toàn Đất Nước mà Tổ Tiên Việt-Nam để lại. Vẽ Bản-đồ Hải-phận Khó-khăn Lắm Sao? Việt-Nam đã công-bố nhiều quyết-định về hải-phận, trong đó văn-kiện căn-bản nhất về Đường Cơ-Sở và nội-hải 226,000 km2 có trình Liên-Hiệp-Quốc. Tuy vậy nếu lục-lọi hồ-sơ của các Cơ-Quan liên-hệ tới Luật Biển thì người ta không thể tìm thấy bất cứ một giấy tờ chính-thức nào liên-hệ rõ-ràng tới diện-tích đất nước1,329,560 km2 hay 1,000,000 km2 của phần nước tức hải-phận Việt-Nam.
F.decorate(_ge('photo_notes'), F._photo_notes).notes_go_go_go(3235266363, 'http://farm4.static.flickr.com/3337/3235266363_e61ecb01b5_t.jpg', '3.1444'); Những đường cơ-sở (baselines) của duyên-hải Việt-Nam tuyên-bố ngày 12-11-1982. Nội-hải Việt-Nam 226,000 km2 gồm hai khu-vực ranh-giới lịch-sử trong vịnh Bắc-Việt, vịnh Thái-Lan và khu-vực biển nằm bên trong những đường cơ-sở. Việc vẽ bản-đồ Hải-phận không khó-khăn gì cả đối với những “tay chuyên-nghiệp”. Việt-Nam lại may mắn có nhiều người “thợ vẽ” như vậy trong hàng ngũ lãnh-đạo tối cao của “Đảng và Nhà Nước” đương-thời. Nếu họ chịu làm thì thật may mắn cho Tổ-Quốc Việt-Nam. Trước đây nhiều năm, chúng tôi lấy tư-cách là một người Việt-Nam muốn “bảo-toàn lãnh-thổ” đã mạo-muội viết rằng: Chúng ta có thể đề nghị, thỉnh cầu các Ông Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh (vốn là Học viên Trường trung cấp nông lâm, từng vẽ và sử dụng bản-đồ nông-lâm) với Chủ tịch Nước Trần Đức Lương (2) (từng học sơ cấp, học bổ túc trung cấp địa chất, vốn là họa viên chuyên-nghiệp của Nhà Nước) vẽ hay chỉ-thị nhân-viên vẽ ngay Bản-đồ hình chữ "S lớn 1,329,560 km2" và bản-đồ hải-phận Việt-Nam 1,000,000 km2 (gấp 3 lần lãnh-thổ) mà các Ông và Nhà Nước đã công-bố từ lâu, trước khi quá muộn. Quá dễ! Vạch ra Là Có Bản-đồ Sự kiện “Nhà nước CSVN đã tồn-tại hơn 60 năm mà không vẽ bản-đồ hải-phận” cho thấy việc vẽ này thật khó-khăn ra sao? Đảng và Nhà Nước rồi sẽ phải trả lời trước lịch-sử... mà “lịch-sử thì rất công-minh và nghiêm-khắc đối với bất cứ ai”. Bỏ qua chuyện khó-khăn không làm đó, người ta đọc được một bài viết mà chúng tôi tạm gọi là “Nhất điểm Lương-tâm Đài-Loan”. Chuyện đáng suy ngẫm này nói về việc vẽ bản-đồ hải-phận 4 triệu km2 (lấn vào sát bờ biển Việt-Nam) bằng cách gạch ra 9 nét của người Tàu lại dễ-dàng như thế nào?
F.decorate(_ge('photo_notes'), F._photo_notes).notes_go_go_go(3235267369, 'http://farm4.static.flickr.com/3430/3235267369_b2235d4fdc_t.jpg', '3.1444'); Bản-đồ 9 gạch của Trung-Cộng (trái) và 8 gạch của Đài-Loan (phải). Xem ra TH Cộng-Sản còn tham-lam hơn “TH Dân-Quốc” . Khi vẽ hải-phận khơi-khơi như vậy từ 1947, họ khởi-sự âm-mưu chiếm-đoạt hết Biển Đông.
Chính "đối-thủ" Đài-Loan trong vụ tranh-chấp Biển Đông đã làm thế-giới luật-gia ngạc-nhiên vì một vài học-giả của họ đã lên tiếng xin rút lại những đòi-hỏi quá đáng về chủ-quyền trên biển lúc trước. Xin kể một chút dài dòng về chuyện “nhất điểm lương-tâm” này: Trước hết là bài viết Taiwan's South China Sea Policy của Cheng-yi Lin, thuộc Học-viện Academia Sinica, Taiwan: nói về sự mềm dẻo của Đài-loan, không mang tính-chất bạo-lực tại Biển Đông. Họ chỉ lo củng-cố, phòng-thủ độc nhất một đảo là Thái-Bình mà họ liên-tục trú-đóng ngay sau Thế-Chiến II đến nay. (Tạp-chí "The Asian Survey" Vol. XXXVU, No. 4, APRIL 1997: 336-339.) Ngoài ra có một thông-tin quan-trọng ít người được biết trước đây. Trong bài báo "U shape, China's 'Historic Waters' in the South China Sea: An Analysis From Taiwan, R.O.C.", hai Giáo-sư: Yann-huei Song cũng của Học-viện Academia Sinica, Taiwan và Peter Kien-hong Yu của Viện Đại học Tôn-Dật-Tiên đã phát-biểu rằng: "Kể từ nay, Đài-Loan sẽ không còn chấp-nhận việc nắm chủ-quyền toàn-thể vùng "Chữ U" như là một hành-động hợp-pháp mà chính Đài-Loan đã đòi hỏi trước kia. Nói theo tính-cách chiến-lược, người Đài-Loan không còn cần phải đóng vai trò “Kẻ Ác” nữa trong khi Trung-Cộng đã muốn độc-quyền làm kẻ xấu “Bad Guy" [9] (Tạp-chí "The Asian Review" Vol. XII, No. 4, Winter, 1994, các trang 83-101.) “Hành-động hợp-pháp mà chính Đài-Loan đã đòi hỏi trước kia” là gi? Đó là cách vẽ khơi-khơi “bản-đồ xâm-lược” hình Lưỡi Rồng, U-Shape hay Vùng 9 gạch” từ 1947 thời Trung-Hoa Dân-Quốc. Để giúp mọi người như chúng ta có thể tìm hiểu thêm, hai Giáo-Sư Yann-huei Song, (Academia Sinica, Taiwan) và Peter Kien-hong Yu (National Sun Yat-sen University) đã truy nguyên nguồn gốc câu truyện xảy ra từ đâu. Hai người chính gốc Trung-Hoa này cũng không hiểu nổi nguyên-do tại sao và sự suy-luận mà đồng-bào của họ ở Hoa-Lục thế nào mà sản-sinh ra một thứ chuyện kỳ-quái lạ lùng như vậy. Hai Ông này đề-nghị chúng ta đi tìm người vẽ (!) ra đường chữ U đó để hỏi xem tại sao anh ta làm như vậy? Anh ta còn sống ở Nam-Kinh. Trong Footnote số 6 của bài viết, các tác-giả ghi chú thêm tài-liệu của Giáo-Sư Fu, nguyên-văn như sau: “The question of the exact purpose of the "U"-shape is unknown. The person who helped draw the line is reported to still be living in Nanjing, China. If the person is found, the question of why the line was drawn in such a way may be answered”. See also Fu, A Study of the Legal Status of the ROC's Historical Waters. Đi tìm Bản-đồ Hải-phận Truy lùng sách vở tài-liệu và trên mạng lưới điện-toán toàn-cầu, người ta tìm thấy nhiều bản-đồ được vẽ một cách phỏng chừng bởi những người nước ngoài. Cá-nhân chúng tôi cũng từng vẽ một số sơ-đồ với các đường ranh giới hải-phận kinh-tế theo nguyên-tắc Luật Biển Liên-Hiệp-Quốc. Những bản-đồ hải-phận dựa theo một số lý-lẽ chủ-quyền của các quốc-gia liên-hệ tới Biển Đông đã được chúng tôi trình-bày trong cuốn sách "Địa lý Biển Đông với Hoàng-Sa, Trường-Sa" từ năm 1995.[10] Sau đây là một số đồ hoạ, mời Quý độc-giả xem qua để biết.
(1) Bản-Đồ Tổng-Quát Biển Đông với những vùng hải-phận tranh-chấp. Các ranh-giới bao quanh Đài-Loan, Pratas, Hoàng-Sa, Trường-Sa trong giả-thuyết các quần-đảo này đứng riêng rẽ độc-lập.
F.decorate(_ge('photo_notes'), F._photo_notes).notes_go_go_go(3236115264, 'http://farm4.static.flickr.com/3311/3236115264_0092e07df5_t.jpg', '3.1444'); (2) Hải-Phận Kinh-Tế EEZ Của Việt-Nam trong hai giả-thuyết: -tối thiểu khi mất hết biển cho Trung-Hoa và các nước láng giềng -tối-đa trong giả-thuyết Việt-Nam sở-hữu cả hai quần-đảo Hoàng-Sa Trường-Sa, và không có sự tranh chấp hải-phận với các quốc-gia lân-bang. Trường-hợp này VN sẽ sở-hữu một hải-phận gấp 3 lần lãnh-thổ. Dựa trên một số luận án về hải-phận và sơ-đồ khai-thác dầu khí, chúng ta có thể ước-đoán diện-tích ĐQKT một triệu km2 như vậy chăng?
F.decorate(_ge('photo_notes'), F._photo_notes).notes_go_go_go(3236115800, 'http://farm4.static.flickr.com/3453/3236115800_bb7548fa60_t.jpg', '3.1444'); Hải-phận Việt-Nam. Dựa trên một số luận án về hải-phận và sơ-đồ khai-thác dầu khí, chúng ta có thể ước-đoán diện-tích ĐQKT một triệu km2 như vậy chăng? (3) Hải-Phận Kinh-Tế EEZ Của Trung-Cộng trong hai giả-thuyết: - tối-thiểu -khu (1)- khi Đài-Loan đứng độc-lập và Việt-Nam kiểm-soát cả Hoàng-Sa lẫn Trường-Sa. Nước Tàu với dân-số gần 1/4 nhân-loại nhưng hải-phận kinh-tế EEZ không hơn Việt-Nam bao nhiêu. - tối-đa nếu hoàn-thành được mộng xâm-lược, hải-phận vùng Nam-Hải của họ tăng lên 5, 6 lần. Hải-phận mà Trung-Cộng hiện đang đòi hỏi thật quá đáng, kéo dài tới nhiều ngàn km rất xa lãnh-thổ của họ. (4) Hải-Phận EEZ Của Các Nước Việt-Nam, Trung-Cộng, Đài-Loan, Phi-Luật-Tân, Mã-Lai-Á & Brunei trên Biển Đông trong giả-thuyết không có các quần-đảo Hoàng-Sa/ Trường-Sa. Trung-Cộng quyết-liệt ngăn-chặn mọi đề-nghị, cho dù bằng cả biện-pháp bạo-lực quân-sự.
(5) Hải-Phận EEZ Của Việt-Nam Nếu Có Đảo Tri-Tôn. Tuy Tri-Tôn (của VN bi. TC cưỡng-chiếm tháng 4-1974) chỉ cách bờ Cù-lao Ré có 121 hl. nhưng về ranh-giới EEZ, đảo này chiếm vị-trí quan-trọng. Đảo Tri-Tôn kết-hợp với đảo Song-Tử Tây (CHXHCN Việt-Nam đang chiếm-đóng) cho Việt-Nam lý-lẽ để sở-hữu thêm một vùng hải-phận rộng lớn, diện-tích không kém lãnh-thổ VN trên lục-địa bao nhiêu. Bản-đồ phía dưới cho thấy tương-ứng mật-thiết giữa đảo Tri-Tôn trong Biển Đông liên-hệ với Song-Tử Tây trong giả-thuyết phân-chia hải-phận.
F.decorate(_ge('photo_notes'), F._photo_notes).notes_go_go_go(3235272069, 'http://farm4.static.flickr.com/3359/3235272069_d23b253454_t.jpg', '3.1444'); (6) Bản-đồ của Frédéric Lasserre Frédéric Lasserre sưu-tầm được một số họa-đồ hải-phận của Việt-Nam trong sách “Le Dragon et la Mer. Stratégies géopolitiques chinoises en mer de Chine du Sud”, L'Harmattan xuất-bản, Montréal /Paris, 1996. Kèm đây là một trong những tấm bản-đồ đó, trình-bày nơi trang 190 của cuốn sách trên.
F.decorate(_ge('photo_notes'), F._photo_notes).notes_go_go_go(3236319126, 'http://farm4.static.flickr.com/3078/3236319126_25ec904843_t.jpg', '3.1444'); Có lẽ những đường vẽ nằm phía ngoài cùng (bao trùm hải-phận hai Quần-đảo Hoàng-Sa Trường Sa), cho Việt-Nam một vùng hải-phận ĐQKT lớn nhất, lên tới 1 triệu km2(?) Bản-đồ Nước Việt-Nam với nhiều Dấu Hỏi Dù có tiếp-tục đoán mò, đoán già hay đoán non mấy đi nữa; chúng ta cũng không đi xa khỏi các giả-thuyết. Sau khi tìm kiếm chúng tôi xin gom lại những giả-thuyết này, suy-đoán và vẽ những đường biên lên một tấm bản-đồ, trình-bày cuối bài viết. Những vùng hải-phận Ngọai-bang đang khai-thác hay đã xâm-chiếm (mà Nhà Cầm-quyền Hà-Nội không chính-thức công-bố chủ-quyền) được đánh dấu bằng những dấu hỏi... Vì Công-Sản giữ im-lặng nên những sự nghi-ngờ cãng gia-tăng. Xin Quý Vị độc-giả lưu-tâm đến 2 mũi tên đỏ. Mũi tên phía Bắc nói lên ý-đồ của Trung-Cộng từ Vịnh Bắc-Việt chẻ xuống và mũi tên phía Nam Trung-Cộng từ ngoài khơi Phú Khánh/ Cù-lao Thu/ Bãi Tứ-Chính cắt ngược lên. Âm-mưu này, nếu thực-hiện được, sẽ ngoạm đứt ¾ hải-phận của ta và đất nước hình chữ S lớn sẽ bị mất trọn cái bụng. Học-trò Tô Màu 8 gạch hay 7 gạch trên Bản-đồ Với tham-vọng quá lớn của Trung-Cộng, Biển Đông sẽ càng trở nên sóng gió. Ai có thể vẽ ra được bản-đồ ranh-giới hải-phận thực-sự thuộc ai trong tình-hình quá rắc rối như lúc này? Ta không cần chờ đợi ai đó... Thế nhưng Việt-Nam có thế vững-chắc của lẽ phải về chủ-quyền hải-phận theo UNCLOS như mọi quốc-gia khác. Nước ta có chủ-quyền không thể chối-cãi được trên hai quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa, chúng ta phải vẽ bản-đồ hải-phận Việt-Nam bao trùm hai quần-đảo trên. Cho dù nhỏ tuổi nhất, học trò vườn trẻ và mẫu-giáo người Việt-Nam nên cùng nhau tô màu 8 gạch hay 7 gạch trên bản-đồ biểu thị cho một triệu cây số vuông – 1,000,000km2- biển nước quê-hương. Kết-luận Như vậy, chúng tôi đã “liều qua mặt” Nhà Nước, mạo muội trình-bày một số bản-đồ hải-phận kiểu "giả-thuyết", có cái mới cái cũ như trên. Để chấm dứt bài này, người viết mong mỏi sớm thấy một bản-đồ chính-thức cho quốc-gia Việt-Nam chúng ta trước khi quá muộn, làm mất đi phần gia-tài thiêng-liêng Cha Ông để lại. Vũ-Hữu-San [1] Cứ hỏi thử người Trung-Hoa đi! Họ sẽ chỉ ngay trên bản-đồ là biên-giới nước họ tới sát bờ Phú Khánh (Phú-Yên Khánh-Hoà) và Cù-lao Thu, và rằng: Trung-Quốc đang cấm Việt-Nam khai-thác dầu khí ở đó... Cứ như vậy là mất nước.
[2] Thoả-ước hay Công-ước "United Nations Convention on the Law of Sea", viết tắt là UNCLOS hay LOS Convention, công-bố ngày 10-12-1982 tại Montego Bay, Jamaica. Cũng thường nói gọn là Luật Biển LHQ. [3] Bách khoa toàn thư Wikipedia. [4] Phi-Luật-Tân đang lập kế-hoạch kéo dài hải-phận ĐQKT ra tới 350 hải-lý. [5] Bài “Vietnam's National Interests and the Law of the Sea”. Mark J. Valencia & Jon van Dyke, trong Ocean Development and International Law, Apr/ Jun 1994: 228-229. [6] Xem những trang Luật Biển UNCLOS của LHQ: http://www.un.org [7] So-sánh với chỗ hẹp của tỉnh Quảng-Bình chừng 50 km, chúng ta thấy vùng biển ĐQKT rộng-rãi bao-la thế nào: gấp 10 lần khoảng cách đó! [8] Xem hình vẽ thiết-đồ đáy biển, phía trên. [9] Xin xem ann-huei Song. [10] Trước đó, những bản-đồ hải-phận đã được phổ-biến trên mạng lưới điện-toán và đăng lại trên Đặc-San Lướt Sóng,
Mất Biển Ðông là mất nước đó! » Tác giả: Vũ Hữu San » Dịch giả: » Thể lọai: Chính trị - Xã hội
Xin có được ít phút nói chuyện với các bạn trẻ hôm nay may mắn được gặp gỡ. Trước hết chúng tôi xin nói một vài điều đặc biệt: Nếu ta mất Biển Ðông là ta mất nước đó!
- Trong thời gian gần đây, Khối 8406 ngoài mục đích tranh đấu cho dân chủ, họ cũng tranh đấu cho chủ quyền. Cha Lợi Cha Lý thường nhắc đến những chuyện là chúng ta phải cảnh giác trước tham vọng đất đai của Trung Cộng.
- Hòa Thượng Quảng Ðộ đã kêu gọi, và ông đã phải nói rằng chúng ta phải đoàn kết lại. Phải làm thế nào biểu tỏ sức mạnh của toàn dân, chứ không chỉ là năm ba trăm anh em sinh viên đi biểu tình. Tất cả mọi người có kiến thức, người Việt Nam chúng ta đều yêu nước cả.
- Chúng tôi ở nước ngoài nên nhìn thật rõ vấn đề, cái viễn ảnh đen tối mà thế giới bên ngoài đặc biệt là giới học giả về chiến lược cho rằng Ðại Chiến Thế Giới Thứ 3 sẽ xảy ra ở Biển Ðông. Và trước sau gì Trung Cộng cũng sẽ đánh Việt Nam.
- Có thể một vài nhận xét hơi quá đáng, nhưng mà đối với chúng tôi thì chúng tôi xin tóm lược lại một vài điều, mà đối với người Việt Nam chúng ta thấy có tính cách hết sức chính xác như sau:
- Biển Ðông là nơi khai sinh nuôi dưỡng nền văn hóa nhuốm màu hàng hải của giống nòi Việt Tộc. Có thể nói Hoàng Sa Trường Sa là vùng mà người Việt mình ở đó sinh sống mấy chục ngàn năm trước. Rồi nước nó lên thì Tổ Tiên chúng ta mới đi vào đất liền sinh sôi nẩy nở ở đó cũng là mấy chục ngàn năm.
- Chúng ta biết là Biển Ðông là nguồn năng lượng khổng lồ. Tài nguyên dưới biển lớn lắm! Người Tàu rất ham muốn! Vì vậy, chúng ta hiểu là họ cứ lần lần lấn. Họ lấn dần dần từ ở phía đông của Hoàng Sa rồi họ chiếm hết quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974. Rồi họ tiếp tục họ Nam xâm, chiếm luôn Trường Sa.
- Chúng tôi thấy rằng Trung Cộng họ không tôn trọng luật lệ quốc tế, mặc dù họ có ký. Những lần mà chúng ta nhìn thấy đó, là những ai bị tấn công, thì thấy rõ rằng người Tàu tấn công Việt Nam 2 lần. 2 lần này lớn, không kể những lần nhỏ hơn. Họ vô họ chiếm vùng đông của Hoàng Sa. Máu đổ năm 1974, máu đổ năm 1988. Và rất nhiều lần họ xâm nhập bằng những toán nhỏ, xong rồi ăn lần ăn lần xuống.
- Hiện bây giờ, tình trạng Biển Ðông rất là nguy ngập. Mỗi lần họ ra tay là họ tàn sát người Việt trên Biển Ðông. Mỗi lần thấy tàu bè của họ xuống Việt Nam là có mưu mô xâm lược. Hải quân Trung Cộng giết dân vô tội của ta nhiều lần. Người Trung Hoa chưa bao giờ quá tay trên biển như vậy với một nước lân bang. Mà chỉ với người Việt của chúng ta!
- Trong tương lai, chúng tôi thấy cần phải cảnh báo với mọi người là Kinh đào Kra là eo biển phía nam của Thái Lan sẽ được đào, và chắc chắn là Trung Quốc sẽ gây ảnh hưởng để kiểm soát Eo Kra. Và khi eo Kra đã xong rồi, thì đường đi sẽ đi ngang qua Cà Mau, đi qua Vũng Tầu. Với tình trạng hiện thời, thì nhiều học giả cũng rất là sợ cái việc đó. Không phải biên giới người Tàu tới Móng Cái mà sẽ tới tận Cà Mau.
- Chúng tôi nhận xét: nếu mà Trung Quốc dị ứng với Tòa Án luật Biển, vậy thì Việt Nam phải đưa họ ra trước Tòa án, để xem họ sẽ cãi lý ra làm sao. Chúng tôi kêu gọi mọi người trau dồi kiến thức, hiểu biết về Biển Ðông, sẽ yêu Biển Ðông hơn, biết rằng chúng ta phải bảo vệ Biển Ðông!
- Chúng tôi đặc biệt đề nghị một bản đồ. Bản đồ đó giản dị, chúng ta vẽ làm sao cho mọi người hiểu bao ngoài Hoàng Sa, bao ngoài Trường Sa. Và khác với mọi người, khi chúng ta nghiên cứu luật Biển, Phương Bắc sẽ thấy hải phận của chúng ta nó lớn lắm. Có nhiều người tưởng là 200 hải lý là lớn, 250 rồi đến 350 hải lý. Nhưng Việt Nam mình có Hoàng Sa Trường Sa kéo dài ra ngoài tới 400, 450 hải lý. Tôi có vẽ một cái bản đồ. Mong tất cả mọi người tham dự.
- Và để có thể cảnh báo cho mọi người, tôi xin đọc một câu của Hòa Thượng Quảng Ðộ đã nói trong thời gian qua: Không thể nào chúng ta để như thế này, nhục nhã quá, im lặng mãi! Mà nếu cứ để bị đàn áp, cứ cúi đầu mà chịu, thì rồi sẽ mất nước đấy! Mất hoàn toàn rồi! Sẽ mất không phải là năm ba chục năm. Có thể là chúng ta sẽ bị kéo dài cái gương 1000 năm ngày xưa đấy!
- Tôi xin chấm dứt tại đây, những lời thành thật của một người đã đứng tuổi. Tôi đã 70 tuổi và cũng đã nghiên cứu việc này từ hồi còn là một sĩ quan trẻ. Với 40 năm nghiên cứu, tôi thấy cần phải nói rõ cho mọi người, cho giới trẻ biết, để chúng ta đoàn kết lại mà giữ vững quê hương.
Nếu mất Biển Ðông là chúng ta mất nước đó!
Xin kính chào quý vị
Vũ Hữu San
This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it
(Trích đăng lại từ bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận, số 52)
Học giả Vũ Hữu San (Hải Quân Trung Tá) cựu Hạm Trưởng Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ4, người đã từng chỉ huy một phân đoàn Khu Trục Hạm đánh đuổi hải quân Trung Cộng tại Hoàng Sa ngày 19-1-1974.
2009-01-27 16:57:26
|