Lãnh Tụ Hà Nội Thú Nhận Mất Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan |
Tác Giả: sbtn.net | |||
Thứ Tư, 07 Tháng 1 Năm 2009 07:03 | |||
Thứ Bảy, ngày 3 tháng 1 năm 2009
Lãnh Tụ Hà Nội Thú Nhận Mất Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan Tin Hà Nội - Trong một cuộc phỏng vấn dành cho báo chí, Thứ trưởng Ngoại giao Cộng sản Việt Nam là Vũ Dũng, cũng là trưởng đoàn đàm phán biên giới giữa Việt Nam và Trung cộng, đã tìm mọi cách để biện minh cho việc cắt đất dâng biển cho Bắc Kinh, và thú nhận đã để mất thác Bản Giốc và ải Nam Quan. Trong cuộc phỏng vấn, Vũ Dũng cho biết hơn 7 năm sau khi cắm cột mốc đầu tiên, Việt Nam và Trung Cộng đã hoàn thành việc phân giới cắm mốc 1400 cây số biên giới. Trong cuộc đàm phán cuối cùng trong 3 ngày qua, vấn đề mấu chốt còn lại là khu vực thác Bản Giốc ở Cao Bằng và cửa sông Bắc Luân ở Quảng Ninh. Nay sau khi thương lượng, kết quả vẫn như cũ là tại thác Bản Giốc, hai bên đã thống nhất đường biên giới đi từ mốc 53 cũ. Thác Bản Giốc có hai phần, phần hoàn toàn về phía Việt Nam gọi là thác cao, nhưng lại là thác phụ vì lượng nước không lớn. Thác thấp là thác chính sẽ chia đôi, mỗi bên được một nửa. Vũ Dũng nói rằng hai bên hứa hẹn sẽ không xây dựng các công trình nhân tạo trong phạm vi hẹp khu vực thác để giữ nguyên cảnh quan, vì đây là một thác đẹp có thể khai thác du lịch, và Trung cộng cũng hứa hẹn sẽ hợp tác phát triển du lịch khu vực thác Bản Giốc. Hai bên còn hai cột mốc nữa ở thác Bản Giốc chưa cắm, đó là cột mốc trên thượng lưu ở mốc 53 và cột mốc ở ngay dưới chân thác. Tưởng cũng nên nhắc lại là trong các sách nghiên cứu về địa lý ghi nhận trước đây, thác Bản Giốc nằm sâu trong lãnh thổ Việt Nam đến 2 cây số, và như vậy có nghĩa là Hà Nội đã cắt hơn 2 cây số để dâng cho Trung cộng mà vẫn chối không có việc này. Về vấn đề cửa sông Bắc Luân, Vũ Dũng cho biết hai bên đã đạt được thỏa thuận tạo được đường biên giới từ thượng lưu cho đến hạ lưu và đi ra điểm đầu của đường phân định Vịnh Bắc bộ. Thứ trưởng Ngoại giao của Cộng sản Việt Nam còn biện minh rằng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ luôn là nhiệm vụ hàng đầu trong đàm phán biên giới, và còn nhấn mạnh là không có lý do gì, không ai được phép, không ai có quyền nhân nhượng về đất đai. Tuy nhiên khi được hỏi vậy đường biên giới mà Việt Nam và Trung Cộng vừa hoàn thành phân định có gì khác so với đường biên giới thời Pháp, thì nhân vật này đã bối rối và biện minh rằng việc hoàn thành công tác phân giới cắm mốc giữa hai bên là để thúc đẩy giao lưu kinh tế thương mại du lịch, và thú nhận đường biên giới trước đây thời Pháp có những cột mốc cách nhau đến 40 cây số nên không thể xác định được. Về Ải Nam Quan, Vũ Dũng còn cho rằng theo tài liệu lịch sử đang được lưu giữ, trấn Nam Quan hay ải Nam Quan đều nằm bên phía Trung cộng. Nhân vật này còn cho rằng dấu tích lịch sử quan trọng của khu vực ải Nam Quan mà nay còn gọi là cửa khẩu Hữu Nghị, là mốc 19 cũ do Pháp Thanh cắm năm 1894. Tuy nhiên theo nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn, tác giả cuốn biên giới Việt Trung đã cho rằng giải thích của họ Vũ là không thuyết phục. Ông nói theo các tài liệu mà ông tham khảo bấy lâu nay, kể cả tài liệu chính thức của Pháp và nhà Thanh, đều xem thác Bản Giốc và ải Nam Quan hoàn toàn thuộc về Việt Nam, và cho biết ông rất ngạc nhiên về những lời tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao của Cộng sản Việt Nam.
|