Home Lịch Sử VN Chiến Tranh VN Bảo Vệ Lãnh Thổ Trung Cộng - Việt Cộng: Điều Điếm Nhục Về Biên Giới

Trung Cộng - Việt Cộng: Điều Điếm Nhục Về Biên Giới PDF Print E-mail
Tác Giả: TC Pháp   
Thứ Sáu, 26 Tháng 12 Năm 2008 09:57

    Sylvaine Pasquier, Báo L'Express 24/01/2002
    TC Pháp, Lược Dịch, 03/01/2008

    Mãi đến ngày hôm nay, cuối 2008, đảng Việt Gian CS Hà Nội
    vẫn chưa công bố những bản đồ liên quan đến những hiệp ước bán nước.

    "Bắt chẹt bỉ ổi, phản bội tổ quốc" - tại Việt Nam lòng dân dấy lên niềm phẫn uất đối với các nhân vật lãnh đạo chế độ cọng sản, tố cáo họ đã bán rẻ những phần đất đai và biển cả cho TC. Sau những vụ chỉ trích của các phần tử đối lập và của chính những đảng viên ly khai … rồi nay lại tới phiên trong nội bộ Đảng, sự bất bình đã lan tràn ra khỏi những cơ cấu chánh trị, tràn ngập tới đại đa số quần chúng, biến thành một thách thức đối với cơ quan tuyên truyền nhà nước đang lo dập tắt ngọn lửa căm hờn của dân tộc. Lý do của luồng chống đối : hai hiệp ước phân chia lãnh thổ và lãnh hải, đã được ký kết với Bắc Kinh vào cuối năm 1999 và trong năm 2000. Ngày 20/12 vừa qua, nhật báo Nhân Dân , cơ quan của Đảng CSVN, loan báo việc cắm dựng những cột mốc đầu tiên - buổi lễ được diễn ra 8 ngày sau đó tại Mong Cáy, về phía đông-bắc của Hà Nội. Cho tới lúc này, viên chức nhà nước không hé môi về những gì liên quan đến hai hiệp ước kia. Nội dung của những hiệp ước là một điều cấm kỵ không ai dám nói ra – dấu hiệu cho thấy đây là những nhượng bộ hèn yếu tủi nhục cần che dấu. Mà với mức độ quan trọng như thế nào ? "Những phỏng định tại chỗ cho biết cỡ chừng 900 cây số vuông đất đai", theo đại tá Bùi Tín, cựu chủ bút tờ Nhân Dân, sống lưu vong từ 1990. Một nhóm các đảng viên ly khai còn trưng thêm những bằng cớ. Thí dụ như : mốc cột cũ số 1 đã được cắm lên trong thời Pháp thuộc ở ngay trước "Cửa ngõ Nước Tàu" (ải Nam Quan) – là một thành lũy cổ xưa thuộc tỉnh Lạng Sơn – đã được dời vô bên trong lãnh địa của Việt Nam. Từ 4 tới 5 cây số". Nhưng có những chỗ trong phần lấn chiếm ấy lại dài đến cả bốn chục cây số, đây là sự tiết lộ của ông Phạm Anh Dũng, Chủ Tịch Hiệp Hội Bảo Vệ Nhân Quyền Tại Việt Nam. Phần đất lấn chiếm đó chạy dài theo 1 300 km biên giới giữa 2 nước, thì theo nguồn tin của chúng tôi được biết, lên đến cả 15 000 cây số vuông". Con số không được mọi người đồng ý. Nhưng dù thế nào đi nữa, trong vịnh Bắc Việt - một vùng biển tối yếu của hoạt động thủy sản, mà cũng là một khu chiến lược, rất giàu về khoáng chất và dầu khí – Hà Nội đã bỏ đi 10 000 cây số vuông, mà có thể gấp hai lần như thế nữa. Hồi năm 1885, hoà ước Patenôtre đã phân nhượng quyền khai thác vùng biển này 38 % cho Tàu, và dành 62 % cho Việt Nam, lúc đó vào thời bảo hộ của Pháp. Ngày hôm nay, phần khai thác lãnh hải nầy của Bắc Kinh đã lên tới 47 % ... Còn lại bây giờ là một vụ tranh chấp gay go, trên những quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đã bị TC lần lượt cưỡng chiếm vào năm 1974 và 1988 : không có một giải pháp ổn thoả nào cả, vụ tranh chấp vẫn dây dưa còn đó.

    Tờ bạch thư và những câu hỏi rõ ràng 

    Ở trong kỳ Đại hội thứ 9 của Đảng CSVN, mùa xuân vừa qua, không một lời ám chỉ bóng gió nào cả trong vụ này. Hồi tháng 06, ông Đỗ Việt Sơn, một bô lão gần 80 tuổi, và cũng là một đảng viên kỳ cựu 54 tưổi đảng, đã chất vấn công khai các nhà lãnh đạo nhà cầm quyền CSVN, bằng cách gửi cho họ một lá thư. Không ai trả lời hết. Một tháng sau đó lá thư đã được đăng trên Internet, trở thành một bạch thư, một luật gia trẻ tuổi tại Hà Nội, anh Lê Chí Quang, 30 tuổi, cũng tham gia vào công cuộc chất vấn đó với những câu hỏi rất chi tiết và rõ ràng. Anh liền được công an mời đi, và từ đó bị quản chế rất chặt chẻ, anh bị cáo buộc về tội "thông tin thất thiệt nhằm vi phạm an ninh quốc gia". Vào cuối tháng 11, để phản ứng lại, 26 nhân vật chính trị từ Nam chí Bắc – trong đó có tướng Trần Độ, cựu phó Chủ tịch Quốc hội, nhà địa chất vật lý học Nguyễn Thanh Giang, ông Hoàng Minh Chính, hồi xưa là Viện trưởng Viện Triết học, trung tướng Nguyễn Ngọc Diệp … cùng lên tiếng lưu ý Quốc hội, là chớ nên phê chuẩn các hiệp ước. Chuyện đã xong từ năm 2001, ít nhất là theo những tin tức góp nhặt từ nước ngoài, nhưng lẽ đương nhiên là tại Việt Nam mọi việc hoàn toàn được giữ kín. Khi việc cắm mốc được loan báo, vẫn còn những người chống đối trì chí, nhất định đòi hỏi những lời giải thích công khai thoả đáng.

    Trước một người đàn anh khổng lồ phương Bắc, nước Việt Nam sẽ phải chịu đựng những gì mà chính họ đã áp đặt cho Cambodge – họ đã gặm nhắm đất đai ở biên giới một cách bất chính. Nhưng ai sẽ lo lắng và cưu mang mọi bề ? Ngay trong vụ tranh chấp ngàn đời với nước Tàu, vụ việc đã dẫn đến một tình huống dầu sôi lửa bỏng. Nó xuất hiện trở lại ngay trong Bộ chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng, cơ quan quyền lực tối hậu, đã bị người dân càng ngày càng đông phủ nhận bác bỏ. Bị thất sủng từ cuối tháng 04 vừa qua, ông Lê Khả Phiêu, cựu Tổng Bí Thư đảng, là người bị cho là thần phục TC, không còn ở đó nữa, nhưng trong cơ cấu chiều sâu, không có gì thay đổi : "Các phần tử bảo thủ, mất hết các điểm tựa, chỉ còn trông chờ vào "những người đàn anh" chung ý thức hệ Bắc Kinh với mình là những đồng minh thân thiết, là những kẻ duy nhất có thể giúp họ tiếp tục nắm giữ quyền lực". Trên đây là nhận định của ông Bùi Tín. Có vài cán bộ cao cấp trong ngành ngoại giao dính líu đến những thương thảo các hiệp ước thổ lộ rằng đã phải chịu nhiếu "sức ép khủng khiếp" của  nhóm (lobby) thân Tàu của thế lực cầm quyền Hà Nội, đã khuyến cáo họ phải tuân thủ theo thời hạn và những điều kiện áp đặt bởi TC.

    Bức tường của sự im lặng đã rạn nứt, cả đất nước đang nguyền rủa xót xa cho một sự nhục nhã của quốc gia dân tộc. Mà đó có phải là những dấu hiệu của một khủng hoảng chính trị hay không ? 

    TC lược dịch, Pháp Quốc, ngày 03/01/2008

    * * * * *

    Chine - Vietnam : Le Scandale Des Frontières
    Sylvaine Pasquier, L'Express, 24/01/2002
   
http://www.lexpress.fr/info/monde/dossier/vietnam/dossier.asp ?ida=420449 

    Les autorités de Hanoi auraient concédé plusieurs milliers de km2 de territoire à Pékin, en 2 traités restés secrets

    «Odieux marchandage, haute trahison» - la colère monte au Vietnam contre les dirigeants communistes, accusés d'avoir bradé des pans entiers du territoire national au profit de la Chine. Relayée par l'opposition et la dissidence, elle s'exprime à l'intérieur même du Parti, déborde les cercles politiques, gagne la société, défiant ainsi les extincteurs de la propagande. Motif de la fronde: deux traités de délimitation frontalière, terrestre et maritime, signés avec Pékin à la fin de 1999 et de 2000. Le 20 décembre dernier, le quotidien Nhan Dan, organe du Parti communiste vietnamien (PCV), annonçait la pose de la première borne - cérémonie qui eut lieu huit jours plus tard à Mong Cai, au nord-est de Hanoi. Jusque-là, les officiels n'ont soufflé mot de ces accords. Leur contenu est tabou - signe qu'il recèle d'inavouables concessions. De quelle ampleur ? «Les estimations qui circulent sur place font état de quelque 900 kilomètres carrés de territoire», constate le colonel Bui Tin, ancien rédacteur en chef de Nhan Dan, en exil depuis 1990. Un groupe de dissidents avance des preuves. Exemple: l'ancienne borne n° 1 disposée au temps de la colonisation française à hauteur de la «Porte de Chine» - une antique forteresse aux confins de la province de Lang Son - a été déjà déplacée à l'intérieur du Vietnam. De 4 à 5 kilomètres. «Mais la largeur des empiétements en compte parfois quarante, souligne Pham Anh Dung, président de la Fédération de défense des droits de l'homme au Vietnam. Rapportée à l'étendue de la frontière commune, 1 300 kilomètres, la superficie perdue atteindrait, selon nos sources, les 15 000 kilomètres carrés.» Le chiffre ne fait pas l'unanimité. Quoi qu'il en soit, dans le golfe du Tonkin - haut lieu de pêche et zone stratégique, riche en hydrocarbures - Hanoi abandonnerait 10 000 kilomètres carrés, voire le double. En 1885, le traité Patenôtre avait attribué 38 % de ce domaine maritime à la Chine, contre 62 % au Vietnam alors sous protectorat français. Aujourd'hui, la part de Pékin serait passée à 47 % ... Reste le litige le plus épineux, portant sur les îles Paracel et Spratly respectivement occupées par la Chine depuis 1974 et 1988: faute de solution, il est laissé en suspens.

    Lettre ouverte et questions précises

    Pas la moindre allusion à cette affaire lors du 9e Congrès du PCV, au printemps dernier. En juin, fort de ses cinquante-quatre ans d'appartenance au Parti, un vétéran presque octogénaire, Do Viet Son, interpelle publiquement les dirigeants. Sa lettre ouverte demeure sans réponse. Quelques mois plus tard, elle sera diffusée sur Internet - où un jeune juriste de Hanoi, Le Chi Quang, 30 ans, intervient à son tour avec une batterie de questions très précises. Aussitôt convoqué par la police et désormais sous haute surveillance, il est accusé de «fabrication de fausses nouvelles portant atteinte à la sécurité nationale». En réaction, fin novembre, 26 personnalités politiques du Nord et du Sud - dont le général Tran Do, ancien vice-président de l'Assemblée nationale, le géophysicien Nguyen Thanh Giang, Hoang Minh Chinh, autrefois recteur de l'Institut de philosophie, le général de division Nguyen Ngoc Diep ... s'adressent à l'Assemblée nationale, lui enjoignant de ne pas ratifier ces traités. C'est chose faite depuis juin 2001, du moins selon des informations répercutées à l'étranger, mais à l'évidence strictement confidentielles au Vietnam. A l'annonce du bornage, certains des protestataires s'obstinent, exigeant des explications publiques. 

    Face au grand voisin du nord, le Vietnam subirait donc ce qu'il impose lui-même de facto au Cambodge - dont il ronge insidieusement la frontière. Mais qui s'en préoccupe ? A la mesure même du contentieux historique à l'égard de la Chine, l'affaire prend une tournure explosive. Elle rejaillit sur le bureau politique du comité central - instance de décision suprême, mise en cause par un nombre croissant de citoyens. Destitué en avril dernier, Le Kha Phieu, ex-secrétaire général du Parti et artisan désigné de la soumission à la Chine, n'y siège plus, mais rien n'a changé sur le fond: «Privés de tout autre appui, les hiérarques communistes les plus conservateurs tiennent désormais les "frères" idéologiques de Pékin pour leurs meilleurs alliés, seuls capables de les aider à conserver le pouvoir», avance Bui Tin. Certains hauts cadres de la diplomatie impliqués dans les négociations ont confié avoir subi de «terribles pressions» du lobby prochinois aux commandes à Hanoi, leur enjoignant d'obtempérer aux délais et conditions dictés par la Chine. Le mur du silence se lézarde, le pays murmure contre l'humiliation nationale. Signes avant-coureurs d'une crise politique ?