Không có gì khó hiểu tình cũ, nghĩa xưa đồng chí CS dễ “móc ngoặc” nhau, như “vợ chồng cũ, không rủ cũng đến”.
Chủ Tịch Đảng kiêm Chủ Tịch Nước, kiêm Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương Tập cận Bình của Trung Quốc, mới lên là dành chuyến công du đầu tiên sang nước Nga “trao đổi” với Tổng Thống Putin của Nga hậu CS. TT Putin là cựu đồng chí CS, cán bộ trung cao của KGB Liên xô, đang làm tổng thống nhiệm kỳ thứ ba của nước Nga hậu CS. Nga thời CS là nước “chủ đạo” chế độ Liên bang xô viết gồm nhiều nước, quê hương của CS đệ tam quốc tế. Nhiều dấu chỉ cho thấy Ô Tập cận Bình sang Nga hậu CS “móc ngoặc” với Putin để chống Mỹ trong khi Mỹ chuyển trục quân sự sang Á châu Thái Bình Dương. “Móc ngoặc” là danh từ CS có nghĩa móc nối, liên kết nhau làm điều bí mật.
Ông Bình đã đến Moscow vào sáng 22/03/2013, được đón tiếp trọng thể và nồng nhiệt. Ô. Bình theo truyền thống Trung Hoa, tin đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn, đã “phóng tài hoá thu nhân tâm” của Ô. Putin. TC mua của Nga 50 triệu tấn dầu khí mỗi năm, so với 15 triệu tấn/năm hiện nay, tăng hơn ba lần. TC cung ứng cho công ty dầu Rosneft của Nga 2 tỷ đô la tín dụng. Nga sẽ cung ứng cho TC 38 tỷ mét khối gas/năm kể từ năm 2018, và sẽ tiếp tục tăng lên 60 tỷ mét khối/năm. Giao thương giữa Nga và TC đã tăng gấp 14 lần trong hai thập niên và đạt con số kỷ lục 88,2 tỷ đô la năm ngoái. Và hai lãnh tụ hứa sẽ tạo điều kiện tăng hơn nữa,lên 100 tỷ đô la/năm trong thời gian gần.
Không có gì khó hiểu tình cũ, nghĩa xưa đồng chí CS dễ “móc ngoặc” nhau, như “vợ chồng cũ, không rủ cũng đến”. Năm nay Tập cận Bình mới lên làm chúa TC dành chuyến công du đầu cho Nga, thì năm ngoái khi Putin lên làm chúa Nga hậu CS sau cuộc bầu cử dân chủ trá hình không khác gì kiểu “đảng cử dân bầu” thời CS, Ông Putin cũng dành cho TC chuyến công du đầu tiên như Ô. Bình đang làm đối với Nga cho Nga bây giờ.
Không những trên phương diện tới lui với nhau, TC đang CS và Nga hậu CS còn khắn khít với nhau trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc trong việc chống Mỹ qua những hồ sơ nóng trên thế giới như thời Chiến tranh Lạnh giữa Liên xô, TC chống Mỹ. Nga và TC luôn tâm đầu ý hợp trong nỗ lực chống Mỹ, tiêu biểu như trong việc trừng phạt Iran và Syria, và nhiều khi về CS Bắc Hàn. Sau cuộc hội kiến với tổng thống Nga, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố với báo chí, khẳng định Nga và Trung Quốc đồng quan điểm trên các hồ sơ quốc tế lớn.
TC và Nga không ngần ngại, mà công khai chứng tỏ sự móc nối này như Ô. Bình công khai và chánh thức tuyên bố: «Sự kiện tôi chọn nước Nga thân hữu trong chuyến công du cấp Nhà nước đầu tiên chứng tỏ tính chất đặc biệt của mối quan hệ chiến lược». Và Ô Putin cũng đường đường chính chính nói cho cả thế giới biết, tương quan hai bên đạt đến giai đoạn «tốt đẹp nhất». Ô Tập Cận Bình nhấn mạnh: «Quan hệ giữa Nga và Trung Quốc chưa bao giờ tốt đẹp đến thế» và nhận định ông Putin là «người bạn cũ, người bạn tốt.»
Tới đây đã khá đủ để thấy TC và Nga đã móc ngoặc khá chắc và sâu để chống Mỹ. TC đóng vai trò chủ động vì TC rất lo trước việc Mỹ chuyễn trục quân sự sang Á châu Thái Bình Dương, điều mà TC tin là Mỹ bao vây TC. TC càng nhậy cảm hơn khi thấy Mỹ bày binh bố trận sát nách TC, qua hành động củng cố thế lực quân sự cho Nhựt và Nam Hàn.
TC liên kết với Nga để chống Mỹ cũng cho thấy chánh trị gia Tây Phương, trong đó nhứt là Mỹ lầm to Cộng Sản. Sau ba thập niên, người ta thấy rõ Mỹ giúp cho Trung Cộng và Nga hậu CS phát triển kinh tế với mong mỏi sẽ phát triễn dân chủ - là một sai lầm. TC, Nga, VC tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn quyết khoá chặt chánh trị. CS không những khoá chặt chánh trị mà còn liên minh với nhau chống Mỹ, tái lập lại Chiến Tranh Lạnh, như trường hợp Ô. Bình và Putin đang làm.
TC hung hăng đóng cửa một cái rầm, xí xô xí xào chửi khi Ủy Ban Nobel gõ cửa trao giải Hoà Bình cho Ô Lưu hiểu Ba, một nhà dân chủ bị TC đang bỏ tù. Điều đó rõ ràng cho thấy sách lược Tây Phương viện trợ kinh tế cho TC để TC dân chủ hoá đã thành thất vọng và viễn vong, không một chút thực tế nào.
Trái lại TC “trước sau như một bồi dưỡng” triều đại độc tài đảng trị CS, tới đời thứ năm. Đại hội đảng CS thú 18 của TC cử các «hoàng tử đỏ», tức là con cháu những lãnh đạo cốt cán, để chuẩn bị thay thế cho thế hệ thứ tư để tiếp tục triều đại CS, cầm cán đảng quyền, quân quyền và quyền hành chánh – tức tòan quyền thống trị đất nước và nhân dân.
CS bắt đầu với thế hệ thứ nhất khai nguyên triều đại CS ở Trung Hoa mà CS gọi là Trung Quốc với Mao Trạch Đông, thế hệ thứ hai là Đặng Tiểu Bình, thứ ba là Giang Trạch Dân và thứ tư là cặp Hồ Cẩm Đào – Ôn Gia Bảo.Thế hệ thứ năm là ông Tập Cận Bình, Phó chủ tịch nước lên thay Ô Hồ cẩm Đào, và ông Lý Khắc Cường, Phó Thủ Tướng sẽ lên thay ông Thủ Tương Ôn Gia Bảo.
Qua thế hệ thứ 5 của triều đại CS ở TQ rồi, mà chính trị gia Tây Phương chứng nào vẫn tật nấy. Ô Tập cận Bình chưa lên ngôi mà các chánh trị gia Tây Phương theo thói quen chẻ sợi tóc ra làm đôi làm ba, đón gió, bình luận loạn lên. Nào Ô Tập cận Bình là một ẩn số, không biết dân chủ hoá chế độ TC hay không. Có một số đoán già đoán non, nói Ô Tập cận Bình ăn học, công tác sau thời Mao, hy vọng sẽ cởi mở tự do, dân chủ.
Nhưng câu trả lời cho những học giả học thiệt Tây Phương chuyên về môn gọi là Trung Cộng sự vụ đó – là TC cho thấy Ông Bình lên ngôi là bay sang Nga móc ngoặc chống Mỹ là siêu cường lãnh đạo thế giới tự do.
Người Việt, người Hoa, người Hàn, người Cuba sống trong chế độ CS, nếu ai không bị CS bắt nhốt trong nhà tù nhỏ là hàng ngàn trại giam, thì cũng nhốt trong trại tù lớn là xã hội nằm trong gọng kềm CS mấy chục năm. Nên người dân trong các chế độ CS rất thực tế biết rằng CS vẫn là CS,”thằng” nào lên cũng làm “cha” dân. Thói quen độc tài đảng trị toàn diện của người CS đã trở thành bản chất thứ hai rồi. CS còn là còn độc tài. Chỉ có vứt bỏ CS đi thì mới có thay đổi, có tự do, dân chủ, nhân quyền. Tự do, dân chủ, nhân quyền không chờ mà có, không xin mà được. Phải đấu tranh, chiến đấu, bằng máu, nước mắt, mồ hôi mới có, như các cuộc cách mạng của người dân các nước CS Đông Âu, Liên xô đã làm trong thời Chiến tranh Lạnh./.( Vi Anh)