VN: Một Thế Hệ Ba Hình Ảnh |
Tác Giả: Diem Ngo | ||||
Thứ Bảy, 07 Tháng 4 Năm 2012 05:52 | ||||
Tin tưởng như đùa mà có thật đúng vào tháng “Quốc Hận” của người Việt tỵ nạn CS ở ngay nước Mỹ, nước có trên một triệu rưỡi người Việt tỵ nạn CS. Tin của truyền hình VHN ngày 6 tháng Tư năm 2012, loan tải tòan quốc Mỹ. Rằng hai người từ VNCS qua mua thị trấn Buford ở tiểu bang Wyoming với giá 900,000 đô qua một cuộc đấu giá kéo dài chỉ 11 phút, nhưng gây được sự chú ý trên toàn thế giới. Thị trấn Buford này được đặt tên theo Tướng John Buford thuộc phe miền Bắc trong cuộc nội chiến Mỹ. Tháng Tư năm 2012 này nữa là 37 năm CS Bắc Việt thực chất cưỡng chiếm Miền Nam nhưng tuyên truyền là “giải phóng Miền Nam, thống nhứt đất nước”. Còn người Việt Quốc Gia trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam từ Bến Hải đền mũi Cà mau thì gọi là “quốc hận”. 37 năm là thời gian của một thế hệ xã hội học. Một thế hệ của người Việt Nam nhưng có tới ba hình ảnh trong thời gian 37 năm ấy. Hình ảnh thứ nhứt là hình ảnh của CS. Cán bộ, đảng viên CS và những người ăn theo trở thành một giai cấp mới. Tư bản đỏ, một thứ tư bản thời tư bản hoang dã, chủ nhơn ông bóc lột công lao người lao động. Nhưng tư bản đỏ thời CS chuyển sang kinh tế thị trường - mở kinh tế mà khóa chánh trị - khác với tư bản hoang dã. Tư bản đỏ không có vốn, không có phương tiện sản xuất, không có sáng kiến, không đầu tư mà hưởng lợi tối đa, nhờ hối mại quyền thế, tham nhũng, cưỡng chiếm tài nguyên quốc gia sữ dụng như của riêng. Họ buôn dân, bán nước nên giàu hết chỗ nói. Họ chơi trội hơn tư bản ngọai quốc nhiều. Họ mua máy bay riêng, xe thượng hạng của Anh của Ý giá cả triệu Đô để đi. Họ cất nhà mồ cả ấp vào ở được, như ông huyện ủy Cà mau đã cất. Họ làm đám cưới cho con, khách đi đông đến nổi cầu Cần thơ muốn kẹt và mua lầu đài hai ba triệu ở San Francisco và chạy nợ của hàng trăm chủ nuôi cá gần 100 triệu Đô như Bà Diệu Hiền vợ của Giám đốc Giao Thông Vận tải, tối thiểu cũng là tỉnh ủy viên của tỉnh Hậu Giang. Họ không có lổ mà chỉ có lời về tiển bạc, của nổi của chìm. Số này chỉ chiếm khỏang 4% dân số nhưng chiếm hơn 75% tài sản quốc gia. Họ hối mại quyển thế, tham nhũng, bóc lột một cách tập thể. Họ trấn áp lương dân như tổ chức tội phạm có tổ chức nên nhiều người gọi họ mafia. Họ làm được vì họ có đảng CS cầm quyền độc tài đảng trị tòan diện. Không những CS trở thành vua đời cha mà còn đào tạo một giai cấp thống trị thừa kế. Tạo một số hòang tử, vương tôn đỏ để nối ngôi. Con cái của những cán bộ đảng viên từ trung ương đến địa phương đi du học ngọai quốc, ăn chơi trội, đứng trên luật pháp. Chỉ cần nói cháu Đỗ Mười, Lê đức Anh, con Phan văn Khải, Nguyễn tấn Dũng là con đường “làm cha thiên hạ” rộng mở thênh thang. Hình ảnh thứ hai là hình ảnh của người Việt tỵ nạn CS ở hải ngọai. Ngày 30-4-75 người Việt Quốc Gia gọi là ngày “Quốc Hận”. Trong cái rủi có cái may. Ngày Quốc Hận đó mở đầu một cuộc di tản tỵ nạn CS vô tiền khóang hậu trong lịch sử VN. Một cuộc di tản lớn lao, nguy hiểm, chết chóc nhưng đầy thành công, đầy hy vọng. Xây dựng được một Việt Nam hải ngọai của người Việt Quốc Gia ở hải ngọai ngay trong lòng văn minh Tây Phương với chánh trị tự do, dân chủ, nhân quyền, với kinh tế tiền tiến, khoa học kỹ thuật cao. Tập họp thành một lực lượng quốc tế vận ở Tây Âu, Bắc Mỹ và Úc châu. Hầu như một người Pháp, Anh, Úc, Mỹ, v.v... gốc Việt là một nhà vận động, một nhà ngọai giao dân gian đưa cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ nhân quyển VN vào chánh quyền của các nước sở tại. Cờ VN nền vàng ba sọc đỏ trở thành biểu tượng phất phới tung bay ở hải ngọai, lùa cờ CSVN vào các sứ quán CS mà thôi. Có người đánh giá nếu thời Mỹ Việt Nam hóa chiến tranh, ép VNCH ký hiệp ước với CS Hà nội, ở Mỹ nếu có một phần mười người, tức khỏang 150,000 người gốc Việt thì Phản Chiến Mỹ khó mà phủ bụi lên chánh nghĩa chiến đấu tự vệ của VNCH, Kissinger một người Mỹ gốc Do Thái khó bức tư VNCH để Mỹ tập trung nhơn tài vật lực viện trợ cho Do thái. Nhưng trên điêu tàn đổ nát do Kissinger vua đi đêm tạo ra cho VNCH, người Việt Quốc Gia xây dựng lại một Việt Nam hải ngọai, chính CS Hà nội phải gờm. Bộ Chánh trị của CS Hà nội ra nghị quyết 36 với ý đồ nhuộm đỏ cộng đồng người Việt hải ngọai nhưng thất bại một cách thê thảm. Cán bộ nằm vùng cài không được. Thành phần thân với CS đội lốt hòa giải hòa hợp, dựa vào thế bang giao và giao thương của Washington với Hà nội bị người Việt Quốc gia tấn công “chém vè” gần hết. Trái lại người Việt chuyển lửa chánh nghĩa về quê nhà, tạo một nỗi lo sợ không rời khiến CS Hà nội như sĩ tử ngày xưa sợ phạm húy gọi là “diễn biến hòa bình,” từ CS ý nói ý niệm và giá trị tự do, dân chủ, nhân quyền do người Việt hải ngọai vận động ảnh hưởng một cách êm mà rất thấm đối với người Việt trong nước trong đó có cán bộ, đảng viên CS ngày càng phản tỉnh, ly khai, chống đảng ngấm ngầm. Hình ảnh thứ ba là người dân Việt trong nước. Một bức tranh bi thảm hơn người dân ở Tunisia, Ai cập, Libya, Syria trước thời kỳ quật khởi “cho tôi tự do hay là chết”, tạo cuộc nổi dậy dây chuyền trong thế giới Á rập từ Bắc Phi đến Trung Đông, có người gọi là “Mùa Xuân Á rập”. Ở VN, CS Hà nội gọi là đổi mới kinh tế, nhưng thực sự là tăng gia kinh tế với bất cứ giá nào, chớ không phá triễn kinh tế vì không thăng tiến cần lao đồng tiến xã hội. CS tăng gia kinh tế để xuất cảng, mở cơ xưởng ở thành thị hay ngọai ô. CS kềm “giá lương tiền” của người lao động rẻ để kích thích ngọai quốc bỏ vốn đầu tư vào VN. Người dân Việt, sĩ nông công thương, từ thành thị đến nông thôn lãnh đủ.. CS tàn phá môi trường, môi sinh một cách vô tội vạ. CS trưng dụng, trưng thu, cưỡng chế cưỡng chiếm đất đai của người dân trả rẻ mạt, để lấy làm vốn đầu tư với ngọai quốc giá mắc hơn cả 40 lần. Dân oan vì bị cướp nhà đất ngày càng đông thành phong trào tòan quốc, tòan dân, kể cả tôn giáo cũng thành nạn nhân của CS. Dân nông thôn ra thành thị kiếm việc làm ngày càng đông, không hộ khẩu, lạ nước lạ cái, như chiếc lá bứt ra khỏi cành. Nông dân VN làm cho VN trở thành nước xuất cảng gạo hàng thứ hai, lại là tầng lớp bị thiệt hại nhứt. Xuất cảng gạo, nhập cảng phân do quốc doanh mặc sức ép giá lúa gạo khi thu mua và tăng giá “vật tư nông nghiệp” khi phân phối bán mắc để kiếm lời. Nông dân đời cha mẹ có làm mà không có ăn. Đời con cái của người dân Miển Tây sống trên vựa lúa của cả nước, học trò ở Miển Tây bỏ lớp bỏ trường vì cha mẹ không tiền đóng qua nhiều lệ phí không tên do chánh sách lấy thu bù chi của CS. Trẻ em Miền Tây chết trôi nhiều nhứt nước vì giao thông nông thôn còn “cầu tre lắc lẻo gập ghểnh khó đi”. Trẻ em Miển Tây bị bịnh tỷ lệ cao nhứt nước. Nhưng những thiệt hại cả mấy đời người mà người dân phải chịu tuy có vẻ vô hình nhưng đang lù lù đến, cái giá mà quốc gia dân tộc VN phải trả là “vô giá”. Đó là thực phẩm không an tòan; đó là không khí, nước sông, nước biển, đất đai bị ô nhiểm. Và kế đó là số nợ nhà nước vay ngọai quốc, ba thế hệ người dân đóng thuế trả không nổi. Do việc cán bộ, đảng viên CS cầm quyền vay làm các công trình như lò điện nguyên tử, làm đường cao tốc do tánh thích khoa trương và lòng tham “rút ruột công trình” để làm giàu gởi tiển đi ngọai quốc bây giờ cả mấy chục tỷ Đô la rổi. Do dư tiển đến nổi họ mua một thị trấn ở Mỹ giá gần một triệu Đô, y như người Mỹ mua một cái hot dog mấy chục xu vậy./.
|