Tập thể dục điều độ ngăn chặn đươc bệnh sa sút trí tuệ mạch máu
|
Những người lớn tuổi đi bộ đều đặn có thể giảm rủi ro bị bệnh sa sút trí tuệ mạch máu (vascular dementia), một dạng sasút trí tuệ thông thuờng nhất sau bệnh Alzheimer. Khi quan sát một nhóm gồm 749 người tuổi từ 65 trở lên các nhà khảo cứu Ý đã nhận thấy là những người đi bộ đều đặn hoặc tập thể dục điều độ có ít rủi ro bị bệnh sa sút trí tuệ trong vòng bốn năm sau. Rủi ro bị bệnh sa sút trí tuệ mạch máu đối với các người năng đông giảm một phần tư so với những ngưòi không hoạt đông. Bệnh sa sút trí tuệ mạch máu là do luồng máu chảy lên óc bị trở ngại Các mạch máu bị chặn nghẽn làm nhỏ lại hay tắc hẳn không dẫn máu lên óc được đưa đến đột quỵ hoăc cũng có thể đưa đến sa sút trí tuệ mạch máu. Những người có chứng bệnh làm hư tổn đến mạch máu như cao huyếp áp hay tiểu đường cũng có rủi ro cao bị sa sút trí tuệ mạch máu. Phát kiến trên đã đươc đăng trong tạp chí Neurology và là bằng chứng cho thấy nếp sống có ảnh hưởng quan trọng trên rủi ro bị sa sút trí tuệ, Theo một số nghiên cứu, các thói quen sinh sống có lợi ích cho tim --tỉ như một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn--- cũng có thể có ảnh hưởng tốt cho não bộ lão hóa. Theo nhóm nghiên cứu tại Đại học S. Orsola-Malpighi, Bologna (Ý) thì mặc dầu tập thể dục điều độ không có tác dụng lên bệnh Alzheimer, nhưng điều đó không có nghĩa là thể dục không có ảnh hưởng lên rủi ro bị bệnh Alzheimer.
Nghiên cứu đã đươc tiến hành với một số thành niên người Ý không bi suy thoái tâm thần lúc bắt đầu. Các bệnh nhận đã được phỏng vấn về mức hoạt động thể dục, tiểu sử y lý, và bất cứ triệu chứng trầm cảm nào ngoài các yều tố khác về sức khoẻ,
Bốn năm sau 86 người tham gia được định bệnh là bị sa sut trí tuệ, trong đó có 27 trường hợp sa sút trí tuệ mạch máu.
Nhóm nghiên cứu đã nhận thấy những người đi bộ đưoc nhiều “miles” nhất có rủi ro bị sa sút trí tuệ mach máu thấp hơn 73 phần trăm so với những người ít đi bộ nhất trong thời gian tham dự thí nghiệm.
Tương tư như vậy, những người năng tập thể dục điều độ dưới bất cứ dạng nào như làm vườn, đạp xe đạp, và làm việc nhà có rủi ro bị sa sút trí tuệ giảm đi 76 phần trăm. Thể dục có thể có lợi ích cho hoạt đông tâm thần vì nhiều lý do. Ngoài việc cải thiện sư lưu chuyển của máu lên óc, thể dục có thể kích thích sự phóng thích những hoá chất then chốt của não và tăng gia sự phát triển của các tế bào thần kinh mới hoăc những mối quan hệ giữa các tế bào này với nhau, Bác sĩ Giovanni Ravagla trưởng nhóm nghiên cứu nói “ Cũng có thể môt nếp sống năng động sẽ giúp bảo vệ bằng cách kích động các người lớn tuổi và giúp họ duy trì các sinh hoạt xã hội Nói chung, cac chuyên gia khuyên các thành niên khỏe mạnh nên tập thểdục điều độ ít nhất 30 phút càng nhiều ngày trong tuần càng tốt.. Các người đã lớn tuổi cần tham khảo với bác sĩ trước khi khởi sự một chương trình tập thể dục mới Moderate exercise stalls vascular dementia- Reuters Health- 01/03/08 ********** Bất cứ tập thề dục hay tập tạ đều tốt cho người bị tiểu đường Các nhà khoa hoc Gia nã đại cho hay là tập tạ hay chạy trên máy chạy bộ hoặc đạp xe đạp đều giúp kiểm soát lâu dài số lượng đường trong máu của các người bị bệnh tiểu đường loại II. Tập luyện cả về thể chất lẫn sức chịu đựng giảm mức đường trong máu nhiều hơn là chỉ tập luyện một thứ và cả hai cách tập luyện đều an toàn. Hiện nay ít nhất 194 triệu người trên thế giới bị tiểu đường và Tổ chức Y tế Quốc tế dự trù con số này sẽ lên tới 300 triệu vào năm 2025. Phần lớn dân chúng bị tiểu đường loai II do ảnh hưởng của di truyền, thiếu vận động và thực chế quá nhiều chất béo. Người ta đã biết chắc là tập thể dục - tức là vận đông cho hơi thở mạnh hơn—có thể giảm nguy cơ bị tiểu đường loại II và giúp cơ thể kiểm soát tốt hơn mừc đường trong máu, nhưng vẫn còn nghi ngờ về hiệu quả của việc tập tạ. Trong thí nghiệm, nhóm nghiên cứu tại các Đại học Calgary và Ottawa dưới sự hướng dẫn của giáo sư Ronald Sigal đã lựa chọn 251 người tuổi từ 39 đến 70 không có tập thể dục đều đặn. Các người này đươc chia làm bốn nhóm: một nhóm tập luyện về thể chất (aerobics) 45 phút ba lần mỗi tuần, một nhóm tập luyện về sức chịu đựng (resistance) cũng 45 phút ba lần mỗi tuần, một nhóm thì luyện cả hai thứ tổng cộng 1 tiếng rưỡi ba ngày một tuần còn nhóm thứ tư không tập gì thêm. Tất cả đều sử dụng máy chạy bộ, xe đạp và máy tập tạ tại câu lạc bộ thể thao. Họ ăn uống theo một thực chế giữ cho khỏi sụt cân và sau đó mỗi người đươc đo mức đường, mức cholesterol, sức cân nặng và những chỉ số thống kê chủ yếu khác. Kết quả cho thấy là mức đường trong máu giảm khi tập thể dục, đặc biệt là số đo hemoglobin A1c giảm trung bình nửa điểm cho người tập luyện một thứ và giảm nguyên một điểm cho người tập cả hai thứ. Lúc đầu A1c có số đo từ 6.6 đến 9.9 nhưng sau khi tập chỉ còn từ 4 tới 6 [ A1c đo lượng trung bình của glucoz trong máu trong thời gian 3 tháng trước khi thử] Nên biết mỗi điểm hạ của A1c tương ứng với 15 tới 20 phần trăm giảm về rủi ro bị những sự cố về tim mạch như đột quỵ hay cơn đau tim và 37 phần trăm giảm về tổn hại cho thận, mắt và chân tay. Nhờ tập luyện nhiều người đã đưa A1c của họ xuống mức bình thường, một số người khác đã có thể giảm liều lương thuốc, sụt cân và mất mỡ. Bác sĩ William Kraus thuộc trường Đại học Duke bình luận như sau “ Quả là một liều thuốc quá rẻ mà lại có thể giảm A1c xuống 1 điểm, giảm tỉ lệ tử vong vì tim mạch xuống 25 phần trăm, cải thiện đáng kể khả năng chức năng ( sức mạnh, sức bền bỉ và mật độ xương.). Tôi thiết nghĩ các bác sĩ nên khuyên bệnh nhân tiểu đường tập thể dục” Any kind of exercise helps diabetes- Reuters- 09/17/07 ************ Tập thể dục ra sao khi bị bệnh tiểu đường? Ngoài việc dùng thuốc , người bị bệnh tiểu đường còn phải cẩn thận vể ăn uống, tập thể dục, giữ gìn vệ sinh cá nhân, tránh căng thẳng tâm thần…Trong những điều này, tập thể dục giữ một vai trò quan trọng. Thật vậy tâp thể dục giúp duy trì trọng lương cơ thể ở mức vừa phải, thân thể khoẻ mạnh, giảm lương đường trong máu, giảm huyết áp, tăng sức mạnh cho tim, tăng lượng cholesterol tốt, giảm căng thẳng về thể chất lẫn tinh thần …Nhưng vấn đề là người bị tiểu đường phải tập thể dục ra sao để đạt kết quả tốt nhất. 1- Chọn lựa loại thể dục Có nhiều loại thể dục nhưng chỉ có một số loại thích hợp cho người bị tiểu đường. Những loại thể dục đó gồm có đi bộ (ngoài trời hay trên dụng cụ), chạy bộ, bơi lội, đạp xe đạp (ngoài đường hay tại chỗ), khí công, thái cưc quyền (tai chi) Tùy theo điều kiện tuổi tác, thể lực và hoàn cảnh, người bệnh có thể chọn một trong những loại thể dục nêu trên thích hợp nhất mà mình ưa thich . Theo y học cồ truyến thì đi bộ là liều thuốc tốt nhất cho bệnh tiểu đường, rất phổ biến lại đơn giản mà có hiêu quả cao. Nên ghi nhớ là đi bộ thì đươc, nhưng theo y học cồ truyền thì chạy bộ lại không tốt vì làm cơ thể mỏi mệt thay vì giúp cơ thể thư giãn.như đi bộ Đi bộ có liên quan đến nhiều bộ phận cơ thể như xương, bắp thịt, gân và mạch máu. Đi bộ gián tiếp xoa bóp các nội tạng. Đi bộ làm cho cơ bắp co thường xuyên và tăng tuần hoàn máu, ngăn ngừa sự suy yếu của tim. Đi bộ cũng cải tiến chức năng hô hấp vì khi đi bộ phồi phải hoạt động gấp đôi để cung ứng đủ oxi cho cơ thể. Quan trong nhất đối với người bị tiểu đường là đi bộ điều hoà chuyển hoá trong cơ thể. Nói chung đi bộ giúp giàm lương đường trong máu , làm tiêu hao năng lương, giúp giảm cân, giúp cơ thể đang bị căng thẳng trở nên yên tĩnh, êm diụ và thư dãn. Tỗng công có bốn loại đi bộ , ngưởi bệnh có thể lựa chọn tùy theo tình trạng sức khoè: * Loai 1 Đi 60 đến 90 bước trong một phút và thời gian đi bộ từ 30 đền 60 phút tùy thể lực mỗi người. Loại này là loại phổ biến nhất, tốt cho sức khoẻ, giúp sống lâu. * Loại 2 Đi bộ vung tay ra sau và trước mạnh mẽ ngang đến vai và ngực. Loai này tốt cho những bệnh mãn tính về đường hô hấp * Loại 3 Xoa góp bụng trong lúc đi. Loại này tốt cho bệnh ăn không tiêu, đầy bụng và các bệnh mạn tính khác của hệ tiêu hóa * Loại 4 Theo loại này, nhịp đi bộ tùy thuộc vào nhịp mạch của người đi bô. Một gười trên 60 tuổi có nhịp tim là 119 nhịp/phút thì nhịp đi bộ sẽ là 110 bước/phút.. Thời gian đi bộ lâu từ 30 tới 60 phút tùy theo mỗi người. Loại này dành cho người trung niên và lớn tuổi bị chứng mập phì, cao huyết áp và các bệnh tim khác. Mội lầ n đi bộ theo loại này cơ thề sẽ đốt chừng 300 tới500 calori Thường ra người bệnh nên đi bộ cách ngày, mỗi ngày từ 30 tới 60 phút. Nên đi bộ lúc đường trong máu có khuynh hướng lên cao tức là từ 1 đến 2 tiếng sau bữa ăn hoặc đi bộ vào buổi sáng trước khi uống thuốc và ăn sáng.. Người bệnh mà mập phì thì nên đi bộ nhiều hơn tức là 5 hay 6 lần một tuần , mỗi lẩn từ 30 tới 60 phút. Cần lưu ý là nếu không biết chắc giờ nào nên đi bộ thì có thể thảo luận với bác sị, và khi mới bắt đầu đi bộ thì hãy đi ít thôi rồi tăng dần 2- Khi nào không nên tập thể dục Người bị bệnh tiểu đường loại 1 ( loại lệ thuôc vào insulin) nên nghỉ tập thể dục khi lượng đường trong máu lên cao tới 250mg. Khi bị tiểu đường loại 1 hãy kiểm soát acetone-niệu trước khi tập. Nều không có acetone trong nước tiểu thì có thể tiếp tục tập Ngoài ra người bị bệnh tiểu đường cũng phài nghỉ tập khi có bệnh (cảm cúm, thương tích, nhiễm trùng, giải phẫu…) 3- Khi nào cần ngưng khi đang tập thể dục Ngưởi bị tiểu đường nên ngưng tập ngay nếu khi đang tập thấy những triệu chứng sau đây: đau tức ngực, uể oài chóng mặt, mệt khác thường, tim đập không đều, ra mồ hôi quá nhiều và khó thờ. Nếu các triệu chúng kéo dài hơn 5 phút sau khi ngưng tập thì cẩn gặp bác sĩị để đươc giúp đỡ 4- Những nguyên tắc cẩn tuân theo khi tập thể dục: * chọn loại thể dục thích hợp và ưa thích nhất * thảo luận với bác sĩ trước khi tập thể dục * tránh các loại thễ dục cẩn sự tham gia của một nhóm người vì không thích hợp riêng cho từng trường hợp cá nhân * nên tập cùng với một người bạn để khuyến khích nâng đỡ nhau * khi bắt đầu tập chĩ tập ít thời gian thôi rôi tăng dẩn tới 30- 60 phút *mang theo thựcphẩm dành cho người tiểu đường để phòng khi đường trong máu xuống quá thấp *mang theo người giấy / thẻ chứng minh bị tiểu đường để người khác biết khi cứu cấp * tập thể dục ít nhất một tiếng sau bữa ăn * uống nhiểu nước trong khi và sau khi tập *bảo vệ bàn chân, mang giầy vừa văn thoải mái. Kiểm tra bàn chân mỗi ngày, Nếu có vết thuơng hay da bị rộp / phồng thì phải chữa trị ngay để tránh biến chứng Tóm lại tập thể dục rất quan trọng cho việc điều hoà lương đường trong máu. Nếu người bệnh tập đúng cách, biêt ngưng tập lúc nào… thì nhu cầu dùng thuốc càng ít đi và tránh đuợc các biến chứng của bệnh tiểu đưởng ( biến chứng về mắt, thận , thần kinh ,da, tay chân…) Phỏng theo Bệnh nhân tiểu đường nên tập thể dục thế nào?- Đông Y sỉ Vũ văn Chiến- VietNam Cuối Tuần 17/5/08 Bài liên hệ Bất cứ tập thể dục hay tập tạ đều tốt cho người bị tiểu đường Thể dục bảo vệ chống các bệnh tật Thể dục giúp chống lại bệnh viêm khớp Thể-dục và sự lão-hoá Tập thể dục điều độ ngăn chặn đươc bệnh sa sút trí tuệ Đi bộ ra sao thì tốt cho sức khoẻ? Đi bộ để rèn luyện sức khoẻ Tập đi theo nhạc điệu và tránh té ngã ************* Người bị tiểu đường nên tập cả aerobics lẫn tập tạ Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tap chí Journal of the American Medical Association thì các người bị bệnh tiễu đường nên phối hợp tập aerobics (*) với tập tạ (**) (weight training) nếu muốn đạt được kết quả tốt nhất trong việc hạ giàm đường trong máu (đường huyết). Ngoài ra sự phối hợp này cũng đem lại hiệu quả tốt nhất cho việc giảm ký so với tập aerobics hoặc tập tạ không thôi. http://www.youtube.com/watch?v=T-QQIFj_1mI http://www.youtube.com/watch?v=ryuGJhAIZNo&feature=related http://www.youtube.com/watch?v=h_W39xaAWXM http://www.youtube.com/watch?v=y97LizqTOTI&feature=channel Đường huyết là nhiên liệu cho các cơ bắp, và khi tập aerobics đường sẽ được đốt nhiều hơn. Tập tạ (weight training) giúp tạo thêm cơ bắp và cả hai cách tập luyện thay đổi các protein của cơ bắp theo chiểu hướng nâng cao quá trình Bác sĩ Tim Church thuộc Trung tâm Pennington Biomedical Research Center , Baton Rouge (Louisiana) nói “Điểu hiển nhiên là vừa tập aerobics và tập tạ tốt hơn là chỉ tập một trong hai thứ. Đây cũng tượng tự như uống hai loại thuốc khác nhau” Các bệnh nhân tham gia chương trính nghiên cứu này trong suốt chín tháng, tập thể dục 3 ngày một tuần,mỗi lẩn 45 phút. Bác sĩ Laurie Goodyear, thuộc Trung t âm Joslin Diabetes Center( Boston), tuy không thuộc nhóm nghiên cứu nhưng cũng có c ông trình nghiên cứu tượng tự cho biết ““Thời lượng tập như thế không khó khăn lắm. Bệnh nhân không cần ăn kiêng, kết quả tốt đẹp đạt được hoàn toàn nhờ vào thể dục” Mục đích của các nhà khảo cứu là trắc nghiệm ba chương trình luyện tập khác nhau để xem chương trình nào tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường. Ba chượng trình này là: tập aerobics không thôi, tập tạ (weight training) không thôi và tập cả hai thứ. Kết quả đãđưa đến khuyến cáo là các thành niên nên kết hợp tập aerobics với tâp tạ Có tổng cộng 245 bệnh nhân tiểu đường tham gia chượng trình nghiên cứu. Họ được chia ra làm ba nhóm, các nhóm này đều tập luyện một khoảng thời gian như nhau. Một nhóm thứ tư (nhóm đối chiếu) chỉ làm các động tác dãn gân cốt (stretching) hàng tuẩn và tham gia các lớp dạy thư dãn (relaxation). Dưói sự hướng dẫn của huấn luyện viên, các bệnh nhân tập aerobics đi bộ trên máy chạy bộ (treadmill) với độ dốc tăng thêm 2 phần trăm mổi 2 phút. Còn các người tập tạ thì sử dụng máy để vận động các cơ bắp phẩn trên của cơ thể và chân, sức nặng của tạ tăng theo sức mạnh của người tập Kết quả đạt được rất tốt đẹp. Bà Deidra Atkins,44 tuổi, giáo sư sinh học, được chẫn đoán bị bệnh tiểu đường một năm trước khi tham gia nhóm tập aerobics+weights cho biết “Tôi thấy có nhiểu năng lực hơn. Đây là một trong những điều tôi nhận thấy trước tiên”. Bà kể là bà có một người dì bị cưa cả hai chânvà mù mắt vì tiêu đường. Bà nói “ Tôi nhớ lúc còn nhỏ đã phải giúp dì tôi nhiều việc, Nghĩ lại mà tôi rùng mình”
Các nhà khảo cứu đã phát hiện là chỉcó nhóm tập cả aerobics lẫn tập tạ mới giảm được đường huyết và giảm cân, mặc dẩu cả ba nhóm đều giảm được vòng bụng. Một số ít bệnh nhân thuộc nhóm tâp phối hợp bắt đẩu uống thuốc tiểu đường mới , theo sự chỉ dẫn của bác sỉ của họ Bốn mươi mốt phẩn trăm (41%) bệnh nhân trong nhóm tập phối hợp đã có thể giảm bớt liều lượng thuốc tiểu đường hoặc hạ được mức đường huyết trung bình. Trong khi đó chỉ có 26% cho nhóm tập tạ không thôi, 29% cho nhóm tập aerobics không thôi và 22% cho nhóm không tập thểdục Theo các nhà khảo cứu tỉ lệ giảm đường huyết của nhóm tập phối hợp đủ cao để bớt đi rủi ro nhồi máu cơ tim, đột qụy và các biến chứng khác. Best Workout for Diabetics: Aerobic Exercise With Weight Training- AP-Nov 24.2010
(*) Aerobic Exercise Examples (**) Weight Training 101
|