Nỗi buồn mất vợ của ông Ba Trầm Hương và niềm đau mất Mẹ của các con rồi cũng nguôi ngoai theo năm tháng...
Sau cái chết tức tưởi và oan nghiệt của bà Ba Trầm Hương trong biến cố Mậu Thân 1968 ở Huế, nỗi buồn mất vợ của ông Ba Trầm Hương và niềm đau mất Mẹ của các con rồi cũng nguôi ngoai theo năm tháng. Cuộc sống chung cũng như riêng tư của các thành viên trong gia đình ông Ba Trầm Hương theo thời gian trở lại bình thường.
Công viêc buôn bán trầm hương của gia đình Ông Ba nhờ Trời ngày một phát đạt trông thấy. Nhiều người cho là sự làm ăn phát đạt này một phần có sự phù trợ của Bà Ba ở thế giới bên kia. Vì theo niềm tin dân gian những oan hồn thường linh lắm và thường hay hiện về với người thân.
Lúc mới mất nghe đâu nhiều lần Bà Ba đã hiện về với người thân trong gia đình, khi thì hiện hồn về với chồng, lúc hiện hồn về với con, lần nào về cũng khóc lóc thảm thiết. Ông Ba đã nhiều lần xin các Thầy ở Chùa Từ Ðàm làm lễ cầu siêu cho Bà Ba Trầm Hương. Nhờ thế mà sau này không ai còn nghe nói Bà Ba hiện về nữa.
Cô con gái lớn Hương Giang sau khi học xong Trung Học, tốt nghiệp Tú Tài Hai, lên đại học được hai năm thì lên xe hoa vềnhà chồng. Thật ra là lên xe hoa về nhà riêng của Nàng thì đúng hơn. Ðó là một căn nhà khá khang trang ở nội thành Huế, đã được ông Ba Trầm Hương mua từ mấy năm trước để dành tặng cho con gái cưng. Vì sau khi làm nghi thức xin rước dâu, chú rể đưa cô dâu về qua nhà bà Cô ruộtở ngoại thành Thừa Thiên Huế chỉ lưu lại ít giờ đồng hồ, gọi là cho đúng lễnghi theo phong tục cưới hỏi cổ truyền. Sau đó cả hai đến ngay ngôi nhà riêngđược tặng như một phần của hồi môn ông Ba Trầm Hương dành cho con gái đầu lòng. Hạnh phúc đầu đời đã đến với đôi trai tài gái sắc trong căn nhà khang trang ấm cúng ấy.
Những kẻ có lòng ghen ghét thì bình phẩm rằng anh chàng sĩ quan tốt nghiệp trường Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt mới ra trường này tốt số, “Chuột sa hủ nếp”. Nhưng khách quan phần đông bà con lối xóm ai cũng phải trầm trồ khen ngợi đây là một cặp vợ chồng lý tưởng trong thời chiến: Chàng một sỉ quan hào hùng trong binh chủng Lực Lượng Ðặc Biệt thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, Nàng một nữ sinh viên xinh đẹp của Ðại Học Văn Khoa Huế . Họgặp nhau, yêu nhau qua một thời hoa mộng, rồi lấy nhau khi Chàng đã hoàn thành binh nghiệp thì chắc chắn Trường An đã cưới DHương Giang vì tình chứ không phải vì tiền. Chính Hương Giang nhiều lần lên tiếng thanh minh với những người trong thân tộc vốn hoài nghi về tình yêu của Trường An,một chàng sinh viên mồ côi cha mẹ, nghèo, đã phải đến xin dậy kèm Nàng để có tiền độ nhật và theo đuổi học hành. Thực tế có thể có loại người lấy vợ không phải vì tình mà vì món của hồi môn của nhà vợ giầu có, nhưng với Trường An, thì không, tuyêtđối không. Hương Giang đã nhiều lần khẳng định như vậy với Cha và Mẹ kế trước khi chàng ngỏ ý xin cưới Nàng. Vì hơn ai hết Nàng biết rõ tư cách, bản lãnh của người yêu, vốn xuất thân từ một Trường Võ Bị danh tiếng bậc nhất tại Việt Nam thời bấy giờ. Nàng luôn mạnh mẽ lên tiếng bác bỏ mọi dèm pha của nhửng người thiển cận trong thân tộc để bảo vệ phẩm chất đích thực của Chàng, bảo vệ một tình yêu chân chính đơm hoa kết trái. Cuối cùng thì họ đã cưới nhau và sống những ngày hạnh phúc trong lo âu.
Sống hạnh phúc trong lo âu là tâm trạng không riêng gì của Hương Giang, mà là tâm trạng chung của những người đàn bà có chồng là lính trong thời chiến. Nhất nữa người chồng của Hương Giang lại là một lính thứ dữ, theo cách nói bình dân, một sĩ quan lực lượng đặc biệt hào hùng theo đúng nghĩa, nhưng đầy bất trắc hiểm nguy đối với mạng sống. Vì vậy tâm trạng có vẻ mâu thuẫn này xem ra lại phản ánh đúng thực tế. Thực tế là đã có nhiều người con gái lớn lên trong thời chiến, biết rằng lấy chồng lính sớm muộn có thể mang vành khăn sô “còn lóng lánh dấu ái ân”, nhưng thực tế lại là niềmước mơ của nhiều người con gái thời bấy giờ....... Hương Giang là một trong những người có niềm ước mơ ấy,ước mơ có người yêu là lính chiến, được làm vợ lính và Nàng đã đạt được ước mơ ấy một cách trọn vẹn. Ðôi tình nhân ấy đã yêu nhau, lấy được nhau và đã sống những năm tháng hạnh phúc trong lo âu và nơp nớp đợi chờ người chinh phu sau những cuộc hành quân nối dài theo cuộc chiến.......
*********
Thế rồi, thời thế đổi thay, hạnh phúc riêng cũng như chung của người Việt ở Miền Nam đều mất hết, kể từ sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, khi quân đội cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm Miền Nam Việt Nam. Cuộc sống an vui và hạnh phúc riêng của gia đình Hương Giang & Trường An cũng như nhiều gia đình khác, quân cũng như dân đều bị tước đoạt. Chồng Hương GIang lúc này đã là một sĩ quan cấp Tá, chỉ huy trưởng một căn cứ huấn luyện Lực Lượng Ðặc Biệt ở Bình Dương. Nay cuộc sống bỗng chốc tan nát tất cả. Thiếu tá.Trường An người chồng thân yêu của Nàng từng là người hùng của một quân lực hùng mạnh hàng thứ ba trên thế giới, nay bị những kẻ chiến thắng theo cách nói của dân gian là “Chó ngáp phải ruồi”, đã gán cho cái tên là “sỉ quan ngụy”,phải ra trình diện, nói là chuẩn bị lương thực 10 ngày, thì sau đó đã phải vào tù gọi là “ Tập trung cải tạo ngụy quân, ngụy quyền” mút mùa, không có ngày về. Lúc này Hương Giang chưa đầy ba mươi tuổi, bị rơi vào hoàn cảnh một mình phải thay chồng guôi dưỡng, giáo dục một nách năm đứa con thơ dại, bốn trai, một gái. Thằng con trai lớn nhất chưa đầy mười tuổi, và đứa con gái út mới mười tám tháng.
Trong khi đó, cha của Hương GIang và giađình ở Huế thì cũng may mắn thoát nạn di tản kinh hoàng của Tháng Tư Ðen, trở về đầy đủ dưới mái nhà xưa. Cửa hàng buôn bán trầm hương của gia đình chưa biết tính sao, vì phải chờ chính sách công thương nghiệp của chế độ mới. Vì sau 30 tháng 4 năm 1975 đã có lời đồn đoán rằng chính quyền mới sẽ quốc hữu hoá tuốt tuột mọi ngành và thực hiện chính sách cải tạo các cơ sở cộng nông thương nghiệp tưbản tư doanh trên toàn Miền Nam, theo gương Miền Bắc sau ngày Hiệp Ðịnh Genève 1954 chia đôi đất nước, đảng Cộng Sản Việt Nam nắm quyền thống trị.
Gia đình ông Ba Trầm Hương gồm hai vợ chồng cộng với hai đứa con trai của bà vợ lớn (Ðã bị giết chôn mồ tập thể Mậu Thân 1968) đang ở tuổi thiếu niên, và ba đưa con chung ở tuổi nhi đồng. Bằng ấy miệng ăn nếu không có các đợt đổi tiền giới hạn thì cả nhà ngồi ăn không cũng không hết của trong nhiều năm. Vì đổi tiền nên bao nhiều tiền mặt của chế độ cũ bổng chốc trở thành mớ giấy lộn. Nhìn những sấp giấy bạc 500 còn mới, công lao buôn bán của cả gia đình, nay bỗng chốc mất sạch. Nhìn đống tiền giao nạp hàng triệu để chỉ nhận bình quân đầu người 200 đồng tiền mới, lòng ộng Ba Trầm Hương quặn đau. Cũng may ông Ba còn tích được ít vàng sau này đem bán dần độ nhật cho gia đình. Trong khi chờ đợi nhà nước thực hiện chính sách thương nghiệp mới, ông Ba vẫn nuôi hy vọng nghềbuôn bán trầm hương của gia đình được phục hồi cách nào đó để nuôi sống giađình....
Nhưng rồi niềm hy vọng của ông Ba Trầm Hươngđã tan theo mây khói, khi vào năm 1978, chiến dịch đánh tư sản trên toàn Miền Nam đã xẩy ra, gọi là để cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh. Chiến dịchđánh tư sản này do Ðỗ Mười lúc đó là Phó Thủ Tướng đặc trách Ban Cải Tạo TrungƯơng trực tiếp lãnh đạo. Trong chiến dịch này, các đối tượng bị đánh là các công thương nghiệp tư doanh các ngành, bị qui chiếu thành phần để tài sản bịtịch thu, từ cơ sở đến vốn liếng, hàng hoá, hiện kim, hiện vật. Nếu bị ghép là tư sản dân tộc thì chỉ bị mất của không bị tù tội nếu không chống đối chính sách cải tạo của nhà nước. Nếu bị quy chiếu là “Tư sản mại bản ôm chân đế quốc” thì ngoài tài sản mất sạch, nhà tư sản còn bị bỏ tù. Ngay trong đợt cải tạo lần đầu Ông Ba Trầm Hương đã bị quy kết thành phần tư bản thương nghiệp dân tộc, nghĩa là công việc buôn bán không liên hệ với tư bản nước ngoài. Do đó Ông Ba chỉ bịtịch thu hết tài sản, mà không bị bỏ tù. Nhưng thế cũng đủ làm cho Ông Ba phẫn chí như người mất hồn. Hôm kiểm kê tại nhà riêng, ông Ba chết lặng ngồi nhìn những thoi vàng và các đồ quý kim bị các nhân viêm kiểm kê làm biên bản tịch thu, dù số của chìm này Ông đã chôn dấu rất kỹ. Với ông Ba Trầm Hương thế là hết, sự nghiệp tiêu tan từ đây.
Từ sau ngày bị kiểm kê, tài sản bị tịch thu, ông Ba Trầm Hương trở nên ít nói. Ngày ngày đi đi lại lại trong nhà, lên lầu, xuống lầu, ra sân, ra chợ, qua lại trước nhà hàng xóm, tay đưa lên đầu vừa xoa, vừa gãi, thỉnh thoảng mỉm cười một mình, hay cười ré lên. Nhiều hôm tối rồi mà không thấy ông về nhà, con cháu túa đi tìm, bắt gặp ông thẫn thờ đi dọc theo bờSông Hương như một người mất trí.
Thế rồi một đêm kia, con cháu chậy túa lên lầu khi nghe thấy tiến la hét từ phòng Ông Ba Trầm Hương. Một cảnh tượng làm mọi người kinh hãi khi Bà Ba Nhỏ đang dằng co con dao phay trên tay Ông Ba. Ðầu và mặt Ông Ba bê bết máu. Ba Ba Nhỏ vừa khóc vừa la:
- Mần chi ông ngu dại rứa, cái mạng mới quý hỉ..
Thì ra vì quá phẩn chí và tiếc của, Ông Ba Trầm Hương đả dùng con dao phay tự chém vào đầu. May Bà Ba Nhỏ thấy kịp cản ngăn nên chưa vong mạng. Lúc đó con cháu và láng giềng thân quen chậy lên lầu khuyên can ông Ba không nên làm thế. Vì còn mạng sống thì còn kiếm lại được của cải, chứ mất mạng là mất tất cả. Con cái băng bó tạm vết thương trên đầu và đưa ông Ba vào bệnh viện đa khoa Thừa Thiên Huế.
Trong khi nằm viện, con cháu thay nhau trông chừng vì sợ Ông Ba có thề làm liều nữa. Nhưng canh giử cách chi rồi củng có sơhở. Ngày đó thằng con trai Bà Ba Lớn vào thay Bà Ba Nhỏ. Lợi dụng lúc Ông Ba ngủ, thằng con trai mắc bệnh giền bỏ ra ngoài hút thuốc lá. Hút thuốc lại thèm ly cà phê đen, thằng con trai Ông Ba rời hành lang bệnh viện trước phòng Cha mình nằm, chạy xuống khu “Căng Tin” của bệnh viện kiếm ly cà phê đen.
- Có người tự tử, có người nhẩy lầu tự tử...
- Ai tự tử, ai vậy???
Thằng con trai Ông Ba Trầm Hương trên đường trở lại phòng bệnh của Cha, với ly cà phê đen trên tay, khi nghe tiếng người nói có người nhẩy lầu tự tử, đã rẽ qua hiện trường vì tò mò. Nào ngờ, sau khi rẽ đám đông bu quanh nạn nhân, thằng con trai Ông Ba đã hoảng hốt rú lên:
_ Cha, Trời Ơi, Cha tôi.... Tôi đã giết Cha tôi rồi....
Hắn ôm cha khóc lóc thảm thiết, với mặc cảm tội lỗi là mình đã giết cha khi bỏ ra ngoài để người cha có cơ hội tự tử tìm sựgiải thoát. Vì trong lúc người con trai ra khỏi phòng tìm cà phê và khói thuốc, người cha đả bất thần tỉnh dạy. Rồi như có ma đưa lối quỷ dẫn đường, ông Ba Trầm Hướng đã chậy một mạch lên lầu gieo mình xuống đất để tìmcái chết thảm thương, tương tự như cái chết bi thảm vào Mậu thân năm 1968 của vợ Ông, Bà Ba Lớn bị giết và bị chôn trong nấm mồ tập thể nơi góc sân trường Tiểu Học G.H.
Câu chuyện thật đời người này đã chấm dứt nỗi oan tình thế hệ thứ nhất, thế hệ Cha Mẹ, mối oan tình gì, xin mời độc giảtiếp túc câu chuyện kỳ sau của thế hệ thứ hai, thế hệ các con ông bà Ba Trầm Hương.