“Mừng Cô Cô tròn hai tuổi. Mẹ Ngọc Trinh yêu dấu của con ”...
Tại phòng khám bệnh của bác sĩ Minh Nguyệt có hai vợ chồng và một cô bé. Người chồng khoảng bốn mươi, vợ độ ba mươi lăm. Cả hai trông khoẻ mạnh, người chồng có vẻ là một trí thức còn vợ là một phụ nữ rất duyên dáng. Cô bé có lẽ là con một, nên được cả hai vợ chồng tỏ vẻ nuông chiều. Em mặc một bộ đầm trắng may bằng loại vải đắt tiền với những nếp gấp rất đều viền chỉ màu, thắt lưng với dải lụa màu hoa cà và tóc cũng được buộc bằng một chiếc nơ xanh da trời, hơi ngả màu tím nhạt. Em đang ở vào thời kỳ chớm bước vào tuổi dậy thì. Nét mặt còn tinh khiết, chưa một chút son phấn. Cái ngực còn phẳng, mông dù được chiếc áo đầm tạo cho một cái dáng nhưng chưa có dấu hiệu nở nang của một cô gái. Em tên là Ngọc Trinh, cái tên khá hợp với em nhất là ở vào tuổi này. Nếu kể tháng thì còn thiếu đến bảy tháng nữa Ngọc Trinh mới đủ mười lăm tuổi.
Bác sĩ hỏi:
- Cháu bé có vấn đề gì vậy?
- Cháu chuẩn bị thi lên cấp ba nhưng dạo này sức khoẻ cháu kém hẳn. Xin bác sĩ xem qua.
Bà bác sĩ hỏi Ngọc Trinh:
- Cháu nghe trong người thế nào?
Ngọc Trinh mắt nhìn xuống đáp lí nhí:
- Cháu thấy mệt...
Người chồng nói thêm:
- Cháu ăn rất ít, gầy hơn trước, chúng tôi nghĩ là sắp đến mùa thi cháu phải học nhiều nên thế...
Người vợ tiếp lời:
- Chúng tôi cho cháu học thêm Anh văn và nhạc. Chúng tôi quá tham lam nhồi nhét cho cháu cả văn hoá lẫn nghệ thuật. Cũng tại chúng tôi chỉ có một mình cháu nên bao nhiêu hoài bão của cả hai vợ chồng chúng tôi đều trao lại Ngọc Trinh. Chồng tôi ngày trước rất mong trở thành nhà soạn nhạc và chơi vĩ cầm, nhưng mộng không thành, ngày nay anh cố sức xây dựng cho con. Kỳ lạ thay, con bé có năng khiếu và rất thích âm nhạc. Nó chơi vĩ cầm khá hay. Còn tôi chỉ muốn cho cháu có chút công danh, trước tôi ao ước được làm trong ngành ngoại giao, nhưng cũng không thành. Nay tôi mong cho Ngọc Trinh được vào ngành này. Tôi cho cháu học thật nhiều Anh ngữ. Tôi muốn cháu nắm thật vững tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ. Chúng tôi chia công việc cho nhau: buổi sáng tôi chăm sóc cho con và chồng tôi dẫn cháu đi học nhạc. Chiều tôi dạy tiếng Anh cho cháu và cho cháu nghe các băng ngoại ngữ. Ngoài ra cháu còn phải học văn hóa. Cuối năm nay cháu yếu hẳn. Chắc tại chúng tôi ép cháu làm việc quá nhiều.
Bác sĩ Minh Nguyệt quan sát đứa bé. Rõ ràng đây chỉ là một em bé học sinh cấp hai khá nhút nhát, đôi mắt em không dám nhìn thẳng vào ai. Da em hơi xanh, với con mắt nghề nghiệp bác sĩ Minh Nguyệt thấy tinh thần em đang bị dao động mãnh liệt. Linh tính cộng với kinh nghiệm báo cho bà biết đã có một chuyện gì...Bà nhã nhặn mời cả hai vợ chồng ra khỏi phòng khám, rồi khoá trái cửa.
Khám bên ngoài xong lại khiến cho bà càng nghi ngờ hơn. Bà tự hỏi: Không lẽ... cuối cùng bà bảo Ngọc Trinh cởi tất cả quần áo . Con bé tỏ ra hoảng sợ ghê gớm. Nó nhất định không chịu cởi. Bà dỗ dành.
- Ngoan nào để cô cởi giúp cho em.
Đứng trước mặt bà rõ ràng là hình thể của một bé gái vừa đến tuổi dậy thì. Hai chiếc vú vừa mới nhô lên nhỏ như hai nửa quả chanh, núm vú mới bằng hạt ngô non trong bóng. Tay chân em suôn dài, chưa có những đường cong những chỗ nhấp nhô như thân thể của một cô gái. Mông cũng có nảy nở nhưng chưa thể gọi là mông con gái ở cuối tuổi dậy thì được.
Bác sĩ kinh ngạc vì em đã mất trinh từ lâu. Dấu vết của màng trinh đã thu lại thành sẹo. Điều cuối cùng mà bà ngầm lo sợ đã hiện ra: em bé đang có thai!
Từ khi nằm lên bàn Ngọc Trinh đã khóc rưng rức. Nước mắt ràn rụa trên hai gò má còn non nớt, chảy dài xuống đôi môi nhạt với những nếp nhăn li ti, thứ da thịt của một đứa bé. Con bé chưa có lấy một chiếc khăn tay để lau nước mắt. Nó dùng cánh tay quệt nước mắt theo kiểu trẻ con. Bà Minh Nguyệt lo sợ một cách thực sự. Bà thấy tự dưng mình gánh lấy trách nhiệm khó khăn, làm thế nào để báo cái tin kinh khủng này cho cha mẹ nó? Bà giúp nó mặc lại quần áo rồi lấy một miếng gạc lau nước mắt cho nó. Mí mắt nó vãn đỏ, còn chót mũi thì đỏ hơn. Bà dẫn Ngoc Trinh đi ra. Cả hai vợ chồng đứng phắt dậy. Họ đã nhận ra con mình vừa mới khóc. Họ đã thấy nét hoảng hốt trên mặt con và cả vẻ bối rối của bà bác sĩ. Người mẹ cầm tay con và kéo về phía mình. Nó nhất định níu chặt chiếc áo choàng của bà bác sĩ. Cuối cùng bà nói:
- Thôi để cháu đứng với tôi. Xin anh chị bình tĩnh...
Khi nghe đến hai chữ bình tĩnh thì Bạch Cúc gần ngất xỉu, còn Sang thì đứng sững sờ. Bỗng nhiên Sang liên tưởng đến trường hợp đau thương mới đây của một người bạn. Người này có đứa con gái 21 tuổi, ban đầu chỉ là vấn đề của mấy chiếc răng đau, nhưng nhổ cái này lại đau tiếp cái khác. Họ lại ngờ là nhiễm trùng, nhưng uống kháng sinh thứ mạnh nhất vẫn không thấy hiệu quả. Sau lại nghi ngờ nhiễm trùng máu. Rồi cuối cùng là ung thư máu. Người cha ban đầu tin tưởng vào sự kỳ diệu của y học, sau lại chuyển sang nghi ngờ có sự nhầm lẫn trong bản đếm huyết cầu, rồi nghi ngờ có sự nhầm lẫn trong kết luận y khoa. Cho tới khi đứa con gái thương yêu của họ hóa thành một ngọn khói trắng thoát ra từ chiếc ống khói của lò thiêu xác. Lúc này người cha mới hết cả tin tưởng lẫn nghi ngờ, bấy giờ sự thật đang nằm ngọn trong tay người cha. Một chiếc hộp sứ đựng chút tàn tro của đứa con thân yêu...
Sang buột miệng hỏi ngay:
- Ung thư máu à?
- Không, cháu không bệnh gì hết. Cháu có thai
Bác sĩ Minh Nguyệt không ngờ mình nói ra được điều này một cách chóng vánh dễ dàng đến như thế, bà nhẹ cả người. Bà nghe một trong hai người hỏi: cái gì? Bà nhắc lại: cháu có thai. Nét ngơ ngác hiện lên rõ dần trên khuôn mặt của cả hai vợ chồng. Sau đó họ như sững sờ rồi nỗi kinh hoàng ập đến. Phải mấy giây sau họ mới ý thức được cái gì đã xảy ra cho họ. Bạch Cúc đứng không còn vững, chị phải tựa vào chồng. Chồng ôm lấy vợ, cả hai cảm thấy cô đơn vô cùng. Chị nhìn đứa con thấy xa lạ hẳn ra và bỗng nhiên thấy gớm ghiếc nó. Ngọc Trinh níu chặt áo bà bác sĩ. Em thấy sợ ba má em. Bà bác sĩ nói:
- Thôi anh chị đưa cháu về.
Khi hai người ra đến cửa, bác sĩ gọi người vợ lại nói nhỏ: “Chị trông cháu cho kỹ, đừng đánh đập nó. Tôi sợ nó quẫn trí làm bậy. Anh chị cho cháu ở nhà và nhớ canh chừng thật kỹ”. Bạch Cúc hỏi: “Vâng chúng tôi hiểu nhưng có thể phá được không?”. “Không, cái thai đã khá lớn và cháu thì rất yếu”.
*
Về đến nhà cả hai vợ chồng vào phòng và đóng cửa lại. Bạch Cúc khóc mùi mẫn. Thôi đỗ vỡ tất cả bao nhiêu là hy vọng. Đời con bé rồi sẽ ra sao. Bây giờ Bạch Cúc lại cảm thấy yêu con hơn gấp bội. Cuối cùng Sang nói với vợ: “Phải hỏi nó cho ra lẽ..”. Nói xong anh mở cửa ra phòng ngoài. Ngọc Trinh đang xếp lại sách vở. Nét mặt nó trông bình thản. Sang đến gần ôm lấy chiếc vai gầy của nó hỏi nhỏ: “Ai thế con...?. Nó không trả lời, Sang lặp đi lặp lại hàng chục lần nó vẫn không chịu nói. Sang nổi điên tát nó thật mạnh, nó ngã nhào vào chiếc bàn học. Nó khóc, Bạch Cúc chạy ra ôm con khóc theo. Sang đi vào phòng gục đầu vừa tức giận, vừa hối tiếc. Hồi lâu Bạch Cúc vào nói với chồng: “Anh hỏi làm gì? Nó khai ra một thằng nhóc nào đó hay một người đàn ông nào đó phỏng ích gì? Năn nỉ họ chịu trách nhiệm, hay đưa ra toà, tất cả đều làm tan nát đời con mình”.
Suốt đêm cả hai vợ chồng không thể nào ngủ được. Bạch Cúc nhiều lần trở dậy qua chỗ con. Nàng thấy nó nằm ngủ nét mặt tinh khiết phẳng lặng. Hình như cái tát của bố và cơn khóc buổi chiều làm cho giấc ngủ của nó ngon hơn, Cúc than thầm: Trời ơi con tôi, làm sao bây giờ? Rồi Cúc lại khóc rưng rức, hai hàm răng cắn chặt, môi bậm lại không để bật thành tiếng. Chị trở lại phòng thấy chồng còn trăn trở thở dài. Đến gần sáng Sang vừa chợp mắt Bạch Cúc lay chồng dậy, thì thầm:
- Nó đang tìm gì trong hộc bàn ngủ. Thôi chết rồi, nó đang tìm ống thuốc ngủ em để trong đó.
Chị bật đèn, ánh sáng chói loà, chị thấy con đang cầm trong tay một cái gì, vội hỏi:
- Con tìm gì trong ấy?
- Con lấy cái băng có bài Symphonie Inachevée nghe và tập lại, mai con phải chơi bài này – Bạch Cúc xem lại đúng là băng nhạc.
Rồi thì ngoài phòng khách vào buổi tờ mờ sáng, tiếng vĩ cầm hồn nhiên trong trẻo pha chút vụng dại trẻ con vang lên. Sang nằm hút thuốc nhìn lên trần nói một mình: “Thật là khó hiểu, mình thì tan nát cỏi lòng còn nó tại sao lại thản nhiên như thế nhỉ”.
Tối hôm sau lại một chuyện suýt làm cả hai vợ chồng đứng tim. Nửa khuya có tiếng động ở giếng, Bạch Cúc và chồng nhớ tới lời căn dặn của bác sĩ sợ nó làm liều. Họ sè sẽ tới gần, chồng nói nhỏ với vợ: “Thôi rồi nó đang tháo chiếc dây gầu để treo cổ tự tử”. Họ thấy nó ra sức tháo các nút ở chiếc dây gàu, nó dùng cả hàm răng để cắn, xong rồi nó múc nước lên tắm rất bình thường. Chàng nói với vợ: “Người lớn nghĩ sai hết cả. Nó chẳng biết lo nghĩ buồn phiền gì. Nó hồn nhiên đến mức khó hiểu”.
Ngày hôm sau cả hai vợ chồng bàn với nhau, từ lúc Ngọc Trinh đi học nhạc, họ khám phá thế giới riêng tư của nó. Họ lục tìm trong đống sách vở, họ ngạc nhiên vô cùng, vở em rất sạch, điểm cao và những lời phê rất tốt. Cuối cùng họ tìm được một cuốn sổ nhỏ bên ngoài đề nắn nót mấy chữ “sổ lưu niệm”. Hai vợ chồng hồi hợp dở từng trang. Đó đây một vài dòng lưu niệm, một vài cánh hoa khô, vài tấm ảnh chụp chung cả lớp, một vài bài thơ chép từ những tập san học trò. Thật đúng là một cuốn sổ lưu niệm. Trong cùng có con búp –bê tóc vàng và tấm ảnh chụp lúc Ngọc Trinh đang nhảy dây. Bạch Cúc nói với chồng: “Không có dấu vết của một mối tình. Thế giới riêng tư của nó trong vắt như thế này tại sao lại có một kết quả oái oăm đến thế?”
Mấy ngày sau chị bàn chuyện với chồng:
- Em ngĩ kỹ rồi, chỉ còn cách này mới cứu được con mình. Em mới ba mươi lăm tuổi, việc em có một đứa con nữa là chuyện bình thường trước con mắt của mọi người. Vậy thì nay mai em đem con lên Đà Lạt cho nó sinh nở rồi em và con sẽ trở lại Nha Trang. Đứa bé sẽ là con của em và anh. Anh nghĩ thế nào?
Sang nói:
- Trong lúc này mà em còn sáng suốt nghĩ ra được cách đó thật hay quá. Em chuẩn bị mọi việc đi. Anh sẽ tạo ra một cái cớ để cho em và con vắng mặt một cách tự nhiên. Anh sẽ đưa em và con lên Đà lạt, anh thuê nhà trên ấy và anh sẽ lên thăm em và con luôn. Anh không để hai mẹ con buồn đâu. Anh hy vọng mọi chuyện cũng sẽ qua thôi, con bé Ngọc Trinh vẫn là nó, không một chút tai tiếng, tì vết nào. Rồi đây nó sẽ có được một tấm chồng xứng đáng.
Trong khi hai vợ chồng bàn tính thì bên ngoài phòng khách vang lên tiếng vĩ cầm trong như pha lê. Bạch Cúc thở dài: Kỳ lạ thật, cuộc sống của nó thanh khiết thực sự mà, tại sao cơ sự lại xảy ra oan trái thế này?
Sự việc diễn ra khá trôi chảy. Mười tháng sau Bạch Cúc và Ngọc Trinh trở về Nha Trang với một chú bé kháu khỉnh. Họ đặt tên dí dỏm cho chú bé là Cô Cô để gọi ở nhà. Lúc này Cô Cô được sáu tháng. Hình như bên ngoài chẳng có một nghi gờ nào cả. Nhưng cả hai người lại đối phó với một số khó khăn mà họ không lường trước được.
Ngọc Trinh quyến luyến thằng bé quá mức. Việc đầu tiên là nó đòi cho được cái quyền cho thằng bé bú. Bạch Cúc than thầm: Trời ơi làm sao có thể chấp nhận cái chuyện này được? Trước mắt mọi người Ngọc Trinh vẫn là một bé gái, em còn đi học đàn, học nhạc, vả lại còn mấy đứa bạn ở tuổi học trò lại nhà chơi luôn. Nếu chuyện vỡ lở thì tai hại biết chừng nào. Thành thử cả hai vợ chồng cấm tuyệt chuyện này. Nhưng nó vẫn cứ lén lút cho thằng bé bú! Hai vú nó bây giờ không còn là hai nửa quả chanh mà đã to ra và luôn luôn căng sữa. Mỗi lần thằng bé bú, cả hai mẹ con tỏ ra dễ chịu vô cùng. Trong lòng Ngọc Trinh như có ai đó thắp lên ngọn lửa dịu dàng ấm áp. Bạch Cúc bắt gặp, dằng lấy thằng bé ra. Thằng bé khóc, mẹ nó cũng khóc. Bạch Cúc cố ép cho thằng bé bú bình sữa, nó nhất định không chịu bú. Đứa bé ho sặc sụa, mình mẫy tím ngắt. Lúc này cả ba cùng khóc. Cuối cùng Ngọc Trinh chịu đựng không nổi nữa, nó chạy lại dằng lấy thằng bé. Thằng bé rúc rúc đầu vào vú mẹ. Bạch Cúc ôm mặt chạy ra khỏi phòng. Sang ngẫm nghĩ rồi quyết định “Thôi để nó cho thằng bé bú thêm vài tháng nữa rồi cai sữa. Nhưng dặn nó phải vào phòng đóng chặt cửa lại. Đừng cho ai thấy cái cảnh quái gở này”.
Một hôm Ngọc Trinh được mời độc tấu vĩ càm trong một đêm văn nghệ. Nó chuẩn bị liên tiếp mấy ngày. Nửa ngày cuối cùng Ngọc Trinh ham luyện tập, nó quên cho thằng bé bú. Buổi tối dưới ánh đèn sân khấu sáng rực, trong khi mọi người đang ngây ngất theo tiếng đàn khá điêu luyện và nhất là vẻ đẹp như một đoá hoa hàm tiếu của Ngọc Trinh thì Bạch Cúc bấm tay chồng nói nhỏ: “Thôi chết rồi! Anh có thấy gì không? Hãy nhìn lên chỗ ngực áo của nó”. Sang nhìn lên, chàng thấy rất rõ hai dòng sữa chảy ướt chỗ ngực áo trắng tinh dưới cái khăn quàng đỏ. Tiếng đàn dứt. Tràng phảo tay nổi lên. Một thanh niên bước lên sân khấu tặng hoa, Bạch Cúc cũng lên theo. Nàng dẫn con đi vội xuống và lấy bó hoa che ở ngực cho nó.
Những chuyện như thế cứ xảy ra mãi tới khi Cô Cô bắt đầu bập bẹ nói, Bạch Cúc dạy cho nó gọi “chị Trinh, chị Trinh”. Nhưng khi vắng mẹ thì Ngọc Trinh dạy cho nó nói “mẹ Trinh, mẹ Trinh”. Đứa bé chập chững trong nhà luôn mồm gọi mẹ Trinh. Bạch Cúc nghe được hoảng hốt bụm lấy miệng thằng bé. Chị gọi con đến la rầy, nó không nói gì cả, chỉ đứng nhìn con rồi khóc. Bạch Cúc vào phòng nói với chồng:
- Lạ thật, con bé luôn luôn có cái ham muốn cho mọi người biết Cô Cô là con của nó. Em sợ rồi một ngày kia chúng ta không thể giấu giếm nổi...
Lúc này Ngọc Trinh ở vào cái tuỏi mười bảy. Cuộc sinh đẻ vừa qua giúp cho cơ thể em nảy nở toàn diện. Em đẹp hẳn lên, như một đoá hoa buổi sáng. Đã có nhiều chàng trai nhìn em ngưỡng mộ. Trong em tính hồn nhiên không mất đi, còn lòng yêu thương con ngày càng tăng. Cho đến một hôm.
Đó là ngày bé Cô Cô lên hai. Ngọc Trinh mời một số bạn đến dự lễ sinh nhật .
sáng ngày hôm đó em lo làm chiếc bánh. Chỉ có mình Ngọc Trinh ở nhà. Buổi sáng em đi chợ, trưa về đánh dậy chậu trứng lớn, rồi quạt lò nướng ổ bánh thơm lừng màu vàng rơm. Em dùng lòng trắng trứng trộn đường cát đánh thật nở lên thành một thứ kem xốp nhẹ như tuyết rồi pha nhiều màu để trang trí chiếc bánh. Phía trên cùng chiếc bánh sinh nhật, em phết một lớp kem sô – cô – la màu nâu thẫm. Chung quanh chiếc bánh em vẽ những hoa đường màu hồng cành lá xanh và những quả màu vàng. Trên cùng chiếc bánh là hai ngọn nến nhỏ bằng với số tuổi của Cô Cô. Và cuối cùng là dòng chữ mà Ngọc Trinh ấp ủ lâu nay. Cũng vừa lúc đó thì mẹ em đi về. Từ xa Bạch Cúc đã khen:
- Con yêu của mẹ giỏi quá, một mình làm được chiếc bánh sinh nhật cho em đẹp không thua gì bánh đặt ở tiệm. Con mời bao nhiêu bạn để mẹ lo xếp ghế.
Nàng lại gần xem cho kỹ chiếc bánh. Bạch Cúc hốt hoảng lêu lên:
- Trời, trời ơi ai cho mày làm điều này!
Rồi chị cầm con dao cắt bánh toan gạt mấy chữ đường trên mặt chiếc bánh sinh nhật. Ngọc Trinh lao tới giữ tay mẹ lại, nhưng bà mẹ vẫn cương quyết phá đi cho bằng được. Không còn cách nào khác, tay em giữ chặt lưỡi dao trần sắc bén. Bàn tay siết chặt đến nỗi máu từ những kẻ tay rỉ ra nhỏ từng giọt, từng giọt lên chiếc khăn bàn trắng toát.
Bạch Cúc buông cán dao ra ôm lấy con khóc nức nở. Ngọc Trinh bàn tay trái đẫm máu, nhưng trên mặt không một giọt nước mắt. Em biết bàn tay này có thể sẽ tật nguyền và suốt đời không còn bấm được dây đàn nhưng tâm hồn em vẫn tràn ngập niềm vui. Bạch Cúc nhận ra nét rạng rỡ trên khuôn mặt con, nàng ngơ ngẩn trong một nổi phân vân: Trong việc này ai là người suy nghĩ và hành động đúng dây? Vợ chồng ta hay là nó? Nó đã muốn thế làm sao vợ chồng ta chống lại được. Mọt sự dối trá dù với lý do gì làm sao tồn tại mãi. Thôi, âu cũng là số trời...
Đúng lúc ấy cánh cửa sịch mở, lũ con trai con gái ùa vào, chúng ồn ào như vỡ chợ. Bỗng chúng im bặt vì cảm thấy chỗ này vừa xảy ra một chuyện gì vô cùng nghiêm trọng. Bạch Cúc nói: “Các cháu hãy vui đi, Ngọc Trinh vừa bị đứt tay”.
Lũ bạn kéo nhau lại bàn tiệc. Ở giữa bàn, một chiếc bánh sinh nhật thật to được trang trí lộng lẫy. Trên cùng chiếc bánh có hai ngọn nến tí hon toả ánh sáng lung linh lên dòng chữ màu hồng nổi bật trên một nền nâu thẫm. Dòng chữ viết nắn nót rất dễ đọc: “Mừng Cô Cô tròn hai tuổi. Mẹ Ngọc Trinh yêu dấu của con ”. Bạch Cúc bế Cô CÔ đến. Nó phồng miệng thổi tắt hai ngọn nến giữa tiếng reo hò hân hoan của tất cả mọi người. Bạch Cúc tự nhủ: À, thì ra đối với mọi người có điều gì là quan trọng đâu? Chị thấy thanh thản như chưa bao giờ có. Đâu đó trong phòng thoang thoảng cái mùi đặc biệt của ngọn nến vừa mới tắt../.