Em mười sáu tuổi trăng mười sáu
Áo lụa phơi buồn sân gió xưa
Trần Dạ Từ
-Anh đi không được khóc.
Ai thèm. Anh chậc lưỡi:
-Vậy thì cũng không được cười. Cười hở mười cái răng.
Cười hở luôn ba mươi sáu cái. Anh… bật cười:
-Răng khôn mọc đủ chưa mà đòi hởba mươi sáu cái.
Thật cũng không biết đã mọc đủ hết răng khôn chưa. Bởi thuở ấy mới mười sáu tuổi. Mười sáu tuổi con nít. Làm gì cũng bị dòm ngó. Như chiều hôm anh đến nhà chào từ biệt, chỉ đứng trên thềm nói chuyện là đã ghê gớm lắm rồi. Anh nói nhỏ. Thèm cầm bàn tay chi lạ.Đứng trên thềm, trong nhà nhìn ra, ngoài đường nhìn vào, hàng xóm ngó ngang. Nhất cử nhất động đều không qua mắt được ai. Chuyện cầm tay, nghe như huyền thoại.
Không cầm tay, nên đứng trơ vơ ngó trời ngó đất. Nói chuyện từ biệt. Anh nói mai anh đi. Kính thưa quí vị, tin tứcđã được thông báo. Thì thông báo lần chót. Mai anh đi chắc trời hết nắng. Hết nắng lòng chịu ướt với mưa. Mưa đi, mưa trong lòng, chắc vậy. Mai anh đi thời tiết trái mùa. Anh biết bài thơ này của Lê Vĩnh Ngọc không. Em đọc ở đâu. Ởbáo Tuổi Ngọc chớ đâu. Anh chưa đọc tới. Anh đọc Văn, Bách Khoa... Vậy anh biết bài thơ của Nguyên Sa không. Mai tôi ra đi chắc trời mưa. Tôi chắc trời mưa mau.
-Bài đó ai cũng biết.
Mưa thì mưa chắc tôi không bước vội. Nhưng chậm thế nào rồi cũng phải xa nhau. Thuở mười sáu tuổi, chuyện từ biệt, chậm thế nào rồi cũng phải xa nhau, nên chừng không có gì gọi là thảm sầu cho lắm.
-Tết, anh về ăn Tết. Hè, anh sẽ vềnghỉ hè. Phải không? Mai anh đi, hè anh về.
-Từ Tết tới hè lâu biết mấy.
Ởkhoảng giữa có viết thư. Những tờthư viết bằng mực xanh và mực tím. Thư màu mực xanh gửi về địa chỉ bà chị họ của anh nhờ đưa giùm. Những lá thư có khi đọc xong phải xé bỏ liền dầu là thư viết rất hay, những trích đoạn văn thơ mềm nhưhơi thở, ngọt ngào như mật ong. Thư mực tím thì gửi thẳng đi từ cái bưu điện nhìn xuống bờ sông có bóng dừa và hàng khuynh diệp xa xa.
Thuởmười sáu tuổi chia tay hồn nhiên như nắng, ngọt ngào như mưa. Tết, nhớ trời sắp tết nhưng lòng mình đang Tết, và nhớ… phong bì lì xì. Hè, nhớ đến nắng đến biển đến những hàng dương trên bãi cát trắng mịn. Nhưng bỗng dưng cũng nhớ đến những thứ khác, nên nói, hè anh về, mang về cho em chùm lá me của Sàigòn. Làm gì. Để em xem có khác gì với lá me xứmình không mà không có ai chịu ca tụng me xứ mình. Anh nhìn qua nhìn lại một hồi, rồi nói làm sao cầm tay nhỉ.Câu nói như dội vào thinh không. Hỏi lại. Anh biết ông Du Tử Lê không. Anh nói, chuyến bay sáng mai cất cánh sớm quá.
-Nè anh, ông Du Tử Lê có bài thơ dễthương lắm, có cây me và lá me. Người về đâu không người không về đâu.Chiều chưa mưa nên chiều chưa thay màu.Tôi cây me đứng run từng lá. Láđã vàng rồi tôi đã vàng theo.
Anhờ, bài thơ. Anh chẳng phê bình bài thơ hay hay dở. Dễthương hay không. Anh nói mái tóc nhỏ mượt mà, đen nhánh như nhung. Bên tai anh không nhận lại lời cám ơn, mà lao xao:
-Me Sài gòn khác gì với me xứ mình nhỉ, mà sao không có ai chịu làm bài thơ lá me cây me xứmình.
Lại cây me, lá me. Anh thở ra. Sàigòn có những con đường trồng toàn me. Ông Nguyễn Tất Nhiên làm thơ cho hai hàng me ở đường Gia Long.
-Nhưng mà trong bài thơ của ổng đâu có hai hàng, ba hàng me gì đâu. Ổng gọi là lũ lá me.Chiều nắng âm thầm chào biệt lũ lá me.
Anh ngao ngán:
-Vậy chắc tại Sàigòn có mứt me.
Cười:
-Mứt me ngọt ngây, ngon lành gì. Em muốn đọc được một bài thơ nào đó cho cây me, lá me xứ mình ghê.
Anhđáp:
-Thì mai mốt em làm bài thơ lá me rơi rụng.
Tiếng cười vỡ ra:
-Vậy thì em sẽ làm bài thơ… trái me rơi rụng xuống đầu ai kia.
Anh nhìn sang thở dài, ngày mai anh đi rồi. Mai anh đi. Và giờthì đứng ngó trời ngó đất. Ngó ra ngoài đường. Cười. Anh nhăn mặt. Mai anh đi mà cứ cười hoài. Tại anh không hát, lên xe tiễn anh đi, không nên cười nhiều thế. Anh làm thinh. Ngó tới ngó lui con đường trước mặt xe và người qua lại. Tháng Giêng, mới ra Tết, người và xe không lấy gì làm hối hả. Con đường có vẻ buồn hơn mọi bận. Conđường vắng hơn mọi ngày. Vài chiếc xe GMC chạy qua. Lính ngồi trên xe nhìn xuống.
Anh nói. Có thể anh sẽ nhập ngũ. Sao vậy, tự nhiên cái nhập ngũ. Anh chép miệng:
-Trường anh sinh viên xuống đường hoài.
-Anh đừng thèm xuống đường.
Anh ngó theo chiếc GMC vừa chạy qua. Tụi nó phản chiến, muốn chống chính quyền. Anh không hả. Không. Nên vì vậy phải chọn cách khác.
-Anh có định làm Dũng của Đoạn Tuyệt hay Tuấn chàng trai nước Việt không?
Anh lại ngoái nhìn theo chiếc GMC chỉcòn để lại bụi mù trên đường. Anh không làm ai hết, anh làm anh.
Cười.
-Cười hoài.
-Chứ biết sao giờ.
Vậyđó mà hôm sau anh đi rồi, tháng Giêng tự nhiên trời đổmưa. Những hạt mưa bụi trong không làm bàn tay trên ghiđông xe lạnh cóng lại như đang ướp nước đá. Đôi con mắt không hiểu sao cứ chớp hoài. Con nhỏ bạn đạp xe bên cạnh hỏi, sao bữa nay nhà ngươi im lặng quá vậy.Đâu có gì. Tại trời mưa nên buồn.
Tháng Giêng, tháng Hai. Có khi trời không mưa, lòng cũng buồn buồn. Anh viết thư nói kể cho anh nghe nhỏ đang làm gì. Trả lời. Em đi học. Như Thanh Tịnh đi học. Như anh đi học. Qua đầu tháng Ba anh hỏi, xứ mình ra sao rồi. Mười sáu tuổi kiêu hãnh, nên không viết xứ mình vẫn vậy, còn người thì không vui, mà trả lời, trời bắt đầu hết lạnh, nắng mới lên, phố xá bình thường. Và rồi cuối cùng không biết nghĩ sao lại viết thêm, hình nhưcó nhiều người đang tản cư từ bên kia đèo vào.
Lá thư gửi đi. Một tuần, hai tuần, không thấy thư trảlời như thường lệ gửi về. Lúc đó đã nửa tháng Ba.Đọc báo thấy tình hình đất nước chừng biến động. Pleiku, Ban Mê Thuột vừa mất. Nhớ trước ngày giã từ,anh nói có thể anh sẽ nhập ngũ. Chạy ngang qua nhà bà chị họ của anh, hỏi anh có nhập ngũ không. Chị nói không biết. Không có thư nên không biết sinh viên Sàigòn có còn xuống đường. Và anh ra sao.
Hạtuần tháng Ba, chạy ngang nhà chị họ của anh lần nữa. Cửa đóng then cài. Không thấy bóng người. Có vẻ như đã dọn đi. Đến cuối tháng Ba thì thị xã mất, ông anh lớn học chung với anh cũng kẹt lại ở Sàigòn. Cảnhà đi tới đi lui lắng lo. Không còn ai, cũng không còn cách gì để nhắn tin, biết tin. Cả ông anh. Lẫn anh.
Sang tháng Tư, tháng Năm. Chia tay. Lần này thì chia tay thật sựdẫu không còn ai đứng trên hiên nhà nhìn người, nhìn xe qua lại nói chuyện biệt ly. Không còn ai để nghe những câu thơ buồn. Cũng không còn nắng lụa là vấn vương tà áo, không còn mưa rơi mại mềm trên bờ vai. Thị xã chỉnhững sáng, những trưa, những chiều và những tối thật hoang vắng, tiêu điều. Những đoàn GMC chở lính ra tiềnđồn đã thay bằng những chiếc motolova cồng kềnh, hết chiến tranh vẫn lá ngụy trang, vẫn súng ống tận chân răng và những khuôn mặt nhếch nhác nhưng vênh váo đến khó chịu.
Đời sống cũng nhếch nhác đến khó chịu. Nỗi lao chao trong lòng không có tên nhưng bắt đầu chuyển sang trạng thái khác. Buồn. Buồn tê tái. Lịm người. Cứ mỗi bận tình cờ nhớ đến bài thơ Du Tử Lê là muốn khóc. Người không về nên lòng người dửng dưng. Tình tôi mong nên tình tôi khôn cùng.
Người không về. Anh không về. Nhánh me anh chưa hứa sẽ mang vềnhưng bỗng dưng đã chất chứa những chờ mong. Những ngày đầu ngang qua nhà bà chị họ của anh, thấy cửa vẫn đóng, cổng vẫn khóa, nhưng lòng vẫn cứ ngóng trông một khuôn mặt quen thuộc, một nụ cười thân tình. Sau, những bộ mặt nhếch nhác nhưng vênh váo lởn vởn hiện ra bên trong cửa sổ khiến con đường bỗng trở nên tối ám, thành phố bỗng trở nên hoang tàn.
Đăngđẳng đến mấy tháng sau, ông anh từ thành phố có những hàng lá me trở về thị xã, chút hy vọng mới như mong manh trở lại. Trời tháng Bảy trong văng vắc. Mây biêng biếc xanh đến nhức mắt. Hàng hiên buồn tênh những vệt nắng đổ ngang. Ông anh và vài người bạn cũ cũng vừa về, đứng ngó trời ngó đất. Từ phía trong nhà nhìn ra, lòng thấp thỏm hoài một câu hỏi, nhưng không cách gì dám bật ra. Vẫn mười sáu tuổi, dưới cái nhìn của mọi người, làm sao có thể ngang nhiên đến hỏi, anh bây giờ ở đâu, và mọi người đã về mà sao anh không về.
Đến tối, tình cờ ba nhắc đến anh. Hỏi nó đâu. Ông anh chậc lưỡi, trả lời, cái thằng lừng khừng, làm chuyện gì cũng lừng khừng. Ba hỏi lừng khừng sao. Anh nói nó cứ đi ra đi vào, đứng ngồi không yên hỏi có nên đi nhập ngũ. Rồi sao đó lại hỏi có nên di tản ra nước ngoài. Tụi con, nhà kẹt ngoài này, mandat không có, chưa biết sẽ sống bằng cách nào, đi lính hay di tản lúc đó,đều là những câu hỏi không trả lời được. Nên nó lại đi ra đi vào. Cuối cùng nó đi, nhưng chẳng biết điđâu. Cho đến giờ chẳng tin chẳng tức gì hết. Ba làm thinh. Không biết ba nghĩ ngợi gì. Ông anh đổi giọng bực bội. Cái thằng! Lừng khừng, lừng khừng. Thiệt tình, lừng khừng…
Lừng khừng. Lừng khừng. Không biết đi đâu! Lòng tôi sông nước đủ trăm giòng. Quanh co một nỗi buồn vô hạn. Cái bài thơ cũ rích của ông Du tử Lê, nhưng đọc lên cứ thấy lòng đau điêngđiếng. Mười sáu tuổi trái tim thắt cứng lại không biết phải làm sao. Quanh co một nỗi buồn không dám thốlộ, và cũng chẳng còn bè bạn chung quanh để thố lộ.
Qua ngày hôm sau, suốt một buổi chiều đạp xe lòng vòng qua những ngõ ngách của thị xã, chạy dọc xuống bờ sông hiu bóng nước, chạy ngang qua bưu điện, nước mắt khi không chảy dài. Những tháng năm sau, quẩn quanh trong tuyệt vọng, đời chừng như cũng chỉ quẩn quanh không có nụcười.
Mười sáu, mười bảy. Trăng tròn, trăng vạnh. Lâu lâu tình cờnhìn thấy những hạt me rơi trên đất nảy mầm, nhìn nhánh lá nhỏ lắt lay, lòng bỗng xao xác, và mắt lại đỏrưng rưng. Nhà có miếng vườn nhỏ xíu phía sau, cứ đòi trồng cây khế, cây me. Bị mẹ mắng, ba mắng. Hỏi khi không trồng cây me.
Mười sáu, mười bảy, rồi thì hăm mốt, hăm hai. Sao sáng sao mờ, muốn hay không cũng phải trôi theo với giòng đời. Trở thành người lớn. Tay bế tay bồng. Kỷ niệm cũ đành khép lại cùng tháng năm. Những bài hát, những bài thơ thời khoai củ,bàn tay em xây nông trường, bàn tay em gieo lúa vàng đi chungvới hàng me lung linh ánh đèn, hay con đường có lá me bay chiều chiều ta lại cầm tay nhau vềquê mùa, thô thiển như muốn đẩy ký ức lùi thêm vềgóc trú thân nào đó trong trái tim.
*
Vào cái lứa tuổi khi con người ta bắt đầu không còn gì đểkhoe về mình, khoe về con cái nữa, bởi cuộc đời của chính mình và con cái đã được phân định trong xã hội, với cuộc đời, là lúc người ta bắt đầu nói đến cháu nội cháu ngoại, nhưng lại bỗng thèm được trởvề những ngày mười sáu, mười bảy, thì tình cờ, rất tình cờ trong một buổi họp bạn như vậy, có một ngườiđến trước mặt, hỏi. Em còn nhớ chị không?
Nhớ?Hai đồng tử mở thật lớn, nhìn gương mặt không còn tự nhiên với mí mắt được lấy bớt mỡ, đôi gò má căng cưng cứng như mặt trống múa lân, và đôi môi sưng mọng, đỏ màu tranh bát quái. Một khuôn mặt khi không cười cũng như đang cười cười. Một khuôn mặt mà kýức nhảy múa đến bất tận vẫn không nhận ra. Một khuôn mặt giống hệt như những khuôn mặt khác được“clone” từ khuôn mặt bà vợ ông bác sĩ thẩm mỹthường thấy trên video ca nhạc.
Aiđây? Quá khứ réo gọi, trí nhớ đào xới liên tục, mà lạ, vẫn không thấy quen đôi bàn tay no tròn, trĩu nặng nhẫn kim cương. Ai? Ai thế này? Cuối cùng, không biết gì hơn, đành bẽn lẽn thốt nên câu:
-Dạ xin lỗi chị, dạo này trí nhớem tự nhiên kỳ cục ghê lắm. Đồ đạc cứ để mộtđường thì lại đi tìm một nẻo. Phim coi ba tháng trước ba tháng sau đã không còn nhớ nội dung.
Sựthật quả là như vậy. Quả là rất dễ quên. Nhưng chừng như cái trường hợp này không phải là vậy. Chừng nhưnếu đang ngồi trước cái computer, thì sau khi nộp vài dữkiện tìm kiếm, có lẽ sẽ thấy hiện lên hàng chữ “not found”.
Hồsơ tìm kiếm có lẽ sẽ không thấy. Không biết là ai. Vậy thì, là ai đây trong số những người tôi từng biết? Là người nào đây, trong số những người quen đãđi qua đời tôi? Người đi quađời tôi, không nhớ gì sao…tôi? Một nụ cười bèn nở ra cầu hòa:
-Chị cho em một chút xíu gì đó đểtrí nhớ em có cơ hội làm việc được không?
Cười. Cũng nụ cười không biết có phải vì da mặt bị căng nhiều lần:
-Chị đã nghĩ chị em mình sẽ nhìn không ra nhau. Nhưng bây giờ mới thấy em không nhìn ra chịchứ nụ cười của em thật khó quên. Thấy là nhớ ngay. Vì em bối rối cũng cười. Vui, cười là hẳn nhiên mà buồn cũng cười. Đau khổ cũng cười. Ai thân quen em, hiểu những nụ cười đó, sẽ thương em mãi.
Ai mà thân quen? Lại nụ cười căng căng:
-Chị nhắc điều này có lẽ em sẽnhớ ra.
Không, có lẽ phải nhiều điều. Định nói vậy, nhưng thấy hơi bất lịch sự nên im lặng đứng chờ. Hai bàn tay với nhẫn kim cương nặng trĩu đưa ra nắm lấy bàn tay xương gầy. Ngày xưa chị hay nhận thư giùm cho em…
Ngày xưa! Ngày xưa! Ngày mười sáu tuổi! Ngày xưa chị nhận thư giùm cho em! Một bước chân, dẫu không muốn, bỗng dưng cũng bật lùi về phía sau. Hai mắt dẫu không muốn, cũng mở to lên chăm chăm nhìn. Miệng dẫu không muốn, vẫn tròn ra ngơ ngác.
Chịcủa ngày xưa! Người của ngày xưa! Chị của mấy chục năm đã xa xôi tít tắp. Chị hiện ra, ở đây. Còn ngườiấy, ở đâu? Lưỡi như cứ ríu lại. Ô, em xin lỗi, xin lỗi đã nhìn chị không ra.
-Chị đẫy đà ra nhiều, phải không?
Cười. Lại cười. Nhưng khuôn mặt đối diện dường như không có. Người đối diện không có. Hiện tại chừng cũng biến mất. Chỉ quá khứ ào ào chạy về. Ngày mai anh đi. Lên xe tiễn anh đi. Người vềchiều nắng hay đêm sương. Người về đò dọc hay đò ngang. Làm sao cầm tay. Làm sao…
Bàn tay nhiều gân xanh lạo xạo trong bàn tay đeo nhẫn kim cương:
-Em còn xinh ghê.
Em cám ơn. Cám ơn, như cám ơn những lần chị đưa lại phong bì màu xanh da trời với những hàng chữ mỏng, thậtđẹp. Những lá thư nhờ trao giùm mà không ghi tên, không một mẫu tự viết hoa nào đi theo phía sau hai chữ trao giùm, nhưng chưa bao giờ thư đi lạc.
Chịchớp chớp mắt. Còn nhớ người viết thư cho em không. Mắt chớp chớp trả lại chị. Đã không còn mười sáu tuổi, đã không còn phải sợ người lớn đến nỗi thấp thỏm một câu hỏi, nhưng không hiểu sao câu trả lời vẫn không thể nào thốt ra. Chị nói.
-Cậu ấy nhắc em hoài. Bao nhiêu năm vẫn nhớ đến em và những nụ cười của em.
Bao nhiêu năm vẫn nhớ. Vẫn nhớ. Ô hay, vậy sao không ai đi tìm. Ô hay, người không về nên lòng người dửng dưng…Chia tay ở tuổi mười sáu hồn nhiên như nắng, nhưng sao lòng mấy mươi năm vẫn mưa bay.
Hai bàn tay xương gầy rụt về, đặt vào với nhau. Dạ nhờ chị nói lại em cám ơn nhiều lắm. Chúng tôi xin tri ân và thành thật cảm ơn tấm thịnh tình của quí vị. Bàn tay đeo nhẫn kim cương cũng đặt vào với nhau. Chị bỗng dưng như phân bua:
-Đời sống ở bên ấy có nhiều khi cũng kỳ.
Dạ,sao ạ. Ờ, có nhiều khi dính chân vào rồi là gỡ không ra. Vâng. Đáp vâng, nhưng mắt ngơ ngác nhìn khuôn mặt lạ, lòng chẳng hiểu người đối diện đang nói gì. Đời sống cậu ấy cũng buồn. Dạ. Ngườiở phương nào người có nghe nôn nao. Tôi ở đây nghe lòng tôi rì rào. Ông Du Tử Lê này mới là buồn cười. Khúc trên viết, khi người về tôi không nhìn không trông,đến khúc cuối lại bảo lòng rì rào. Nhớ có lần hỏi anh, anh nói, chắc ông ấy viết bài thơ lúc lòng đang ngổn ngang.
Ngổn ngang… Chị nói. Đời sống cậu ấy cũng ngổn ngang. Sao ạ. Không hạnh phúc mấy. Cậu ấy buồn. Rồi sao ạ.Ờ thì vẫn phải sống.
À, vẫn phải sống. Vậy thì buồn thật. Ừ, buồn.
Buồn thật. Đứng với nhau thêm vài mươi phút. Nhưng chẳng biết nói gì thêm. Chung quanh người cũ người mới lao xao. Mà lạ, không hiểu sao cứ thấy đời sống mấy mươi năm như không có thật. Người ởphương nào… Người ở phương nào, tôi ở phương này. Tự dưng sực nhớ tới lời ông anh, cái thằng lừng khừng. Đôi bàn tay bỗng dưng trởlạnh. Nước mắt cứ muốn lưng tròng. Mấy câu thơ Trần Dạ Từ lâu rồi không có dịp đọc tới bỗng chạy qua trong trí, bây giờ tôi cách núi xa sông. Bài thơ của thuở trăng mười sáu. Mười sáu trăng chờ em biết không.
Mười sáu trăng xa xôi vàng lạnh. …mười sáu tuổi trăng mười sáu. Áo lụa phơi buồn sân gió xưa… Hơn năm mươi, lụa vẫn còn phơi buồn trên sân gió. Hàng hiên xưa vẫn còn rưng rưng nắng và con đường vẫn ít người xe qua lại đầu tháng Giêng. Mười sáu tuổi. Lòng nhớ lòng thương lòng sắp khóc…
Đêm tàn. Đôi bàn tay ngập ngừng từ giã. Đôi bàn chân ngập ngừng không bước. Mười sáu tuổi lòng sầu không dám khóc. Hơn năm mươi, lòng sầu mắt cũng chỉ dám rưng rưng.
Mười sáu. Năm mươi. Trăng vàng. Trăng lạnh. Trăng mênh mông. Trăng buồn.
Đêm buồn và đêm đen như thể không ánh điện. Giọt nước mắt cố giữ lại trên mi nặng trĩu cứ muốn rớt xuống thổn thức. Nhưng cuối cùng đành phải quay đi. Nghĩ thầm trong bụng. Chắc thế nào ngày mai cũng phải kêu ngườiđến chặt cây me ở cuối vườn.