main billboard


Khuôn viên nhà ông Nguyễn được bao bọc bởi một hàng rào bằng cây xương rồng...

xuong-rong
Khuôn viên nhà ông Nguyễn được bao bọc bởi một hàng rào bằng cây xương rồng. Hàng rào bằng tường, kẻ trộm có thể leo. Hàng rào bằng kẽm gai, kẻ trộm có thể cắt. Nhưng hàng rào bằng cây xương rồng với những gai nhọn chi chít thì vô phương vượt qua. Sự phòng thủ chắc chắn như thế đã quá lắm rồi, ông còn nuôi thêm một con chó. Loại chó berger to lớn, hung dữ lạ thường. Nó là khắc tinh của những bóng đen rình mò dòm ngó nhà ông vào những đêm tối trời. Ông Nguyễn tin ở chó, không tin ở người. Bởi lòng người trí trá tinh ma, hành động sói chồn quỷ quyệt. Ông đặt tên chó là Dự Nhượng, cái kiểu đặt tên nghe cũng lạ đời. Có người hỏi, ý nghĩa là gì? Ông nói, xưa ở bên Tàu có thằng Dự Nhượng theo thờ Trí Bá. Triệu Tương Tử giết chết Trí Bá, lấy đầu lâu làm đồ đựng rượu. Dự Nhượng đôi phen liều thân muốn giết Tương Tử, báo thù cho Trí Bá. Chuyện không thành, Dự Nhượng phục gươm tự sát. Trên đời khó tìm được một thằng ngu đến thế. Lại hỏi, đó là người trung thành có nghĩa, sao gọi là ngủ ông cười, đạo nghĩa là ảo tưởng khôi hài dành cho thằng ngụ Thằng khôn chỉ nói đến cái lợi. Khi nói đến cái lợi thì không nói điều tín nghĩa. Lý luận của ông, nhiều người ghét. Họ bảo, ông thuộc loại người mặt chuột mỏ dơi là thứ gian hùng đĩ miệng bán đứng thiên hạ như chơi. Cũng có người từng chịu ơn ông thì bảo, đấy là cái khôn ngoan sâu sắc của kẻ lịch đời.

Ai nói gì thì nói, ông Nguyễn vẫn sống an nhiên. Với gia sản hiện có, ông không cần phải làm gì nữa, ngồi không mà ăn mãn đời cũng không hết. Kho đụn nhỏ hơn lòng tham con người. Kho đầy mà lòng vẫn muốn thêm. Biết đủ là đủ. Gạn lọc những câu nói của người xưa, ông đắc ý nhất câu này. Ông bôn ba nhiều rồi, đã đến lúc dừng lại. Dừng lại và gìn giữ của cải để an hưởng tuổi già. Thế nhưng gìn giữ cũng không là chuyện dễ. Người thiên hạ khốn nạn lắm. Sơ ý là chúng xông vào quơ của. Nhìn mặt thằng nào, ông cũng thấy tiềm ẩn cái nét gian manh xảo trá. Dù chúng có nói những lời đường mật, ông cũng không tin. Kinh nghiệm cuộc đời chó má, dạy ông luôn phải đề cao cảnh giác. Cái gương soi đời bẩn thỉu cho ông nhìn thấy có những bà vợ âm thầm đầu độc chồng để cuỗm trọn gia tài theo trai. Kẻ đầu ấp tay gối mà còn nhẫn tâm đến thế, ông còn dám tin ai? Đàn bà, ông mê bóng sắc của loài mắt xanh mỏ đỏ này, nhưng lại sợ nó còn hơn chằn tinh thú dữ. Vì sợ nên suốt đời ông không chính thức kết hôn với người đàn bà nào. Tiền trao cháo múc sòng phẳng, dứt khoát không vướng mắc tình cảm vào mình. Con nào léo nhéo đòi hỏi trách nhiệm hoặc bêu riếu danh dự Ông, ông chỉ cần quăng ra một ít tiền khiến cái đám vô lại bịt mồm khóa họng nó.

Ngoài con chó, nhà ông Nguyễn có nuôi một thằng người làm vườn, và một con bé giúp việc. Trong cái cơ ngơi rộng lớn, chỉ chứa ngần ấy con người. Chuyện trong nhà không lọt ra tai hàng xóm.

Thằng người làm, ông Nguyễn gọi thế, chứ thật ra là một người đàn ông tuổi cỡ bốn mươi. Tên hắn là Thổ. Không biết tên đã có từ trước hay do ông Nguyễn đặt. Ông nhặt hắn từ một góc chợ tồi tàn nào đó. Ngày ấy, hắn gầy rạc như con bọ ngựa trôi, bèo nhèo như miếng giẻ rách. Về tay ông một thời gian, được ăn uống no đủ hắn mau chóng phục hồi sinh lực. Thân hình vạm vỡ, thích hợp với những công việc nặng nề. Hắn thuộc loại tâm trí trì độn, không hề có một sáng kiến nào cả, nhưng biết vâng lời bảo đâu làm đó. Ông Nguyễn chỉ cần có thế. Sáng kiến của hắn chỉ làm hư việc của ông.

Con bé giúp việc tên Cam, là người gần gũi với ông Nguyễn nhiều hơn hết. Gọi con bé là do thói quen từ hồi nó mới vào nhà ông. Năm ấy nó mới mười lăm, bây giờ đã mười chín. Nó không đẹp, nhưng được cái đẫy đà trắng trẻo. Lần đầu tiên, ông gọi nó lên phòng tẩm quất cho ông khi trời trở gió. Nó còn rụt rè lắm, không dám chạm mạnh vào người ông. Ông bảo, mạnh tay lên. Nó cật lực nắn bóp từ xương bả vai cho đến gót chân ông. Vừa làm vừa thở, mồ hôi ướt nách. Những lần sau, nó tỏ ra quen việc. Ông bảo, mày phải tắm rửa sạch sẽ trước khi lên đây. Khi nó nắn bóp cho ông, ông sờ mò thân thể nó. Lúc đầu nó ngượng, nhưng rồi cũng chai. Ông bảo nó cởi đồ ra. Nó mắc cỡ. Ông nói, ngày xưa con gái mười ba tuổi được tiến cung vua. Mày mười sáu là chậm mất ba năm rồi đấy. Nói xong, ông đè lên người nó. Nó nhắm mắt, khóc rấm rức. Ông hỏi, mày nhục hả? Nó nói, con không biết nhục là gì. Ông nói, thế thì mày khóc vì đau. Chỉ đau lần này thôi, lần sau không đau nữa. Nó sợ hãi, còn có lần sau nữa sao ông? Khi nó mặc lại áo quần, ngồi co rúm ở một góc giường, ông Nguyễn hỏi, mày biết chuyện cung đình ngày xưa không? Nó nói, con là hạng tôi đòi làm sao biết chuyện thâm cung. Ông nói, bọn vua chúa tuyển gái vào cung, hiếp dâm người ta thì gọi là ban ơn mưa móc. Cùng một hành động mà dân thì bị tội cưỡng bức. Xem thế đủ biết ngôn từ làm điên đảo sự phán đoán của con người. Đầu óc mù mờ xuẩn ngốc không phân biệt đâu là chính danh cao thượng, đâu là dục vọng đê hèn. Luật lệ xưa nay nằm trong tay của bọn quyền thế. Mày có nghĩ điều đó không? Nó nín thinh, giương cặp mắt vô hồn nhìn ông. Ông nói tiếp, mày sẽ không hiểu được điều gì đâu, con ạ. Tất cả đều nhớp nhúa, thối tha, khốn nạn. Nó kẹp hai bàn tay vào đùi, cúi mặt. Cái lần đầu tiên con bé biết mùi đàn ông là năm vừa tròn mười sáu. Từ ấy đến nay, vài đêm ông Nguyễn lại nó gọi nó lên phòng. Nó không còn nhớ đã bao nhiêu lần như thế.

Ông Nguyễn có cái lối hành sử rạch ròi tận mặt sự đời. Tuổi đã già, nhưng mắt ông còn tinh lắm. Có người bảo đấy là cái thần khí lưỡng mục trùng đồng của người làm nên việc lớn. Nhìn vào ai, ông như soi thấu cả tim gan người ta. Lại cũng có người căn cứ vào sách tướng, thì cho rằng con mắt láo liên chứng tỏ cái tâm bất chính, cái tính nghi ngờ và bản chất tráo trở. Lời ong tiếng ve đều không lọt khỏi tai ông Nguyễn. Ông chỉ cười. Nụ cười của ông cũng được giải thích theo nhiều nghĩa. Người thì bảo, cái cười nhân hậu giàu lòng khoan thứ. Kẻ lại nói, cái cười nham hiểm của tên thù dai. Chung quanh ông, người ta thêu dệt lắm điều khó phân biệt thực hư. Ông không hề đính chính. Thế mà lại hay. Lâu ngày sự thêu dệt thành huyền thoại.

Điều gì thì còn có thể nghi ngờ, nhưng chuyện ông Nguyễn đã từng đi đây đi đó nhiều nơi trên thế giới là điều không thể phủ nhận. Đi nhiều, kiến thức rộng. Nghe ông nói chuyện năm châu bốn biển, kẻ ít đọc sách cũng học được nhiều điều mới lạ. Chẳng hạn, khi ông đem về một cây xương rồng. Giống xương rồng này lạ, không từng thấy mọc ở Việt Nam. Một số người hiếu kỳ bu lại coi. Ông khoe, khổ công lắm mới mang được nó về từ nước ngoài. Thân tua tủa những gai nhọn. Hoa màu đỏ rực, giữa đài hoa có nhụy vàng. Đứng xa xa mà nhìn, màu sắc rất đẹp. Nhưng chớ có lại gần, nét đẹp chỉ nên nhìn bằng mắt, sờ vào dễ bị gai đâm.
Trong tuổi hưởng nhàn, người ta hay lấy cái thú nuôi chim cá, hoặc chơi cây kiểng làm vui. Ông Nguyễn không chơi theo kiểu thường tình. Ông chơi cây xương rồng. Từ ngày có xương rồng, ông không thiết những việc khác. Ông bảo, ở âu Châu người ta trồng xương rồng trong cái chậu nhỏ, đặt nơi bệ cửa sổ làm cảnh cho vui mắt. Trồng như thế, xương rồng không phát triển được vì thiếu đất. ý người ta cũng chỉ muốn trang trí cho nhà cửa có vài cánh hoa tươi mát, chứ không muốn nó sinh sôi nẩy nở nhiều. Còn ông, ông nghĩ đến điều thực dụng.
Trước khi mang giống xương rồng này về, ông cũng đã nghiên cứu qua lý thuyết sách vở, và nhận thấy nó thích hợp với phong thổ Việt Nam. Nó là loài thực vật chịu hạn, vất trên những thế đất cằn khô sỏi đá vẫn sống được. Muốn nó trổ hoa, trước hết phải hãm nước cho khô héo, rồi sau sẽ cho nước vào. Gặp nước nó hồi sinh nhanh chóng, nứt mụt nẩy hoa. Tuy thế, vẫn không cho nước nhiều, chỉ sương sương là đủ. Nước nhiều thúi gốc. Xương rồng không bao giờ mọc được ở những nơi đầm lầy úng thủy.

Mới đầu, ông Nguyễn trồng xương rồng trong cái chậu lớn bằng xi măng, dưới đáy có lỗ thoát nước, chăm sóc đúng theo nguyên tắc sách vở. Chậu đặt ngoài sân. Một thời gian sau, xương rồng nhảy con đầy cả chậu. Ông quyết định hạ thổ. Thằng Thổ làm cái công việc sang xương rồng từ cái chậu xi măng xuống hố đất. Dù hết sức cẩn thận, cũng không tránh được gai đâm.

Một bữa đi bên ngoài về, ông Nguyễn thấy con Cam đang ôm cánh tay thằng Thổ lể gai.
Ông hét lớn: “Buông ra ngay!”
Hai đứa ngơ ngác không hiểu vì sao ông Nguyễn giận dữ.
Sau đó, ông đưa tiền bảo thằng Thổ đến một bà già chuyên hành nghề lể đẹn cho con nít trong xóm, nhờ lể gai. Ông lại sắm cho Thổ một đôi găng tay bằng da bò.
Ông hỏi: “Mày biết găng tay dùng làm gì chứ?”
Thổ nói: “Con biết.”
“Mày phải biết thêm rằng, thứ nào cho ăn thì ăn, thứ nào để cúng thì cúng. Mày mó tay vào đồ cúng, tao thiến mày đấy.”
Thổ ậm ờ, nhưng xem ra không hiểu ý nghĩa của lời bóng gió xa xôi.

Xương rồng phát triển theo lối nhân giống. Một thành hai. Hai thành bốn... Ông Nguyễn bảo Thổ đào một cái rãnh trồng xương rồng, chung quanh phần đất của mình. Mười năm, xương rồng mọc kín rãnh, làm thành vòng đai bao bọc cơ ngơi ông Nguyễn. Mùa khô, xương rồng trổ hoa màu đỏ rực. Ông che lều bày tiệc ngoài sân, mời người làng Hạ đến thưởng hoa. Tiệc quy tụ vài mươi người. Dù không nói ra, nhưng ai cũng biết người ta đến vì miếng ăn hơn là nhìn hoa vớ vẩn.

Khách nhận xét, bữa tiệc hôm nay lớn hơn bữa giỗ.

Thầy giáo Quảng nói: “Vật chất đầy đủ, lại được thưởng thức tinh hoa của đất trời làm tinh thần thêm sung mãn. Thế này thì đời đáng sống thật.”
Trùm vạn Hương nói: “Chúng tôi là dân thợ cày, phu làm thuê, thuộc tầng lớp ít học. Xin thầy Quảng đừng dùng những lời cao siêu, chúng tôi không hiểu thấu.”
“Ông làm đầu nậu chỉ giỏi cái ma mãnh. Công cấy làm nhiều, ông ghi ít. Đến mùa gặt, chủ ruộng đong lúa trả công, ông đong lại cho công gặt, bao giờ cũng có dự Trong mánh khóe lường lận, không ai bằng ông. Trong trường chữ nghĩa, ông không bằng ai. Tôi nói đời này đáng sống, có gì mà cao siêu không hiểu?”
“Giảng huấn cũng có nhiều loại người. Đem sách vở thánh hiền giải thích theo ý riêng của mình làm nhân tâm điên đảo, là nghề của ông. Nói những lời trăng hoa lừa gạt tình cảm đàn bà, làm suy đồi đạo lý bại hoại gia phong, khó có miệng lưỡi nào ngọt hơn ông. Ông bảo, đời này đáng sống, vậy thì đời nào không đáng sống?”
“Cắm đầu lo ăn như loài cầm thú, không biết đến giá trị tinh thần là đời không đáng sống.”
“Con dế có no mới gáy, con chim có no mới hót. Vậy tiếng gáy tiếng hót bắt nguồn từ việc được ăn no hay từ tinh thần?”
“Xin hỏi lại ông, con cào cào, con châu chấu được ăn no có gáy không? Con bồ cắt, con quạ đen được ăn no có hót không?

Lời qua tiếng lại đã đến hồi gay cấn.
Ông Nguyễn lên tiếng: “Dân tộc ta không tiến được là vì hay lý thuyết suông. Qúa nhiều người có chí lớn muốn làm minh chủ, chẳng ai chịu đầu phục ai. Mầm mống chia rẽ bắt nguồn từ chuyện cãi lý. Mới vào tiệc, các ông đã vãi bùn vào mặt nhau. Không khéo lại xảy ra xô xát vì lời nói xỏ xiên. Xin bỏ qua những tị hiềm cá nhân, để bữa tiệc hôm nay được trọn.”
Nể mặt chủ nhà, thực khách hòa thuận làm vui.

Thằng Thổ ngồi cùng bàn thực khách. Hắn ăn và không nói gì cả. Có thể hắn không biết gì để nói. Cũng có thể hắn biết ông Nguyễn không thích những cái miệng bép xép. Ông cho thằng Thổ ngồi vào bàn tiệc, nói lên cái quan niệm con người bình đẳng với nhau, điều mà ông Nguyễn hết lòng cổ xúy và kêu gọi mọi người xóa bỏ giai cấp. Ông nói, giai cấp sở dĩ có là do sự phân công xã hội. Bọn chủ nhân quyền thế lợi dụng điều ấy, đặt ra những nấc thang giá trị giai cấp để dễ bề bóc lột. Người nghèo và những kẻ làm thuê, thích ông Nguyễn ở điểm này.
Con Cam tới lui tiếp rượu và đồ ăn.

Thầy tướng số ghé tai thì thầm với gã thợ bạc: “Tôi coi điệu bộ con Cam đã mất trinh.”
Gã thợ bạc: “Làm gì có chuyện đó? Nó ở miết trong nhà. Trai làng chẳng thằng nào léng phéng gần gũi được.”
Thầy tướng số quyết đoán: “Thế mới lạ. Cái mông bè ra, cặp vú căng gần đứt nút áo. Hiện tượng đã nếm mùi đàn ông. Tôi coi tướng trăm người không sai một.”
“Có thể nó đã qua tay thằng Thổ?”
“Ừ. Có thể lắm.”
Tiệc tàn. Ông Nguyễn đưa mọi người đi dọc theo hàng rào cây xương rồng, xem hoa. Ai cũng trầm trồ khen hoa đẹp.
Khi trở lại bàn uống trà, có người hỏi: “Ăn tiệc trước xem hoa sau, là nghĩa làm sao?”

Ông Nguyễn nói: “Bụng đói thì đầu chỉ nghĩ đến miếng ăn. Người đói không thiết đến hoa, coi đó là thứ vô tri của trời đất. Nét đẹp của hoa cỏ chỉ nhìn thấy được khi đã cơm no áo ấm. Mùa xuân, những kẻ nhàn du chắp tay sau đít đi ngắm hoa đào, hoặc ngồi nhắp rượu canh thức đêm khuya để chờ giờ hoa quỳnh nở. Tôi chưa có được cái ngẫu hứng phù phiếm của kẻ rởm đời như thế. Tôi chỉ muốn giới thiệu đến các ông cái thực dụng của giống xương rồng ngoại quốc. Người xưa cho rằng thủy hỏa đạo tặc, là bốn mối nguy lớn trên đời. Trộm cắp được liệt vào mối nguy thứ bạ Nhưng nếu có cái hàng rào xương rồng, ta đỡ được một mối lọ Cơ sự vững vàng thì lòng dạ bình yên. Lúc đó, nhìn hoa xương rồng mới thấy hết ý nghĩa của nó.”

Một số người e dè nêu ý kiến, loài thực vật đầy gai góc này sẽ làm tổn hại đến con người. Năm kia, lão Nhự đi uống rượu ban đêm về loạng quạng thế nào lại ngả vào hàng rào, gai đâm nát cả mình mẩy. Gần đây nhất là vụ đứa con của ông ấp trưởng mới tập đi xe đạp, cả người và xe lao vào hàng rào. Ngoài những vết thương trên mình, thằng bé còn bị gai đâm đui mắt. Cũng vì cái hàng rào xương rồng này, ông Nguyễn đã gặp ít nhiều rắc rối.

Ông nói: “Ngày xưa, vua Vũ khơi sông Dương Tử đào sông Hoàng Hà làm lợi cho muôn sau, mà dân gom ngói đá ném ông. Ông Tử Sản vỡ đất trồng dâu bảo tồn cho nước Trịnh giàu mạnh, mà người nước Trịnh chê bai hủy báng ông. Hàn Phi Tử vào thời chiến quốc nói, lòng dân như trí trẻ con, chỉ thấy cái khổ nhỏ trước mắt mà không thấy cái lợi lớn về sau. Nay các ông chỉ sợ cái gai đâm vào mình, mà không thấy được cái lợi của rào giậu ngăn ngừa kẻ gian từ bên ngoài xâm nhập vào nhà.”

Sau lý luận của ông Nguyễn, những người có mặt hôm đó đều cho rằng ông có con mắt nhìn xa ngoài ngàn dặm.

Khi ra về, mỗi người được ông Nguyễn biếu một chậu nhỏ xương rồng. Ông cũng chỉ rõ cách trồng và phương pháp làm thế nào để phát triển nhanh chóng.

Ba mươi năm rào giậu, kẻ trộm không viếng nhà người làng Hạ. Xương rồng mọc tràn lan choán cả lối đi. Đến lúc thấy trở ngại, chặt vất ngoài đồng khô, nó vẫn sống và tiếp tục sinh sôi nẩy nở. Bây giờ, muốn diệt không dễ. Xương rồng trở thành cái họa cho người làng Hạ. Một số người bỏ làng đi lập nghiệp nơi khác. Số còn lại, sống trong muôn vàn khổ sở.

Ông Nguyễn chết, không có con. Toàn bộ gia sản cũng tan hoang khi ông nằm xuống. Thằng Thổ thừa hưởng một ngôi nhà đổ nát. Hắn trì độn, nhưng nhờ vào hơi hướm người chết nên thiên hạ vẫn gờm hắn. Có người hỏi, trước khi chết ông Nguyễn có trao cho hắn cái bí quyết diệt xương rồng không? Hắn bảo, những ngày cuối đời ông Nguyễn bị loạn tâm. Ông viết di chúc nói rằng sẽ đi gặp những người có cái tên rất lạ. Tìm trong kinh điển của các tôn giáo, không có vị thánh nào tên như thế. Người ta ngờ đó là tên của quỷ.

Con Cam không chồng, có con. Trong giấy khai sinh, đứa bé lấy theo họ mẹ. Họ tên người cha được ghi là vô danh. Chỉ con Cam mới biết đích xác ai là cha đứa bé. Nhưng con Cam bị chết bất đắc kỳ tử trước khi ông Nguyễn lìa đời.
Phụ truyện: Tôi kể chuyện cây xương rồng làng Hạ cho một nhà truyền giáo nghe. Ông ta cũng kể lại cho tôi nghe một câu chuyện rất thú vị. Nhiều năm trước, ông đọc một cái tin về cân bằng sinh thái thiên nhiên. Ngày xưa, châu Úc không có xương rồng. Dân Úc đi du lịch qua những châu khác, thấy xương rồng cho là cây lạ, mang về trồng chơi. Mãi sau, xương rồng mọc tràn lan đất úc, đến mức báo động. Chính phủ úc nhờ ủy ban khoa học Liên Hiệp Quốc nghiên cứu giúp phương cách diệt trừ xương rồng. Công cuộc nghiên cứu chưa đi đến đâu, thì hiện tượng lạ xảy ra. Một loài bọ nhỏ có cánh xuất hiện, và ăn xương rồng. Trong vòng ba năm, xương rồng giảm xuống thấy rõ. Người ta nghĩ, với cái đà này thì xương rồng sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn trên châu Úc. Nhưng không, xương rồng giảm đến mức vừa phải thì ngưng, sinh thái thiên nhiên được cân bằng. Hiện nay, châu Úc vẫn còn xương rồng và loài bọ nhỏ có cánh ấy. Theo nhà truyền giáo, làm cân bằng sinh thái thiên nhiên là do bàn tay Thượng Đế. Giống xương rồng ở làng Hạ phát triển bất thường, chắc cũng sẽ không ra khỏi cái quy luật trời đất.