Ông giáo sư này là người hay phát biểu linh tinh, và thích lên net, thích nổi tiếng, từ chuyện học hành đến chuyện gài cúc áo cho vợ trong phòng riêng cũng đưa lên “Facebook.”
Người Cộng Sản thích nói, nhưng dở, nói láo lếu như chúng ta đã nghe câu nói: “Đừng nghe những gì Cộng Sản nói,” thì ông “Phó Giáo Sư” Văn Như Cương, chủ tịch HĐQT trường Lương Thế Vinh, Hà Nội, cũng không phải là một ngoại lệ.
Phó Giáo Sư Văn Như Cương. (Hình: Văn Như Cương Facebook)
Chính nhà sư phạm này đã từng nghe theo lời xúi dại của một ông tiến sĩ khác là Phan Quốc Việt đi trên thảm thủy tinh, và đã phát ngôn: “Tôi cảm thấy rất bình thường, thậm chí là khá êm, cảm thấy rất an toàn.” Một điều khác ông tiết lộ là đang “tâm tư” mà chưa dám nói ra, chưa có quyết định là chuyện bài tập “liếm phân gà!” Ông giáo sư này là người hay phát biểu linh tinh, và thích lên net, thích nổi tiếng, từ chuyện học hành đến chuyện gài cúc áo cho vợ trong phòng riêng cũng đưa lên “Facebook.”
Ông thích nói những chuyện ít dính đến ông mà nói bậy. Vừa rồi ông lại phát ngôn cho báo chí ghi nhận: “Rét dưới 10 độ, học sinh vẫn nên đi học.”
Bảo vệ cho câu nói đó, ông đem sự hiểu biết của mình qua sách vở để biện bạch, cho rằng, ở thủ đô Tokyo của Nhật, nhiệt độ dưới 4 độ C nhưng học sinh kể cả trẻ nhỏ vẫn đi học bình thường. Thậm chí, các em còn mặc quần đùi đi học, cởi trần chạy giữa giá rét ở mức 2, 3 độ C. Thưa ông, ở nhiều nơi trên thế giới người ta còn ở trần nhảy xuống hồ đóng băng hay nằm lăn trên tuyết. Đó là một trò chơi chứ không phải là một lối rèn luyện. Nếu ở vùng cao mà một đứa trẻ cảm lạnh hay sưng phổi thì khả năng sống sót rất ít. Xin đừng ai nằm trong chăn ấm, ở nhà có máy sưởi mà nói giọng “đạo đức kiểu Cộng Sản,” như Văn Như Cương: “Cần cho trẻ em rèn luyện sức chịu đựng với môi trường, không cứ rét là lại cho các em ngồi ở nhà sưởi ấm, ngồi quanh đống lửa, tối vẫn đốt lửa ngủ. Nên rèn luyện để trẻ thích nghi với môi trường để các em có thể 'lao động, sản xuất' trong những điều kiện khắc nghiệt.”
Không phải riêng ở Nhật, mà ở Bắc Mỹ hay Đông Âu, trời lạnh đông đá, học sinh vẫn phải đến trường, miễn là không có bão tuyết làm nguy hiểm đến tính mạng, vì nếu chỉ vì lạnh mà trường học phải đóng cửa thì trẻ em các xứ này phải thất học. Nhưng nếu ông Cương “có lòng” đem so một đứa trẻ ở Nhật, ở Na Uy với một đứa trẻ ở Cao Bằng, Lạng Sơn, của quê hương mình thì quả là khó nghe.
Trẻ em xứ người được ăn, không những no đủ mà còn bổ dưỡng, có giày vớ, áo quần giữ ấm, đến trường bằng xe bus hay xe nhà, trường học có máy sưởi ấm, trưa có một phần ăn nóng tại trường. Trẻ em mình đã thiếu ăn, áo quần phong phanh, đi chân đất, đu dây, leo rừng, qua suối đến trường, trưa may ra chỉ có củ khoai hay trái bắp. Trường học ở cao nguyên lại nhếch nhác, nhiều nơi không có vách, gió lạnh như cắt da thịt. Nếu ông Cương ở địa vị một em nhỏ trong một lớp học như thế, liệu ông có còn tâm trí nào để học hành hay không, trong khi ở gia đình thì trâu chết, hoa màu thiệt hại, mất mùa, cha mẹ rầu rĩ.
Việc đóng cửa trường học, ngăn chận những điều xấu nhất có thể xẩy ra là tùy tình hình địa phương, không thể căn cứ vào con số trên hàn thử biểu để quyết định, do đó những điều ông Văn Như Cương ngồi ở Hà Nội mà phát biểu “thầy đời” kiểu cái gì cũng biết.Thưa ông giáo sư, nói theo giáo điều, cho rằng phải “rèn luyện sức chịu đựng, để trẻ thích nghi với môi trường để các em có thể 'lao động, sản xuất' trong những điều kiện khắc nghiệt,” thì ai cũng biết, nhưng không nghe ai lên tiếng để bảo vệ sức khỏe cho trẻ em trong những ngày giá rét, đến đỗi “khỏe như trâu,” bò cũng lăn ra chết. Ông lại cho rằng “không cứ rét là phải đốt lửa lên...,” vậy thì nhà cửa trống toác, đêm giá lạnh, không đốt lửa lên làm sao chống rét. Sau ngày miền Nam thất trận, những ngày đi tù ở Hoàng Liên Sơn, đêm mùa Đông, cai tù còn cho chúng tôi đốt lửa lên ở giữa “lán” cho đỡ lạnh, vậy mà con cháu của ông, ông lại tìm trò “huấn nhục” rèn luyện, chịu đựng, để sau này còn “lao động, sản xuất” phục vụ tổ quốc hở ông?
Qua sách vở ông cũng là người tốt, nhưng đã làm nhà “sư phạm” thì điều trước tiên là phải yêu con trẻ, dạy nhân cách làm người, bảo vệ các em nhưng đào tạo các em không phải là bắt các em chịu đựng, khắc phục, trời rét chớ đốt lửa, qua sông, suối không có cầu thì đu dây. Theo lối lý luận của ông Giáo Sư Tiến Sĩ Văn Như Cương, tương lai Việt Nam sẽ có thêm nhiều đặc công hơn là những công dân hoàn hảo.
Nhưng ông cũng đừng lo, trong xã hội này, có ai vì thất học mà chết đâu, chỉ thấy những người có học như Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, hay Nguyễn Hữu Đang... mới chết dần chết mòn hay lăn ra chết. Trí thức mà đi ngược lại quyền lợi của đảng, không bị đập đầu, đầu độc thì cũng bị tai nạn giao thông thảm khốc. Ông giáo sư cũng biết, sau Tháng Tư, 1975, nhiều anh tiến sĩ, kỹ sư cũng đi đạp xích lô, bán chợ trời. Mấy ai có tài, du học về nước mà được trọng dụng, ngoài chuyện nhất thế nhì thân, hay tốt nghiệp rồi mà không có tiền chạy chỗ thì cũng nằm nhà, quanh quẩn chỉ thấy mấy anh trong chuồng chia nhau sục cạn cái máng.
Những kẻ thất học nhờ phe đảng, lớn lên cũng có mấy cái “tiến sĩ tại chức” không những ăn nên làm ra, mà còn ngồi trên đầu trên cổ thiên hạ.
Vậy ông giáo sư cũng chớ lo cho vận mạng đất nước mà “xúi trẻ ăn cứt gà” (nghĩa bóng) cũng như trước đây ông đã ngần ngại, tâm tư “nửa này nửa kia” về chuyện “xúi trẻ ăn cứt gà” (nghĩa đen).