Dù đã 50 năm trôi qua, Nỗi đau thương của Huế Mậu Thân vẫn không thể nào nguôi, niềm uất hận bọn cộng sản vẫn còn âm ỉ trên từng nấm mồ tập thể ngập oan khiên…
Năm Mậu Thân 1968, Cộng sản Việt Nam đã nhận lệnh hưu chiến để nhân dân Việt Nam được bình yên ăn cái Tết Truyền Thống dân Tộc. Phía Việt Nam Cộng Hòa nghiêm chỉnh thi hanh lệnh hưu chiến, cho một số quân nhân về phép ăn Tết, việc phòng thủ các thành phố có phần lỏng lẻo…
Nhưng Cộng sản Việt Nam đã phản bội hưu chiến, bất chấp truyền thống dân tộc, ngay đêm giao thừa Tết Mậu Thân (đêm 30 tháng 01/ 1968 – tức mồng một Tết Mậu Thân) quân đội từ Bắc Việt và lực lượng Việt Cộng nằm vùng đã bất ngờ tấn công trên toàn lãnh thổ Miền Nam của Việt Nam Cộng Hòa, trong đó, khu phía bắc thành phố Huế bị Việt Cộng chiếm giữ 26 ngày.
Theo Douglas Pike trong “Vietcong Strategy of Terror” (Chiến lược Khủng bố của Việt Cộng) lực lượng quân chính quy Cộng sản lên tới 12 nghìn người đã tấn công thanh phố Huế ngay đêm mồng một Tết (30-1-1968). Trong cuộc tấn công này, đã có 5 ngàn 8 trăm thường dân bị giết và mất tích…
Tư lệnh quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam Cộng Hòa, Tướng Westmoreland nói “Kẻ thù đã rất dối trá, lợi dụng thời gian hưu chiến trong dịp Tết để gây kinh hoàng tới mức tối đa ở Nam Việt Nam, đặc biệt là những vung đông dân cư.”
Cộng sản miền Bắc đã đưa hai tiểu đoàn 800 và 802 cùng với lực lượng bí mật xâm nhập từ trước Tết vào thanh phố. Sáng sớm mồng một Tết Mậu Thân, ngày đầu tiên nổ súng, bị bất ngờ, thanh phố Huế đã bị cộng sản chiếm gần hết toàn bộ gồm khu Thành Nội và Đông Ba, Gia Hội, ngoại trừ Bộ Tư lệnh Sư Đoàn 1/Bô Binh tại thành Mang Cá và Khu Phái Bộ Cố Vấn Hoa Kỳ (MACV) ở bờ Nam sông Hương. Ngay hôm đó, quân Việt Nam Cộng Hòa và Mỹ đã vào Huế tăng cường phòng thủ các vị trí kể trên. Cộng sản Bắc Việt đưa thêm tiểu đoan 804 tăng cường nhằm mục đích ngăn chặn lực lượng tăng phái của Việt-Mỹ đến Huế.
Ngày 06 tháng Hai, 1968, quân cộng sản đã dùng mìn phá sập cầu Trường Tiền, phương tiện chính nối hai bờ Bắc-Nam sông Hương của Huế, để ngăn quân Việt Mỹ tiến qua tái chiếm Thành Nội và khu tả ngạn…
Đài phát thanh cộng sản Hà Nội đã phát đi bài thơ
“Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,
Thắng trận tin vui khắp nước nhà
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ
Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta”
Đấy là mật lệnh tấn công của Hồ Chí Minh.
Cộng sản gọi cuộc xâm nhập này là “Tấn Công và Nổi Dậy” nhưng sự thật thì quân Việt Cộng tới đâu thì nhân dân miền Nam đều bỏ chạy về phai quân đội Việt Nam Cộng Hòa… do đó Việt Cộng đã thảm bại khắp trên toàn lãnh thổ miền Nam.
Theo Lịch Sử Đảng Cộng sản Việt Nam (tập 2) Hà Nội, 1995, 111.300 cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và chinh trị ở miền nam đã hy sinh và bị thương, hàng vạn quần chúng cách mạng đã ngã xuống.”(?). Theo tài liệu Cục Tác Chiến năm 1969 thì có 44.824 người hy sinh và 61.267 bị thương.
Theo tin AFP “hơn 80 nghìn quân miền Bắc và Việt Cộng đã tham gia vào các cuộc tấn công có phối hợp tháng 1/1968 vào các đô thị lớn, Huế, Sài Gòn và gần 100 địa điểm”. Chừng 58 nghìn quân cộng sản đã thiệt mạng trong đợt tấn công.”
Nói tóm lại, tại mặt trận Huế, cộng sản đã không thành công trong việc hô hào dân thanh phố nổi dậy dù đã chiếm Huế gần một tháng. Trong thời gian gần một tháng này quân Bắc Việt và Việt Cộng nằm vùng đã dùng chinh sách đe dọa, khủng bố và giết hại để khống chế thường dân…
Nhà báo Nguyễn Hoàng Dân viết “Người dân Huế, cũng như toàn khối dân chúng miền nam Việt Nam, khi mới nghe những tiếng nỗ của chết chóc, cứ ngỡ đó là các tiếng pháo mừng xuân, để rồi sau đó không lâu buộc phải kinh hoàng đón nhận một biến cố tang thương, do chính người cộng sản Việt Nam chủ mưu và thực hiện, phủ chụp lên mọi gia đình, mọi người, không chừa một ai, các vệt khứa tóe máu hằn sâu vào tâm hồn, một đại dương nước mắt thấm vào lịch sử, bởi dù đã qua đi một nữa thế kỷ, những xác lương dân vô tội dù đã mục rã, nhưng các oan hồn xứ Huế vẫn còn cứ lang thang, lẩn khuất đâu đó trong cái se lạnh của những tháng giêng hai.”
…“Với người dân Huế, biến cố Mậu Thân 1968 bên cạnh việc đó là một trận đánh lớn, dai dẳng kéo dài đến 26 ngày, đầy rẫy đổ nát và chết chóc của hai phía lâm chiến, còn là một chiến dịch khủng bố, tàn sát tàn bạo của Hà Nội nhắm vào mọi thường dân sống trong… vùng tề, ngụy kiểm soát, với một quy mô lớn chưa từng có trong nhiều năm chiến tranh liên miên, gồm 4.000 đến hơn 6.000 lương dân vô tội, phải bỏ mạng theo các kiểu hành hình, giết người man rợ, như đập đầu bằng cuốc, chôn sống, xảy ra trong nội thị, ven ngoại thành và rải dài theo bước chân tháo chạy của người lính quân đội nhân dân?!” (Dân làm Báo)
Dù đã 50 năm trôi qua, Nỗi đau thương của Huế Mậu Thân vẫn không thể nào nguôi, niềm uất hận bọn cộng sản vẫn còn âm ỉ trên từng nấm mồ tập thể ngập oan khiên…Tội ác của Hồ tặc và cộng sản cùng cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đã phơi bày một cách rõ ràng…
Theo Cao Đắc Tuấn, Bác sĩ Alje Vennema đã viết cuốn “The Vietcong Massacre at Hue,” (Vụ Việt Cộng Thảm Sát Tập Thể tại Huế) xuất bản năm 1976, mô tả chi tiết cuộc tàn sát dã man người dân Huế do quân cộng sản thực hiện trong Tết Mậu Thân 1968. Là nhân chứng của cuộc thảm sát và tham gia trực tiếp trong việc tìm kiếm các hầm chôn tập thể và phỏng vấn gia đình nạn nhân, bác sĩ Vennema đã trình bày cuộc khám phá 19 hố chôn tập thể với ít nhất 2.307 xác người. Báo cáo của Bác sĩ Vennema là bằng chứng hùng hồn cho sự gian xảo và tàn ác của nhóm cầm quyền cộng sản (NCQCS) trong việc che giấu và chối bỏ tội ác tại Huế.
Cuộc thảm sát tại Huế vào Tết Mậu Thân 1968 là một cuộc giết người vô nhân đạo do cộng sản Bắc Việt và cộng sản hoạt động trong miền Nam thực hiện, hầu như chắc chắn là do chỉ thị của giới lãnh đạo Hà Nội lúc bấy giờ. Đã có rất nhiều tài liệu, hình ảnh, phim ảnh, tường thuật nhân chứng về tội ác này. Tuy nhiên, vào năm 2013, sau 45 năm im lặng, nhóm cầm quyền cộng sản (NCQCS) tại Việt Nam, trong một nỗ lực tuyệt vọng, cố xóa bỏ tội ác này bằng nhiều kế hoạch và mưu đồ gian ác. Những kế hoạch và mưu đồ gian ác này gồm có những hành động chối bỏ tội ác, thí dụ như cuốn phim “Mậu Thân 1968” do đạo diễn Lê Phong Lan, các bài viết, chương trình trên các phương tiện truyền thông. Năm 2018, NCQCS vẫn tiếp tục coi thường dư luận và chà đạp lên nỗi đau thương của người dân Huế nói riêng và dân Việt khắp nơi nói chung bằng cách linh đình ăn mừng kỷ niệm cuộc Tổng tấn công (Vũ 2018).
Một cách trắng trợn, tập 8, nhan đề “Khúc ca bi tráng,” chối bỏ cuộc thảm sát tại Huế do Việt Cộng, và đổ lỗi cho bom đạn Mỹ và quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Trong một khúc phim, Lê Phong Lan phỏng vấn Nguyễn Đắc Xuân, kẻ nói rằng cuộc thảm sát là do phản kích tâm lý chiến của phe VNCH. Đoạn phim trích dẫn lời các học giả Hoa Kỳ Noam Chomsky, Edward S. Herman, và D. Gareth Porter cho rằng những người chết trong các hầm chôn tại Huế là do bom đạn Mỹ, do quân VNCH trả thù những cảm tình viên cộng sản khi tái chiếm Huế, và là những người lính cộng sản bỏ xác tại chiến trường. Luận điệu chống đỡ này chẳng có giá trị gì cả.
Ai cũng biết Nguyễn Đắc Xuân là một trong những tên sát nhân đã giết những người dân Huế. Những kẻ sát nhân khác gồm có Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, và Nguyễn Thị Đoan Trinh (Xem, thí dụ như, Hình 13; Vennema 1976, 94). Phỏng vấn một chiều một kẻ bị coi là sát nhân về tội ác mà hắn gây ra là một chuyện ghê tởm trong phim tài liệu lịch sử. Trích dẫn lời của những học giả phản chiến về cuộc chiến quả thật là một nỗ lực ngu xuẩn của những kẻ muốn sửa lại lịch sử. (Trích của Cao Đắc Tuấn)
“…vào đầu năm 1968, Bác sĩ Vennema đến Huế trong một công tác y tế, và chứng kiến thảm kịch tại Huế. Khi trận chiến tại Huế chấm dứt, ông rời Huế và tham gia phong trào phản chiến, và được phỏng vấn về những gì xảy ra tại Huế. Sau đó, ông trở lại Huế nhiều lần, lần này qua lần khác để tìm tòi, truy lùng các mối liên lạc, và thăm viếng các làng và gia đình những người mất người thương yêu. Dần dà, ý nghĩ của ông về cuộc chiến và cộng sản Việt Nam thay đổi. Ông “ý thức được hậu quả thực sự của thảm kịch đã xảy ra và cảm thấy sự thật về Huế nên được biết, để được khắc ghi vào những biên niên lịch sử bên cạnh những địa danh [của các vụ thảm sát tại] Lidice, Putte, và Warsaw.” (tlđd.)
Trong sách ông, bác sĩ Vennema mô tả rất chi tiết các hầm chôn, số nạn nhân, cách thức họ chết. Ngoại trừ một số ít có thể chết vì súng đạn, đa số bị chết vì hành quyết, tay trói ngược ra sau, giẻ nhét vào miệng. Bác sĩ Vennema tự hỏi, “Phải chăng người Mặt Trận [Giải Phóng] và đám đỡ đầu ở Hà Nội nghĩ rằng họ có quyền giết, như thể bất cứ ai cũng có quyền giết người?” (Hình 3; Vennema 1976, 183). “Bất cứ họ muốn đạt được chuyện gì, thảm kịch Huế sẽ mãi mãi là bản cáo trạng hành vi họ” (tlđd.). Bác sĩ Vennema nhấn mạnh là không có lẫn lộn trong việc giết người. “Các cuộc giết người không phải do bởi nóng giận, hoảng hốt, hoặc trước khi rút lui; chúng được cân nhắc kỹ lưỡng trước đó. Đa số nạn nhân là những người được đánh dấu có tên trên danh sách những người bị tiêu diệt, còn những người khác là vì họ có dính líu với quân đội hoặc chính quyền Sài gòn” (tlđd., 184).
Trong sách “Vụ Việt Cộng Thảm Sát Tập Thể tại Huế” tác giả ghi nhận 19 địa điềm mồ chôn tập thể, 1/ trường Trung Học Gia Hội, 2/ chùa Therevada tức Tăng Quang Tự, 3/ Bãi Dâu, 4/ Tiểu Chủng Viện, 5/ Quận Tả Ngạn, 6/Năm dặm phía Đông thành phố Huế, 7/ Khu gần Lăng Tự Đức và Đồng Khánh, 8/ Cầu An Ninh, 9/ Cửa Đông Ba, 10/ Trường Tiểu Học An Ninh Hạ, 11/ Trường Vân Chí, 12/ Chợ Thông, 13/ Khu mộ địa Lăng Gia Long, 14/Khoảng giữa chùa tạ Quang và Tu Gy Văn (Tây Nam cách Huế 2.5 Km),15/ làng Đồng Gi (cách Huế 16 km về phía Đông), 16/ làng Vĩnh Thái, làng Phù Lương và làng Phú Xuân (cách Huế khoảng 15 km về phía Nam và Đông-Nam), 17/ làng Thượng Hòa (phía Nam Lăng Gia Long), 18/làng Thủy Thanh và Vĩnh Hưng, 19/ Khe Đá Mài.
Đặc biệt, Địa điểm số 7: Gần lăng hoàng đế Tự Đức và Đồng Khánh (tlđd., 133-135): 20 rãnh với thêm số lượng rãnh nhỏ không rõ. Tổng cộng có 203 xác được tìm thấy. Trong số người chết là một linh mục Pháp, Cha Urbain, người đã bị trói hai tay và không có vết thương trên cơ thể, và linh mục Pháp khác, Cha Guy, có một vết thương đạn trên đầu và cổ. Không có xác phụ nữ và trẻ em nào được tìm thấy, cho biết rằng “các nạn nhân bị giết tàn nhẫn và không phải trong hoạt động quân sự.”
Địa điểm số 14: Nửa đường giữa chùa Tạ Quang và chùa Tu Gy Văn, 2,5 km về phía tây nam của Huế (tlđd., 137). 4 xác người Đức (3 bác sĩ và một người vợ của bác sĩ).
Địa điểm số 16: Làng Vĩnh Thái, làng Phù Lương, và làng Phú Xuân, khoảng 15 km về phía nam và phía đông nam thành phố (tlđd., 137-138). 3 hầm chôn với hơn 800 xác (gồm có 135 ở Vĩnh Thái, 22 Phù Lương, 230 và sau 357 tại Phú Xuân): Hầu hết là nam giới với một số ít phụ nữ và trẻ em. Trong số người chết có Cha Bửu Đồng và hai chủng sinh.
Địa điểm số 19: Khe Đá Mài (tlđd.). 500 sọ. “Trong số rất nhiều những bộ xương có các mảnh quần áo bình thường, không phải vải kaki màu xanh của đồng phục Bắc Việt hoặc Việt Cộng. Tất cả các sọ đều trưng bày một vết nứt bị nén của xương trán giống nhau như là kết quả của một cú đánh với khí cụ nặng.”
Theo đài RFA (Á Châu Tự Do): Trong toàn bộ biến cố Mậu Thân ở Huế, cuộc thảm sát tại Khe Đá Mài, ở trong rừng Đình Môn Kim Ngọc, nay thuộc xã Dương Hòa, quận Hương Thủy được đánh giá là dã man và thê thảm nhất.
Hai thanh niên bị bắt trong số hàng trăm người bị đưa đến chùa Từ Đàm, là hai nhân chứng duy nhất còn sống sót, chạy thoát trước khi cuộc thảm sát diễn ra trong ít phút đồng hồ. Họ kể lại hầu hết những người bị bắt là giáo dân giáo xứ Phủ Cam, đều là học sinh, sinh viên, thanh niên hiền lành. Khỏang 20 người bị bắn chết ngay tại chùa Từ Đàm và chôn xác luôn tại đó. Một vài người được cho về để nhắn tin các gia đình mang đồ ăn đến chùa Từ
Đàm cho thân nhân trong thời gian ‘học tập’ 3 ngày. Hàng trăm người còn lại được thông báo Cách mạng đưa đi học tập 3 ngày cho thấm nhuần đường lối rồi sẽ cho về. Ngay sau thông báo, từng người bị trói thúc ké bằng dây điện thoại và bị xâu lại thành chùm, gồm 20 người bằng một sợi dây kẽm gai. Tổng cộng có khoảng 25 chùm, tức vào khỏang 500 người.
Tên Việt Cộng huyện uỷ Phú Vang, Hồ Ty, bí danh Sơn Lâm là người chủ chốt thi hành lệnh của Quân uỷ Trị Thiên thanh toán tất cả những người chúng đã bắt đem theo. “Tên Sơn Lâm cho biết rằng khi chúng rút lui thì bị quân đội VNCH và Mỹ truy đuổi quá gắt gao, lo cho đơn vị cũng không nổi làm sao lo được cho tù binh. Vả lại số người bị chúng bắt theo quá nhiều đã làm vướng bận không thể rút lui nhanh được, lệnh của quân khu Trị Thiên là giết hết tất cả tù binh”
Cuộc đối thoại dưới đây giữa Thiếu tá Liên Thành và Sơn Lâm, huyện uỷ Phú Vang cho thấy rõ bộ mặt thật của cái gọi là Giải Phóng. “Khi dẫn tên Sơn Lâm đi chỉ những hầm chúng chôn xác nạn nhân, tôi hỏi nó:
-Tại sao các anh dã man tàn ác vậy, cũng là người với nhau, không thù oán gì cả mà các anh dùng cuốc đánh vào đầu người ta cho đến chết thì tôi không thể nào tưởng tượng nổi, đối với con vật chúng ta cũng không thể nào làm như vậy. Nó bảo.
-Các anh phải biết rằng, chúng tôi không có đạn, đạn phải để dành để đánh nhau với các anh chứ đạn đâu mà bắn tù, lệnh trên bảo dùng phương tiện cuốc sẻng, dao búa để thanh toán. Chúng tôi không thể đem theo tù binh được nên phải giết hết, thà giết lầm còn hơn bỏ sót vì biết đâu trong số tù binh đó có người làm tình báo hoặc làm cho CIA, cho nên chúng tôi đâu có tha được”. Theo Trọng Đạt – Biến Cố Mậu Thân – Mặt Trận Huế)
Vụ thảm sát tết Mậu thân tại Huế đến giờ này chúng ta cũng không biết đây là lệnh của quân khu Trị Thiên hay là chính sách của Trung Ương Ðảng Cộng Sản VN, về phía nhà cầm quyền CS thì chúng luôn luôn chối bỏ không có vụ giết trên 5,000 người tại Huế”
Bùi Tín (Bui 2002, 66), một cựu đại tá của quân đội Bắc Việt, xác nhận rằng vụ thảm sát Huế có xảy ra. Theo ông, Đại tá Lê Minh, trưởng khu an ninh cộng sản trong cuộc thảm sát Huế năm 1968, ước tính số người chết là 2.000, nhưng ông nói thêm rằng con số đó có thể thấp. Các ước tính khác báo cáo 2.500 đến 3.500, đa số là thường dân hoặc gia đình các viên chức chính quyền Sài Gòn (Prados 2009, 240; Hammel 2007, 159); 2.800 bao gồm cả viên chức chính phủ, chiến sĩ, giáo viên, linh mục, trí thức và các người phản động khác, và thường dân không may mắn, với một số nạn nhân bị bắn, đập chết, và thiêu sống (Braestrup 1994, 215; Isaacs 1984, 360; Oberdorfer 2001, 232; Pike 1970, 30-31).
Woodruff (2005, 244) cho biết tổng số 2.810 xác dần dần được tìm thấy trong những mổ tập thể nông vào giữa những năm 1970. Ngoài ra, 1.946 người vẫn còn mất tích Những con số này có vẻ được lấy từ bài chuyên khảo của Pike (Pike 1970, 30-31). Một tài liệu, tuyên bố là lấy được từ Cộng sản, báo cáo số nạn nhân bao gồm 1.892 nhân viên hành chính, 38 cảnh sát, 790 tên bạo ác, 6 đại úy, 2 trung úy, 20 thiếu úy và nhiều hạ sĩ quan (Woodruff 2005, 244; Willbanks 2007, 101).
Vennema (1976, 184) lưu ý rằng kích động khủng bố là quan trọng với Đảng cộng sản và các thành viên cộng sản không thể kềm hãm được. Robbins (2010, 208) ghi rằng vụ thảm sát Huế không phải là một hành động tự phát của sự quá đáng mà là một thực hiện tàn nhẫn của chính sách cộng sản Bắc Việt.
NGUYỄN CHÂU (Tết Mậu Tuất 2018)