Chúng tôi đi để trả nợ nước đây. Các anh em còn sống cứ công nào việc ấy nhé! Cờ Độc Lập phải nhuộm bằng máu! Hoa tự do phải tưới bằng máu!
Giặc Pháp đã dùng máy chém. này sát hại các nhà ái quốc Việt Nam (17-6-1930)
Hàng năm vào tháng 6 Dương Lịch, các cơ sở Việt Nam Quốc Dân Đảng khắp nơi ở hải ngọai thường long trọng tổ chức Lễ tưởng Niệm 13 Liệt sĩ và nhiều đồng chí, đồng bào Việt Nam đã hy sinh trong cuộc Tổng khởi nghĩa Yên Bái do chính đảng Quốc Gia đầu tiên này phát động và lãnh đạo. Riêng tại Houston, Việt Nam Quốc Dân Đảng Thành Bộ Houston đã tổ chức trang trọng Lê Tưởng Niệm Ngày Tang Yên Bái vào Chủ nhật 15 tháng 6 vừa qua tại Phòng Sinh Họat của Tổ Chức Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Houston và Vùng Phụ Cận, với sự tham dự đông đảo của các đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng, đại diện các chính đảng Quốc Gia, các đòan thể chính tri, xã hội, các thân hào nhân sĩ và đồng hương Việt Nam.
Nhân dịp này, chúng ta không khỏi xúc động và tự hào khi đọc lại những trang chính sử Việt Nam cận đại, viết về cuộc tổng Khởi Nghĩa Yên Bái ngày 10-2-1930, đưa đến những cái chết hào hùng của 13 lãnh tụ và nhiều đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng bị thực dân Pháp đưa lên đọan đầu đài ngày 17-6-1930.
Chính sử Việt Nam ghi nhận rằng: Trong gian đọan chuẩn bị Tổng Khởi Nghĩa, mặc dầu có sự phản bội của cha con Phạm Thành Dương, đã gây nhiều tổn thất cho lực lượng khởi nghĩa, song Hội Nghị Việt Nam Quốc Dân Đảng ngày 26-1-1930 vẫn đưa ra quyết định Tổng Khởi Nghĩa vào ngày 10-2-1930. Trong Hội Nghị có tính lịch sử này, lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng, cũng là lãnh tụ cuộc Tổng Khởi NghĩaYên Bái là Đảng Trường Nguyễn Thái Học đã dõng dạc tuyên bố:
“ Gặp thời thế không chiều mình, Đảng chúng ta có thể tiêu hao hết lực lượng. Một khi lòng sợ sệt đã xen vào trong đầu óc quần chúng, khiến họ hết hăng hái, hết tin tưởng, thì phong trào cách mạng có thể nguội lạnh như đám tro tàn, rồi của sẽ không tiếp, người sẽ bị bắt dần, vô tình đã xô đẩy anh em vào cái chết lạnh lung, mòn mỏi ở nơi phòng ngục, trại giam. Âu là chết đi để lại cái gương hy sinh phân đấu cho người sau nối tiếp. Chúng ta hãy quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh”
Đã vậy, trong giai đọan nghiêm trọng bước vào cuộc tổng Khởi nghĩa, Đảng Cộng Sản Đông Dương lúc đó, tức đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, đã tìm cách phá họai bằng cách rải truyền đơn khắp nơi tố cáo Việt Nam Quốc Dân Đảng sắp tấn công Bắc Kỳ. Chính do những truyền đơn này của Cộng sản Việt Nam, cộng với một số sơ hở nội bộ khác, Pháp đã biết được phần nào âm mưu tổng Khởi Nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Thế nhưng cuốc Tổng Khởi Nghĩa vẫn nổ ra.
Trong tài liệu “Việt Nam Quốc Dân Đảng” của HòangVăn Đào, một đảng viên kỳ cựu, đã ghi lại những ngày giờ đầu tiên của cuộc tổng Khởi Nghĩa Yên Bái như sau “Đúng 1 giờ sáng, tiếng súng lệnh bắt đầu nổ. . .Tiếng hô to vang dậy của các chiến sĩ cách mạng như sấm sét động trời. . .kho quân nhu (của giặc Pháp) bị phá cửa, lấy súng đạn phân phát đầy đủ cho dân quân cách mạng. . . Báo cáo từ các doanh trại về Ban Chỉ Huy cho biết: Cách mạng quân hòan tòan chiến thắng, làm chủ tình hình đồn dưới. Lúc ấy vào hồi 4 giờ sáng ngày 11-2-1930 . . .”. Nhưng khi”Cách mạng quân tiến đến gần đồn cao, thì phi cơ đóng từ Hà Nội cũng bay tới, lượn vòng quanh thành phố, rồi xả súng bắn xuống đầu mọi người như mưa bão, trúng cả Bộ Chỉ Huy. . .Sau khi rút vào rừng, kiểm điểm lại chỉ còn phân nửa cách mạng quân . . .”
Trong khi đó, cùng với cuộc khởi nghĩa ở Yên Báy, nhiều cuộc khởi nghĩa ở các nơi khác cũng cùng lúc nổ ra, như ở tỉnh lỵ Lâm Thao Thanh Hóa với Nguyễn Khắc Nhu, ở Sơn Tây với Phó Đức Chính, ở Hà nội với Đặng Trần Nhiệp (tức Ký Con) v.v. . . Thế nhưng cuối cùng cuộc Tổng Khởi nghĩa đã không thành công. Quân cứơp nước Pháp sau đó đã điên cuồng đàn áp dã man, không riêng gì các đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đản, mà cả đồng bào đã ủng hộ, tham gia cuộc Tổng Khởi Nghĩa, điển hình như cho máy bay ném bom hủy diệt làng Cổ Am quê hương Nguyễn Thái Học, cái nôi của cuộcTổng Khởi Nghĩa.
Để kết luận,xin được lấy lời nhắn nhủ của lãnh tụ cuộc Tổng Khởi Nghĩa Nguyễn Thái Học, khi bị dẫn từ phòng tử tội, khi đi ngang qua các phòng giam bên ngòai ra pháp trường của thực dân Pháp:”Chúng tôi đi để trả nợ nước đây. Các anh em còn sống cứ công nào việc ấy nhé! Cờ Độc Lập phải nhuộm bằng máu! Hoa tự do phải tưới bằng máu! Tổ quốc Việt Nam còn cần đến sự hy sinh của con dân nhiều nữa! Rồi cách mạng thế nào cũng thành công! Thôi kính chào các anh em ở lại.”
Lời nhắn nhủ từ biệt của người anh hùng dân tộc thời cận đại Nguyễn Thái Học thật hào hùng, thiêng liêng và cảm động biết bao. Trong đó lời tiên liệu của ông cũng đã hiện thực: Cách mạng giải phóng dân tộc đã thành công, thực dân Pháp đã phải cút khỏi Việt Nam sau gần 100 năm thống trị Việt Nam. Nhưng tiếc rằng, Việt Nam có số phận không may, vừa thóat ách thực dân Pháp, đã rơi vào một cuộc nội chiến giữa ý thức hệ quốc gia và cộng sản do ngọai bang sắp đặt trận đồ, kéo dài hơn 20 năm (1954-1975).
Cuộc nội chiến ấy vẫn chưa kết thúc, vẫn được những người Việt Nam theo ý thức hệ quốc gia trong cũng như ngòai nước chủ động tiếp tục, để khẳng định chính nghĩa Quốc Gia Dân Tộc tất thắng ngụy nghĩa cộng sản phản dân tộc tại Việt Nam trong một tương lai không xa, dù hiện tại những người cộng sản Việt Nam đang nắm quyền thống trị đất nước độc tài, độc tôn và tòan trị. Bởi vì ngụy nghĩa cộng sản đã bị phá sản trên phạm vi tòan thế giới, hệ thống các nứơc cộng sản quốc tế đứng đầu là Liên Sô đã bị sụp đổ và chế độ cộng sản tại Việt Nam cũng như một vài nước theo ngụy nghĩa cộng sản còn sót lại như CuBa,Trung Quốc, Bắc Hàn đều đang rãy chết, rãy chết trong môi trường “Mât ngọt kinh tế thị trường” trong nền trật tự thế giới mới. Vấn đề chỉ còn là thời gian mà thôi.
Thiện Ý
Houston, ngày 17-6-2014