main billboard

“Cuộc tổng công kích tết Mậu Thân” là CSVN đã quyết định xuống tay giết hại đồng bào miền Nam trong những ngày thiêng liêng là Tết cổ truyền của dân tộc, chưa nói đến chuyện vi phạm Hưu Chiến trong ba ngày Tết".



Bây giờ là những ngày cuối năm; chỉ còn chưa đầy hai tuần nữa là Xuân Mậu Tý lại trở về trên đất nước. Nhìn vào các trang báo, nhất là trên mạng lưới toàn cầu đã xuất hiện rất nhiều những bài viết về Tết Mậu Thân, 1968. Tại quốc nội, đã có rất nhiều  những bài viết để ca tụng cuộc thảm sát là: “Kỷ Niệm Bốn Mươi Năm Chiến Thắng Mậu Thân”; hoặc “Kỷ Niêm Bốn Mươi Năm Cuộc Tổng Công Kích và Nổi Dậy của Đồng bào Miền Nam”. Qua những bài viết ấy, các tác giả đã viết trong niềm vui và  kiêu hãnh được gọi là “chiến thắng”.
 
Nhưng, đối với những người dân của Miền Nam Tự Do cái mà CSVN gọi là “Cuộc Tổng Công Kích… Tổng Nổi Dậy … ” là một cuộc thảm sát, là nỗi đau đớn khôn cùng và  mãi mãi không bao giờ có thể quên được; khi nhìn lại những hình ảnh, qua những đoạn phim với những bộ xương trắng lạnh vừa được quật lên từ những hố, hầm tập thể, những vành khăn tang phủ trắng mái đầu, những tiếng nấc nghẹn, những dòng huyết lệ chảy dài trên má của những người mẹ, người vợ, khóc chồng, khóc con; những tiếng khóc làm đau xé đến tận tâm can, những tiếng khóc như thấu đến Trời cao! Những nỗi đau mà ngôn ngữ của nhân loại không thể nào diễn đạt!!!
 
Trong những đớn đau trùng trùng chất ngất ấy, kể từ Tết Mậu Thân: 1968- 2008, suốt bốn mươi năm qua, đáng lẽ chính những người đã gây ra, đã gieo rắc tang thương trên khắp mọi miền của đất nước; chính họ phải nói lên những lời tạ tội. Nhưng không, bởi mù lòa tận trong  tâm trí, nên họ đã không biết được những hành vi tội ác của chính họ đã gây ra. Chẳng những thế, mà họ còn công khai viết lại những hành vi tàn ác, bất nhân của bốn mươi năm về trước.
 
Nhân dịp tưởng niệm bốn mươi năm cuộc thảm sát Mậu Thân. Trước khi viết lại những tội ác của những kẻ đã nhúng tay vào máu của đồng bào vô tội; tôi xin phép các bậc phụ huynh, để xin được có lời thành kính chia xẻ muộn màng đến các gia đình và các nạn nhân trong cuộc thảm sát Tết Mậu Thân, 1968,  kể cả những gia đình và cũng là nạn nhân của miền Bắc Việt Nam; bởi  chính họ hay người thân cũng đã là nạn nhân của cái gọi là “Sinh Bắc tử Nam” đã bị Hà Nội đẩy vào Nam, để rồi đã phải bỏ mình hoặc trở thành tàn phế trong trận chiến Mậu Thân. Một trận chiến đáng lẽ  không nên để xảy ra, nếu Cộng sản Hà Nội không có một quyết định sai lầm để rồi nó đã trở thành một đại tội đối với dân tộc, mà đời đời khó xóa nhòa trong tâm khảm của người dân Việt.
 
Người Cộng sản Việt Nam thường biện minh rằng: “Quyết định cuộc Tổng công kích Mậu Thân của chúng ta cũng như quyết định của vua Quang Trung … ”. Tôi không biết cái đầu của những người Cộng Sản Việt Nam nó chứa những thứ gì mà họ lại đem so sánh như vậy. Bởi, ngày xưa vua Quang Trung đánh quân nhà Thanh, quân Tàu, là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc; vì thế, người Việt Nam có quyền  tận dụng tất cả những thủ đoạn hầu để chiến thắng quân thù, vì giặc Tàu là đội quân xâm lăng. Còn “Cuộc tổng công kích tết Mậu Thân” là CSVN đã quyết định xuống tay giết hại đồng bào miền Nam trong những ngày thiêng liêng là Tết cổ truyền của dân tộc, chưa nói đến chuyện vi phạm Hưu Chiến trong ba ngày tết.
 
Những kẻ đã nhúng tay vào máu của đồng bào trong cuộc thảm sát Tết Mậu Thân, 1968:
 
Tại Sài Gòn - Hòa Thượng Thích Trí Dũng:
 
Và bây giờ, tôi xin phép quý độc giả để trở lại với những tên đồ tể trong cuộc thảm sát kinh hoàng này:
 
Trước hết, phải kể rõ cho mọi người cùng biết đến những hành vi làm giặc của một  “Vị Cao Tăng” của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất (Ấn Quang)  đó là “Hòa thượng” Thích Trí Dũng, hiện đương còn sống tại Việt Nam, qua những lời kể của chính “Hòa thượng” Thích Trí Dũng về những công lao từng nuôi giấu Lực lượng Biệt động  Sài Gòn-Gia Định, thuộc Lữ đoàn 316, trong đó có Thiếu tướng Việt Cộng Trần Hải Phụng và một số lượng vũ khí lớn lao được chính Thích Trí Dũng đã cạy nắp mộ của ông Ngô Đình Cẩn, một người yêu nước và chống cộng, rồi đem bỏ tất cả súng đạn vào, để bắt cái xác chết của ông Ngô Đình Cẩn phải giữ súng đạn của Việt cộng từ năm 1964 cho đến ngày 30-4-1975. Đặc biệt, trong cuộc thảm sát tết Mậu Thân, Thích Trí Dũng đã là một tên đồ tể, đã từng xuống tay sát hại dân lành.  Tôi xin mời quý vị cùng đọc những lời giới thiệu của “nhà báo” Việt Nhân  cùng  lời kể của chính Thích Trí Dũng bằng giấy trắng mực đen trên tờ Thế Giới Mới số 220, xuất bản ngày thứ hai 20-1-1997 tại Sài Gòn, nơi trang 66-67 và 68. Sau đó in thành sách: “Tài Trí Việt Nam: Người Dựng Chùa Một Cột ở Miền Nam”. Tôi xin trích lại nguyên văn như sau:
 
* “Hòa Thượng Thích Trí Dũng đã đóng góp cho cách mạng rất nhiều, ông là nhà sư được Hồ Chủ Tịch viếng thăm và mời cơm… Tên tuổi ông được gắn liền với quá trình xây dựng Chùa Một Cột (Nam Thiên Nhất Trụ) ở miền Nam …. Chùa Nam Thiên Nhất Trụ (NTNT) hiện tọa lạc tại số 1/90 đường Nguyễn Du, thị Trấn Thủ Đức, (TP Hồ Chí Minh), được khởi công xây dựng theo mẫu chùa Một Cột tức chùa Diên Hựu- một công trình văn hóa nỗi tiếng có từ thời Lý, ở thủ đô Hà Nội”.
 
Hòa Thượng” Thích Trí Dũng kể lại:
 
“Khi xây dựng chùa Nam Thiên nhất Trụ (Chùa Một Cột tại miền Nam) chính quyền Ngô Đình Diệm đã nhiều lần ngăn cản vì sợ chùa sẽ khơi dậy trong lòng người dân đang sống ở nửa miền đất nước bị người Mỹ chiếm đóng, ý thức dân tộc, sự mong muốn đấu tranh cho nước nhà thống nhất, độc lập và tự do. Lúc đó, đại diện văn phòng phủ Tổng Thống Sài Gòn bảo rằng: Hòa thượng muốn làm gì thì làm nhưng không được xây Chùa Một Cột. Tôi hỏi tại sao, họ trả lời: ”Nếu Chùa Một Cột được xây dựng thì sau này cộng sản Bắc Việt sẽ vào cư ngụ ở đây”. (Ôi! Tổng Thống Ngô Đình Diệm là vị đã Tiên Tri được tất cả mọi sự, lời người viết). Nhưng bất chấp tất cả, chùa Nam Thiên Nhất Trụ vẫn được xây dựng. Chính trong quá trình đào hồ Long Nhẫn để định móng xây chùa, những người thợ đã phát hiện ra tảng đá lớn dài 1,3m, dày 0,2m. Nhờ mãnh vỡ, mọi người mới biết đây không phải là đá, khi đập ra, họ thấy bên trong có một cổ vật bằng bạch kim, hình tròn, đường kính 0,38m, dày hơn 1cm, nặng 6,2kg, trên mặt khắc 4 chữ Hán ”Ngũ Tử Đăng Khoa” và 21 hoa văn đặc sắc, cổ vật này được nhà tư sản người Hoa là Lý Long Thân đòi mua với giá 4 triệu đồng (bốn triệu đồng) và 200 lượng vàng (hai trăm lượng vàng) thời giá lúc đó. Người Mỹ khi khảo sát cổ vật cũng đã ngỏ ý được đổi bằng một bệnh viện 3 tầng với 600 giường, có đầy đủ dụng cụ Y khoa. Cả Tổng Thống Ngô Đình Diệm khi biết cũng đã cử người xuống thương lượng xin được lấy cổ vật ấy, hứa sẽ đáp ứng mọi yêu cầu, nhưng tôi (HT Thích Trí Dũng) là người chủ trì việc xây cất chùa vẫn một mực chối từ và đem giấu cổ vật đi. Cho đến khi nước nhà thống nhất tôi đã tình nguyện hiến cổ vật cho nhà nước: Ngày 25-8-1988, Phó Thủ tướng Phan Văn Khải, Thượng tướng Trần Văn Trà, Thiếu tướng Trần Hải Phụng, giáo sư Trần Văn Giàu cùng các nhà nghiên cứu khảo cổ đã đến tiếp nhận cổ vật đem vế trưng bày ở phòng “Sài Gòn xưa” của Bảo tàng cách mạng TP. Hồ Chí Minh.
 
* Hòa Thượng Thích Trí Dũng kể về những thành tích cách mạng:
 
“Năm 1947, hơn 2000 nhân sĩ, trí thức yêu nước bị phái Công Giáo phản động bắt giam ở nhà hầm Phát Diệm. Lúc đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và ông Hồ Tử Du với lá thư riêng của Hồ Chủ Tịch đã đến Đồng Đắc ủy nhiệm cho tôi - trên cương vị Đại diện Phật giáo Cứu quốc Trung ương - bằng mọi cách phải giải thoát. Nhờ sự hậu thuẫn của cách mạng, việc giải thoát đã thành công. Với thành tích này, tôi được Hồ Chủ Tịch khen thưởng và được tướng Nguyễn Sơn mời làm cố vấn.  Sau khi giải thoát cho 2000 nhân sĩ, trí thức, tôi bị bọn Công Giáo phản động tuyên án tử hình. Để tránh sự trả thù và thể theo yêu cầu của một số Phật tử Nam Kỳ, năm 1953 tôi vào miền Nam.
 
  Từ khi vào Nam tôi đã xây chùa Linh Giác ở Đà Lạt, chùa Phổ Chiếu, Phổ Minh ở Gò Vấp, chùa Phổ Quang ở Tân Bình, tôi quyết đinh xây dựng Chùa Một Cột tại làng Đại Học Thủ Đức, phỏng theo mô hình Chùa Diên Hựu (Một Cột) ở Hà Nội. Bị chính quyền Ngô Đình Diệm cản ngăn, tôi về mướn người rào kín khu đất định xây chùa lại, thuê thợ đến làm từ 4 giờ chiều đến 11 giờ đêm. Biết được sự kiện tôi lén xây dựng chùa, chính quyền Diệm sai người đến yêu cầu tôi phá ngay vì lý do chính trị. Tôi nói với họ: Tôi chỉ biết xây chứ không biết phá. Cản ngăn không được, họ lại đưa tiền cho tôi để tôi xây dựng chùa khác, nhưng tôi không chịu. Thế là họ đành để tôi xây dựng chùa mà không lấy tiền lại.
 
Năm 1964, tại Chùa Một Cột (Nam Thiên Nhất Trụ) Thủ Đức qua trung gian là anh Bùi Kỳ Vân, anh Nguyễn Đức Lộc là  Chính trị viên đội Biệt động Thủ Đức, tôi gặp anh Nguyễn Văn Bá, ông Nguyễn Văn Thăng hiện đều là anh hùng Quân đội Nhân dân Việt Nam và đều ở Đội Biệt động Sài Gòn-Gia Định ngày ấy. Họ đã nhờ tôi tạo điều kiện cho Lực lượng Biệt động Sài Gòn-Gia Định thuộc Lữ đoàn 316 xây dựng cơ sở bí mật tại Chùa Một Cột và Chùa Phổ Quang ở gần sân bay Tân Sơn Nhất-là hai ngôi chùa do tôi kiến tạo và trụ trì. Tôi đồng ý, thế là hai ngôi chùa này trở thành hai cơ sở hoạt động bí mật của Biệt động Sài Gòn-Gia Định cho đến ngày 30-4-1975.
 
Trong cuộc Tổng công kích Mậu Thân 1968, Chùa Phổ Quang là điểm khai hỏa đánh sân bay Tân Sơn Nhất; ở đây tôi đã qua mắt địch, để che giấu một số lượng lớn vũ khí và Lực lượng Biệt động Sài Gòn-Gia Định thuộc Lữ đoàn 316.  Chùa Phổ Quang cũng là nơi ở của Thiếu tướng Trần Hải Phụng và anh hùng Lực lượng vũ trang Nguyễn Văn Bá, chùa thường xuyên bị địch để ý. Để che mắt địch, chúng tôi đã cạy nắp mồ Ngô Đình Cẩn em ruột Ngô Đình Diệm, chôn trong chùa Phổ Quang để giấu vũ khí. Chính vì vậy, địch không ngờ tới. Còn sự di chuyển của các chiến sĩ Lực lượng Biệt động thì đích thân tôi đã lái xe hơi chở họ nên địch không thể ngờ được. Vì thế, vũ khí và con người được giữ gìn cho đến giờ chót”.
 
  Quý vị vừa đọc qua những lời kể của chính “Hòa Thượng” Thích Trí Dũng, từng là thành viên lãnh đạo Trung ương Phật giáo cứu quốc từ năm 1946; với những thành tích thâm niên làm cộng sản. Đặc biệt trong cuộc thảm sát Mậu Thân 1968, như đã trích ở trên, là một bằng chứng không thể chối cãi, tôi nghĩ rằng không cần phải viết thêm điều gì nữa cả.
 
Tuy nhiên, có một điều đáng nói là trước đây vào tháng 4 năm 1998, Thích Trí Dũng sang Hoa Kỳ để làm công tác ngoại vận, khi đến các chùa Thích Trí Dũng đã bị đông đão Phật tử phản đối thì tất cả các hàng tăng lữ có mặt tại Hoa Kỳ đã ra  “Thông bạch-Bạch thư” gồm có nhiều chữ ký của các sư sãi Ấ Quang nội dung nguyên văn như sau:
 
“Thông Bạch của hàng Giáo Phẩm Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ”.
 
“Chúng tôi ký tên dưới đây là hàng giáo phẩm đứng đầu các tổ chức Phật giáo Việt Nam đang hành đạo tại Hoa Kỳ minh định rằng:
 
Đại lão Hòa thượng Thích Trí Dũng, là một bậc đạo hạnh chân tu, ấu niên xuất gia, đã đi hành đạo tại miền Nam Việt Nam từ năm 1954. Đại lão Hòa thượng luôn luôn hướng về Phật sự, từ thiện, xã hội, lập chùa mở cảnh. Ngài đã tạo một ngôi chùa Nam Thiên Nhất Trụ tại làng Đại Học Thủ Đức từ năm 1972. Hiện nay ngôi chùa này là một danh lam mang sắc diện Văn Hóa Lịch Sử Phật Giáo hưng thịnh từ thời nhà Lý.  Đại lão Hòa thượng Thích Trí Dũng trong chuyến viếng thăm Phật Giáo các nước Á Châu do cộng đồng Phật Giáo thỉnh mời; Ngài có ghé thăm các Pháp hữu Sơn Môn tại các tu viện, Phật cảnh Già Lam tại Hoa Kỳ. Ngài không hề tham gia bất cứ tổ chức chính trị nào từ năm 1954. Chúng tôi luôn luôn tôn kính Ngài là bậc Trưởng Thượng Cao Tăng.
 
Ngày 27 tháng 5 năm 1998.
 
Đồng ký tên:
 
Hòa Thượng Thích Thanh Cát:  Tăng thống Giáo hội Liên Tông Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ.
 
Hòa Thượng Thích Mãn Giác:  Hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ.
 
Hòa Thượng Thích Hộ Giác:  Tăng Thống Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam hải ngoại- Chủ tịch Hội đồng điều hành Văn Phòng II Viện Hóa Đạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Hoa Kỳ.
 
 Hòa Thượng Thích Giác Nhiên:  Pháp chủ Giáo Hội Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới.
 
Hòa Thượng Thích Minh Thông:  Tổng thư ký Hội đồng Phật giáo Á Châu tại Hoa Kỳ.
 
Một lần nữa quý độc giả lại đọc thêm những lời lẽ của các “cao tăng” trong cái “Thông Bạch của hàng giáo phẩm đứng đầu các tổ chức Phật giáo Việt Nam đang hành đạo tại Hoa Kỳ minh định” như trên đây; tôi nghĩ rằng quý độc giả đã thấy mọi vấn đề đều chẳng có một tí nào minh bạch cả. Bởi thế, nên tôi thấy không cần phải viết thêm điều gì mà xin dành sự phán xét cho quý vị. Ngoài ra, Thích Trí Dũng cũng cho biết:  Cả Tổng Thống Ngô Đình Diệm khi biết cũng đã cử người xuống thương lượng xin được lấy cổ vật ấy, hứa sẽ đáp ứng mọi yêu cầu, sau khi không ngăn cản được việc xây chùa, nên đành phải đưa tiền cho Thích Trí Dũng xây chùa Nam Thiên Nhất Trụ.  Như vậy, ngay từ đầu Thích Trí Dũng đã ngang nhiên chiếm đất rồi tự ý làm chùa và Nam Thiên Nhất Trụ đã do chính tiền bạc của Tổng Thống Ngô Đình Diệm mà có. Nhưng không riêng chùa Nam Thiên Nhất Trụ mà tất cả các chùa từ ba miền Nam-Trung-Bắc, kể từ thưở xa xưa là do các Triều đình, các Chúa Nguyễn … các quan, đến hàng lý trưởng, trùm trưởng đã xây dựng. Rồi đến hai nền Cộng Hòa Việt Nam cũng đã do tiền bạc của chính phủ, của các Tỉnh trưởng, Thị trưởng, Quận trưởng, xă trưởng… cung cấp để xây dựng và Phật giáo cũng đã ngang nhiên chiếm dụng đất làm chùa, chứ chẳng có một tờ giấy gì để làm bằng chứng là chủ quyền-sỡ hữu. Như thế, những ngôi chùa tại Việt Nam hết thảy đều vĩnh viễn thuộc về di sản của Quốc Gia. Vì vậy, không một phe phái nào có thể tranh giành được cả.
 
Riêng Hòa thượng Thích Tâm Châu không ký vào cái “Thông Bạch” này mà chỉ nói:  “Chỉ biết trước kia Hòa thượng Thích Trí Dũng có tham gia vào Hội đồng Liên tôn và Trung ương Phật giáo cứu quốc”  ngoài ra không nói gì thêm. Mặc dù vậy, nhưng nhiều người đã nói rằng Hòa thượng Thích Tâm Châu biết rõ nhưng không chịu nói.
 
Nhưng, bất cứ kẻ nào ngoại cuộc muốn nói bất kể điều gì, cũng không bằng những lời của chính “Hòa thượng” Thích Trí Dũng bằng giấy trắng mực đen công khai trên sách - báo với cái tựa đề: “Tài Trí Việt Nam: Người dựng Chùa Một Cột ở Miền Nam”.
 
Khi nhắc đến “Thượng tọa” Thích Trí Quang, là nói đến một “nhà sư” đã vi phạm hết tất cả những điều mà trong “Ngũ Giới” của nhà Phật đã nghiêm cấm. Thích Trí Quang đã từng gieo máu lửa trong các cuộc bạo loạn trên khắp Miền Nam Tự Do; nhưng kinh hoàng nhất vẫn là cuộc “đấu tranh bàn thờ Phật xuống đường” tại miền Trung.  Đã có quá nhiều những bài viết về Thích Trí Quang. Song có nhiều điều tôi không thấy vị nào nhắc đến, tôi có nhiều tài liệu chứng minh. Vì thế, nhân đây tôi chỉ nói đến một điều như sau:
 
Khi hay tin Hồ Chí Minh chết, “Thượng tọa” Thích Trí Quang đã tổ chức lễ cầu siêu-lễ truy điệu ngay tại chùa Ấn Quang, có nhiều “Phật tử” tham dự. Trong buổi lễ truy điệu này Thích Trí Quang đã sử dụng những bông hoa màu đỏ, và bông hoa màu vàng đặt ở giữa, tượng trưng cho cờ đỏ sao vàng của đảng cộng sản, làm thành một vòng hoa, hai bên treo đôi câu đối:
 
“Nam-Bắc toàn dân quy thượng chính;
Á-Âu thế giới kính tu mi”.
 
Hai chữ cuối của hai câu đối là chữ “Chính” và chữ “Mi”, đọc lái hay ngược lại là Chí Minh. Và trong bài điếu văn Thích Trí Quang đã đọc trong lễ truy điệu có đoạn như sau:
 
“Nhớ đến Bác càng thương càng khóc, thấy bọn giặc thêm hận thêm thù. Khóc là khóc đấng thiên tài lỗi lạc, đuổi xâm lăng đòi độc lập tự do, trọn đời mãi âu lo cho dân tộc, quê hương đó, nước non còn đó, uất hận thay, vật đổi sao dời. Thương tiếc bấy! Hoa trôi nước chảy. Nghĩ mấy đoạn lệ tràn chan chứa, nhớ công ơn cảm động can tràng … Thù là thù bọn tàn bạo dã man, mong cướp nước hại người, làm những việc bất lương vô nghĩa … ”
 
Trên đây, chỉ là một trong những việc làm của Thích Trí Quang. Chỉ chừng ấy thôi, mọi người chắc không một ai kể cả Thích Trí Quang có thể chối cãi được.  Vì không thể ghi chép hết, nên tôi đành phải xin gác lại để viết tiếp về những “cao tăng” khác.
 
 Cuộc Thảm Sát Tại Huế  và Hòa Thượng Thích Đôn Hậu:
 
Trước đây,  tôi đã nói qua về Thích Đôn Hậu, bởi những hành vi cộng sản, đăc biệt là trong cuộc bạo loạn bàn Phật xuống đường tại thành phố Đà Nẵng; vì thế, dân Đà Nẵng đã thường gọi là “Thích Đâm Hậu-Thích Đoản Hậu”.
 
Tại miền Trung, đặc biệt là tại Đà Nẵng, từ trước ngày 30/4/1975, đã có rất nhiều sư sãi Ấn Quang từng gieo rắc tang thương, máu lửa cho đồng bào vô tội; song có lẽ ít ai biết được những “tăng sĩ” đó gần hết là người Quảng Trị- Huế, đã được Thích Đôn Hậu đưa vào Đà Nẵng để “xây dựng cơ sở”, đã tìm mọi cách để nắm giữ những chức vụ quan trọng để chuẩn bị cho những cuộc nổi loạn cướp chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, trong số này có những tên nổi tiếng sắt máu quen thuộc như: Thích Minh Chiếu, Thiếu tá Trưởng phòng Tuyên úy Vùng 1, Quân khu 1.Kiêm Chánh đại diện Giáo hội Phật giáo Đà Nẵng… Tôi sẽ viết đầy đủ về những hành vi độc ác của những sư sãi cộng sản này ở một bài khác. Riêng Thích Minh Chiếu hiện nay đương là chủ:
 
“Chùa Phật GiáoViệt Nam” tại 1651 S. King St. Seattle, WA. 98144, USA. Điện thoại số: (206) 323-2269. (Địa chỉ và số điện thoại này cho đến nay vẫn không thay đổi).
 
Thích Minh Chiếu đã đứng đầu hầu hết các cuộc thảm sát tại Đà Nẵng; từ cuộc thảm sát tại Thanh bồ-Đức Lợi- 24/8/1964- Cuộc “đấu tranh” bàn Phật xuống đường mùa hè 1966 và Tết Mậu Thân, 1968, trong cuộc tấn công của cộng quân vào thành phố Đà Nẵng ... Sau ngày 30/4/1975, Thích Minh Chiếu sang Hoa Kỳ cũng liên tục được “suy cử” vào “Viện Hóa Đạo II “. Ngoài ra còn nhiều “tăng sĩ” nữa như : Thích Minh Tuấn: Hiệu trưởng trường Trung học Bồ Đề, Đà Nẵng, Phó Đại diện Tỉnh hội Đà Nẵng. Ngày 30/4/1975, Thích Minh Tuấn đã cùng một số sư sãi Phật giáo Ấn Quang đã đưa từng đoàn xe ra tận núi rừng để rước bộ đội Bắc Việt vào thành phố Đà Nẵng như tôi đã từng viết và sẽ tiếp tục viết thêm vì chưa đầy đủ.
 
Nói đến cuộc thảm sát tại Huế, tôi không biết có nhiều vị nào còn lưu giữ được những tài liệu về Huế. Riêng tôi, hiện vẫn có trong tay những tài liệu và hình ảnh chính xác về những tên đồ tể trong cuộc thảm sát này. Đứng đầu là một “cao tăng” của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất: Hòa thượng Thích Đôn Hậu, người nắm giữ nhiều chức tước trong hàng giáo phẩm của Ấn Quang và là người nắm tất cả quyền sinh sát trong trận chiến Mậu Thân tại Huế;  đồng thời HT Thích Đôn Hậu còn có một số đông đồ đệ nổii tiếng có máu lạnh, giết người không biết gớm tay; những kẻ đó gần hết là dân Quảng Trị-Huế, sống tại Huế, hoặc gốc Quảng Trị-Huế nhưng đã được Thích Đôn Hậu đưa vào Thành phố Đà Nẵng để hoạt động cộng sản và xây dựng cơ sở, đa số hiện vẫn còn đương sống ở trong và ngoài nước.
 
Trước đây, tôi đã có viết qua về Thích Đôn Hậu; song đây là một bài viết để tưởng niệm bốn mươi năm cuộc thảm sát Mậu Thân, 1968-2008. Vì vậy, một lần nữa, tôi tự thấy cần phải nêu lên tất cả những chứng tích và cũng là những tội ác của Thích Đôn Hậu như sau đây:
 
Hòa thượng Thích Đôn Hậu, tên thật là Diệp Trương Thuần, sinh năm Ất Tỵ (16/2/1905) tại làng Xuân An, xã Thiện Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
 
Năm 1945: Chủ tịch Hội Phật giáo cứu quốc Trung Bộ, kiêm Chủ tịch Hội Phật giáo tỉnh Thừa Thiên, trụ trì chùa Thiên Mụ (Huế).
 
Năm 1947: Cố vấn Đạo hạnh Hội Phật giáo Trung phần.
 
Năm 1949: Chánh Hội trưởng Tổng trị sự Hội Phật giáo Trung Việt.
 
Năm 1952: Tại Đại hội giáo hội Tăng già toàn quốc được “suy cử” làm Giám luật Giáo hội Tăng già toàn quốc.
 
Năm 1963:  “Cố vấn Phong trào đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chế độ độc tài Ngô Đình Diệm”.
 
Năm 1968 ( Tết Mậu Thân ):  Với những chức vụ: Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam - Ủy viên Hội đồng cố vấn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam- Chánh Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất Miền Vạn Hạnh ( tức miền Trung) Thích Đôn Hậu đã ra lệnh cho những đồ đệ như: Lê Văn Hảo, hiện có mặt tại Paris ( Pháp quốc), Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Phan Xuân Huy … và cả lũ cộng sản nằm vùng tại Huế đã mở “Tòa án nhân dân” ở trong “chùa” Tường Vân và “chùa” Quang Tự, để lần lượt bắt hàng trăm người ra “xử tội” bằng cách chém, giết vô cùng dã man và tàn ác, rồi chôn xác của đồng bào ngay tại sân chùa. Sau đó, đã tiếp tục mở thêm những phiên tòa khác để chỉ tuyên án tử hình hàng ngàn đồng bào vô tội ở nhiều nơi khác,  trong đó có bốn vị giáo sư ngoại quốc, Linh Mục Bửu Đồng cùng đông đảo giáo dân; nhưng tuyệt đối không hề có một sư sãi nào của Phật giáo Ấn Quang bị trầy sướt một tí gì cả. Khi Quân đội VNCH tái chiếm thành phố Huế, Thích Đôn Hậu đã cùng Việt công chạy ra chiến khu. Sau đó, Thích Đôn Hậu ra Bắc và đã được và “lấy làm vinh dự vì đã được gặp, được ngồi ăn chung và chụp hình chung với Chủ tịch Hồ Chí Minh”  (chúng tôi đang có trong tay những tấm hình đó, chúng tôi sẽ lần lượt đưa những tấm hình của những tên thầy chùa đầu trọc, mặc áo cà sa, nhưng trên ngực lại đeo lủng lẳng những tấm Huân chương, Huy chuong do cộng sản Hà Nội trao gắn). Trở lại với Thích Đôn Hậu, mặc dù ra chiến khu; nhưng Thích đôn Hậu đã để lại hai “nhà sư” thân cận vì nghĩ rẵng chính phủ không biết, hoặc không thể nghi ngờ gì về họ; bởi đã nhiều năm hai “nhà sư” này là người được Đức Từ Cung vì không biết họ là cộng sản, nên đã giao cho công việc hàng ngày lo chăm sóc các lăng mộ của Hoàng tộc, đó là Hòa thượng Thích Như Ý, tọa chủ chùa Trà Am và là Phụ tá Pháp sự Chánh Đại diện miền Vạn Hạnh; và Thượng tọa Thích Quảng Lợi là Tùy viên của Chánh Đại diện miền Vạn Hạnh ( Thích Đôn Hậu) cùng hơn hai trăm cơ sở nằm vùng; mục đích để hoạt động cộng sản hợp pháp. Nhưng, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã bắt được quả tang và tịch thu rất nhiều tài liệu quan trọng. Vì vậy, cả hai người này đã bị bắt giam.  Sau đó, được Đức Từ Cung vì nghĩ đến công lao của hai “vị sư” đã nhiều năm chăm sóc các lăng mộ của Hoàng tộc, nên đã nhờ đến một người lãnh đạo chính trị tại miền Trung can thiệp với Đại tá Lê Văn Thân tỉnh trưởng tỉnh Thừa Thiên, kiêm thị trưởng Huế. Vì vậy,  hai ”vị sư” này không bị đưa ra Tòa án Quân sự Mặt trận mà chỉ bị xử phạt hành chánh.
 
Tuy nhiên, vì những bằng chứng làm cộng sản quá lớn nên chính quyền không thể tha bổng được; vì thế, sau những lần truy xét, Ủy ban An ninh tỉnh Thừa Thiên-Huế đã  kết án “Thượng tọa” Thích Quảng Lợi: “An trí và lưu đày Côn Đảo”; khi ra Côn Đảo Thích Quảng Lợi đã ở chung với “Hòa thượng” Thích Minh Nguyệt tại chùa Sơn Hòa Tự. Thích Minh Nguyệt sau năm 1975, trở về Sài Gòn là một nhân vật sát cánh, kề vai với  Hòa thượng Thích Đức Nhuận trong “Giáo hội Phật giáo Việt Nam”, nhìn vào tấm hình của “Hòa thượng” Thích Thiện Hào mặc áo cà sa, đầu trọc lóc, với những tấm Huân chương-Huy chương đỏ chói đã được Hà Nội trao gắn trên ngực, ai mà không khiếp đảm trước những “vị cao tăng” ngày nay!!!
 
Năm 1973, Thích Quảng Lợi được trao trả nhân viên dân sự tại Lộc Ninh; song Thích Quảng Lợi đã xin ở lại trên lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa theo thủ tục Chiêu Hồi.
 
Riêng “Hòa thượng” Thích Như Ý, chỉ bị xử phạt 10 năm đồ lưu; không bị ngồi tù nhưng phải ra khỏi Thừa Thiên-Huế và ngược lại không được trở lại Thừa Thiên-Huế. Trong thời gian chịu án đồ lưu Thích Như Ý khi thì vào Sài Gòn ở chùa Già Lam cùng Hòa thượng Thích Trí Thủ, lúc ra Đà Nẵng thì ở trong chùa Pháp Lâm với Hòa thượng Thích Quang Thể. Cho đến năm 1974, cả hai “vị sư” Thích Như Ý và Thích Quảng Lợi đã được sự vận động của vị ân nhân đã nói ở trên để cả hai được về chùa Khuôn hội Phật giáo Sơn Trà, phường Thọ Quang, quận 3, Đà Nẵng. Tại đây, Thích Quảng Lợi là Trụ trì, Thích Như Ý là cố vấn pháp sự.
 
Trở lại với những “công lao” của Thích Đôn Hậu cả đạo lẫn đời như đã kể, Thích Đôn Hậu đã từng nắm giữ những chức vụ quan trọng như nhiều người đã biết, nên ngày 28/2/1969: Thích Đôn Hậu đã nhân danh ”Đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam” ra Bắc gặp Hồ Chí Minh và Tôn Đức Thắng, nhìn vào những tấm hình chụp trong buổi “tiếp kiến” này cho thấy Thích Đôn Hậu ngồi đối diện Hồ Chí Minh, bên cạnh là Tôn Đức Thắng, tất cả có mặt 12 người, trong đó có Phùng Văn Cung.
 
Do những “công lao”  to lớn đối với “cách mạng” Thích Đôn Hậu đã được Hà Nội đưa đi thăm nhiều nước như: Nga, Tiệp Khắc, Mông Cổ … và đi dự nhiều hội nghị quốc tế  cộng sản.
 
Năm 1975: Như một hung thần, Thích Đôn Hậu đã ra lệnh cho đồ đệ khắp nơi đưa xe ra tận núi rừng để rước bộ đội miền Bắc vào miền Nam.  Tại Đà Nẵng ngày 18/5/1975, Thích Đôn Hậu đã ra lệnh cho Phật tử và đồng bào: “Mỗi gia đình phải có ít nhất một người đi diễn hành, khi đi mọi người phải cầm đèn gió trên tay để đốt sáng trong đêm cho thêm hồ hởi, phấn khởi và vừa đi vừa hô khẩu hiệu,đến sáng ngày 19/5/1975, tất cả phải tập trung về chùa Pháp Lâm tức chùa Tỉnh Giáo hội Phật giáo Quảng Nam-Đà Nẵng để mừng lễ sinh nhật của Hồ chủ tịch vĩ đại”.  Tôi sẽ viết về cuộc diễn hành tại Đà Nẵng trong một bài khác; và Thích Đôn Hậu đã chủ trì lễ sinh nhật của Hồ Chí Minh tại “chùa” Pháp Lâm ở số 500, đường Ông Ích Khiêm, Đà Nẵng.
 
Năm 1976: Đắc cử đại biểu Quốc hội cộng sản khóa VI đơn vị Bình-Trị-Thiên, và là “Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”.
 
Năm 1981: Tại Đại hội thống nhất Phật giáo Việt Nam, dưới sự chứng minh của Hòa thượng Thích Trí Thủ, Hòa thượng Thích Đức Nhuận, Hòa thượng Thích Trí Tịnh, Hòa thượng Thích Thiện Siêu, Hòa thượng Thích Thanh Từ, Hòa thượng Thích Minh Nguyệt, Hòa thượng Thích Thiện Hào … Thích Đôn Hậu đã được “suy cử” vào Hội đồng chứng minh và giữ chức Phó pháp chủ kiêm giám luật.  Đã được Hà Nội trao tặng những phần thưởng như sau:
 
Huân chương Hồ Chí Minh- Huân chương Độc lập- Huy chương vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân …
 
Ngày 23/4/1992, lúc 19 giờ 55 phút (nhằm ngày 21-3  âm lịch) Thích Đôn Hậu đã chết tại chùa Thiên Mụ, Huế. Chấm dứt một kiếp người chỉ biết gieo tai họa, đau thương, tang tóc cho đồng bào vô tội.
 
Tại Đà Nẵng:
 
 Theo như các bài viết trên các trang báo ở trong nước như tờ An ninh Thế giới thì “… Cuộc tổng công kích tết Mậu Thân 1968 là phải đánh chiếm các thành phố Sài Gòn-Đà Nẵng-Huế …  ”; nhưng lại không cho biết tại sao khi đánh vào Đà Nẵng thì quân Bắc Việt đã phải thất bại ngay từ đầu, không chiếm nỗi thành phố Đà Nẵng, dù chỉ một giờ. Mặc dù,  Thích Minh Chiếu đã trang bị vũ khí cho “Phật tử” sẵn sàng tiếp ứng tại “chùa” Phổ Đà ở số 340 đường Phan Châu Trinh, Đà Nẵng. Nhưng rồi cả thầy trò Thích Minh Chiếu không thể hành động được vì Quân Đội đã bám sát chùa Phổ Đà cũng như các chùa khác. Vì thế, sau một trận giao tranh thì một số tàn quân đã  phải bỏ chạy, một số đông cán binh Bắc Việt đã chết nằm dọc theo cầu Trình Minh Thế và phía Đồ Xu; hai cánh quân này đã tấn công vào Trại Nguyễn Tri Phương: Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 1, Quân Khu 1.
 
Tuy nhiên, dù cộng quân đã thất bại, nhưng cũng gây thương vong cho một số đồng bào vô tội, như tôi đã nói là trên đường chạy loạn, bà chị dâu tôi đã bảo tôi “phải chạy vào chùa Phổ Đà vì gần và an toàn nhất”.Nhưng khi vào đến sân chùa Phổ Đà chị em tôi đã thấy Thích Minh Chiếu mang súng, nên quá hoảng sợ phải quay trở về nhà. Trên đường về tôi đã nhìn thấy những xác bé thơ nằm rải rác bên cầu Trình Minh Thế, dù đã chết, nhưng trên tay vẫn còn đôi viên pháo chưa kịp đốt!!!
 
 Trở lại với các bài báo trong nước, theo tôi,  không phải khi người ta không nói có nghĩa là không biết, mà vì không muốn nói hay không được nói. Chính vì vậy, nên nhân đây tôi xin nói giúp về những nguyên nhân đã khiến cho cuộc tấn công của cộng quân vào thành phố Đà Nẵng đã phải thất bại một cách thê thảm:
 
Tại sao Cộng Sản không chiếm nổi thành phố Đà Nẵng dù chỉ một giờ ?.
 
Sau khi Nền Đệ Nhất Cộng Hòa sụp đổ, ấp chiến lược bị phá bỏ. Vì thế, cộng quân dễ dàng đánh chiếm những quận miền núi, cũng như dễ dàng xâm nhập vào những thôn làng đã có sẵn những cán bộ cộng sản nằm vùng hoạt động hợp pháp. Tại Quảng Nam- Đà Nẵng trên tuyến đường Tam Kỳ-Đã Nẵng hàng ngày các loại xe chở khách chạy ngang qua Duy Xuyên và Điện Bàn là hai quận bị mất an ninh, và cũng là hang ổ của Việt cộng nằm vùng. Đặc công cộng sản thường xuyên đặt mìn, làm nỗ tung các loại xe chở khách, hoặc núp ở hai bên đường để nhắm bắn vào những chiếc xe chạy trên đường, gây thương vong cho rất nhiều hành khách. Vì vậy, chính quyền đã có lệnh các loại xe chỉ được chạy từ 9 giờ sáng sau khi quân đội đồng minh đã rà mìn và có cảnh sát kiểm soát; và đến 4 giờ chiều các loại xe phải ngưng không được chạy nữa để bảo toàn sinh mạng cho đồng bào. Nhưng, những biện pháp ấy vẫn không có hiệu quả; bởi cảnh sát không bao giờ dám kiểm soát những chiếc xe của các ông “nghị viên” và “tăng sĩ”. Đặc  biệt tại thôn Thanh Quýt, quận Điện Bàn (quê hương của Nguyễn Văn Trỗi), tại đấy có một vùng đất rộng lớn là nghĩa địa của chùa Khuôn hội Phật giáo Thanh Quýt, thường được gọi là “Gò Phật”, nằm sát phía trái Quốc lộ 1. Nhưng vô cùng ác hại là cái nghĩa địa này không phải chỉ chôn những người chết mà lại còn được “chôn” những “người sống”. Nhưng những người sống này “bị chôn” mà không chết. Vì họ không phải là dân thường mà là những đặc công- du kích Việt Cộng đã tự đào những hầm, hố, rồi tự “chôn” mình để ôm mìn, chất nổ TNT nằm chờ cơ hội thuận tiện là đem đặt xuống mặt đường để làm nổ tung tan xác cả xe lẫn người.
 
Tôi xin nhắc lại để các vị mà ngày xưa từng biết đến một vụ ám sát tại Gò Phật hồi tưởng về một cái chết vô cùng thương tâm. Tôi không nhớ được ngày tháng; nhưng tôi nhớ vào cuối năm 1967, và biết nạn nhân đó là Trung tá Lê Bá Trừng, Trưởng ty An ninh Quân đội Đà Nẵng. Trong lúc về thăm quê tại làng Bảo An, Điện Bàn, Quảng Nam. Trên đường trở về Đà Nẵng trước 4 giờ chiều nhưng ông đã bị VC bắn bể bánh xe rồi dùng dao găm đâm nát bấy cả thân thể, Trung tá Lê Bá Trừng đã chết ngay giữa Gò Phật. Sau đó, chính cuộc hành quân để lấy xác của Trung tá Lê Bá Trừng mà quân đội VNCH đã khám phá ra Gò Phật là sào huyệt của đăc công-du kích Việt cộng và đã bắt sống nhiều “Phật tử” đang nằm dưới những hầm, hố để chờ cơ hội giết người.
 
Ấy thế mà có một ông “Nghị viên” tại Đà Nẵng, hàng ngày cứ ra vào Gò Phật rồi về Đà Nẵng có nhiều đêm ngủ luôn tại Thanh Quýt mà vẫn bình an vô sự. Đó là “Nghị viên” Nguyễn Hiếu ”ông” này có lai lịch và những thành tích như sau:
 
Nguyễn Hiếu có một người em ruột tên Nguyễn Để, người Huế, đệ tử của Thích Đôn Hậu, mồ côi cha từ nhỏ, mẹ tái giá, vào Đà Nẵng lúc còn thiếu niên học nghề may. Sau đó lập gia đình, rồi chẳng biết làm sao cả hai anh em trở nên giàu to, cả hai mỗi người làm chủ một nhà may lớn nỗi tiếng tại Đà Nẵng. Nguyễn Hiếu làm chủ nhà may Đồng Tân, đường Độc Lập, đối diện chùa Long Thơ, sinh hoạt tại chùa, rồi làm Ủy viên trong Ban đại điện Tỉnh hội Đà Nẵng, được Phật giáo đưa ra tranh cử Nghị viên và đắc cử, còn Nguyễn Để làm chủ nhà may Bảo Toàn tại đường Đồng Khánh, cả hai đều là Phật tử đều làm công việc “Phật sự” rất đắc lực tại “chùa” Pháp Lâm ở số 500 đường Ông Ích Khiêm, tức chùa Tỉnh Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất Quảng Nam-Đà Nẵng.
 
Được sự sắp xếp của đồng hương là Thượng tọa Thích Minh Chiếu, Thiếu tá Trưởng phòng Tuyên úy Phật giáo Vùng 1- Quân khu 1. Kiêm Chánh Đại điện tỉnh Giáo hội Phật giáo Đà Nẵng.  Nghị viên Nguyễn Hiếu trở thành người tình của Nguyễn Thị Thùy Trang là chủ nhà may Thùy Trang, chuyên may áo dài  nỗi tiếng tại đường Khải Định. Thùy Trang quê quán ở Thanh Quýt là chị họ của Nguyễn Văn Trỗi, sinh hoạt tại chùa Pháp Lâm. Có điều lạ là ai cũng biết Thùy Trang là nhân tình của Thích Minh Chiếu lại bỗng nhiên trở thành tình nhân của Nguyễn Hiếu. Điều này dân Đà Nẵng thường suy luận như sau:
 
“Cái con Thùy Trang là bồ của Thích Minh Chiếu, nó chỉ đóng vai bồ thằng Hiếu theo sự chỉ đạo của Minh Chiếu, chứ thằng Hiếu không dám đụng cái lông chân của con Thùy Trang đâu”.
 
Nhưng có người lại nói: “Cho dù có đóng vai bồ của thằng Hiếu đi nữa, thì bắt buộc con Thùy Trang cũng phải cho thằng Hiếu “tí xíu” chứ, thì thằng Hiếu nó mới chịu tự tay lái xe chở súng đạn cho con Thùy Trang một thời gian dài, rồi những đêm chúng nó chở nhau về ngủ lại ở gia đình con Thùy Trang ở Gò Phật, chẳng lẽ thằng Hiếu nó chịu “ngủ chay” hay sao? Có thằng nào ngu mà chịu vậy”.
 
Song ai cũng biết về vụ án nổi tiếng này. Sau khi Hiếu được trả tự do, và cho đến năm 1975, Thùy Trang đã ở tù được 8 nãm mới được ra tù, trở về Đà Nẵng làm “Chủ tịch Ủy ban Chấp hành Phụ nữ Thành phố Đà Nẵng”, lúc này Thích Minh Chiếu thì đã sang Hoa Kỳ, mà Thùy Trang vẫn không “nối lại tình xưa” với Hiếu. Chuyện Hiếu- Thùy Trang có “tí xíu” hay không, có lẽ Thích Minh Chiếu cũng không biết được, chỉ có hai người là Thùy Trang tại Đà Nẵng, và Nguyễn Hiếu đương có mặt tại Hoa Kỳ mới biết được mà thôi.
 
Trở lại với vụ án trên, tôi xin thuật lại vụ án Nguyễn Hiếu-Thùy Trang, để quý độc giả cùng suy gẫm. Tôi không nhớ chính xác ngày giờ; song nhớ thời gian này là vào cuối năm 1967, cận Tết Mậu Thân 1968, bởi thời gian này tình hình an ninh trên tuyến đường Đà Nẵng-Tam Kỳ mỗi ngày càng bất an. Vì thế, nên nút chặn tại ngã ba Huế, ở đấy giữa tuyến đường Tam Kỳ-Đà nẵng lại giáp với tuyến đường chạy ra đèo Hải Vân để đi Huế; nút chặn sinh tử này đã được giao cho Liên Đoàn Biệt Động Quân, Bộ chỉ huy đặt tại Phú Lộc, Đà Nẵng kiểm soát thay cho cảnh sát, nhưng Nguyễn Hiếu không hề hay biết nên vẫn an nhiên như thường lệ, cứ hàng ngày Hiếu chở Thùy Trang trên xe của Hiếu về quê Thùy Trang ở Gò Phật, Thanh Quýt có khi ngủ lại hôm sau mới về Đà Nẵng để chở thuốc lá cho Thùy Trang. Một điều ít có là chủ một nhà may áo dài lớn nỗi tiếng lại có nhan sắc, giàu có mà đi buôn thuốc lá, (loại thuốc lá chỉ mới vừa thu hoạch, bó lại từng bó, còn nguyên cả cuống và lá, có mùi hôi nồng nặc) chẳng biết Hiếu có hiểu được chuyện ngược đời này đã khiến cả hai sa vào lưới hay không?
 
Thực ra,  Nguyễn Hiếu và Thùy Trang đã ỷ vào ba lá bùa hộ mệnh đã có trong tay đó là: Sự vụ lệnh của Thích Minh Chiếu, Thiếu tá Trưởng phòng Tuyên úy Phật giáo Vùng 1- Quân khu 1- Kiêm Chánh Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất tại Đà Nẵng;  Sự vụ lệnh thứ hai là của ông Ngô Đức Đường, Chủ tịch Hội đồng Thành phố Đà Nẵng cấp cho Nghị viên Nguyễn Hiếu để đi lại và sự vụ lệnh thứ ba là của Đại tá Lê Chí Cường, Thị trưởng Đà Nẵng.  Bởi vậy, nên mỗi lần có cảnh sát chặn xe thì Hiếu cứ đưa ba cái Sự vụ lệnh đó ra, thì chẳng có cảnh sát nào dám kiểm soát xe của Hiếu cả.  Nhưng “đi đêm có ngày gặp ma”. Hiếu đã không dè cái nút chặn ngã ba Huế đã thuộc quyền kiểm soát của Biệt Động Quân, để rồi một chiều cuối năm 1967, khi ông nghị viên Nguyễn Hiếu đang cùng Thùy Trang trên một chiếc xe tải chạy về Đà Nẵng, lúc xe vừa trờ đến ngã ba Huế thì bất ngờ có một Trung đội Biệt Động Quân, trong Quân phục chỉnh tề, súng gươm lấp lánh với tiếng hô: “Dừng xe lại”. Không còn cách nào khác hơn là theo lệnh của Quân đội;song Hiếu vẫn xuất trình ba cái sự vụ lệnh đã nói ở trên. Nhưng, “Biệt Động Quân- Sát” mà.  Vì vậy, Hiếu và Thùy Trang đã hồn vía lên mây khi nghe các chiến sĩ Biệt Động Quân hét:
 
“Chúng tôi không cần xem giấy tờ gì cả, chỉ cần lục xét tất cả những gì đang có trên chiếc xe này mà thôi”.
 
Có lẽ đây là lần đầu tiên Hiếu và Thùy Trang biết thế nào là Quân lệnh; nên cả hai chỉ biết bước xuống xe để cho các chiến sĩ thi hành nhiệm vụ, và các chiến sĩ đã mở xét từng bao thuốc lá được bỏ trong những chiếc bao gạo loại sọc xanh 100 ký. Sau khi dỡ những bao thuốc lá xuổng khỏi xe, thì trước mắt các chiến sĩ Biệt Động Quân là cả trăm cây súng đủ loại đang nằm phía dưới.  Bị bắt quả tang chở súng cho Việt cộng, cả hai không còn chạy chối vào đâu được nữa.
 
Sau khi thẩm cung, cả hai bị giam tại nhà giam Kho Đạn, chợ Cồn, Đà Nẵng.  Nguyễn Thị Thùy Trang bị đưa ra Tòa Án Quân Sự Mặt Trận, và đã bị kết án 10 năm tù ở, thụ án tại nhà giam Thủ Đức, cho đến 30/4/1975, Thùy Trang mới được trở về làm “Chủ tịch Ủy ban Chấp hành Phụ nữ Thành phố Đà Nẵng”.
 
 Riêng  ”nghị viên” Nguyễn Hiếu chỉ ở nhà giam Kho đạn, Đà Nẵng, chưa đầy 6 tháng thì được trả tự do, không bị đưa ra tòa, không bị kết tội chánh hay tòng phạm, không hiểu vì lý do gì? Nhưng người dân Đà Nẵng thì thường nói với nhau rằng:
 
“Vì thằng cha Hiếu nó giàu, có nhiều tiền nó chạy cho những ông- bà lớn mới khỏi ra tòa, nên không bị ở tù”.
 
Bởi tại Đà Nẵng khi nghe đến Tòa Án Quân Sự Mặt Trận Vùng 1, thì ai cũng biết hai vị  nỗi tiếng Thanh - Liêm, khiến cho người dân Đà Nẵng rất quý trọng. Hai vị không bao giờ nhận tiền hối lộ, tôi nhớ đó là Luật sư Võ Nhất Minh. Chánh án Tòa Án Quân Sự Mặt Trận Quân Khu I; và Thiếu tá Hồ Minh, Ủy viên Chính Phủ (Công tố ủy viên Tòa Quân Sự Mặt Trận)  Hai vị này chẳng những không bao giờ nhận tiền mà còn không bao giờ tha thứ cho bất cứ ai làm cộng sản, hễ đưa ra tòa thì chắc chắn bản án không bao giờ dưới mười năm tù ở. Vì thế, nhiều người nghĩ là phải có việc chạy tiền, bởi ai cũng biết Biệt Động Quân đã bắt quả tang Nguyễn Hiếu lái xe chở Thùy Trang trên xe chứa đầy cả trăm súng đạn của Việt cộng vào Đà Nẵng, mà tại sao Nguyễn Hiếu không bị đưa ra tòa, bởi dù không phải chánh phạm thì cũng là  tòng phạm ?
 
Ngoài ra, cũng có nhiều người cho rằng chính quyền sợ Thích Đôn Hậu nên không đưa Hiếu ra tòa, mà cũng chẳng dám đụng đến chính kẻ dẫn lối đưa đường mà ai cũng biết là Thích Minh Chiếu.  Điều đáng nói là bởi chính phủ đã ban cho Thích Minh Chiếu cái chức Thiếu tá Trưởng phòng Tuyên úy Phật giáo Vùng 1, Quân khu 1; là tạo cơ hội cho Thích Minh Chiếu ra tay thảm sát đồng bào Thanh Bồ-Đức Lợi vào ngày 24/08/1964, rồi đến cuộc bạo loạn bàn Phật xuống đường, mùa hè 1966, tại Đà Nẵng và làm giặc trong Tết Mậu Thân, 1968. Nhưng chính phủ càng khiếp nhược hơn nữa là sau khi biết rõ những hành vi của Thích Minh Chiếu rồi, trong khi Thích Minh Chiếu đang mang lon Thiếu tá, mà chỉ cách chức chứ không dám đưa Y ra Tòa án Quân sự Mặt trận, để Thích Minh Chiếu được sống nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Sau 1975, Thích Minh Chiếu lại sang Hoa Kỳ để làm chủ  ”Chùa Việt Nam”.  Riêng Nguyễn Văn Để em ruột Nguyễn Văn Hiếu chủ nhà may Bảo Toàn, sau 1975, Để có bị giam tại Hội An, Quảng Nam,  vì tội vượt biển cũng chưa đầy 6 tháng thì được trả tự do. Hiện cả Hiếu và Để đều đương định cư tại Hoa Kỳ để cùng Thích Minh Chiếu làm công việc “Phật sự”.
 
Nhà Chùa chứa súng đạn dưới hầm ngay dưới Chánh điện, tượng Phật tổ ngụy trang nắp hầm bí mật:
 
Và cũng qua điều tra bởi vụ án này mà chính quyền đã huy động một lực lượng gồm An Ninh Quân Đội-Ban II Đặc Khu Quân Trấn- Biệt Động Quân, đột nhập vào ngôi chùa của Khuôn hội Nại Hiên Tây, (vì cảnh sát không bao giờ dám khám xét chùa) sau lưng Cổ Viện Chàm, trước trường Trung học Sao Mai, phía trái có nhiều kho chứa xăng, bên cạnh có cầu tàu thuộc Quân Cảng dùng để tiếp nhận chiến cụ, thường được gọi là Cầu Đạn, phía trên là cầu Trình Minh Thế, nối liền một quãng đường ngắn khoảng hơn 100 mét là Trại Nguyễn Tri Phương, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 1, Quân Khu 1. Và đã khám phá ra được một căn hầm bí mật ngay dưới Chánh điện thờ Phật, phía trên được ngụy trang bằng một pho tượng Phật to lớn là nắp hầm để che giấu hơn hai trăm khẩu súng đạn đủ loại và chất nỗ TNT.  Người quản nhiệm ngôi chùa này là một Khuôn hội trưởng- Giáo sư Nguyễn Đình Liệu dạy tại trường Trung học Bồ Đề do “Thượng tọa” Thích Minh Tuấn làm Hiệu trưởng; (ngày 29/3/1975, Thích Minh Tuấn đã công khai đưa cả đoàn xe ra tận núi rừng để rước bộ đội Bắc Việt vào thành phố Đà nẵng). Sau đó ông Nguyễn Đình Liệu bị đưa ra Tòa Án Quân Sự Mặt Trận và bị kết án 10 năm tù ở, thụ án tại Chí Hòa. Năm 1973, ông Liệu được trao trả nhân viên dân sự tại Lộc Ninh.
 
Cũng theo đấu vết của hai vụ án trên, các chiến sĩ cũng đã tiếp tục khám xét ngôi chùa của Khuôn hội Tân Ninh nằm gần Đặc Khu Quân Trấn, Đà Nẵng; tại ngôi “chùa” này cũng giống như “chùa” Nại Hiên Tây, cũng hơn hai trăm khẩu súng đạn đủ loại và chất nổ TNT, nằm dưới hầm bí mật ngay dưới chánh điện; phía trên cũng ngụy trang bằng một pho tượng Phật to lớn. Nhưng may mắn hơn là bắt được hai tên đặc công Việt cộng người Quảng Trị đang ở trong chùa này.  Khi thẩm cung hai tên này đã khai là đệ tử của Thích Đôn Hậu từ Quảng Trị vào Đà Nẵng bởi được Lê Thanh Bình là chủ của một chiếc xe vận tải, vợ chết, ngoại hình không được dễ coi, tuổi đời đã già (nhưng cái đầu không già) có ba người  con đã lớn, giàu có, nhà ở tại ngã tư đường Thống Nhất-Khải Định, Đà Nẵng. Lê Thanh Bình lại cũng có trong tay hai lá bùa hộ mệnh, đó là: Sự vụ lệnh của Thích Minh Chiếu, Thiếu tá Trưởng phòng Tuyên úy Phật giáo Vùng I, Quân Khu I; và một «Lộ Trình Thư »  của Thích Đôn Hậu, Chánh Đại diện Giáo hội Phật giáo miền Vạn Hạnh cấp, để trên danh nghĩa là chuyên chở thực phẩm cho Ban Đại diện Phật giáo miền Vạn Hạnh; nhưng thực ra là chuyên chở súng đạn cho Việt cộng, mà đã nhiều năm tháng do Lê Thanh Bình và Lê Thị Dưa, một cô gái trẻ, nhan sắc mặn mà, cả hai đều là người Triệu Phong, Quảng Trị, đệ tử của Thích Đôn Hậu và cũng trên danh nghĩa là tình nhân, nên thường xuyên đi với nhau cùng xe, giống như cặp Hiếu-Thùy Trang  và đều là Phật tử sinh hoạt tại chùa Pháp Lâm với Hiếu-Thùy Trang; song khác hơn là Lê Thị Dưa sống chung nhà với Lê Thanh Bình. Và cũng bởi chính lời khai của hai đặc công mà An Ninh Quân Đội- Ban II Đặc Khu Quân Trấn và các chiến sĩ Biệt Động Quân đã vào tận nhà của Lê Thanh bình để lục soát;  sau một hồi soát xét, các chiến sĩ đã khám phá ra một căn hầm cũng chứa đầy những súng đạn, nằm ngay dưới giường ngủ của Lê Thanh Bình và Lê Thị Dưa; và đến khi mở tủ áo dài của Lê Thị Dưa thì các chiến sĩ đã phát giác thêm phía sau một lớp áo dài chật ních là những khẩu B.40 được dựng khít dựa vào thành tủ đứng. Trong khi các chiến sĩ lôi những khẩu súng ra thì Lê Thanh Bình bỏ chạy, nhưng không thoát nổi vòng vây của các chiến sĩ. Cuối cùng, Lê Thanh Bình phải chịu đầu hàng, bị bắt, bị đưa ra Tòa Án Quân Sự Mặt Trận và đã bị kết án chung thân. Nhưng chẳng hiểu tại sao Lê Thanh Bình không bị đưa đi Chí Hòa hoặc Côn Đảo, như những trường hợp khác bị kết án nhiều năm?  Khi thẩm cung cũng như lúc ra tòa nhờ có ông quân tử Tàu Lê Thanh Bình khai nhận hết tội: “Mọi việc làm này do một mình tôi làm, một mình tôi chịu, cô Lê thị Dưa không hề dính dáng, không hề hay biết”. Bởi thế, nên Dưa đã được tha bổng. Có điều tội nghiệp cho Lê Thanh Bình là khi bị tuyên án chung thân phải ở tù tại nhà giam Kho Đạn, Đà Nẵng; mặc dù từng chung sống với nhau, cùng chở súng cho Việt cộng, nhưng suốt thời gian Lê Thanh Bình ở tù, chỉ có các con của Bình đi thăm cha, còn Dưa không một lần vào nhà giam thăm viếng. Cho đến năm 1975, Lê Thanh Bình được trả tự do, còn Lê Thị Dưa được làm Phó Chủ tịch Ủy ban Chấp hành Phụ nữ Thành phố Đà Nẵng bên cạnh  Chủ tịch Nguyễn Thị Thùy Trang; lúc này ông quân tử Tàu Lê Thanh Bình vẫn nhớ đến “tiền cũ vàng xưa”  nên có tìm đến với Lê Thị Dưa, song “bà” phó chủ tịch đã ca bài “Tình nghĩa đôi ta chỉ thế thôi”. Và Lê Thanh Bình đã âm thầm, xót xa trở về cùng với các con; bởi “Thấp cơ (nên) thua trí đàn bà”.
 
Qua những vụ án đã kể ở trên. Theo tôi, không phải chỉ có ở chuyện ngày xưa, mà hiện nay  và cả sau này nữa; các ”thầy” luôn luôn có rất nhiều những chiếc bẫy Nguyễn Thị Thùy Trang- Lê Thị Dưa; và chắc chắn cũng có vô số những con nai “già” Nguyễn Hiếu –Lê Thanh Bình, hầu để thực hiện cho bằng được cái cuồng vọng tái lập Lý triều. Song tôi nghĩ có rất nhiều người đã hiểu, đã biết cái cuồng vọng này của Phật Giáo Ấn Quang mà tại sao tất cả đều im lặng?;  nên tôi, bởi không muốn đất nước phải hứng chịu thêm những cảnh đau thương, tang tóc nào nữa. Vì thế,  mười mấy năm về trước, dù chỉ là một phụ nữ bất tài,; nhưng được sự khuyến khích của ông Hồ Anh Nguyễn Thanh Hoàng, Chủ nhiệm Bán Nguyệt San Văn Nghệ Tiền Phong, tôi đã nhiều lần lên tiếng và tôi sẽ còn tiếp tục viết lại tất cả những gì tôi đã biết với những tài liệu vô cùng chính xác, để mong được góp một phần nhỏ bé vào trong công cuộc ngăn chặn những thảm họa đừng xảy ra cho đồng bào yêu quý của tôi.
 
Đọc qua những vụ án tại Đà Nẵng vào những ngày cuối cùng của năm 1967, cận Tết Mậu Thân 1968.  Chắc quý vị đã hiểu: Bởi vì mấy ngày cận Tết Mậu Thân các Lực lượng an ninh và quân đội đã tịch thu hàng ngàn khẩu súng và bắt giam hơn một ngàn Đặc công, Biệt động thành và Quân báo của Việt Cộng, trong đó có Hà Kỳ Ngộ và Bác sĩ Lê Minh Triết ông này làm việc tại Bệnh Viện Giải Phẩu ở đường Nguyễn Hoàng Đà Nẵng. Sau khi bị bắt, trong thời gian thẩm cung BS lê Minh Triết đã khai nhận chính ông ta là “Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Đà Nẵng” của Việt Cộng; nếu cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân, 1968,  thành công thì ông ta sẽ công khai ra làm việc với chức vụ này. Ngoài ra, còn một số cán bộ trực thuộc, đám này hoạt động hợp pháp; tất cả những tên Việt cộng này đều trú ngụ ở trong các « chùa » của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (Ấn Quang), đồng thời cũng đã khám phá và tịch thu nhiều súng đạn ở trong nhiều nhà của  ”Phật tử” là đồng hương với Thích Đôn Hậu tại Đà Nẵng; vì quá nhiều vụ án làm cộng sản, nên tôi sẽ viết về những tên thuộc hạ của Hà Kỳ Ngộ và những “Phật tử” này trong một bài khác. Vì giới hạn của một bài viết, nên tôi chỉ nói về Hà Kỳ Ngộ tức Lê Thanh, quê ở Điện Bàn, Quảng Nam là Bí thư Thành ủy Đảng cộng sản tại Đà Nẵng, là người trực tiếp chỉ huy cuộc tấn công thành phố Đà Nẵng; và Bác Sĩ Lê Minh Triết người Duy Xuyên, Quảng Nam là “Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Đà Nẵng”. Sau đó Hà Kỳ Ngộ và BS Lê Minh Triết đều bị đưa ra Tòa Án Quân Sự Mặt Trận. Hà Kỳ Ngộ bị kết án chung thân. Bác sĩ Lê Minh Triết bị kết án 10 năm. Sau đó, Hà Kỳ Ngộ thọ hình tại Trại An Dưỡng, Côn Sơn, còn ông Ác sĩ Lê Minh Triết thì được làm việc tại Bệnh Viện tại Côn Sơn.
 
Với những chiến công to lớn của các Chiến Sĩ Biệt Động Quân đã bắt cả ngàn tên Đặc công, Biệt Động Thành và Quân báo của Việt Cộng; vì thế cộng quân mất liên lạc, nên vào đêm Giao Thừa Tết Mậu Thân, khi tấn công vào Đà Nẵng, ngay từ lúc đầu, Việt cộng đã lãnh nhận một thất bại quá nặng nề; và như đã nói là cộng quân không thể chiếm nổi thành phố Đà Nẵng dù chỉ một giờ. Tôi thiển nghĩ, tại Huế, vào trước Tết Mậu Thân, nếu cũng được sự kết hợp chặt chẽ của các lực lượng An Ninh và Quân Đội để theo dõi và kiểm soát mọi sự di chuyển của các loại xe, vì là thời chiến; và cũng đưa quân đội vào lục xét các chùa như ở Thành phố Đà Nẵng, thì biết đâu mọi sự có thể đã khác.

Tạm thay Lời Kết:
 
Viết đến đây, tôi bỗng hồi tưởng lại những cuộc thảm sát tại Việt Nam từ bao nhiêu năm qua: Cứ mỗi lần có một biến cố nào đó xãy ra bất cứ ở nơi đâu, là cũng đều có những bàn tay của sư sãi Ấn Quang nhúng vào. Một bằng chứng không thể chối cãi là trong cuộc tấn công của cộng quân vào Tết Mậu Thân, 1968. Tại Sài Gòn thì Thích Trí Dũng đã nuôi giấu “Lực lượng Biệt động thành Sài Gòn-Gia Định thuộc Lữ đoàn 316 của Việt cộng trong hai ngôi “chùa” Nam Thiên Nhất Trụ -Phổ Quang; và “chùa Phổ Quang đã là nơi khai hỏa để đánh sân bay Tân Sơn Nhất” như lời kể công khai của chính Thích Trí Dũng; rồi đến trước và sau ngày 30/4/1975, Phật Giáo Ấn Quang đã từng đưa xe ra tận núi rừng để rước bộ đội Bắc Việt vào các thành phố trên khắp lãnh thổ của miền Nam tự do. Rồi sau đó, Ấn Quang lại cũng lập “Tòa án nhân dân” ở các chùa tại Đà Nẵng cũng giống như những cái “Tòa án nhân dân” ở chùa Tường Vân và chùa Quang Tự tại Huế vào Tết Mậu Thân,1968,  để chỉ xử tử tất cả những Dân-Quân-Cán-Chính Việt Nam Cộng Hòa.
 
Nên biết, là trong đám bộ đội Bắc Việt, có tên miệng còn hôi sữa, khi vào các thành phố của miền Nam, nhìn thấy cảnh giàu sang, đẹp đẽ với những tiện nghi mà chúng chưa hề thấy bao giờ, chúng như từ trên cung trăng lạc xuống cõi trần, chúng không biết đường nào mà đi cả; nhưng chúng đã được chính các “thầy” đưa đường, dẫn lối và các “chùa” là những nơi trú đóng của cộng quân. Bởi thế, đám bộ đội Bắc Việt chúng không hề biết ai là Quân-Cán-Chính của Việt Nam Cộng Hòa. Chỉ có Thích Đôn Hậu và những tên đồ đệ đã tưởng rằng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa sẽ không bao giờ tái chiếm nỗi thành phố Huế; nên đã công khai làm cộng sản trước mặt đồng bào, trong đó có trẻ em đã nhìn thấy những hành vi cộng sản của Thích Đôn Hậu và những tên đệ tử. Cho đến lúc Việt cộng và Thích Đôn Hậu biết chắc sẽ thua trận, bắt buộc phải rút lui, nên trước khi cùng Việt cộng chạy ra chiến khu, Thích Đôn Hậu đã ra lệnh cho những tên đồ đệ phải  ra tay chặt đầu, cắt cổ những chứng nhân này; nhằm để diệt khẩu, để trả thù và để lập công với đảng cộng sản.
 
Chính vì thế, cuộc thảm sát Tết Mậu Thân, 1968, tại Huế, với gần 7000 người đã bị giết chết; với những cách hành quyết vô cùng dã man và tàn ác, cộng thêm với không biết bao nhiêu người đã bị chết oan uổng trong trận chiến này trên khắp mọi miền của đất nước. Vì vậy, đối với cuộc sát hại thảm khốc, kinh hoàng này, dù là bốn mươi năm, bốn trăm năm, hay bốn nghìn năm nữa  và cho đến ngày tận thế; thì những tội ác ngập Trời này cũng phải được chia đều cho Phật Giáo Ấn Quang và Đảng Cộng Sản Việt Nam.
 
 
26-01-2008
Hàn Giang Trần Lệ Tuyền
------------------------------------------------------

 
Trích dẫn bài báo trong nước:
 
LỊCH SỬ PHẬT TỬ GHPGVNTN CHỐNG VNCH, CHỐNG MỸ, TREO CỜ MTGPMN) ĐÌNH NẠI HIÊN-CHÙA AN LONG
 

- Ông Nguyễn Đình Liệu đã cho giương cao cờ của Mặt trận Giải Phóng Dân tộc Miền Nam Việt Nam tại vườn hoa Diên Hồng và vườn hoa phía trước Cổ Viện Chàm. Đây là lần đầu tiên cờ của Mặt trận Giải phóng công khai xuất hiện tại Đà Nẵng.

- Tháng 3.1966, Nguyễn Đình Liệu và Thượng tọa Thích Minh Tuấn cho thành lập “Lực lượng thanh niên phật tử cứu quốc”.
 
Ngày 22.8.1964, từ chùa An Long và chùa Tỉnh hội, ông Nguyễn Đình Liệu, Phan Chánh Dinh, Thượng tọa Thích Minh Tuấn, Thích Minh Chiếu … dẫn đầu đoàn biểu tình đi đến sân vận động Chi Lăng dự mít-ting hô vang khẩu hiệu “Đả đảo Mỹ-Khánh”.
 
-         Trong tháng tư, ông Nguyễn Đình Liệu chỉ đạo cho các thanh niên phật tử Nại Hiên và học sinh trường Bồ đề thực hiện chiến dịch “đốt xe Mỹ”, đã có một vụ đốt xe như vậy xảy ra ở đầu đường Bạch Đằng, trước Cổ viện Chàm: một chiếc xe Jeep nhà binh trên xe có hai sĩ quan, một Mỹ và một Nam Hàn vừa chạy trờ đến, thì các thanh niên phật tử từ chùa An Long xông ra chặn đường và lôi hai sĩ quan này xuống đất, hai sĩ quan này hốt hoảng kêu cứu thì bị đánh, cùng lúc các thanh niên phật tử khác tưới xăng vào xe và châm lửa đốt. Hai sĩ quan này may mắn chạy vào khách sạn Moderne gần đấy nên thoát chết.
 
 - ngày 1.7.1967, VG Lê Duẫn viết thư ban khen bọn GHPGVNTN-AQ  trong bức thư gửi Thành ủy Sài gòn - Gia định đề ngày 1.7.1967, ông Lê Duẩn, bí thư thứ nhất BCHTW Đảng, đã viết: ( VG lê Duẫn khen bọn GHPGVNTN-AQ  có công làm VG tiếp tay cho CS Miền Bắc xâm lược)
 
  “Cuộc nổi dậy của đồng bào Đà Nẵng chống Thiệu – Kỳ từ tháng 3 đến tháng 5 năm 1966, tuy không đem lại thắng lợi, nhưng đã cho ta một bài học bổ ích về lợi dụng mậu thuẫn nội bộ địch. Lúc đầu cuộc nổi dậy đó là không phải do ta chủ động mà nhân cơ hội nội bộ địch chống đối lẫn nhau, ta đã biết tập hợp, phát động quần chúng đứng lên làm chủ thành phố. Mặc dù cơ sở Đảng mỏng và lực lượng cách mạng trong thành phố không nhiều, các đồng chí ở Đà Nẵng đã làm được việc đó. Nhưng thiếu sót ở đây là các đồng chí ở Đà Nẵng chưa tranh thủ được thuận lợi để phát triển thực lực cách mạng … Bài học về cuộc nổi dậy của đồng bào Đà Nẵng rất phong phú”.


(Kỳ 10: Chùa An Long trong Tết Mậu thân 1968)

Kỳ 9: Chùa An Long trong cao trào đấu tranh Phật giáo (chống VNCH) tại Đà Nẵng:

Lễ Phật đản năm 1963, chính quyền Diệm ra lệnh cấm treo cờ Phật giáo tại Huế. Đông đảo tăng ni, phật tử kéo đến đài phát thanh Huế để phản đối. Thiếu tá Đặng Sĩ, tỉnh phó nội an Thừa Thiên - Huế, đã huy động cảnh sát, xe thiết giáp đến đàn áp cuộc đấu tranh, bắn giết đồng bào phật tử. Trước tội ác của địch, phong trào đấu tranh Phật giáo nổ ra khắp miền Nam. Đồng bào phật tử ở Đà Nẵng cũng xuống đường phối hợp đấu tranh.

Nhận chỉ thị của Thành ủy chủ trương vận động nhân dân đấu tranh dưới hình thức “ngọn cờ Phật giáo, ngòi pháo học sinh”, ông Nguyễn Đình Liệu lãnh đạo đông đảo tăng ni, phật tử, thanh niên trong khuôn hội Nại Hiên Tây tổ chức cầu siêu trong mùa Pháp nạn, thuyết pháp, biểu tình, hô vang khẩu hiệu “đả đảo chế độ độc tài Ngô Đình Diệm!”. (Chống VNCH)
Từ chùa An Long, ông đã dẫn đoàn biểu tình tiến về chùa Tỉnh hội Đà Nẵng (nay là chùa Pháp Lâm, số 500 đường Ông Ích Khiêm) đồng thời làm công tác binh vận, lôi kéo các binh lính theo đạo Phật đứng về với nhân dân. Cảnh sát, An ninh quân đội vùng 1 chiến thuật đi đàn áp đoàn biểu tình đã bị thanh niên phật tử chống trả quyết liệt. Ngày 3 tháng 11 năm 1963, dưới sự hậu thuẫn của ông trùm đảo chính Logde, một nhóm tướng tá Nam Việt Nam tự xưng là Hội đồng quân nhân Cách mạng do Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn … cầm đầu đã tiến hành đảo chính, và sau đó giết chết anh em Diệm-Nhu. Nhiều thanh niên phật tử trong khuôn hội Nại Hiên Tây tham gia phong trào diệt “dư đảng Cần lao”, truy quét ác ôn ở địa phương.

Nhưng chỉ sau đó 3 tháng, ngày 30 tháng 1 năm 1964, được sự ủng hộ của Mỹ và "nhóm các tướng trẻ", tướng Nguyễn Khánh đã thực hiện cuộc "chỉnh lý" cướp quyền, truất phế các tướng lĩnh chủ chốt của cuộc đảo chính là Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim, Mai Hữu Xuân. Nguyễn Khánh tự xưng là chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng kiêm Tổng tư lệnh quân đội. Ngày 28 tháng 2 năm 1964, Nguyễn Khánh phế truất chính phủ Nguyễn Ngọc Thơ và lên làm thủ tướng. Ngày 16 tháng 8 năm 1964, ông ta ban hành "Hiến chương Vũng Tàu", theo đó ông ta là Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng, kiêm Quốc trưởng, kiêm Thủ tướng của Việt Nam Cộng hòa, cũng như là Tổng tư lệnh, kiêm Tổng tham mưu trưởng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Uy quyền của ông ta lên đến mức tột đỉnh. Tuy nhiên, tướng Khánh đã vấp sự phản đối quyết liệt của quần chúng nhân dân. Các cuộc biểu tình chống tướng Khánh nổ ra khắp nơi. Ông Nguyễn Đình Liệu lại tham gia lãnh đạo phong trào phật tử phối hợp với lực lượng học sinh sinh viên đấu tranh chống độc tài, đòi xé bỏ “Hiến chương Vũng Tàu”. Để bảo vệ cho các cuộc biểu tình, ông Nguyễn Đình Liệu và Thượng tọa Thích Minh Tuấn cho thành lập “Lực lượng thanh niên phật tử cứu quốc”.

Ngày 22.8.1964, từ chùa An Long và chùa Tỉnh hội, ông Nguyễn Đình Liệu, Phan Chánh Dinh, Thượng tọa Thích Minh Tuấn, Thích Minh Chiếu … dẫn đầu đoàn biểu tình đi đến sân vận động Chi Lăng dự mít-ting hô vang khẩu hiệu “Đả đảo Mỹ-Khánh”.

Sau đó đoàn biểu tình kéo xuống Tòa Thị Chính Đà Nẵng. Khi đến trước Tòa Thị Chính ở đường Bạch Đằng, Lực lượng thanh niên phật tử cứu quốc đã dùng loa phóng thanh kêu gọi Hải quân Đại tá Lê Quang Mỹ, Thị trưởng Đà Nẵng, phải ra trình diện và phải bàn giao chức Thị trưởng Đà Nẵng cho nhân dân. Đại tá Lê Quang Mỹ hốt hoảng trốn ra cửa sau, rồi chạy đến Bộ tư lệnh Hải quân vùng 1 Duyên hải ở Tiên Sa để tị nạn. Nhân dân đã làm chủ Tòa Thị Chính trong vòng 9 ngày (22.8 à 2.9.1964). Trong những ngày sôi động đó, ông Nguyễn Đình Liệu đã cho giương cao cờ của Mặt trận Giải Phóng Dân tộc Miền Nam Việt Nam tại vườn hoa Diên Hồng và vườn hoa phía trước Cổ Viện Chàm. Đây là lần đầu tiên cờ của Mặt trận Giải phóng công khai xuất hiện tại Đà Nẵng và đây cũng là một thắng lợi chính trị to lớn của nhân dân Đà Nẵng nói chung và nhân dân Nại Hiên nói riêng.
Tình hình miền Nam dưới sự quản lý của tướng Khánh ngày càng loạn lạc, giai đoạn tướng Khánh nắm quyền là giai đoạn nổ ra nhiều cuộc đảo chính nhất, uy tín của tướng Khánh càng lúc càng xuống thấp và ngày càng mất lòng dân. Nhóm các tướng trẻ, do đó, thống nhất truất phế tướng Khánh. Hai tướng trẻ Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ lên nắm chính quyền.

Tháng 3.1966, trong cao trào đấu tranh phật giáo tại Đà Nẵng chống Thiệu – Kỳ, “lực lượng nhân dân tranh thủ cách mạng vùng 1 chiến thuật” được thành lập, Đặc khu uỷ đã đưa 5 cán bộ, trong đó có ông Nguyễn Đình Liệu, tham gia vào Ban lãnh đạo các tổ chức đấu tranh. Ông Nguyễn Đình Liệu được cử phụ trách “lực lượng phật tử tranh thủ cách mạng”. Các tướng tá ở vùng 1 như Trung tướng Nguyễn Chánh Thi - Tư lệnh vùng 1, Đại tá Nguyễn Văn Mô - Tham mưu trưởng vùng 1, Đại tá Đàm Quang Yêu - Tư lệnh Biệt khu Quảng Đà ... đều ủng hộ phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân. Ngày 25.3.1966, nhân dân đã thực sự làm chủ được thành phố Đà Nẵng.
 
Trước cao trào đấu tranh cách mạng của nhân dân thành phố Đà Nẵng, Thiệu – Kỳ quyết định đem quân từ Sài Gòn ra đàn áp. Ban đầu, Thiệu – Kỳ định sử dụng quân Nhảy dù, nhưng khốn nỗi, tướng Nguyễn Chánh Thi từng là “quan thầy” của tướng Dư Quốc Đống, tư lệnh Nhảy dù, mà tuớng Đống lại không muốn mang tiếng “phản thầy” nên không chịu đưa quân đi. Các tướng tá Sài gòn phần lớn cũng ngán tướng Nguyễn Chánh Thi nên chẳng ai muốn đi. Cuối cùng, Nguyễn Cao Kỳ nhờ đến một người bạn thân thiết của mình là Trung tá Nguyễn Thành Yên, Chiến đoàn trưởng Chiến đoàn A Thủy quân lục chiến, cầm quân ra Đà Nẵng để đàn áp phong trào phật giáo.
 
Đổ quân xuống phi trường Đà Nẵng, Trung tá Yên được Thiệu – Kỳ bổ kiêm nhiệm chức Quân trấn trưởng Đà Nẵng để danh chính ngôn thuận cho việc đàn áp. Trung tá Yên nhanh chóng cho Thủy quân lục chiến tấn công chùa Tỉnh hội, dẹp bỏ các bàn thờ Phật ở các đường lân cận đó. Tiếp theo, Trung tá Yên đưa quân về hướng chùa An Long. Khi Thủy quân lục chiến chuẩn bị dẹp các bàn thờ Phật ở đây thì vấp sự chống trả quyết liệt của lực lượng phật tử tranh thủ cách mạng do ông Nguyễn Đình Liệu lãnh đạo. Khốn nỗi, Trung tá Yên là cháu của ông Nguyễn Đình Liệu (cụ thân sinh của Trung tá Yên, Nguyễn Thanh Xáng, là anh em chú bác ruột với ông Nguyễn Đình Liệu) nên Trung tá Yên ra lệnh lui quân (năm 1970, ông Nguyễn Thành Yên là Đại tá phó Tư lệnh Sư đoàn TQLC).

Trong tháng tư, ông Nguyễn Đình Liệu chỉ đạo cho các thanh niên phật tử Nại Hiên và học sinh trường Bồ đề thực hiện chiến dịch “đốt xe Mỹ”, đã có một vụ đốt xe như vậy xảy ra ở đầu đường Bạch Đằng, trước Cổ viện Chàm: một chiếc xe Jeep nhà binh trên xe có hai sĩ quan, một Mỹ và một Nam Hàn vừa chạy trờ đến, thì các thanh niên phật tử từ chùa An Long xông ra chặn đường và lôi hai sĩ quan này xuống đất, hai sĩ quan này hốt hoảng kêu cứu thì bị đánh, cùng lúc các thanh niên phật tử khác tưới xăng vào xe và châm lửa đốt. Hai sĩ quan này may mắn chạy vào khách sạn Moderne gần đấy nên thoát chết.

Thấy chưa đàn áp được phong trào cách mạng, ngày 15.5.1966 Thiệu – Kỳ tiếp tục đưa quân ra Đà Nẵng. Nhân dân Đà Nẵng đã anh dũng đánh trả quân chính phủ, nhưng do lực lượng ta còn yếu nên ngày 23.6, quân Thiệu – Kỳ đã làm chủ thành phố. Để xoa dịu phong trào cách mạng của nhân dân Đà Nẵng, Trung tá Nguyễn Thành Yên, Chiến đoàn trưởng Thủy quân lục chiến kiêm Quân trấn trưởng Đà Nẵng, đã lên Đài phát thanh Đà Nẵng phát lời kêu gọi như sau:

“ … Nghiêm cấm quân sĩ không được xâm phạm chốn tôn nghiêm, tuyệt đối không được nổ súng bắn trả lại quân phản loạn cho dù có bị thương vong. Đồng thời kêu gọi đồng bào hãy tiếp tay quân đội chính phủ, khiêng các bàn thờ Phật tổ để tạm yên trên lề đường cho xe cộ lưu thông, vãn hồi an ninh trên lãnh thổ Quảng Nam-Đà Nẵng. Nhưng nhớ phải cẩn thận không được làm ngã đổ tắt nhang đèn”.

Khi quân Thiệu – Kỳ chiếm thành phố, các cán bộ lãnh đạo của ta đã rút lui an toàn, những cán bộ có vỏ bọc hợp pháp, như ông Nguyễn Đình Liệu, tiếp tục ở lại lãnh đạo phong trào. Đánh giá về sự kiện này, trong bức thư gửi Thành ủy Sài gòn - Gia định đề ngày 1.7.1967, ông Lê Duẩn, bí thư thứ nhất BCHTW Đảng, đã viết: ( VG lê Duẫn khen bọn GHPGVNTN-AQ  có công làm VG tiếp tay cho CS Miền Bắc xâm lược)

  “Cuộc nổi dậy của đồng bào Đà Nẵng chống Thiệu – Kỳ từ tháng 3 đến tháng 5 năm 1966, tuy không đem lại thắng lợi, nhưng đã cho ta một bài học bổ ích về lợi dụng mậu thuẫn nội bộ địch. Lúc đầu cuộc nổi dậy đó là không phải do ta chủ động mà nhân cơ hội nội bộ địch chống đối lẫn nhau, ta đã biết tập hợp, phát động quần chúng đứng lên làm chủ thành phố. Mặc dù cơ sở Đảng mỏng và lực lượng cách mạng trong thành phố không nhiều, các đồng chí ở Đà Nẵng đã làm được việc đó. Nhưng thiếu sót ở đây là các đồng chí ở Đà Nẵng chưa tranh thủ được thuận lợi để phát triển thực lực cách mạng … Bài học về cuộc nổi dậy của đồng bào Đà Nẵng rất phong phú”.
(Kỳ 10: Chùa An Long trong Tết Mậu thân 1968)

Kỳ 10: Chùa An Long trong Tết Mậu Thân 1968

Trong cuộc tổng tiến và nổi dậy Tết Mậu thân 1968, chùa An Long đã đóng một vai trò hết sức to lớn. Ông Nguyễn Đình Liệu, Bùi Sĩ Tấn cùng một số cơ sở tiếp nhận và cất giấu một lượng lớn vũ khí tại hầm bí mật dưới chân tượng Phật tại chùa An Long. Ngày 29 Tết, ông Nguyễn Đình Liệu chỉ đạo các cơ sở, học sinh sinh viên, tăng ni, phật tử viết khẩu hiệu, biểu ngữ, bàn phương án phối hợp với các mũi đấu tranh trong thành phố, biến chùa An Long thành một trong những trung tâm lãnh đạo cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân ở nội thành Đà Nẵng.

Treo cờ MTGPMN tại chùa Tỉnh Hội  ngày 29 Tết
Nguyễn Đình Liệu hoạt động tại chùa An long., chứa vũ khí.

Sau khi chuẩn bị xong, tối 29 Tết, một cơ sở ta dùng xe Jeep chở ông Nguyễn Đình Liệu cùng cờ Mặt trận Giải phóng, khẩu hiệu, biểu ngữ lên chùa Tỉnh hội để phối hợp với lực lượng ở đây chuẩn bị nổi dậy. Sáng mồng 1 Tết, đông đảo quần chúng nhân dân đã tập họp tại chùa Tỉnh hội. Tuy thiếu sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang, nhưng các vị lãnh đạo Đặc khu ủy vẫn cho tiến hành nổi dậy theo kế hoạch. Ông Phan Chánh Dinh (còn có tên là Phan Duy Nhân và Nguyễn Chính, sau 1975 là cán bộ lãnh đạo ở Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, và về sau là Quyền Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ) cầm loa dẫn đầu đoàn biểu tình, hô hào quần chúng nổi dậy. Đoàn biểu tình kéo từ chùa Tỉnh hội ra đường Ông Ích Khiêm thì bị địch đàn áp. Ông Phan Chánh Dinh bị bắn gãy chân và bị bắt đem về Ty Cảnh sát Gia Long, sau đó bị giải qua Trung tâm thẩm vấn Thanh Bình và nhà lao Kho Đạn, Đà Nẵng. Địch ra lệnh thiết quân luật và bắn vào đoàn biểu tình. Ông Nguyễn Đình Liệu được cơ sở đưa về ẩn náu tại chùa An Long.

Sáng mồng 4 Tết, các ông Nguyễn Đình Liệu, Hà Kỳ Ngộ đều bị bắt vì có một cơ sở khai báo với địch. Nguyên nhân như sau: ngày 29 Tết, một cơ sở của ta, ông Nguyễn Hiếu, chủ nhà may Đồng Tân ở đường Độc Lập (nay là đường Trần Phú), được giao nhiệm vụ chở một số vũ khí từ Nam Ô đến cất giấu tại chùa An Long, trên đường vào nội thành thì xe ông Nguyễn Hiếu bị Biệt động quân chặn lại ở Ngã Ba Huế, khi khám xe thấy có chứa vũ khí nên toán Biệt động quân này bắt giữ ông Nguyễn Hiếu rồi chuyển cho An ninh quân đội, tại đây Hiếu đã khai ra địa điểmchùa An Long là nơi cất giấu vũ khí và khai thêm một số cơ sở bí mật nữa.

Tôi xin trích nguyên một đoạn viết của tác giả Hàn Giang Trần Lệ Tuyền (trên trang webwww.mauthan68.blogspot.com) về vụ bố ráp chùa An Long vào sáng mồng 4 Tết Mậu Thân: “Và cũng qua điều tra bởi vụ án này [Nguyễn Hiếu] mà chính quyền đã huy động một lực lượng gồm An Ninh Quân Đội-Ban II Đặc Khu Quân Trấn- Biệt Động Quân, đột nhập vào ngôi chùa của Khuôn hội Nại Hiên Tây (vì cảnh sát không bao giờ dám khám xét chùa), sau lưng Cổ Viện Chàm, trước trường Trung học Sao Mai, phía trái có nhiều kho chứa xăng, bên cạnh có cầu tàu thuộc Quân cảng dùng để tiếp nhận chiến cụ; thường được gọi là Cầu Đạn, phía trên là cầu Trình Minh Thế, nối liền một quãng đường ngắn khoảng hơn 100 mét là Trại Nguyễn Tri Phương, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 1, Quân Khu 1. Và đã khám phá ra được một căn hầm bí mật ngay dưới Chánh điện thờ Phật, phía trên được ngụy trang bằng một pho tượng Phật to lớn là nắp hầm để che giấu hơn hai trăm khẩu súng, đạn đủ loại và chất nỗ TNT. Người quản nhiệm ngôi chùa này là một Khuôn hội trưởng - Giáo sư Nguyễn Đình Liệu dạy tại trường Trung học Bồ Đề do Thượng tọa Thích Minh Tuấn làm Hiệu trưởng ;( ngày 29/3/1975, Thích Minh Tuấn đã công khai đưa cả đoàn xe ra tận núi rừng để rước bộ đội Bắc Việt vào thành phố Đà nẵng). Sau đó ông Nguyễn Đình Liệu bị đưa ra Tòa Án Quân Sự Mặt Trận và bị kết án 10 năm tù ở, thụ án tại Chí Hòa. Năm 1973, ông Liệu được trao trả nhân viên dân sự tại Lộc Ninh”.

Hầu hết các chi tiết trong đoạn viết trên là chính xác, duy có ba chi tiết chưa thật chính xác,  xin đính chính lại: thứ nhất, ông Nguyễn Đình Liệu không phải là Giáo sư dạy tại trường Trung học Bồ Đề mà chỉ có chân trong ban trị sự trường Bồ Đề; thứ hai là ông Liệu được trao trả theo diện nhân viên dân sự tại Thạch Hãn chứ không phải tại Lộc Ninh; và cuối cùng, ông Nguyễn Đình Liệu thụ án ở Côn Đảo chứ không phải tại Chí Hòa như tác giả Hàn Giang đã viết.

Cũng trong ngày hôm đó, do Nguyễn Hiếu khai báo nên An ninh quân đội đã ập vào nhà bà Nguyễn Thị Sự (nay là số nhà  K191/17 Ông Ích Khiêm, phường Thạch Thang, quận Hải Châu) và bắt ông Hà Kỳ Ngộ (thường vụ Đặc khu ủy).

Địch đem ông Nguyễn Đình Liệu và ông Hà Kỳ Ngộ về giam tại Kho Đạn. Tại đây, hai ông bị địch tra tấn dã man. Ông Nguyễn Đình Liệu bị địch dùng dùi cui đánh vào mang tai nên về sau này ông đã bị điếc nặng, phải dùng máy trợ thính luôn. Không moi được tin tức gì nên địch mang hai ông ra xử tại toà án Quân đội. Ông Nguyễn Đình Liệu bị tuyên án 10 năm tù, ông Hà Kỳ Ngộ bị án chung thân và cả hai ông bị địch đưa ra Côn Đảo.
 
Năm 1973, ông Nguyễn Đình Liệu được chính quyền Việt Nam Cộng hòa trao trả cho Mặt trận Giải phóng theo diện chính trị phạm dân sự tại Thạch Hãn. Thấy ông tuổi cao, sức yếu lại bị thương tật trong chốn lao tù nên Trung ương đã bố trí ông đi nghỉ tại Trạm tiếp đón cán bộ miền Nam T72 tại Khu an dưỡng Sầm Sơn (Thanh Hoá).

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 1975, từ ngày 2.5.1975 đến 31.1.1977, Trung ương đưa ông về lại Liên khu 5, Ban Tổ chức Tỉnh ủy tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng bố trí ông đi nghỉ an dưỡng tại trại Đón tiếp tỉnh QN-ĐN.

Ngày 1.2.1977, ông Nguyễn Đình Liệu chính thức được nghỉ hưu trí theo quyết định 54/QĐ/HT ký ngày 20.12.1976 của UBND tỉnh QN-ĐN. Kể từ đó, ông trở về sum họp với gia đình ở ngôi nhà xưa tại đường Trưng Nữ Vương, phường Bình Hiên, quận Nhất (nay là Hải Châu), Tp Đà Nẵng. Mặc dù tuổi cao, sức yếu nhưng ông vẫn tham gia sinh hoạt đảng tại đảng bộ phường Bình Hiên, chủ trì việc cúng tế tại địa phương và giành khoảng thời gian cuối đời để viết lịch sử về làng Nại Hiên, đình Nại Hiên, chùa An Long và lập gia phả tộc Nguyễn Thanh. Tài liệu này được viết, cũng một phần, là dựa trên các di cảo của ông Nguyễn Đình Liệu do anh Nguyễn Dục Anh (cháu đích tôn của ông Nguyễn Đình Liệu) đang giữ gìn và bảo quản. Ông Nguyễn Đình Liệu qua đời vào ngày 16 tháng 10 năm 1984 tại tư gia trong niềm thương tiếc vô bờ của đông đảo đồng bào đồng chí tại Quảng Nam - Đà Nẵng và toàn thể con cháu trong chư phái tộc làng Nại Hiên.

Sau Mậu Thân 1968, do đã bị lộ nên chùa An Long không còn là cơ cở cách mạng nữa. Thầy Thân bị liên đới không làm trụ trì, Đại đức Thích Như Dục từ chùa Tỉnh hội về trụ trì tại chùa An Long.
 
Như vậy, trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vẻ vang của nhân dân ta, chùa An Long cũng đã đóng góp ít nhiều công sức vào đấy. Từ năm 1962 đến năm 1968, chùa An Long đã là:
-         một cơ sở che giấu và nuôi dưỡng cán bộ ta,
-         một địa điểm bí mật để tập kết và cất giấu vũ khí, tài liệu, máy đánh chữ …cho cách mạng,
-         một trong những trung tâm lãnh đạo các phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân trong lòng đô thị Đà Nẵng dưới vỏ bọc phong trào đấu tranh Phật giáo,
-         một trong những trung tâm lãnh đạo cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân ở nội thành Đà Nẵng.
(Kỳ 11: Lời kết)
 
Kỳ cuối: Thay cho lời kết
 
Kể từ lúc các vị Tiền - Hậu Hiền làng Nại Hiên vào khai khẩn mảnh đất dọc theo hai bên bờ sông Hàn đến nay là vừa tròn 535 năm. Tổ tiên làng đã xây đình Nại Hiên, dựng chùa An Long và từ đó đình, chùa là nơi sinh hoạt tinh thần, tôn giáo, là nơi dân làng tổ chức những hoạt động lễ hội và là nơi giữ gìn những nét đẹp văn hóa xưa.

Ngày nay, mặc dầu đã trở thành thị dân nhưng nhân dân Nại Hiên vẫn không bao giờ mờ nhạt ý thức cộng đồng làng xã, họ tộc tổ tiên, vẫn duy trì những sinh hoạt văn hóa tinh thần, tôn giáo, bởi vì những sinh hoạt văn hóa tại đình Nại Hiên và chùa An Long vào các lễ tế chư vị thần chủ làng hay lễ Phật Đản, lễ Vu Lan . . . là dịp tốt nhất để mọi người tìm về cội nguồn, ôn lại truyền thống, ngưỡng vọng tổ tiên và giải tỏa mối lo âu thường nhật, làm dịu bớt nỗi đau tinh thần hay gửi gắm khát vọng thầm kín mà thực tại chưa hoặc không giải quyết được. Thực tế cho thấy những sinh hoạt văn hóa này không chỉ đã góp phần vào việc giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa” (Thích Quảng Độ treo Uống Nước Nhờ Nguồn để tán tụng công đức VG HCM)  đối với những người có công với làng xã, với họ tộc mà còn giáo dục truyền thống yêu quê hương đất nước, gắn bó với quê hương, với mảnh đất Nại Hiên đã thấm đẫm mồ hôi, xương máu của ông cha, qua đó làm tăng cường ý thức gắn kết cộng đồng của dân làng trong cuộc sống đầy những thay đổi của thời hội nhập văn hóa. Hội nhập văn hóa đang là một xu thế mang tính phổ biến trong thời đại hôm nay, nhưng hội nhập không đồng nghĩa với hòa tan mà hội nhập văn hóa phải đi cùng với việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, những nét đẹp văn hóa xưa và những di tích của tổ tiên.

Nhưng đình Nại Hiên và chùa An Long đâu chỉ là nơi giữ gìn những nét đẹp văn hóa xưa mà còn là nơi ghi dấu bao chiến công anh dũng, bao thành tích cách mạng của nhiều thế hệ dân làng Nại Hiên trong sự nghiệp giữ nước của dân tộc Việt Nam. Đình lớn Nại Hiên là nơi ông Án Nại đặt đại bản doanh của nghĩa quân Nghĩa hội chống Pháp, đình nhỏ Nại Hiên là nơi chứng kiến sự ra đời của Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời xã Nại Hiên trong những ngày Cánh mạng Tháng Tám lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ, chùa An Long là nơi che giấu và nuôi dưỡng cán bộ, là nơi tập kết và cất giấu vũ khí, tài liệu, máy đánh chữ …cho cách mạng, là nơi lãnh đạo các phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân trong lòng đô thị Đà Nẵng dưới vỏ bọc phong trào đấu tranh Phật giáo, là nơi lãnh đạo cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân ở nội thành Đà Nẵng.

Trải qua bao lần dâu bể, bao cơn phong ba bão táp và bao phen khói lửa chiến chinh, đình chùa vẫn còn đứng đấy, trầm mặc nhìn dân làng Nại Hiên theo dòng đời xuôi ngược, như để làm chứng tích cho một lịch sử vẻ vang mà nhiều thế hệ dân làng Nại Hiên đã và đang chung tay gây dựng.

Hậu thế xin đời đời tri ân công đức cao dày của Tiền nhân!

Đình Nại Hiên, chùa An Long
Năm trăm năm sử trong lòng hằng ghi

Nại Hiên - An Long, mùa Vu Lan, Kỷ Sửu (2009) Đinh Bá Truyền
 
-------------------------------------------
 
Massacre at Hue , TET 1968 (Douglas Pike)
http://www.kysales.com/massacre_at_hue.htm
 
TET (1968) Offensive
http://www.diggerhistory.info/pages-conflicts-periods/vietnam/tet.htm
 
Hue massacre, TET 1968, North Vietnamese communist crime against its own people (Ngo The Linh & Ngo The Hung)
http://ngothelinh.tripod.com/Hue.html
 
HUE – 1968 TET massacre
http://www.saigon.com/regions/hue/
 
The Silent Tears in Hue City
http://66.218.69.11/search/cache?ei=UTF-8&;p=Tet+offensive%2C+the+forgotten+massacre&fr=yfp-t-501&u=www.vietquoc.com/0002vq.htm&w=tet+offensive+forgotten+forget+forgot+massacre&d=CD_2OHDuQObB&icp=1&.intl=us
 
Hue: the massacre the Left wants us to forget (Gerard Jackson The New Australian)
http://www.11thcavnam.com/education/hue.htm
 
1968-2008: The 40th Anniversary of the Hue Massacre (Kim Nguyen)
 
http://1stbattalion3rdmarines.com/operations-history-folder/battle_of_hue_city.htm
 
TET Offensive (by VETS With A mission)
http://www.vwam.com/vets/tet/tet.html
 
Surprised at TET: U.S. Naval Forces in Vietnam , 1968 (Glenn E. Helm)
http://www.history.navy.mil/wars/tetintel.htm
 
The TET Offensive (Steven Hayward)
http://66.218.69.11/search/cache?ei=UTF-8&;p=tet+offensive&fr=yfp-t-501&u=www.ashbrook.org/publicat/dialogue/hayward-tet.html&w=tet+offensive&d=COQ7znDuQPXz&icp=1&.intl=us
 
TET Offensive of 1968 - A Simpler Version
http://www.1stcavmedic.com/tet_offensive_of_1968.htm  
------------------------------------------------------

 
Bùi Tín và Tết Mậu Thân 68  
 
Để tưởng nhớ 40 nãm thảm sát Tết Mậu thân 68, hầu hết những diễn đàn điện tử lẫn các cõ quan truyền thông VN ở hải ngoại đều đưa ra bằng chứng đầy đủ hình ảnh về tội ác tày trời của CSVN trong cuộc thảm sát Tết Mậu Thân 1968. Ngay cả những tài liệu của người ngoại quốc cũng đều cho thấy tính chất dã man của cuộc thảm sát có tính chất quy mô này khiến người dân miền Bắc rùng mình liên tưởng đến thời Cải cách ruộng đất ở miền Bắc vào thập niên 60. Trong khi đó, ở Việt Nam nhà nýớc CSVN vẫn ãn mừng chiến thắng Tết Mậu Thân. Còn cựu Đại Tá Bùi Tín hiện đang cý ngụ tại Pháp, là cựu Phó Tổng Biên tập báo Quân đội Nhân dân nãm 1968, trong một cuộc phỏng vấn trên đài BBC ngày 24/1/2008 liên quan đến đề tài quân đôòi côòng saÒn thảm sát dân chuìng trong cuộc tấn công vào Huế, đã cho biết là ông không ngờ cuộc thảm sát quy mô lớn như vậy. Ông viện lý do rằng: ''Do výớng chân, mệt, rồi bị pháo bắn ở ngoài biển vào dữ dội cho nên phần lớn do tự động các chỉ huy trung đội tới trung đoàn đồng lõa với nhau để thủ tiêu không cho cấp trên biết'' - để từ đó giải thích rằng, sở dĩ quân đội Cộng sản phải làm như thế là vì tuân theo lệnh ''không được để tù binh trốn thoát'' nhằm giữ bí mật. Và sau cùng ông Bùi Tín đi đến kết luận là "Theo tôi thì "không có mệnh lệnh cấp trên là tiêu diệt và giết tù binh''.
 
Những điều trình bày và cách lý luận của ông Bùi Tín nêu trên làm người ta rùng mình liên tưởng tới lối lý luận đầy ngụy biện bao che cho Bác Đảng thời cải cách ruộng đất thýở nào. Cùng một loại toà án nhân dân ở những cuộc cải cách ruộng đất đã sát hại dã man trên nửa triệu dân miền Bắc nay đã được đem ra áp dụng ở Tết Mậu Thân Huế, thế mà sao ông nỡ lòng nào tảng lờ không biết. Sự im lặng phải chãng là đồng loã với bọn sát nhân?
 
Khi mà ông Bùi Tín đưa ra những lời giải thích trên để bao che cho cái chế độ tàn bạo, người ta tự hỏi không biết Bùi Tín ngày hôm nay đang đứng ở vị thế nào? Ông đứng về phiá dân tộc hay là vẫn chỉ là người của Bác Đảng? Và khi giải thích như thế ông Bùi Tín có coi thýờng dân trí VN thời nay thấp hay không ?
 
Ở thời Cải cách ruộng đất, tuy người dân bị býng bít thông tin thế mà họ đâu có tin được lời giải thích đầy qủy biện của Bác Đảng, thì thử hỏi ở thời đại internet này những lời giải thích ấu trĩ của ông có thuyết phục được người nghe hay không. Hay là những lời giải thích đó chỉ làm cho người ta thắc mắc nhiều hõn về ông, về chiếc áo nhà đối kháng hay chiếc áo nhà dân chủ mà ông đang mặc trên người.
 
Để bao che cho nhà nýớc là kẻ vô tội ông đã viện lý do rằng cấp dưới vì výớng chân mệt mỏi, bị pháo kích, và để giữ bí mật nên đã thủ tiêu các tù binh mà không cho cấp trên hay. Ừ thì cứ giả dụ cho là đúng đi, vậy thì câu hỏi được đặt ra cho Bùi Tín là ông Bùi Tín hãy nhìn khắp thế giới tự do và cho biết có quân đội nào khi rút lui lại tột cùng dã man trói hết các tù binh đa số là người dân vô tội vào nhau, cắt cổ, chặt tay chân, tai mũi họ, đập vỡ sọ họ và chôn sống tập thể họ hay không? Có một quân đội nào độc ác bắt người dân đào đất chôn sống thân nhân họ hay không? Và có một quân đội nào tàn bạo bắt người dân đào huyệt tự chôn sống mình hay không?. Thêm vào đó đâu phải ở Huế chỉ có một mồ chôn tập thể mà là có trên chục mồ chôn tập thể.
 
Vậy thì ông Bùi Tín giải thích sao cho hợp lý về hành động thống nhất chôn sống người cùng một lúc ở những điạ điểm khác nhau trýớc khi rút quân ? Ngoài ra là một đại tá ông Bùi Tín tất phải thýà hiểu là trýớc khi rút quân bao giờ cấp dưới cũng liên lạc với cấp trên để nhận chỉ thị rút quân. Nếu lãnh đạo không ra lệnh thì cấp dưới có dám làm hay không? Cũng giống như thời cải cách ruộng đất, nếu bác đảng không ra chỉ thị cho đảng viên thi hành chính sách đấu tố "trí địa cýờng hào, đào tận gốc giốc tận ngọn" thì làm sao có những toà án nhân dân đưa đến cái chết trên nửa triệu người.
 
Ừ thì cứ giả bộ như đồng bào hải ngoại ngây thõ tin là ông nói đúng đi, tức là cấp dưới tự ý làm chứ không phải cấp trên ra lệnh. Nếu mà sự thật là như thế thì lại còn khủng khiếp và đáng kinh tởm hõn nữa cho cái chế độ CSVN. Kinh tởm là vì sao? Là vì điều này cho thấy là chính sách cai trị bằng hận thù cũng như giáo dục người dân sống với nhau bằng hận thù của CSVN đã thành công trong việc đào tạo được những lớp người sặc máu hận thù nên mới xảy ra cái hiện tượng kinh hoàng qua đó những đứa con miền Bắc mang cùng một giòng máu mẹ VN lại tàn nhẫn lạnh lùng chôn sống người anh em cùng máu mủ VN ngay trên đất của mẹ VN. Một vết nhõ chưa hề thấy trong lịch sử VN.
 
Ngày hôm nay sau khi nghe ông Bùi Tín nói những điều trên người dân hải ngoại lại thấy xuất hiện nơi ông hình ảnh một Đại tá Bùi Tín mặc quân phục CSVN dẫn đoàn xe tăng vào dinh Độc Lập ngày 30/4/1975, ngày mở đầu cho một trang sử đen tối nhuộm màu tang tóc thê lương mà trong đó có sự đóng góp của đại tá Bùi Tín không phải là nhỏ trong việc dùng mọi thủ đoạn đê hèn để thôn tính miền Nam VN với cuộc thảm sát Tết Mậu thân 68 là một thí dụ điển hình.
 
Thiên Thanh