Tiếng Việt rất phong phú, nhưng không phong phú bằng trí tưởng tượng của người Việt... Chúc các bạn những giây phút vui vẻ.
Nhà nọ có hai vợ chồng, vợ ở nhà nuôi ngựa, còn chồng thì đi làm phu hồ. Hôm ngựa đẻ thì chồng phải đi làm ở xa nên mấy hôm sau nhắn tin về hỏi vợ: Ngua lon chua?.
Vợ đọc tin nhắn liền gọi điện mắng chồng, nghe chồng giải thích mới vỡ lẽ ra là chồng chỉ hỏi thăm xem: Ngựa lớn chưa?
***
Vợ đi công tác Hà Nội cả tuần, xe hỏng nên về trễ, nhắn tin về hỏi thăm mấy bố con ở quê ăn uống thế nào, hôm sau vợ về. Chồng nhắn lại:May la con di cho ban dam cay cai lon co tien tieu, khong doi dau!
Vợ thất kinh mếu máo gọi lại:
- Ơ! sao anh lại mắng em như thế, rồi còn không đợi nữa là thế nào?
Chồng giật mình xem lại tin nhắn rồi kêu trời: Đâu có, anh bảo may là con đi chợ bán dăm cây cải lớn có tiền tiêu, bố con anh không đói đâumà lo, em cứ lo việc nước cho tốt thôi.
***
Cô giáo Tổng phụ trách Đội ở trường tiểu học nọ xinh đẹp nhận được một loạt lời trách móc sau khi gửi tin nhắn đi. Nguyên do là cô gửi tin nhắn cho mọi người đến dự đại hội Cháu ngoan Bác Hồ với nội dung: "Em dang o truong, moi anh den du! Hóa ra mọi người hiểu nhầm nội dung tin nhắn của cô: Em đang ở trường, mời anh đến dự.
***
Ở nhà buồn cô gái nhắn tin cho bạn trai đến chơi, khổ nỗi điện thoại không có tiếng Việt có dấu. "Anh oi! ba ma em khong co nha, em dang coi quan, den ngay di anh, muon lam roi. Tien the mua bao moi nhe, o nha toan la bao cu… ma thoi khong can mua bao dau, em vua mat kinh roi, khong nhin duoc nua anh oi, den ngay di… muon lam rồi. Ma sao anh khong khen em la dam dang".
Người yêu phát hoảng, không tin vào mắt mình liền gọi điện cấp tốc lại. Hóa ra là nàng muốn viết: "Anh ơi! ba má em không có nhà, em đang coi quán, đến ngay đi anh, muộn lắm rồi. Tiện thể mua báo mới nhé, ở nhà toàn báo cũ... Mà thôi không cần mua báo đâu, em vừa mất kính rồi, không nhìn được nữa anh ơi, đến ngay đi... muộn lắm rồi. Mà sao anh không khen em là đảm đang"
***
Mẹ lật đật tìm chiếc điện thoại nhắn tin cho con gái: "May dang o dau?"
Con gái nhắn lại: "Con di cho!"
Mẹ: "Tao hoi may dang o dau?"
Con gái: "Di cho di cho, con di cho!"
Ba mẹ bực quá sôi máu lên liền gọi điện và chửi "Đồ mất dậy, mà dám chửi tao là con đĩ chó à?"
Cô con gái mếu máo: "con viết là Con đi chợ, nhưng không dấu nên mẹ hiểu nhầm".
***
Ông bố đi công tác xa lâu ngày nhận được tin nhắn của con: "Bo ve ngay, me dang om 1 thang nam tren giuong!". Không kịp nhắn tin lại, ông bố bắt xe tức tốc về sau khi nhận tin nhắn. Về đến nhà ông hầm hầm bước vào và hỏi thằng con.
- Đâu thằng nào, có thật không?
- ?????
Hoá ra con nhắn tin cho bố: Mẹ ốm 1 tháng nằm trên giường, bố về ngay.
***
Chàng trai và cô gái tán tỉnh nhau trên điện thoại, tin qua tin lại cô gái nhắn rằng: "Anh to cao dep trai như vay thi co nao cha me".
Chàng trai nhắn lại: "Em qua khen, anh cung binh thuong thoi". Nhưng khi nhận được tin nhắn tiếp theo của cô gái thì chàng bàng hoàng: "Em noi that ma, cu to nhu anh thi em nao cha thich".
Thực ra cô nàng muốn nói: Em nói thật mà, cứ to như anh thì em nào chả thích.
***
Hai vợ chồng giận nhau cả ngày không nói với nhau câu nào, tối vợ làm cơm xong nhắn tin cho chồng "Co ve an com khong con cho?"
Chồng đọc tin nhắn xong tức quá nghĩ đang giận nhau nên chửi mình, chờ hết việc về nhà mặt hầm hầm gọi vợ lên phòng hỏi:
- Cô nhắn tin gì cho tôi!
Cô vợ thanh mình:
- Thì em hỏi anh xem có về ăn cơm không còn chờ.
***
Cô gái nhắn tin than thở với người yêu: "Em với mẹ vừa to tiếng với nhau, bực mình quá".
Chàng trai vội nhắn lại: "Cai lon gi the?"
Cô gái tức tối nhắn lại: "Sao anh lại nhắn tin mất lịch sự thế?"
Chàng trai giật mình giải thích: "Anh vội quá, ghi không dấu, ý anh là cãi lộn gì thế"
***
Chàng trai mới quen một cô gái và đang trong giai đoạn tìm hiểu nhau. Một hôm anh ta đến nhà cô gái để rủ cô đi chơi nhưng cô không có nhà. Anh liền nhắn tin cho cô: "Em đang làm gì thế, anh đến nhà nhưng em không có nhà". Và anh chàng hầm hầm đi về và thề sẽ coi như không bao giờ biết cô khi nhận được tin nhắn của cô: "Em dang di lam ca ve".
Hóa ra cô gái nhắn: "Em đang đi làm ca về", nhưng vì không dấu thành ra chàng trai đã hiểu lầm sang ý khác.
***
Vợ nhắn tin cho chồng: "Di lam ve mua cho em 5 hop thuoc moc long nhe". Ông chồng bức xúc gắt lên trong điện thoại:
- Em mua thuốc mọc lông làm gì?
Vợ mắng lại:
- Em bảo anh mua thuốc Mộc Long của nam dược Bảo Long chứ mua thuốc mọc lông làm gì, hâm thế!
***
Thu mua lông LON
Ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã miền núi nọ nhận được công văn “hoả tốc” từ trên tỉnh gửi xuống. Ác một nỗi là công văn lại đánh bằng máy chữ không dấu nên ông bóp óc mãi, cũng chẳng đoán ra. Công văn có đoạn viết;
“Thu mua gap 100 can long lon rung de xuat khau. Bay ngay nua co xe xuong nhan.”
Ba chữ “long lon rung” làm Chủ tịch xã nhà ta đau đầu nhất. Những chữ khác thì ông đoán đại khái rằng trên tỉnh cần thu mua gấp 100 cân gì gì đó để xuất khẩu và bảy ngày nữa sẽ có xe xuống nhận. Nhưng thứ hàng cần thu mua gấp là cái gì đây?
Nghĩ cả ngày không ra, đêm ông lại nằm vắt tay lên trán nghĩ tiếp. Ông cứ trằn trọc, khiến cô vợ trẻ nằm bên cũng không ngủ được. Cáu quá, không thèm nghĩ nữa, ông quay ra... nghịch cái thân hình chắc lẳn của cô vợ. Bàn tay ngứa ngáy của ông bắt đầu lục lạo hết bên trên lại bên dưới. Vừa lục lạo tới chỗ đầy “lau lách”, ông Chủ tịch bỗng vỗ đùi vợ đánh “bách”, rồi reo lên như nhà bác học Archimedes thời xưa; “Ồ, có thế mà cũng chẳng nghĩ ra!”
Để cô vợ khỏi hỏi han lôi thôi chuyện quốc gia đại sự, ông tiếp tục cùng nàng tận hưởng một trong “tứ khoái” trời cho, rồi sau đó cùng lăn ra... ngáy.
Mờ sáng hôm sau, chỉ kịp rít vài hơi thuốc cho tỉnh ngủ, Chủ tịch xã đã hớt hải chạy qua nhà Chủ tịch Hội Phụ nữ ở bên kia đồi và chìa cho bà ta xem cái công văn “hoả tốc” oái oăm nọ. Ông vừa cười ha hả, vừa cắt nghĩa từng chữ cho bà nghe. Bà Chủ tịch Hội mới ngoài bốn mươi, mặt đỏ rần, nhìn bức công văn nửa tin nửa ngờ. Đoán được ý bà, Chủ tịch xã nghiêm giọng nói: “Chữ ký của đồng chí Chủ tịch tỉnh đây. Con dấu của Ủy ban Nhân dân tỉnh đây. Bà không nhận ra hả? Công tác này đúng là của mấy bà, chẳng chạy vào đâu được!”
“Nhưng đào đâu ra cả tấn của nợ ấy đây?” - Chủ tịch Hội dấm dẳn hỏi. “Cả xã này chỉ có non ngàn phụ nữ. Mà nhà ông thừa biết cái giống ấy đâu có nhiều nhặn gì...”.
Chủ tịch xã cười ngặt nghẽo;“Mặc xác các bà! Tôi chỉ biết cứ chiểu theo công văn mà làm. Bảy ngày nữa mà mấy bà không gom đủ thì cứ liệu thần hồn. Bà không thấy ba chữ để xuất khẩu đó sao? Báo Nhân dân hôm nọ đăng xã luận hô hào toàn dân thi đua sản xuất nhiều mặt hàng xuất khẩu để thu ngoại tệ, đặng làm giàu cho đất nước. Cái thứ mà mấy bà phải gom đích thị là mặt hàng xuất khẩu đặc biệt của nước nhà đấy...”
“Nhưng mà xuất khẩu cái gì quý giá, chứ ai lại xuất khẩu cái giống khỉ gió ấy?” Mặt bà Chủ tịch Hội lại đỏ như gấc.
“Này, nhà bà không biết thì đừng có ngứa mồm bàn vào chuyện quốc gia đại sự nhá! Tôi nghe người ta bảo chính cái giống ‘khỉ gió’ ấy của mấy bà lại là thứ thuốc cầm máu hiệu nghiệm như thần đấy! Ông Nhà nước thu mua thứ hàng này là chúa khôn. Chẳng mất công cấy trồng gì cả, cũng chẳng mất vốn liếng gì cả, vậy mà,... ha... ha..., thu được ối ngoại tệ. Thôi, bà liệu mà đi vận động chị em. Công tác đặc biệt chứ chẳng phải bỡn đâu! Bà nào gom được nhiều, xã sẽ tặng giấy khen. Ai chống đối, sẽ bị trừng phạt...”
Bảy ngày sau. Một chiếc xe tải đỗ xịch trước trụ sở Ủy ban Nhân dân xã. Ông Chủ tịch, mặt tái mét, chạy ra đón anh cán bộ thu mua của tỉnh.Thôi chết rồi. Trên tỉnh phái hẳn một xe tải xuống để nhận hàng, vậy mà
suốt cả tuần qua, các bà các cô trong Hội Phụ nữ chạy long tóc gáy cũng chỉ mới thu được có... vài lạng. Biết ăn nói làm sao với thượng cấp đây? Chủ tịch xã xun xoe mời cán bộ tỉnh uống trà, hút thuốc, mặt ông ta méo xệch...Ngồi chưa nóng đít, anh cán bộ đã giục;
“Đồng chí cho người đưa hàng lên xe để chúng tôi ngược sớm.”
Chủ tịch xã đờ cả người, gãi đầu gãi tai, miệng lắp bắp;
“Báo cáo đồng... đồng... chí, thứ hàng trên... tỉnh... ra lệnh... thu... thu... mua... gay cho chúng... chúng... tôi quá! Chúng tôi vận... vận... động toàn thể... chị... chị... em trong toàn xã... mà chỉ thu... được... có... có... ngần... này...” Anh cán bộ tỉnh há hốc mồm khi thấy ông Chủ tịch xã rụt rè lôi từ ngăn kéo bàn làm việc một... gói giấy báo. Mở gói giấy ra, cán bộ nọ vội vàng lấy tay bịt mũi.
Chủ tịch xã cười như mếu và lắp bắp tiếp; “Đồng... đồng chí thông... cảm cho chị... chị... em. Thật là... khổ, nhiều... chị... em không chờ được... tới... lúc... rụng..., phải lấy... kéo... kéo... cắt... Vậy mà...”
Anh cán bộ thu mua vẫn chẳng hiểu ất giáp gì. Sao Chủ tịch xã lại toàn nói đến chị em, đến cái gì đó rụng, đến kéo cắt? Thứ hàng cần thu mua để xuất khẩu đâu có dính dáng nhiều đến chị em như vậy? Cảm thấy có chuyện lạ gì đây, anh ta đòi xem lại cái công văn “hoả tốc” mà trên tỉnh vừa gửi xuống tuần trước. Chủ tịch xã vội vàng mở xà cột, lôi ra tờ công văn nhàu nát, nhưng vẫn còn nom rõ ba chữ “long lon rung” được gạch đậm bên dưới bằng bút đỏ.
Cán bộ tỉnh xem kỹ tờ công văn, rồi hỏi Chủ tịch xã; “Vậy đồng chí hiểu ba chữ mà đồng chí gạch dưới này là thứ hàng gì?”
Giương mục kỉnh, ông Chủ tịch xã bốc một nhúm “hàng xuất khẩu đặc biệt” lên nhòm, rồi hỏi lại; “Thế cái hàng ấy chẳng phải là... là... lông... của... chị em... rụng... thì là... cái gì?”
Anh cán bộ thu mua trợn trừng mắt; “Bố giết con rồi, bố ơi là bố! Cái thứ hàng mà con cần thu mua gấp là lông lợn rừng. Lông lợn rừng! 100 cân! Để xuất khẩu! Bố hiểu chưa?”
Lê Thê - Vietinfo.eu
St và cải biên