main billboard

Ngày nay nhờ đọc lại những trang sử cũ, ta mới thấy tiền nhân đã mở dựng và giữ nước thật là gian lao cực khổ


nhanvat hungdaovuong

Dân tộc VN bao đời, luôn quan niệm sức mạnh của đất quan trọng hơn sức mạnh của máu, có nghỉa là vấn đề thuần tuý giống nòi không bằng sự tồn vong của giang sơn gấm vóc. Bởi vậy nên các vị vua nhà Hậu Lý đã đem nhiều công nương gã cho các tù trưởng ở biên tái, để dựa vào sự liên hệ gia đình làm phên dậu chống giặc Tàu. Vua Nhân Tôn nhà Trần đem Huyền Trân Công Chúa gã cho vua Chế Mân để được thêm hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên ngày nay. Riêng Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên đồng lúc hy sinh ba người con gái của mình để gã cho vua Chiêm, vua Chân Lạp và trưởng phái bộ Nhật, với mục đích “ cũng chỉ vì an dân lợi nước”.

Ngày nay qua những khai quật của lịch sử, việc quân Xiêm vào xâm lăng đất đai Nam Kỳ, nói là do Nguyễn Ánh cầu viện vẫn đang là một nghi vấn. Nhưng sử viết vua Gia Long là người cực đoan, có tình yêu nước nồng nàn, qua hành động không bao giờ chịu cắt một ly đất đai của nước ta nhường cho ngoại quốc, kể cả sứ bộ Bá Ða Lộc từng vào sinh ra tử với Chúa, lúc còn tẩu quốc, đó là sự thật.

Thời VNCH mặc dù chỉ tồn tại được hai mươi năm (1955-1975) nhưng ít ra cũng đã giữ vững được gần như trọn vẹn lảnh thổ của tổ tiên để lại ngoại trừ quần đảo Hoàng Sa vì thế yếu và sự phản bội của đồng minh Hoa Kỳ, nên phải chịu mất vào tay giặc Tàu xâm lược vào ngày 19 tháng 1 năm 1974, sau khi QLVNCH đã cho giặc một bài học đích đáng, chứ không như tại Trường Sa năm 1988 VC đã đem con bỏ chợ!

Từ sau ngày 30-4-1975 chiếm được cả nước VN, ngụy quyền Hà Nội lúc nào cũng rêu rao khoắc lác về độc lập tự do, vẹn toàn lãnh thổ. Thế nhưng mọi sự đã lộ nguyên hình, khi thành tích bán nước cho Tàu, phản bội quê hương bị toàn dân trong và ngoài nước phanh phui nguyền rủa. Nhờ vậy mà những cái loa Việt Gian từ bấy lâu nay tại hải ngoại mới chịu khép miệng, vì không còn cơ hội để tuyên truyền cho dù có viết sách, lên đài khua mồm bán chữ.

Theo đó ta biết trong năm 1999 và 2000, bọn chóp bu đảng gồm Ðổ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Ðức Mạnh, Trần Ðức Lương, Phan Văn Khải, Nguyễn Mạnh Cầm và toàn lũ trong Chính trị Bộ đã lén lút ký kết 2 Hiệp Ước bất bình thường vô lý, phản bội dân tộc, trong sự Bán Ðất Biên giới và Bán Vịnh Bắc Phần, cho giặc Tàu. Sau đó được Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng..hợp thức hóa. Tuy thành tích trên sớm bị bật mí nhưng VC chuyện gì cũng dám làm, vì chúng coi dư luận của thế giới và đồng bào trong nước như cỏ rác, miễn là bảo vệ được chiếc ngai vàng đẫm máu, để còn dịp vơ vét và bán hết cho Tàu nước Việt khi trong tay còn nắm được quyền. Chuyện dài về cái gọi “ đại hội đảng bất thường lần 6 “ trong tháng 10-2012, đã phơi bày mặt thật của CSVN khắp hoàn vũ!

Qua các tài liệu lưu trữ và phổ biến, ta biết Pháp coi như chính thức đô hộ VN vào năm 1884. Từ đó thực dân độc quyền ký kết, các hiệp ước song phương và những công ước quốc tế, về luật biển, hải đảo cũng như biên giới giữa các nước. Năm 1885, Pháp ký với Mãn Thanh hiệp ước Thiên Tân, hủy bỏ sự liên hệ giữa Nhà Nguyễn VN và Trung Hoa, hủy bỏ ấn phong vương, phân định lại đường ranh giới bằng cọc cắm và bản đồ. Năm 1887, Pháp và Trung Hoa lại ký Hiệp Ước Brévié, phân ranh vùng Vịnh Bắc Phần, từ Trà Cổ (Móng Cáy), dọc theo kinh tuyến Ðông 108. Theo đó, phía tây đảo Bạch Long Vĩ là lãnh hải của VN, phía đông là của Trung Hoa. Về sự tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa -Trường Sa, cũng được quốc tế giải quyết năm 1982, theo công ước luật biển. Tháng 11-1993, công ước trên được LHQ phê chuẩn và thi hành vào năm 1994, với 170 quốc gia công nhận, trong đó có Trung Cộng và VC. Tóm lại đảng VC đã dối trá quốc dân VN, lén lút họp với giặc Tàu trong 20 phiên họp kín. Rồi cũng tự động bí mật ký kết, còn quốc hội VC thì cũng lén lút thông qua.

Tất cả những ký kết điều hoàn toàn sai trái về pháp lý quốc tế và đạo lý dân tộc, đi ngược lại truyền thống hòa bình, tự chủ, không lấy thịt đè người của bản tuyên ngôn nhân quyền và “ khẩu hiệu bốn tốt, mười sáu chữ vàng “ mà Tàu đỏ và VC lúc nào cũng rêu rao lòe thiên hạ. Tất cả đều là những âm mưu xâm lăng, hay nói đúng hơn chính Hồ Chí Minh và đảng VC đã rước voi Tàu về dầy mã Việt, ngay từ khi bắt đầu nhận viện trợ của Trung Cộng năm 1950 cho tới cuộc chiến Ðông Dương lần thứ 2 (1960-1975) chấm dứt. Trung Cộng lợi dụng quân viện và nhất là trong cuộc chiến biên giới năm 1979 giữa Việt-Trung, đã xua hàng triệu dân Tàu gốc thiểu số tại các tỉnh biên giới, lấn đất dành dân sâu trong nội địa VN. Theo báo chí ngoại quốc, VC đã bán cho Trung Cộng tại biên giới Việt Hoa, hơn 15.600 km2 và 20.000 km2 lãnh hải trong vịnh Bắc Phần.. Như vậy tại Miền Bắc, ngày nay VN đã mất hẳn những địa danh hồn thiêng sông núi như Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, và Ðồng Ðăng với Phố Kỳ Lừa

‘tiếng ai than khóc sầu thương
Nhị Hà nước xuống trùng dương xa mờ
Chương Dương, Hàm Tử ngàn xưa
Giờ sao sông núi, bụi Hồ vấn vương..’

Lời thơ làm cho ai cũng phải ngậm ngùi khi nhớ lại gương sáng của người xưa qua ý chí bất khuất của dân tộc Việt từ trong lịch sử thật kiêu hùng như tiếng thơ của Trần Quang Khải sau khi phá tan quân Mông:

‘Ðoạt sáo Chương Dương độ
Cầm hồ Hàm Tử quan
Thái Bình nghi nổ lực
Vạn cổ thử gian san‘

Mười năm bình định giặc Minh đầy gian lao khổ cực, cuối cùng:

‘Thôi Tụ phải quì mà xin lỗi
Hoàng Phúc tự trói để ra hàng
Lang Giang, Lạng Sơn thây chật đầy đường
Xương Giang, Bình Than máu trôi đỏ nước..’

Hởi ôi những tinh thần khí phách trong’ Bình Ngô Ðại Cáo’ của Nguyễn Trãi, Lê Lợi.. nay còn đâu nữa dưới thời Hồ? Nên chúng ta làm sao làm gì và làm thế nào để mà ngăn cản nổi sự dày xéo non sông tổ quốc của giặc Tàu đỏ, qua sự tiếp tay của rợ Hồ mà mới nhất là sự kiện TC đang chuẩn bị chiếm trọn quần đảo Trường Sa của VN, để hoàn thành “ cái lưởi bò “ theo bản đồ mới phát hành của giặc Hán.

1 - THỦY CHIẾN ÐẠI VIỆT VÀ TÂY BAN NHA TẠI CỬA HÀN:

Từ khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, Ðại Việt thật sự đã chia thành hai quốc gia đối nghịch, lấy sông Gianh làm ranh giới thiên nhiên, kình chống nhau suốt 300 năm máu lửa. Do trên, các đời chúa Nguyễn đều tăng cường quân bị để chống lại quân Trịnh. Chúa Nguyễn phúc Nguyên (1614-1635), tăng quân từ 30.000-160.000. Ðời Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần (1648-1687), quân đội được chia thành 3 loại: quân túc vệ đóng tại kinh đô, quân chính quy phòng thủ các dinh và thổ binh coi an ninh tại các làng xã. Tại các dinh, quân được phân thành dinh, cơ, đội, thuyền. Tóm lại quân đội Ðàng Trong gồm nhiều binh chủng, trang bị đầy đủ và hùng hậu. Bắt đầu từ thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã có xưởng đức súng, sân bắn và trường huấn luyện voi, ngựa trận.. Tại kinh đô đã thành lập Ty Nội Pháo Tượng và hai đội tả hữu pháo, coi việc đúc trọng pháo và súng cá nhân. Thuyền chiến có tới 200 chiếc và thủy quân Ðàng Trong rất mạnh, nên đã hai lần đánh bại hải quân Tây Ban Nha và Hòa Lan trên Ðông Hải.

Năm 1592 Nguyễn Hoàng được lệnh vua Lê đem quân đánh nhà Mạc tại miền bắc, con thứ sáu của ông là Nguyễn Phúc Nguyên thay thế, trấn giữ Thuận-Quảng. Thời gian này sự giao hảo giữa Chân Lạp, Bồ và Tây Ban Nha rất tốt đẹp. Năm 1593, vua Tiêm La Prah Rama tấn công kinh đô Oudong, vua Chân Lạp Chan Pouha Tan cầu cứu Toàn quyền Tây Ban Nha Ruiz de Heman Gonzalez, đóng tại Manila, Philippine nguyên là thuộc địa cũ của Bồ Ðào Nha bị chiếm vào năm 1565.

Tại Âu Châu, từ năm 1580 vương triều Soliman của Bồ Ðào Nha cũng sụp đổ và bị Tây Ban Nha chiếm, do trên lực lượng hải quân nước này rất hùng hậu và mạnh hơn Hòa Lan nhiều. Lúc đó vì toàn quyền Gomez sắp đánh Moluques nên không giúp được Chân Lạp. Tới tháng 10-1593, Tây Ban Nha mới sang giúp và hạm đội do chính Toàn quyền chỉ huy, gồm 4 chiến thuyền rời Manila nhưng chỉ hai hôm sau thì xảy ra biến loạn. Hơn 250 phu chèo người Trung Hoa đã nổi loạn, cướp thuyền, giết Gomer và hơn 80 lính Tây Ban Nha, đồng thời cướp vũ khí và một chiến thuyền trốn về Tàu.

Do hậu quả trên, Tây Ban Nha đã thảm sát hơn 27.000 người trong số 30.000 Hoa kiều tại Phi Luật Tân vào năm 1603. Kế tiếp những năm 1639, 1660,1662,1668, 1755.. có thêm hàng trăm ngàn di dân Trung Hoa bị giết tại thuộc địa này. Riêng chiếc tàu của những người Trung Hoa kể trên không may bị bão trôi mắc cạn tại bờ biển Quảng Nam. Sau đó họ được chính quyền Ðại Việt giúp đỡ cho nhập tịch, còn tàu và vũ khí bị giữ lại.

Tháng 1-1596, con trai của Gomez là Louis Perez lên thế làm toàn quyền tại Philiipine, liền mang ba chiến thuyền sang cứu Chân Lạp, đồng thời đi tìm dấu vết những người Hoa phản loạn. Hạm đội do thiếu tướng hải quân Juan Xuares Gallinato chỉ huy, cùng đi còn có hai tu sĩ Thiên chúa dòng Ða Minh. Nhưng vì bảo tố nên ba chiến thuyền thất lạc mãi tới tháng 5-1596 mới gặp lại nhau tại cửa sông Tiền, thì được tin vua Pouha Tan đã bị quân Tiêm đánh bại phải trốn sang Lào.

Rắc rối đã xảy ra khi tân quân Chân Lạp không chấp nhận các yêu sách của Tây Ban Nha, nên chiến tranh đột phát. Quân Tây Ban Nha thiện chiến nhưng ít nên cuối cùng phải bỏ Oudong chạy. Trên đường về, hạm đội này tắp vào duyên hải của Chiêm Thành cướp giựt lương thảo. Tháng 8-1596, hạm đội tới Quảng Nam và neo thuyền ở cửa Hàn, được chính quyền Ðàng Trong giúp đỡ, tặng nhiều lương thực để tiếp tục cuộc hành trình. Riêng hai giáo sĩ xin được phép ở lại để sang Vạn Tượng tìm vua Chân Lạp.

Giữa lúc đó thì Tây Ban Nha phát hiện được chiếc thuyền bị người Trung Hoa cướp năm xưa, đang mắc cạn ở ven biển Quảng Nam, nên cho người tới thẳng Thăng Long, yêu sách Vua Lê, chúa Trịnh phải trả thuyền, vũ khí và những người Hoa làm loạn nhưng bị từ chối, đồng thời triều đình còn ra lệnh trục xuất hạm đội Tây Ban Nha ra khỏi Ðại Việt.

Thế là chiến tranh xảy ra vào tháng 9-1596 giữa hai bên. Thế tử Nguyễn Phúc Nguyên được lệnh tấn công thủy quân Tây Ban Nha. Theo tài liệu của Cabaton đăng trong Revue d’histoire des colonie, xuất bản năm 1913, cho biết trong trận thủy chiến dữ dội năm đó, một chiến thuyền Tây Ban Nha đã bị thủy quân Ðàng Trong đốt cháy, những chiếc còn lại phải chạy trốn ra khơi.

Chính gíáo sĩ Aduarte là người chứng kiến và kể lại trong hồi ký năm 1693 cũng xác nhận, quân thủy bộ của Ðại Việt rất hùng mạnh, các chuyến thuyền phải khó khăn lắm mới trốn khỏi vòng vây ra khơi. Riêng giáo sĩ Jimernes kẹt ở trong bờ, bị bắt làm tù binh nhưng được đối xử tử tế. Sau đó, Tây Ban Nha mang vàng bạc tới Quảng Nam xin giảng hòa và chuộc tù binh. Nguyễn phúc Nguyên đồng ý nhưng chỉ đòi bòi thường thiệt hại bằng một khẩu súng hỏa mai.

Người Tây Ban Nha lấy đó làm nhục nên bỏ về Philiipine vào cuối tháng 6-1596. Tuy vậy ít lâu sau, chúa Nguyễn cũng cho phép giáo sĩ Jimernez về nước, nhân có một thương thuyền Bồ Ðào Nha ghé vào Hội An buôn bán. Mối thù vẫn dai dẳng và 15 năm sau, toàn quyền Tây Ban Nha lại muốn trả thù nhưng vua chúa Madrid biết lực lượng Ðàng Trong rất mạnh, nên không chấp thuận.

Hiền vương Nguyễn Phúc Tần (1648-1687) nổi danh là một chiến tướng khi còn là thế tử, qua trận thủy chiến lịch sử giữa Ðại Việt và hạm Ðội Ðông Ấn của Hòa Lan. Trong cuộc phân tranh Trịnh Nguyễn, Hiền Vương là vị chúa duy nhất vượt Nam Bố Chính, tấn công Bắc Hà vào năm Ất Mùi 1655. Nhưng sự nghiệp để đời của NGÀI là mở rộng bờ cõi vào năm 1653 tới tận bờ sông Phan Lang, đặt Dinh Thái Khương gồm hai phủ Thái Khương (Ninh Hòa) và Diên Ninh (Diên Khánh). Năm 1658, tình hình Chân Lạp hỗn loạn sau khi quốc vương Prea Chey Chetta II (chồng công chúa Ngọc Vạn) băng hà. Nặc Ông Chân tranh ngôi vua với quốc vương Batom Reacha Pontana Reja (con trai Ngọc Vạn). Mượn cớ bảo vệ dân Việt, Hiền Vương sai tướng Nguyễn Phúc Yên đem 3000 quân vào Miên đóng tại Mõ Xoài. Năm 1674 lại tranh giành ngôi vua, Hiền Vương sai Cai cơ Nguyễn Dương đem quân chiếm Sài Côn, Gò Bích, Nam Vang, chia Chân Lạp thành hai nước với hai kinh đô Oudong và Sài Gòn. Năm 1679 các tướng nhà Minh là Dương ngạn Ðịch, Hoàng Tiến, Trần thượng Xuyên, Trần An Bình cùng 50 chiến thuyền, vì không đầu hàng Mãn Thanh, nên sang Ðàng Trong, xin phục tùng nhà Nguyễn. Dịp đó, Hiền Vương sai họ vào khai khẩn đất hoang tại Biên Hòa và Ðịnh Tường, năm đó ông qua đời thọ 68 tuổi.

2 - BANG GIAO GIỮA XIÊM LA VÀ ÐẠI VIỆT:

Xiêm La hay Thái Lan ngày nay có diện tích 198.455 sq.ml hay 512.998 km2, dân số tính tới năm 2004 là 55.448.000 người, thủ đô là Bangkok (Vọng Các) chưa kể ngoại ô có 1.867.297 người. 95% người Thái theo Phât giáo tiểu thừa.

Thật ra Xiêm không phải là quốc hiệu của người Thái. Ðó là cái tên mà người Cao Mên và Chiêm Thành dùng để gọi họ. Ngay từ thế kỷ thứ XI, danh từ SYAM đã thấy xuất hiện trên các văn bía của người Chàm tại Trung phần VN, còn hình ảnh của người Syam, thì đầy rẩy nơi các di tích của người Khmer, tại đền Angkor được dựng lên từ thế kỷ thứ XII sau TL.

Người VN theo cách gọi của Miên và Chàm, cũng gọi là Xiêm. Riêng người Tàu qua lối phát âm Bắc Kinh, đọc là Tiêm, rồi ghép với tên của nước La Hộc, tức là vùng Lyo ngày nay, thuộc Lopburi ở hạ lưu sông Mê Nam, thành nước Tiêm-La. Còn người Pháp cũng dựa vào lối phiên âm Tàu mà đọc là Siam, trong lúc người Anh thì nói trại là Saiam. Trong bộ Bách Khoa Từ Ðiển của Ý Ðại Lợi (Enciclopedia Italiana), đã giải thích rằng Anh và Pháp khi dùng tiếng Siam để chỉ người Thái, là căn cứ vào tiếng Saiam Sayang của người Miến Ðiện dùng để chỉ người Xiêm, rồi đọc trại ra là Siam hay Saiam.

Nhưng căn cứ vào sử liệu, ta thấy từ ngày lập quốc đến nay, người Thái gọi mình là Thay, còn người Shan là Nghiện. Riêng danh từ Siam chỉ mới xuất hiện gần đây. Do trên thời xưa, nước Thái Lan được gọi là Mường Thay hay Prathet Thay. Ðời vua Rama IV (1851-1868), quốc hiệu mới được đổi là Sayam (Xiêm), để đánh dấu nước này canh tân theo văn minh tây phương. Năm 1939, tướng Phibul Songgram lên làm thủ tướng, mới đổi quốc hiệu từ Xiêm sang Thái. Từ 1945-1948, tên nước trở lại là Xiêm và sau đó tới ngày nay, chính thức là Thái. Với người Anh, họ phiên âm Thay thành Thai, còn Prathet là Land, nên sau này gọi nước Xiêm là Thailand. Theo cách đó, người Pháp viết là Thailande, còn VN thì đọc là Thái Lan.

- Những gây cấn giữa Đại Việt và Thái Lan::

Từ đầu thế kỷ thứ XVII, người Việt đã tới khai hoang tại vùng Ðồng-Nai và Mỏi-Xùy (nay là Biên-Hoà và Bà Rịa) của Chân Lạp. Vì muốn thoát khỏi ảnh hưởng và sự kềm kẹp của Xiêm La đã có từ trước đến nay, nên quốc vương nước này là Chey Chetia II sang cầu thân với Chúa Nguyễn Nam Hà, để nhờ che chở. Nhân dịp đó, Chúa Hy Tôn-Nguyễn Phúc Nguyên đã vì dân nước, nên đành đem con gái cưng của mình là Ngọc Vạn, gã cho vua này làm Hoàng Hậu vào năm 1620, để lấy chỗ dựa cho dân Ðại Việt tới làm ăn tại Chân Lạp. Chúa còn đem người con gái kế là Ngọc Khoa, gã cho vua Chàm để mượn đường bộ từ Phú Yên vào Ðồng Nai, vì lúc đó nước Chiêm Thành vẫn còn. Do trên Xiêm La đả kết thù với Ðại Việt, vì cả hai đều muốn giành giựt ảnh hưởng tới Lào và Miên, vốn là hai nước nằm giữa rất yếu kém, do nội loạn thường trực.

Năm 1672, Chey Croetha III làm loạn, giết cha vợ là vua Batom Reachea và dắt quân Xiêm từ Nam Vang xuống Sài Côn, chiếm lại tất cả thành trì, đồng thời đuổi giết người Việt đang khẩn đất làm ăn tại Ðồng-Nai, Mõ Xùy. Năm 1674 Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần sai binh tướng sang Thủy Chân Lạp, đánh đuổi quân Xiêm chạy về biên giới Miên-Thái, giết vua Nặc Ông Ðài. Sau đó lập Năc Thu làm vua Lục Chân Lạp, đóng tại Nam Vang và Năc Nộn là phó vương miền Thủy Chân Lạp, tại Sài Gòn. Từ đó người Miên thần phục Chúa Nguyễn.

Năm 1687, quân Xiêm lại vào cướp phá đất Hà Tiên, bắt Mạc Cửu đem về giam lỏng tại Muang Garaburi nhưng sau đó, ông đã trốn được về nước vào năm 1700. Từ đó Mạc Cửu đem đất đai Hà Tiên và binh sĩ dưới quyền, xin thần phục Nam Hà, nên được Hiển Tông Nguyễn Phúc Chu phong chức tổng binh.

Năm 1717, quân Xiêm tấn công Hà Tiên, Mạc Cửu binh ít chống cự không nổi, nên phải bỏ thành lui về giữ Long Kỳ. Quân Xiêm vào tàn phá Hà Tiên thành bình địa nhưng sau đó chiến thuyền bị bão đánh đắm trong vịnh Phú Quốc, nên phải rút về nước. Mạc Cửu trở về kiến tạo lại Hà Tiên và đắp thành ngăn giặc vào năm 1718.

Năm 1769, vua Xiêm là Trịnh Quốc Anh đem quân thủy bộ tấn công Hà Tiên, lại đặt đại bác trên núi Tô Châu bắn vào thành sát hại nhiều dân chúng vô tội. Tổng binh Mạc Thiên Tứ vì binh ít và không có tiếp viện, nên phải bỏ thành, cùng các con Mạc Tử Hoàng, Tử Thương, Tử Duyên.. lui về Trấn Giang (Cần Thơ). Nhưng quân Xiêm đã bị các tướng lãnh trấn thủ Long-Hồ và Ðông Khấu là Tống Phước Hợp và Nguyễn Hữu Nhân, đánh đuổi phải bỏ Hà Tiên, chạy về cố thủ thành Nam Vang.

Năm 1772, Duệ Vương Nguyễn Phúc Thuần sai chưởng cơ Nguyễn Cửu Ðàm, thống suất hai đạo Bình Khánh và Bình Thuận, gồm 10.000 quân thủy bộ và 30 chiến thuyền. Quân Nguyễn chiếm lại Hà Tiên và Chân Lạp, rồi đưa Nặc Tôn về Nam Vang làm vua trở lại. Từ đó quân Nguyễn đóng luôn ở Nam Vang, bảo hộ và làm cố vấn cho quốc vương Chân Lạp.

Năm 1780, vì tàu buôn bị cướp ở Hà Tiên, vua Xiêm nghe theo lời xúi của quan Chân Lạp tên Bồ Công Giao, bắt cha con Mạc Thiên Tứ, Tử Hoàng, Tử Thương, Tử Duyên cùng sứ thần của chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Xuân.. đem xử trảm. Mạc Thiên Tứ lúc đó trên 70 tuổi, uất ức tự tử chết. Riêng gia quyến của họ đều bị đầy lên tận biên giới Miến-Thái.

Năm 1782, vua Xiêm là Trịnh Quốc Anh bị hai tướng Chất Trí và Sô Sĩ giết chết. Chất Trí lên làm vua Xiêm, xưng Phật Vương (Rama 1), tha những người Việt bị đầy, đồng thời giao hảo với chúa Nguyễn Ánh lúc đó đang bị quân Tây Sơn đuổi giết tận tuyệt

Năm 1784, mượn cớ sang giúp Nguyễn Ánh, vua Rama 1, sai 2 vạn thủy quân và 300 tháp thuyèn, do hai người cháu là Chiêu Sương, Chiêu Tăng sang xâm lăng Nam Phần. Quân Xiêm chiếm các đạo Kiên Giang, Trấn Giang, Ba Thắc, Trà Ôn, Sa Ðéc.. đồng thời cướp của giết người, không ai có thể ngăn cản nổi. Sự kiện trên làm cho Nguyễn Ánh cũng phẫn uất nhưng phải bó tay ví không còn binh lực để kềm chế giặc.

Cuối tháng chạp cùng năm, được tin quân Xiêm đã tới Ðịnh Tường, nên Long Nhưỡng tướng quân là Nguyễn Huệ, từ Qui Nhơn đem quân thủy bộ vào chận đánh, phá tan 2 vạn quân Xiêm tại vàm Rạch Gầm-Xoài Mút. Từ đó người Xiêm sợ Ðại Việt như sợ cọp.

Năm 1817, sau khi chiếm được Stung Treng và Vạn Tượng của Lào. Quân Xiêm tràn sang chiếm một phần cao nguyên Trung Phần, lúc đó gần như chưa có chính quyền VN hiện diện. Bọn quan lại Xiêm cai trị đồng bào thiểu số tại đấy rất tàn ác dã man. Tình trạng kéo dài tới thời Pháp thuộc mới chấm dứt.

3 - NGUYỄN HUỆ TIÊU DIỆT QUÂN XIÊM TẠI ÐỊNH TƯỜNG:

- Ðịa Danh Rạch Gầm, Xoài Mút (Mỹ Tho):

Ðất Ðịnh Tường thuộc dinh Phiên Trấn, được Túc Tông Nguyễn Phúc Trú thành lập vào năm 1731. Vào năm 1772 Duệ Tông Nguyễn Phúc Thuần đổi là Ðạo Trường Ðồn, rồi thành Huyện Kiến An vào năm Gia Long nguyên niên 1801.

Năm 1802 lại cải thành Dinh Trấn Ðịnh, phiên trấn Ðịnh Tường. Ðời vua Minh Mang (1820-1840), chính thức chia đất Nam Kỳ, thành sáu tỉnh trong đó có tỉnh Ðịnh Tường. Danh xưng này tồn tại tới ngày 30-4-1975 thì mất

Riêng hai địa danh’ RẠCH GẦM-XOÀI MÚT’ nằm trong tỉnh Ðịnh Tường. Theo các tài liệu cổ có từ thời nhà Nguyễn, thì Rạch Gầm ngày xưa được gọi là Sầm Giang. Ðó là một con rạch dài chừng 15km, phát nguồn từ xã Long Tiên (Cai Lậy), chảy qua các thôn xóm trù phú thuộc các xã Kim Sơn, Vĩnh Kim, Mỹ Luông, Thuộc Phiên.rồi đổ vào sông Mỹ Tho (Tiền Giang) tại Kim Sơn. Khi người Việt từ miệt ngoài, theo chân các Chúa Nguyễn vào đây khẩn hoang lập ấp, thì vùng này toàn là rừng rậm cây cao, đầy các loại dã thú như voi, cọp, trăn-rắn, heo rừng, cá sấu. Nói chung chỗ nào đêm ngày cũng có tiếng cọp gầm voi rống, làm cho ai cũng kinh hồn, sởn óc, nhiều người vô phước bị cọp vồ, cá sấu táp khi phá rừng làm ruộng. Do trên, tổ tiên ta mới đặt tên vùng này là’ Rạch Cọp Gầm’. Về sau để dễ nhớ, nên kêu là Rạch Gầm tới ngày nay không đổi. Ở đây cây cối sầm uất, hai bên bờ rạch đầy dừa nước và nhiều cây bần mọc gie ra khỏi con rạch. Ðúng là một vị trí chiến lược lý tưởng, để các nhà quân sự tài danh, áp dụng lối đánh du kích, phản kích và nhất là hỏa công trận.

Vàm Rạch Gầm có bề ngang chừng 100m, thuộc xã Kim Sơn. Trên bờ có chợ nhỏ, bán đầy các loại thổ sản miệt vườn như cam, quít, ổi, chuối.. Nhưng chợ Rạch Gầm nổi tiếng xưa nay vẫn là Vú Sửa, món đặc sản bản địa, ngon-ngọt hơn bất cứ nơi nào khác. Ðặc biệt, vú sữa lại đơm bông kết trái đúng vào cuối đông sắp Tết Nguyên Ðán. Cũng theo tài liệu, thì xã Kim Sơn được thành lập rất sớm trong trấn Ðịnh Tường, vào đầu thế kỷ thứ XVIII, do tiên hiền Lê Công Báu, nhưng dân chúng kiêng cữ đã đọc là Bích. Về sau ông được nhà Nguyễn phong làm Thành Hoàng và vẫn được dân chúng điạ phượng thờ kính cho tới ngày nay.

Xoài Mút chảy từ Giòng Dứa thuộc Ấp Thạch Long tới Ấp Thạnh Hưng, xã Phước Thạnh, rồi đổ vào rạch Xoài Hột và ra sông Mỹ Tho (Tiền Giang). Khúc rạch này cũng giống như Rạch Gầm rất um tùm. Hai bên bờ đầy dừa nước và cây bần mọc gie ra ngoài, tạo nên địa thế quanh co hiểm trở. Ở đây ngày xưa mọc đầy một loại xoài trái nhỏ, hột to, cơm ít, nên muốn ăn phải mút, nên mới xuất hiện danh xưng Xoài Mút. Ngày nay dân địa phương đã chặt bỏ hết để lấy đất làm vườn, nên họa hoằn lắm mới thấy một vài cây còn sót lại. Về hành chánh, thì Xoài Mút là tên con rạch, còn Xoài Hột là tên của một ngôi chợ thuộc xã Thạnh Phú, kế xã Bình Ðức. Rạch Gầm cách Xoài Mút 7km và thành phố Mỹ Tho chừng 14 km.

- Vua Quang Trung (Nguyễn Huệ)::

Trong dòng Việt sử, dù triều đại Tây Sơn hiện hữu thật ngắn ngủi (1778-1802) nhưng qua hai chiến thắng bất hủ: Trận Thủy Chiến Rạch Gầm tiêu diệt quân Xiêm và Xuân kỷ Dậu đại thắng quân Thanh, đã đưa tên tuổi Quang Trung-Nguyễn Huệ, lên hàng Ðại Ðế, sánh bằng các quân vương-dũng tướng của dân tộc Hồng Lạc mọi thời như Ngô Quyền, Lê Ðại Hành, Lê Thánh Tông, Lý Thường Kiệt, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Ðạo, Lê Lợi,Nguyễn Trải, Lê Thánh Tông, Nguyễn Phúc Tần, Nguyễn Hữu Cảnh, Lê Văn Duyệt..

Dù không đồng chính kiến nhưng tất cả các sử gia triều Nguyễn cũng như đọc qua các thiên du ký của các nhà truyền giáo phương tây. Ai cũng xưng tụng ông là một trong những thiên tài quân sự lửng lẫy của VN, có thể so sánh với các tên tuổi như Ðại Ðế Alexander Le Grand của Hy Lạp và vua Hung Nô Attila, là những thiên tài quân sự bách chiến bách thắng.

Giống như các bậc danh tài trên, trong khi dùng binh vua Quang Trung luôn luôn theo đúng binh pháp Tôn Tử-Trần Hưng Ðạo-Nguyễn Trải, đạt yếu tố bất ngờ, hành binh thần tốc và trên hết là biết tiên liệu tình hình địch, trước khi quyết định bày binh bố trận và tấn công. Ngoài ra để nêu gương với sĩ tốt cùng thuộc tướng dưới quyền, ông luơn luôn xông xáo nơi trận mạc, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, lâm trận đi đầu hàng quân, hiệu lệnh rất nghiêm minh. Bởi vậy, tướng sĩ ai cũng muốn hăm hở, lăn xả vào cái chết, để được đền ơn nhà trả nợ nước, xứng đáng bổn phận làm trai nước Việt. Ngoài thiên tài quân sự, vua Quang Trung còn được các sử gia đề cao là một nhà chính trí có thao lược, điển hình qua cách chiêu hiền đãi sĩ, kính trọng tài năng mọi người không phân biệt bất cứ một ai. Riêng tư cách thì hòa nhã độ lượng, trong khi đối xử với vua Lê và cái chết của chúa Trịnh Khải

Nói chung từ trước tới nay, qua dòng lịch sử, VN có ba thiên tài quân sự là Hưng Ðạo Ðại Vương Trần Quốc Tuấn, Bình Ðịnh Ðại Vương Lê Lợi và Ðại Ðế Quang Trung-Nguyễn Huê. Nhưng mỗi người đều có phép hành binh riêng biệt. Với Hưng Ðạo Vương, sở trường về lối đánh’ Dùng ít chọi đông’ mà binh pháp gọi là Dàn Binh, Tướng Trận. Còn Bình Ðịnh Vương Lê Lợi thì ứng dụng phép’ Dĩ Dật Ðãi Lao’, tức là lối đánh du kích, làm tiêu hao lực lượng địch. Trái lại Quang Trung Nguyễn Huệ thì luôn luôn sử dụng vận động chiến, tấn công địch trước trong tư thế mạnh với quân số, hỏa lực, mưu kế và phương tiện.

- Thủy Quân VN dười thời Tây Sơn:

Từ năm 1627-1672, Trịnh Nguyễn đã đánh nhau bảy lần, trên chiến trường Nam và Bắc Bố Chánh (tỉnh Quảng Bình ngày nay), nhưng bất phân thắng bại. Trong lúc giao tranh, cả hai phía gần như chỉ sử dụng bộ chiến, dù cả hai đều có một đạo thủy quân rất quan trọng. Theo tài liệu của giáo sĩ Alexandre de Rhodes, thì chúa Nguyễn ở Nam Hà có 200 chiến thuyền loại Galéré, họ Trịnh ở miền Bắc có tới 600 chiếc. Còn Quang Trung Nguyễn Huệ trái lại, đã đề cao vai trò thủy quân trên hết. Nhà vua đã cách mạng hoá hải quân bằng lối đóng thuyền cho phù hợp với bờ biển VN, trong đó đặt nặng việc trang bị vũ lực trên tàu thuyền.

Theo sử liệu, thủy quân Tây Sơn có nhiều tàu vận tải cũng như tàu chiến, số lượng trên 1000 chiếc. Một du khách người Anh tên John Barraw, tới thăm Ðàng Trong vào thế kỷ XVIII, đã viết:’Người Việt ở đây có một nghề rất tự hào, đó là kỹ thuật đóng tàu đi biển’.Theo tác giả, thuyền của Người Việt rất đẹp, chiều dài từ 50-80 pieds (1 pied bằng 0,30m), được ghép bằng 5 tấm ván, ăn khít nhờ có mộng bên trong. Thuyền lại được chia thành nhiều khoang kín, nên rất khó chìm.

Theo Jean Baptiste Chaigeau, một võ quan người Pháp từng theo giúp chúa Nguyễn Ánh, cho biết thủy quân Tây Sơn gồm có nhiều hải đội, tổ chức khác nhau tùy theo trang bị. Do đó có thủy đội gồm 9 tàu, mỗi chiếc được trang bị tới 66 khẩu đại bác loại đường kính 24. Có thủy đội chỉ có 5 tàu, mỗi chiếc mang 50 khẩu đại bác cũng loại 24. Có thủy đội gồm tới 40 tàu, mỗi chiếc trang bị 16 khẩu đại bác cỡ 12 ly và một thủy đội đặc biệt gồm 93 tàu, mỗi chiếc chỉ có một khẩu đại bác lớn, nòng cỡ 36. Ngoài ra còn có 300 pháo hạm và 100 tàu buôn cỡ lớn. Tất cả tàu thuyền của Tây Sơn đều dùng cánh buồm hình chữ nhật.

Về thủy quân trên tàu, thì mỗi thủy đội loại trang bị 66 khẩu đại bác, có quân số trên 700 người. Quân Tây Sơn được trang bị rất mạnh, vũ khí cá nhân gồm giáo mác, còn có súng điểm thương nhưng lợi hại nhất vẫn là loại súng phun lửa, gọi là’ Hoả Hổ’ khi hai bên cận chiến. Nhờ những ưu thế về trang bị cũng như kỹ thuật tác chiến, nên thủy quân Tây Sơn đã thắng quân Xiêm một cách dễ dàng. Mặc dù lúc đó hạm đội Xiêm La cũng rất tân tiến, vì được đóng theo kỹ thuật Tây Phương, mà người Việt gọi là Tháp thuyền. Ðây là loại ghe tam bản rất cao lớn, trên có pháo tháp trí súng đại bác. Các thủy thủ ngồi ngoảnh mặt về phía bánh lái mà chèo.

- Thủy Chiến tại Rạch Gầm, Xoài Mút:

Các sử gia hiện nay, khi viết về chiến thắng của Vua Quang Trung tại Rạch Gầm-Xoài Mút, đều thắc mắc về việc hành quân của Tây Sơn. Ngay khi nghe hung tin, đại quân Xiêm La gồm thủy bộ hơn 50 vạn và 300 tháp thuyền, đã chiếm gần hết các trấn tại Nam phần. Hiện thủy quân Xiêm đã tới trấn Ðịnh Tường. Trong lúc đó Long Nhưỡng tướng quân là Nguyễn Huệ còn ở tận Qui Nhơn. Vậy ngài đã cho thủy quân từ biển vào cửa Tiểu để tới Mỹ Tho hay là vào cửa Cần Giờ, rồi men theo dòng Vàm Cỏ Tây để tới Rạch Gầm Xoài Mút, tạo yếu tố bất ngờ, đối với quân Xiêm? Chuyện này đã không thấy các nhà sử học xưa đề cập tới, kể cả các tài liệu của quốc sử quán triều Nguyễn.

Nhưng về chiến tích của trận thủy chiến lịch sử, thì hiện nay vẫn còn đầy rẩy trên đất Ðịnh Tường cũng như trong kho tàng văn chương bình dân bản địa, qua các bài hát ru em, ca dao, tục ngữ..’

‘Ầu ơ, Rạch Gầm-Xoài Mút tăm tăm
xế xuống chút nữa, là vàm Mỹ Tho
bần gie đóm đậu sáng ngời
Rạch Gầm-Xoài Mút muôn đời oai linh
Chẻ tre bện sáo cho dầy
Ngăn ngang sông Mỹ có ngày gặp nhau
Hay:’ gái Mỹ Tho mày tằm mắt phượng
Giặc đến nhà, chẳng vụng hươi đao..’

Ngày nay người dân sống ở rạch Bà Hào, kế rạch Gầm, vẫn thường hay kể những chuyện ma quỷ xuất hiện, vào những đêm mưa to gió lớn, mà họ quả quyết, đó là ma Xiêm, chưa được siêu thoát, dù cuộc chiến đã tàn hơn vài thế kỷ. Cũng ở vùng này, còn có một địa danh mang tên là’ Nghĩa địa Xiêm’ vì có nhiều thuyền tháp bị chìm, hiện vẫn còn trơ các hàng cột ở Ðìa Ðôi (Ấp Hội), đầu cồn Phú Túc (Bến Tre). Ngoài ra còn nhiều quân dụng của lính Xiêm bỏ lại trận địa, được tìm thấy như súng thần công, gươm giáo, ấm, chén, nồi đồng.. tại vàm Rạch Gầm.

Mùa thu năm 1785, vin vào cớ giúp Nguyễn Ánh đang bị quân Tây Sơn truy sát. Vua Xiêm Rama 1, cho 50 ngàn quân thủy bộ, tấn công VN bằng hai cánh quân. Lộ quân bộ chiến gồm 3 vạn, từ Nam Vang vào Nam Phần. Cánh thứ hai gồm 20 ngàn thủy quân, với 300 tháp thuyền. Cánh quân thủy này do hai người cháu của vua tên Chiêu Sương và Chiêu Tăng thống lãnh, theo đường biển, vào cửa Rạch Giá ngày 25-7-1785. Hai đạo quân Xiêm thế mạnh như chẻ tre, lần hồi chiếm hết các dinh trấn tại Nam phần như Kiên Giang, Trấn Giang,Ba Thắt, Trà Ôn, Măng Thít.. và tới Ðịnh Tường. Bấy giờ đạo quân tinh nhuệ nhất của chúa Nguyễn Ánh ở Nam Phần đã bị tan vỡ vì chúa tướng là Châu Văn Tiếp tử thương, nên không còn ai có thể cản nổi quân Xiêm. Do đó, trên bộ cũng như dưới sông, quân Xiêm tới đâu, cũng cướp của giết người, hãm hiếp phụ nữ Việt, tiếng than oán vọng tận trời cao, thật là thảm tuyệt.

Tin dữ tới Phú Xuân, nên Long Nhưỡng tướng quân được lệnh, tức tốc đem quân thủy bộ từ Qui Nhơn vào Nam cứu viện. Lúc đó trời đang cuối đông, chỉ còn vài ngày nửa là đón Tết Giáp Thìn 1785. Ðể có thể tiêu diệt quân Xiêm đang trong thế mạnh và đông hơn quân ta, ông cho bày diệu kế, bằng lối mai phục rồi bất thần đánh úp tàu giặc đang neo đầy trên sông Mỹ Tho, giữa đọan Rạch Gầm-Xoài Mút. Ðồng thời dùng hỏa công trận, để thiêu rụi toàn bộ thủy quân Xiêm.

Mở đầu cuộc tấn công, quân Tây Sơn dùng cùi, lá và dầu dừa trộn chung với dầu mù u để làm bè lửa. Lại bày nghi binh kế, bằng cách lấy vỏ dừa khô rồi vẽ mặt người, đoạn kết thành bè, thả trôi lềnh bềnh gần chỗ thuyền giặc đậu. Chính diệu kế này, khiến cho quân Xiêm hoảng hốt, cứ ngỡ là quân Tây Sơn lặn đục thuyền, nên các tàu liên tiếp nhả đạn cho tới hết. Ðể nắm vững tình hình trận chiến, ông cho dựng hai chòi chỉ huy ở hai đầu sông, một tại Chùi Mong (đầu rạch Xoài Mút), còn chòi kia ở vàm Rạch Gầm. Hai chòi chỉ huy có nhiệm vu ban lệnh tấn công, khi thấy thuyền quân Xiêm lọt hết vào trận địa. Ngoài ra không muốn để cho một thuyền giặc nào còn sống sót, Nguyễn Huệ cho chẻ tre bện thành sáo dầy có cột đá hòn, để ngăn dòng Tiền Giang, tại Ấp Tây, thuộc xã Kim Sơn, ngược vàm Rạch Gầm khoảng 1 cây số.

Khi toàn bộ chiến thuyền của Quân Xiêm đã lọt vào khúc sông trận địa, do tín hiệu từ hai chòi chỉ huy cấp báo, lập tức ông ban lệnh tấn công. Lúc đó giữa sông thì lửa đốt, còn trên bờ dùng đại bác, tên và súng phóng lửa nhắm vào 300 tàu giặc mà bắn. Vì quá bất ngờ, nên hai đại tướng Chiêu Tăng, Chiêu Sương cùng 300 tháp thuyền với 20.000 quân, trở tay không kịp, lớp thì chết cháy, phần khác bị quân Tây Sơn giết. Chiêu Sương cùng Chiêu Tăng và vài ngàn tàn quân may mắn lội được vào bờ, cùng với quân bộ chiến, dùng đường bộ chạy về Nam Vang, rồi rút hết về Vọng Các, vì sợ quân Tây Sơn truy sát. Từ đó người Xiêm La bỏ mộng tranh bá đồ vương với Ðại Việt trên bán đảo Ðông Dương, đồng thời sợ người Việt hơn cọp.

Năm 1473 khi Thái bảo kiến dương bá Lê Duy Cảnh, được giao nhiệm vụ trấn giữ Ải Nam Quan, Vua Lê Thánh Tông đã ân cần nhắn gửi người ra đi:’ Một thước núi, một tấc sông của ta, không được bỏ. Nếu ngươi làm mất, tội đó phải tru di’. Lý Thường Kiệt khi đại chiến với quân Tống, dã viết’ Nam Quốc Sơn Hà, Nam Ðế Cư’ xác quyết đất đai của người Việt muôn đời là của Nước Việt, không có ai được quyền xâm lấn hay bán nhượng.

Ngày nay nhờ đọc lại những trang sử cũ, ta mới thấy tiền nhân đã mở dựng và giữ nước thật là gian lao cực khổ, có thể nói là người Việt đã đem máu và nước mắt của mình, để tô bồi làm xanh thêm đất, khiên hoa cỏ mới nở rộ được khắp thôn làng, đê cho chúng ta thênh thang tọa hưởng.

Ðúng như sử gia Hoàng Xuân Hãn đã viết:’ trong dòng lịch sử Việt, khi thế nước bị suy vi hèn yếu vì chia rẻ, thì giặc Tàu mới dám lấn đất dành biển’.

Không biết tới ngày nào, cả nước mới có dịp theo sau gót ai để đánh đuổi ngụy Hồ, quang phục đất nước, như ngày xưa dân Việt đã theo sau bóng voi của Quang Trung Ðại Ðế vào Rạch Gầm-Xoài Mút đốt tàu giặc Xiêm hay ra Bắc Hà đánh đuổi quân Mãn Thanh chạy về Tàu vào những ngày Tết Kỷ Dậu 1789.

‘Nhà tan sống cũng lạc loài
thánh hiền sách nát đọc hoài hay sao?
biển Ðông sóng vổ aò aò
ta nương cánh gió đi vào cõi xa
ngày mai cũng có một ngày
theo chân voi trận để vào Thăng Long..

(thơ trích)’

Từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Những ngày đầu tháng 11-2012
Mường Giang