main billboard

Thư học lóm “nghề” hoa tiêu từ một anh bạn là sĩquan hải quân đi tù cải tạo về...

ong hai quan vuot bienChiếc ghe nhỏ cũ và xấu có mái che lụp xụp đang lướt đi tới một khúc sông vắng, trên đường cũng vắng hoe cô quạnh chẳng thấy bóng người qua lại, xung quanh chiếc ghe toàn là cây bần, cây dừa nước và vô số các loài cây hoang dại um tùm làm hẹp và tối cả khúc sông, những loài cây dại mà Thư không biết tên dù Thư đã có thời học đại học khoa học môn thực vật Thư đã đi tới vùng Biên Hoàđể tìm hiểu về nhiều loại cây.
Trên bờ và dưới sông đều hoang vu im ắng như nhau, có lẽ nơi này hiếm khi ai qua lại.
Anh chèo ghe là dân địa phương đã rành rẽ chọn chỗ vắng vẻ nhất để cho chiếc ghe neo lại tạm trú, chiếc ghe nằm lọt trong bụi cây dại âm u.
Anh ta nói nhỏ dặn dò Thư:
- Anh nằm trong ghe đừng ló mặt ra ngoài nghen, đợi chiều tối chúng ta ra ghe lớn.
Thư vừa đùa vừa thật:
- Anh cứ nói to lên, dưới sông trên bờ chỉ có anh và tôi với ruồi muỗi chứ có ai nữa đâu mà phải thì thầm…
Anh chèo ghe cười lỏn lẻn:
- Cẩn thận cho chắc ăn mà anh Hai.
Thế rồi anh chèo ghe ngồi ở cuối ghe còn Thư nằm trong lòng ghe.
Thời gian chờ đợi cho chuyến vượt biên căng thẳng hồi hộp làm sao và thời gian trôi chậm làm sao.!.
Gía mà lúc này Thư có nổi hứng thay đổi ý định muốn trở vềnhà cũng không được nữa, vì Thư chẳng biết đường nào mà về, đường sông đường bộ đều hoang vu như nơi này đã bị cuộc đời lãng quên hoặc vô danh vô thừa nhận trong bản đồ đất nước Việt Nam và nhất là anh chèo ghe rõ ràng đang canh chừng Thư như canh chừng một tên tù binh...
Thư sẽ là hoa tiêu, là nhân vật cần thiết cho chuyến vượt biên này, người ta đã ưu ái cho Thư nên canh chừng Thư là đúng rồi. Tới giờ phút này Thư mà bỏ cuộc thì người ta cũng …dí dao bắt Thư lên ghe lên tàu cho bằng được, vì tổ chức một chuyến vượt biên mất bao công phu, bao sự sắp xếp mới đến ngày ra khơi...
Đánh đổi việc Thư làm hoa tiêu,Thư không phải trả tiền mà còn có thể mang theo một hai người thân nếu muốn, Thư định dắt đứa em gái đi nhưng bố đã ngậm ngùi cản lại:
- Tuy là người ta cho đi không, nhưng chuyện vượt biên bao nhiêu rủi ro, biết được hay thua mà vơ vào, thôi thì cứ lo cho thân con sống chết cũng đành.
Bố nói đúng, mạng Thư là “mạng cùi” thì sẵn sàng thí mạng.
Thư đến thành phố Mỹ Tho được chủ ghe sắp xếp cho ở nhà một người thân của họ, chủ nhà đưa Thư ít tiền tiêu vặt.
Hôm sau Thư ăn mặc nhưdân miệt vườn với bộ đồ cũ và đầu đội chiếc mũ tai bèo “thanh niên xung phong”cũng đã cũ bèo nhèo. Thư ra chợ Vòng Nhỏ ăn tô hủ tiếu Mỹ Tho rồi đi chuyến xe lôi ra bến phà Rạch Miểu, qua bên kia sông Thư như người khách đường xa vào ngồi quán nước để chờ người ra đón.
Người này đưa Thư xuống một chiếc ghe nhỏ chèo tay và đưa Thư đến đây. Bây giờ khoảng 2 giờ trưa, như vậy là Thư sẽ nằm chèo queo trong lòng ghe chật hẹp này thêm mấy tiếng đồng hồ nữa chờ đêm tối đến..
Thư gối tay lên đầu, mái tóc mới cắt ngắn. Chiều hôm trước ngày Thư đi Mỹ Tho chị Thái của Thư đã cắt tóc cho Thư.
Cửa tiệm cắt tóc và uốn tóc của chị Thái mở ra trước cửa nhàế ẩm khách vì chị mới đi học nghề và ra cửa tiệm nên bị hàng xóm chê tay nghề còn non. Sau 1975 chồng đi tù cải tạo chị lo học nghề may, rồi học nghề uốn tóc mà chẳng sống được với nghề nào.
Thư nghĩ nếu đi chuyến vượt biên này thành công thì sẽ giúp đỡgia đình để chị Thái đỡ vất vả hơn. Mẹ mất mấy chị em sống quây quần với nhau cùng với bố.
Chỉ trong một thời gian ngắn vài ba năm mà cuộc đời Thư đã qua bao thay đổi. Thư tốt nghiệp đại học sư phạm Sài Gòn và được bổ nhiệm về dạy học tại trường Phan Thanh Giản Cần Thơ năm 1974, sau 1975 trường đổi tên An Cư.
Năm 1979 Thư bị ép phải “tình nguyện” đi bộ đội. Những buổi họp tại trường người ta luôn hô hào khẩu hiệu: “Sẵn sàng đi bộ đội khi cần thiết”và gọi đích danh một số giáo viên để khuyến khích họ tình nguyện trong đó có Thư.
Các học sinh đoàn viên của trường cũng được phát động chiến dịch tình nguyện đi bộ đội.
Tình hình chiến sự đang gay gắt, quân Trung Quốc gây hấn ởmiền Bắc. Trong miền Nam thì bộ đội sang Campuchia để “giúp đỡ” quân sự cho người dân Campuchia thoát khỏi Khờ Me Đỏ.
Hôm trường An Cư tổ chức liên hoan mừng thày trò của trường tình nguyện đi bộ đội vượt chỉ tiêu, có một nam sinh lớp 11 trong số các em học sinh đoàn viên tình nguyện đi bộ đội đợt này đã hiên ngang ra hát giúp vui văn nghệ với bài “Hãy yên lòng mẹ ơi”. với điệu nhạc câu hát tưng bừng thúc giục như: “ …Ai…như giục lòng ta, mẹ ơi có nghe, núi sông vang dậy…”
Hát xong nó hân hoan cúi chào khán gỉa giữa tiếng vỗ tay cổvũ thì mẹ nó cầm chổi chà đứng chờ sẵn phía sau sân khấu, thằng con vừa vào là bà mẹ túm áo nó lại quật cho nó một trận chổi chà tơi bời:
- Mẹ ơi hãy yên lòng . Nè, nè…nè….
Mỗi tiếng “nè” là bà quật chổi vào người thằng con tới tấp hơn. Bà rít lên::
- Thằng con khờ ơi, ai biểu mày tình nguyện đi bộ đội hả?hả? Mày muốn phơi thây ở Campuchia hả? hả?.Hay mày muốn chết mất xác ở ngoài Bắc vì bọn Trung Quốc hả? hả??.
Thế mà chẳng hiểu bằng cách nào hôm thày trò lên đường đến trại huấn luyện quân sự ở Trà Bay huyệnThốt Nốt thằng nhỏ cũng hớn hở có mặt.
Còn Thư thì lòng dạ não nề.
Chị Thái từ Sài Gòn đến Trà Bay thăm Thư, chị buồn đau thương cho thằng em phải gĩa từ phấn bảng, giã từ lũ học trò. Hai chị em cùng toan tính nếu học xong khóa huấn luyện quân sự ở Trà Bay họ đưa Thư ra miền Bắc thì chưa biết tính sao, nếu sang Campuchia thì Thư sẽ tìm đường vượt biên bằng đường bộ đến Thái Lan., may ra tìm được bến bờ tự do còn hơn là vào sinh ra tử cho một chủ nghĩa mà Thư cũng như những người dân miền Nam Việt Nam đều chán ghét..
Tội nghiệp chị Thái một chuyến đi buồn mà còn gặp nạn, chịmua vé xe đò từ SàiGòn đến Cần Thơ gía chợ đen gấp đôi gấp ba gía chính thức, thằng cò mồi vé dẫn chị lên xe đò và đòi tiền ngay tại chỗ thay vì chị sẽ trảcho anh lơ xe đò khi xe chạy. Thế nên chị phải trả tiền đến 2 lần cho cái vé chợ đen
May mắn cho Thư, sau khoá huấn luyện quân sự ở Trà Bay trường An Cư đã gọi Thư về dạy học lại vì thiếu giáo viên. Thư không biết đâu là sự thật? hay là họ đã thử lòng Thư? Sau đó một thời gian trường đã đề nghị cho Thư làm hiệu trưởng một trường trung học ở Long Tuyền, cách thành phố Cần Thơ khoảng 12 km, không biết vì “thành tích” tình nguyện đi bộ đội của Thư hay vì Thư đã đạt danh hiệu giáo viên giỏi của tỉnh Hậu Giang?…
Thư không muốn nhận chức vụ này vì càng lớn chức càng nhiều ràng buộc và trách nhiệm mà mục đích của Thư là đang tìm đường vượt biên, luôn chờ thời đi vượt biên.
Thư có một bạn cùng chí hướng tên Tuấn tốt nghiệp cùng khóa đại học sư phạm, nhưng Tuấn bỏ dạy học làm nghề tự do cũng vì mục đích vượt biên. Tuấn là dân bản xứ Mỹ Tho đã đứng ra tổ chức chuyến vượt biên như rủ thêm một số bạnđồng hành, mua ghe thuyền cho đến máy móc. Toàn là “cây nhà lá vườn” kể cà tài công và hoa tiêu nên không tốn kém tiền bạc nhiều.
Thư là hoa tiêu dù nghiệp dư nhưng Tuấn tin cậy vào khả năng thông minh nhạy bén của bạn,. Thư học lóm “nghề” hoa tiêu từ một anh bạn là sĩquan hải quân đi tù cải tạo về, anh hải quân còn đưa cho Thư một cuốn sách bằng Anh Ngữ anh mang về sau chuyến sang Mỹ tu nghiệp. Với khả năng tiếng Anh Thư đã học xong ở Hội Việt Mỹ đường Mạc Đỉnh Chi Sài Gòn và nếu cần thì tra thêm tự điển thì đọc và hiểu cuốn sách này rành rọt không mấy khó khăn.
Để chắc ăn thêm Thư đã vào thư viện quốc gia ở đường Nguyễn Du Sài Gòn tìm đọc thêm những sách liên quan đến đi biển.
Thế là Thư tự tin đảm lãnh trách nhiệm làm hoa tiêu cho chuyến vượt biên “nhà nghèo” tự biên tự diễn này..
Từ Cần Thơ mỗi lần nghỉ dạy là Thư về Sài Gòn la cà ra khu chợ trời để tìm kiếm mua la bàn và bản đồ đường biển.
Dân chợ trời khôn khéo lắm, để không bị công an nghi vấn hay chất vấn họ chỉ bày bán những la bàn bộ binh, hướng đạo sinh đi trong rừng. Thưcũng phải khôn khéo và kín đáo hỏi họ về la bàn đi biển. Thế là cả người bán lẫn người mua đều biết tâm ý của nhau tuy không ai nói ra..
Dân chợ trời sau 1975 đủ mọi thành phần thượng vàng hạ cám, người bán đã dắt Thư về nhà đưa ra những la bàn Hải quân và bản đồ đi biển. Anh ta trình độ và sành sõi hỏi Thư đi biển đường nào thì sẽ bán bản đồ vùng ấy, vì biển mênh mông có nhiều hướng đi.rồi
bán cho Thư la bàn, bản đồ tốt đúng như Thư đang tìm kiếm.dĩ nhiên với gía rất đắt
Chuyến vượt biên này vào năm 1981 đã thất bại khi chưa ra tới cửa biển, cả đám vào tù ở huyện Long Đất Vũng Tàu, trong 8 tháng tù giam Thư đã quen thân với một anh tài công trẻ tuổi tên Đực nhà quê và thật thà. Đực là dân lái ghe mướn từthời mới lớn và được một chủ ghe trọng dụng làm tài công lái chuyến ghe đi vượt biên không may thất bại.
Từ trại giam ở Long Đất ra Thư thành kẻ tay trắng, không chỗdạy học, không hộ khẩu. Thư về Sài Gòn sống với gia đình, cha và các chị em cưu mang Thư, những ngày này thật hoang mang vô định và đôi khi tuyệt vọng.
Tuấn được gia đình lo cho ra tù sớm và sau đó lấy vợ, thừa hưởng nhiều tài sản ruộng vườn nhà vợ ở Mỹ Tho và không hào hứng chuyện vượt biên như lúc còn độc thân nữa..
Lúc này qua một bạn giáo viên quen thân dạy ở Cần Thơ Thư được biết thằng học trò tình nguyện cùng đi bộ đội với Thư, cái thằng bị mẹ cầm chổi chà đánh tơi tả sau hậu trường sân khấu hôm nhà trường ăn mừng đoàn quân tình nguyện vượt chỉ tiêu đã bỏ đơn vị, đảo ngũ trốn về nhà. Chắc nó đã thức tỉnh, đã ân hận không nghe theo lời mẹ.
Thằng học trò dĩ nhiên là bị mất hộ khẩu, bị lý lịch xấu chẳng khác gì Thư. Gia đình sẽ xoay sở ra sao cho nó? lấy lại cái hộ khẩu đã khó nói làm gì tẩy xóa được cái vết đen trong bản lý lịch đời nó.
Thày và trò đều lêu bêu như nhau, tương lai đen tối nhưnhau.
Con đường sống duy nhất của Thư là Thư tiếp tục vượt biên.
Biết Thư là hoa tiêu Đực đã giới thiệu cho Thư chuyến đi này với Đực và Đực vẫn là tài công. Hai anh em sẽ cùng một chuyến tàu định mệnh, sống chết có nhau như những ngày tháng trong tù chia sẻ từng miếng cơm khô, từng con cá mặn, từng buồn vui vặt vãnh chuyện đời.
****************
Khoảng 7-8 giờ tối thì tay chèo ghe bò đến chỗ Thư, lại thì thầm:
- Ta đi nghen anh Hai.
Lần này Thư thấy hồi hộp không đùa với anh ta được nữa.
Chiếc ghe lặng lẽ tách bến sông vắng để đến điểm hẹn gặp ghe lớn.
Trên ghe lớn đã có sẵn hơn 40 “hành khách” không biết họ đã đón lên từ nơi nào, từ lúc nào..
Khi Thư vừa bước lên ghe có một bà cất tiếng hỏi ngay với lòng tin tưởng và ngưỡng mộ:
- Ông là sĩ quan hải quân hả?
Thư đành …gật đầu vì chẳng có thì giờ đâu mà giải thích mà kểlể.trong phút giây căng thẳng và quan trọng này, mà nếu nói ra Thư là một thày giáo chắc không riêng chị đàn bà tò mò này mà biết đâu cả ghe đều hốt hoảng kinh sợ vì mạng sống của họ sẽ giao phó cho một người chỉ đứng trên bục giảng chưa hề đi biển lần nào ngoài chuyến vượt biên mới ra biển một chút đã bị tóm vào tù vừa rồi..
Anh Tình chủ ghe đến bên Thư dặn dò và một hai đều gọi Thư là“ông hải quân”. đầy tin cậy y như chị đàn bà kia.
Ghe rời sông ra cửa biển Bình Đại vào lúc 3 giờ sáng, tuy trời còn tối không nhìn thấy màu nước nhưng Thư biết vùng nước lợ chuyển tiếp giữa sông và biển nửa đục nửa trong, càng đi xa bờ nước càng xanh đậm.
Đến khi trời sáng rõ thì nhiều người trên ghe bỗng phát hiện ra có tàu đang đuổi theo, không biết đó là tàu của lính biên phòng hay tàu đánh cá của tư nhân? Nhưng dù tàu nào thì cũng là mối đe dọa nguy hiểm. Anh Tình đến bên Thư lo lắng giục gĩa:
- Ông hải Quân, có tàu đang đuổi theo mình, cho ghe vọt nhanh đi.
Thư nhìn ra sau thấy chiếc tàu lạ càng hiện rõ nên sau một thoáng suy nghĩ bèn quyết định:
- Anh Tình, không kịp đâu. Anh xem trên ghe mình có mang theo bất cứ cây gậy nào thì tận dụng hết chỉa ra sau ghe gỉa làm súng ống hù dọa chúng xem? rồi tới đâu mình tính tới đó.
Tình làm y lời, và còn kêu mấy thanh niên đứng trên khoang ra vẻ thách thức, ra vẻ như phe ta rất“ngầu”, đang có vũ khí và sẵn sàng chiến đấu.
Thế mà chiếc tàu kia rút lui thật, nó không tăng tốc độ đuổi theo nữa và khoảng cách càng lúc càng xa. Đúng là trời thương trời cứu..
Mọi người thở phào nhẹ nhỏm và suy đoán chắc chiếc tàu kia chẳng dám dấn thân vào nguy hiểm để lập công làm gì, mà bắt người vượt biên nhưbắt cóc bỏ dĩa, thua chuyến này thì họ lại đi những chuyến sau, cho tới khi nào không còn khả năng đi nữa thì mới chịu thôi.
Chiếc ghe lại tự tin vượt sóng, như một thủy thủ chuyên nghiệp Thư ghi nhật ký hải hành để theo dõi chuyến đi, Thư tính hướng cho Đực lái tàu đến Mã Lai, địa điểm càng gần thì càng rút ngắn sự hiểm nguy.
Chiếc ghe dài 12 mét, Thư đã vo tròn mớ giấy báo cho người đứngờ đầu ghe ném ra xa xa theo chiều ngang song song với mũi ghe và Thư theo dõi đồng hồ mất 8 giây rưỡi khi đuôi ghe gặp mớ giấy báo vo tròn đang trôi nổi bập bềnh ấy.. Thế là tốc độ ghe đi.12 mét mất 8 giây rưỡi.và Thư có thể tính ra tốc độ mỗi giờ bằng bài toán quy tắc tam xuất đơn giản..
Ban đêm biển mênh mông đen tối thăm thẳm đến rợn người, tầm nhìn bị hạn chế Thư đã ngắm một ánh sao chênh chếch với mũi ghe khoảng 45 độ và nói Đực cứ nhắm cái hướng khỏang 45 độ ấy mà đi với tốc độ chậm hơn ban ngày đểnếu có lạc đường thì cũng không lạc qúa xa rồi sáng mai sẽ chỉnh lại hướng đi chính xác..
Thư cho cột cái giẻ dướiđuôi ghe coi hướng gió, giẻ bay ngược chiều hay xuôi chiều, và mục đích ghe đi ngược hay xuôi chiều gió thì cứ lấy cái giẻ bay đó làm chuẩn..
Những điều này Thư đã đọc trong cuốn sách mang từ Mỹ về của anh hải quân cho, tất cả đều được Thư mang ra tận dụng thật hữu ích.
Sau 2 ngày trên biển thì gặp một tàu Thái Lan, họ chặn lại và từ tàu lớn họ xuống ghe uy hiếp mọi người lấy hết vàng bạc nữ trang nhưng không giết hay đánh đập ai. Có lẽ đây là một thương thuyền thấy ghe nhỏ vượt biên nên nổi lòng tham xông vào kiếm chác thêm. Một ông ra dáng chủ tàu lại biết nói bập bõm tiếng Anh thấy đám vượt biên nhớn nhác sợ hãi và có kẻ khóc lóc van xin đã thương cảm sao đó cho cả đám vượt biên lên tàu lớn ăn cơm với cá no nê xong mới trở lại ghe mình. Coi như mất của để “mua” được một bữa ăn no và ngon lành.
Thư đưa ông ta xem cuốn nhật ký hải hành, ông ta khen Thư đãđi đúng hướng và chúc tiếp tục đi đến Mã Lai thành công.
Sự may mắn này hi hữu hơn cả lúc chiếc ghe chỉa cây chỉa gậy làm súng gỉa và thoát nạn lúc ở cửa biển Bình Đại Mỹ Tho.
Hai ngày sau thì ghe đến bờ biển Mã Lai vào lúc tờ mờ sáng. Mọi người trên ghe la hét reo hò mừng rỡ
Thư ra lệnh cho Đực lái tà tà dọc bờ biển và nói mọi người cứyên tâm thong thả ngắm cảnh biển đẹp, cảnh thanh bình của Mã Lai đợi tới sáng sẽlên bờ để khỏi làm phiền chủ nhà.
Sau mấy ngày đêm mệt nhoài vì ít ngủ trên ghe, giờ phút này Thư bỗng cảm thấy khỏe hẳn lên, sức mạnh tinh thần thật là mãnh liệt. Thư vui thích ngắm những hàng dừa, hàng phi lao trên bãi biễn rồi lại nhìn những đợt sóng biển đang xô lên bờ trong buổi sáng vắng người êm ả.
Cũng là sóng, cũng là biển mà Thư từng thấy như biển Vũng Tàuở Việt Nam sao hôm nay biển Mã Lai lại đẹp đến thế, lạ lùng đến thế !
Cũng là bình minh trên biển sao bình minh nơi đây lại rực rỡvà tươi vui đến thế !.
Thư mừng vui thế nhưng khi nhìn ra biển xa chẳng biết chân trời nào là hướng quê nhà Thư bỗng ngậm ngùi. Thư chỉ muốn rời bỏ chế độ chứ không muốn rời bỏ quê hương Giờ này ở nhà chắc cha Thư, các chị em Thư đang nóng lòng lo lắng cho Thư lắm.
Thư thấy tiếc đã không có đứa em gái đi theo.
Khi trời sáng tỏ thì Đực phóng cho ghe vào sát bờ tối đa, người ta có thể cảm thấy đáy ghe đi lướt trên cát và khựng lại, mọi người rối rít lên bờ, có người sung sướng qùy xuống hôn lên mặt đất, có người quay ra biển khơi vái lậy cám ơn biển đã yên bình đưa đoàn người đến bến bờ tự do.
Thật vậy, có trải qua mấy ngày đêm trên biển khơi bao la, trên chiếc ghe nhỏ đơn sơ mới biết cái chết và sự sống gần kề mong manh thế nào.
Anh Tình đã mang theo một cái đục lớn, khi mọi người lên bờ xong anh đục cho chiếc ghe thủng đáy thủng vách vài chỗ để phòng hờ có những dân bản xứ không muốn người vượt biên đến đất nước họ đã đuổi mọi người xuống ghe ra biển trở lại đi đâu thì đi, như những tin đồn tin kể của những người vượt biên trước. Khi ghe hư hỏng không thể xử dụng được nữa thì họ phải chấp nhận dung chứa người vượt biên ở lại.
Chủ ghe Tình thật chu đáo.
Người ta xúm vào cám ơn tài công và hoa tiêu:
- Cám ơn anh Đực nhé, anh lái ghe suốt 5 ngày đêm trên biển thật khỏe thật tài.
- Anh Đực là tài công chuyên nghiệp có khác, nghe chủ ghe nói anh lái ghe từ hồi mười mấy tuổi phải không?
Bà đầu tiên gặp Thư bước xuống ghe đã hỏi “Ông là sĩ quan hải quân hả” . Bây giờ cũng là bà, lần này thì bà thoải mái hỏi dài dòng ::
- Cám ơn ông hải quân thật nhiều nghe, ông cũng chuyên nghiệp không thua gì anh tài công, chỉ đường ghe đi đúng y boong. Hồi đó ông đi hải quân được mấy năm? rồi ông đi tù cải tạo mấy năm? vợ con gì chưa? Sao không thấy mang theo?...
Một người phải ngắt lời bà:
- Bà hỏi cả chục thứ ông hải quân nghe điếc tai luôn biếtđâu mà trả lời.
Mấy người khác nhao nhao lên:
- Phải rồi, công ông hải quân lớn lắm đó, nếu hoa tiêu dởchỉ lầm đường thì tài công cũng chịu thua thôi, xăng dầu đâu mà đi tiếp? chưa kểsóng gió bão bùng.
- Bà nói lạ chưa? Ông ấy là dân hải quân thì phải rành đường biển chứ.
Anh Tình ra bắt tay tài công Đực xong liền bắt tay Thư với vẻ mặt tươi rói và trân trọng:
- Cám ơn ông hải quân.
Cho tới giờ này chủ ghe cũng không nhớ tên Thư, mà chỉ gọi Thư là “ông hải quân”
Thư thấy lúc này thuận tiện và thoải mái nhất để lên tiếng cải chính, nói lên sự thật:
- Anh Tình và bà con cô bác ơi, tôi không phải là hải quân.
Mọi người không tin:
- Ông hải quân giỡn hoài, tài đi biển rành rành mà.
- Ông hải quân.vui tính qúa trời.
Thư nghiêm trang và rành rọt tựkhai:
- Tôi nói thật tình một lần nữa tôi không phải lính hải quân. Tôi là nhà giáo, dạy học ở trường Phan Thanh Giản tức trường An Cư thành phố Cần Thơ..
- Nhưng trước khi vào nghề giáo chắc ông có đi lính hải quân ?
- Không hề, tôi chưa là lính tráng hải quân ngày nào cả.
Mọi người bật kêu lên:
- Úy trời, thày giáo mà dám chỉ đườngđi biển hả? Thày thiệt liều mạng …
- Trời thần thiên địa ơi, nếu tôi biết ông hoa tiêu là nhà giáo thì không dám đi chuyến vượt biên này rồi.
- Nghĩa là ông thày giáo chưa từngđi biển lần nào hả ??
Thư thành thật kể:
- Tôi chỉ đọc sách của một người bạn hải quân và đọc tài liệu đi biển trong thư viện. Thật ra tôi cũng có làm hoa tiêu một lần trong chuyến vượt biên nhưng ghe vừa khởi hành chưa ra tới biển thì bị bắt rồi.
Một bà giọng Bắc kỳ 54:
- Ối giiời ôi, thế ra chuyến đi vượt biên này mới là “thửnghiệm” đầu tay của ông đấy hả ? Gan ông to như cái đình.
Thư cũng ví von đáp lại bà Bắc kỳ54:
- Vâng, “cũng liều nhắm mắt đưa chân”, chuyến đầu tiên tôi thực sự thử tay nghề hoa tiêu từ A đến Z đấy bác ạ.
Một người khác hào hứng:
- Biết đâu nhờ vía của ông nhà giáo hiền lành mà ghe mình gặp hên 2 lần đó, súng giả mà hù được người ta, rồi bị cướp mà còn được cướp mời lên tàu cho ăn cơm với cá..
- Hèn gì trông tướng tá ông …hơi yếu, không có vẻ con nhà lính là bao, tôi cứ tưởng tại ông đi tù cải tạo về nên ốm o gầy mòn đi chứ.
Anh Tình gạt đi:
- Bà con cô bác ơi, chính tôi cũng không ngờ, nghe Đực giới thiệu hoa tiêu là tôi tin cậy ngay…mà thôi dù là ông thày giáo thì tài hoa tiêu của thày giáo cũng tuyệt vời, đã đưa chúng ta tới bến Mã Lai đúng như dự tính.
- Hoan hô ông hải quân…À quên hoan hô ông thày giáo hoa tiêu
Thư rủ vài người đàn ông khác đi quanh bờ biển để tìm gặp người bản xứ Mã Lai nhờ họ báo tin cho cảnh sát.. Một bà hỏi:
- Thày giáo ơi, gặp cảnh sát làm chi?
- Để khai báo với họ sự hiện diện của chúng ta trên đất nước họ rồi mới được đưa tới trại tị nạn nào đó. Tất cả bà con cứ tập hợp một chỗ đừngđi đâu xa nhé.
Trên tàu họ đã răm rắp tin cậy ông hải quân thì bây giờ trên bờ biển Mã Lai họ cũng tin cậy vào ông thày giáo trẻtuổi .
Đực cũng đi theo Thư, anh chàng nói với Thư:
- Thày giáo à, nếu khai báo gì thày khai cho em ở gần thày nhé, kể cả sau này đi định cư nước nào cho em theo thày luôn.
Mới ngày nào Đực và Thư là đôi bạn trong tù mù mịt tương lai, nay là đôi bạn trên xứ người tự do thoải mái, tương lai rộng mở phía trước. Chỉ một chuyến vượt biên có thể thay đổi cả cuộc đời.
Họ đi dọc theo bờ biển về phía vài người bản xứphía xa…
Biển bên cạnh họ, hiền hoà và thân thiện cùng với chân trời rạng ánh bình minh trên biển khơi lấp lánh tươi vui như đang chào đón họ, những người đi tìm tự do may mắn.



*Ghi thêm: Đây là câu truyện thật không chút hư cấu. Hi vọng những ai đi chung chuyến tàu vượt biên may mắn này đọc được bài này để nhớ lại kỷ niệm.
Nhân vật Thư trong thời gian tị nạn trên đảo Pulau Bidong đã dạy Anh Văn cho người tị nạn, vốn dĩ là nhà giáo tốt nghiệp đại học sư phạm nên thày giáo đã dạy học có phương pháp và hiệu qủa, lớp học luôn đông người. Khi Thư chuyển trại lên thủ đô Kuala Lumpur đợi chuyến bayđi Mỹ, ở đây 2 tháng Thư cũng dạy Anh Văn
Nhiều “học trò” không nhớ tên thày giáo đã thân mật gọi là “ông thày tóc quăn”
Cũng hi vọng những ai tị nạn trên đảo Bidong và Kuala Lumpur năm 1982 sẽ nhớ ra ông thày Anh Văn “tóc quăn” này
Còn anh tài công Đực sau đó đi Uc vì anh “rớt” phỏng vấn vào Mỹ.
Nhân vật “Ông Hải Quân” này là em của tác gỉa.
Thanh chia sẻ câu truyện này và cám ơn các bạn đã đọc.