main billboard

Rừng hoang cỏ dại không người tới
Tiếng quạ chìm trong khói mỏng manh

              Linh Sơn Tạp Hứng

                     Chu Văn An

chu van an

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                

               靈 山 雜 興

         萬 疊 青 山 簇 畫 屏
         斜 陽 淡 抹 半 溪 明
         翠 蘿 徑 裏 無 人 到
         山 鵲 啼 煙 時 一 聲

                 朱 文 安

 

           Linh Sơn Tạp Hứng

Vạn điệp thanh sơn thốc họa bình
Tà dương đạm mạt bán khê minh
Thúy la kính lý vô nhân đáo
Sơn thước đề yên thời nhất thinh

             Chu Văn An (*)

Bản dịch của Trần Quốc Bảo:

Hứng Bút Đề Thơ tại Núi Chí Linh (**)

Núi biếc chập chùng tựa bức tranh
Nắng chiều dọi sáng nửa khe xanh
Rừng hoang cỏ dại không người tới
Tiếng quạ chìm trong khói mỏng manh

             Trần Quốc Bảo
          Richmond, Virginia
   Địa chỉ điện thư của Tác Giả:
      This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

(*) Chu Văn An (1292-1370) tên thật là Chu An, hiệu là Tiều Ẩn, biệt hiệu là Linh Triệt. Quê quán ở Văn Thôn, làng Quang Liệt, huyện Thanh Đàn. Nay là Thanh Trì, Hà nội. Đậu Thái Học sĩ (nay là Tiến sĩ) đời vua Trần Minh Tông (1314-1340) . -

Ông là vị Quan Văn tài giỏi, tiết tháo, nổi tiếng liêm khiết, đức độ, sung chức Tư nghiệp Quốc Tử Gíám (Thày dậy học cho Thái Tử -là Thái tử Vượng sau lên ngôi vua, là Trần Hiến Tông, niên hiệu Khai Hữu 1329-1341), được phong tước Văn Trinh Công. Nên thường gọi ông là Chu Văn An. Đến đời Trần Dụ Tông (1341-1368), Ông dâng Sớ lên vua xin trảm quyết 7 tham quan nịnh thần trong triều (gọi là “Thất trảm Sớ”) , vua không thuận ý, nên ông cáo lão, từ quan, lui về quê, dạy học và bốc thuốc cứu nhân độ thế, ẩn dật cuối cuộc đời. -

(**) Linh Sơn, là núi Chí Linh, thuộc địa giới huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa. Núi cao có vách đá, hang sâu, đia thế hiểm trở. - Quần thể núi non thuộc vùng thượng du sông Chu, gồm các núi: Chí Linh, Lam Sơn, Lạc Thủy. Khu vực hiểm yếu này từng là căn cứ đia, nơi dấy binh khởi nghĩa, của Bình Định Vượng Lê Lợi (1384-1433) chống quân nhà Minh, bên Tầu sang xâm lấn Nước ta.
Ghi chú : Mới đây, có kẻ giả bộ tỉnh say, buông lời hỗn hào, xúc phạm đến tôn danh Cụ Chu Văn An. Chính những lời lẽ rất mất dạy của tên súc sinh ấy đã tự chôn tên tuổi hắn.
Sự việc nói trên, hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến lòng tôn kính ngưỡng mộ của tầng lớp sĩ phu đương thời, đối với vị Sư Biểu Tiền bối Chu Văn An cả. Nhân phẩm và đức độ của Ngài luôn sáng ngời như vầng nhật nguyệt trên khung trời văn học Việt Nam vậy.

                                                                                                                                        Trần Quốc Bảo