main billboard

N K M H U Ơ, N K E M H M R Q N. ... Lần trước khi đọc câu thơ này thì câu thơ bị chê là có ý tục.


Trên đất Bắc Mỹ chúng ta vừa mừng xuân Mậu Tuất, nhiều người bảo đây là mùa xuân ảo, vì là mùa xuân trong lòng. Tết thật chỉ có ở quê hương, còn ở đây ngày tết là ngày trọng đông tràn đầy tuyết. Tôi ở Canada đã lâu mà chưa bao giờ trời lạnh như năm nay. Trời đổ tuyết ngập đường, thành phố vừa quét dọn xong thì sang hôm sau lại tuyết nữa, lần này tuyết cao như núi. Cứ thế cứ thế. Thấy tôi than về tuyết thì anh John bảo : Tháng Hai là tháng giữa mùa đông, trời mà không đổ nhiều tuyết như vậy thì dân da trắng sẽ kêu, dân mê trượt tuyết sẽ than. Tết VN năm nay đẹp qúa, nó ở vào giữa một tháng có 4 tuần đều nhau đep tuyêt vời, các nhà làm lịch cho biết cứ 823 năm mới có một năm mà tháng Hai đẹp cân đối như thế : 4 ngày chủ nhât, 4 ngày thứ hai, 4 ngày thứ ba...

Ông ODP bồ chữ trong làng tôi nói tiếp : Tháng Hai thì đẹp như vậy, còn tháng Ba thì sao đây ? Anh John trả lời ngay : Tháng Ba là tháng sẽ hết tuyết để chuẩn bị bước vào mùa xuân. Ngày 11 tháng Ba là ngày cả nước vặn đồng hồ lên một giờ, báo cho nhân gian ngày nắng ấm đang tới. Cùng với việc vặn đồng hồ trên tường, tôi đã nhìn thấy đồng hồ dưới đất trước nhà tôi cũng đang báo tin y như vậy. Các cụ có biết cái đồng hồ này của tôi chưa, hình như mấy năm trước tôi có khoe với các cụ rồi mà. Thưa, đó là mấy ngọn hoa xuyên tuyết bé nhỏ đang chui tuyết lên. Tôi yêu những cây hoa này hết sức. Tôi không biết tên khoa học của nó là gì, bạn bè tôi ai cũng gọi là ‘ Hoa Xuyên Tuyết’. Qủa nó xuyên tuyết thật các cụ a. Nó thuộc loại cỏ lưu niên, nhỏ như cây rau răm, cứ giữa tháng ba, khi tuyết chỉ còn là những lớp trắng mong manh trên mặt đất thì nó chui qua lớp tuyết này hiện ra. Đầu tiền là cái đầu xanh xanh nhú lên, mấy hôm sau thì cái đầu xanh xanh này tỏa ra mấy đầu lá non, mấy hôm sau thì lấp ló một đầu hoa hiện ra. Rồi cây hoa hiện hình, rồi bông hoa trắng lung linh. Chao ơi là đẹp là thơ. Mà loại hoa này mọc thành từng nhóm, gió xuân hây hây đùa với lá xanh xanh với cánh hoa trắng trắng. Nhữnh cụm hoa trắng bé nhỏ, mong manh và tinh khiết này mới đẹp làm sao !

Ông ODP noí tiếp : Đúng là thiên nhiên đang bước vào mùa xuân, còn lòng người thì không biết có bước vào mùa xuân hay không. Tôi vừa được đọc một bài bái rất hay của tác giả Nguyễn Tiến Hưng, đề là ‘ Bốn bước ngoặt của bang giao Việt Mỹ gắn liền với Đà nẵng’.

Các cụ biết Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng chứ. Ông Giáo Sư này đã là phụ tá đắc lực cho Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu thời 1974 và 1975, ông biết rất nhiều chuyện, đã viết rất nhiều sách. Nhân chuyện thời sự đại mẫu hạm Carl Winson viếng thăm Đà Nẵng 4 ngày trong tháng Ba vừa qua , GS Hưng đã nhắc tới các biến cố lịch sử :

- Tháng 3 năm 1965, Mỹ đem quân đổ bộ tại hải cảng Đà nẵng, chính thức tham chiến ở VN.

- Tháng 3 năm1973, hiệp định Paris được ký kết, và quân đội Hoa Kỳ chính thức hết tham chiến, đã chính thức hạ cờ tại Đà Nẵng và rút khỏi VN .

- Tháng 3, 1975, Toà lãnh sự Mỹ đóng cửa hoàn toàn và rút lên tàu từ Đà Nẵng vế nước.

- Tháng 3 năm 2018, Hàng không mẫu hạm khổng lồ Carl Winson tới thăm Đà Nẵng, ban quân nhạc của mẫu hạm đã lên sinh hoạt văn nghệ với dân chúng, đã có một ca sĩ hải quân Mỹ hát bài Nối Vòng Tay Lớn của Trịnh Công Sơn.

GS TS Nguyễn Tiến Hưng kể xong các sự kiện trên đây rồi hỏi : Cái gì sẽ xảy ra cho Việt Nam đây? Xưa nay chưa hề có hàng không mẫu hạm đến VN. Trong cuộc chiến 1965-75, hải quân Mỹ có tham chiến ở VN, nhưng các tàu sân bay không đến VN mà đậu ở Subic bên Phi Luật tân, hay tại Yokosuka bên Nhật. Nay tàu Carl Winson khổng lồ không vào Phi Luật Tân hay Nhật Bản nữa mà vào thẳng Việt Nam. Trung Cộng giận lắm việc này. Hoa Kỳ muốn nói gì với VC và TC đây ?


uss carl vincent2
Hàng không mẫu hạm khổng lồ Carl Winson tới thăm Đà Nẵng

Cụ Chánh tiên chỉ làng đã xin góp ý kiến ngay : Sự thực hiển nhiên ai cũng thấy là Hoa Kỳ muốn tự do hàng hai ở Biển Đông, không muốn để Trung Cộng chiếm độc quyền Biển Đông. Cầu mong cho VC biết khôn ngoan trong việc này. Hy vọng VC học được bài học quá khứ .

Ông ODP xin góp ý : Cụ nói rất đúng, kinh nghiệm giao dịch với Mỹ trong cuộc chiến 1960-75 cho Miền Bắc và Miền Nam rất nhiều bài học.

Miền Nam VN đã bị Mỹ nuốt lời hứa và bỏ rơi không thương tiếc, dù Mỹ đã hứa với Tổng thống Thiệu là bọn Hà Nội mà ngo ngoe sau hiệp định Paris 1973 thì Mỹ sẽ dùng B52 trị chúng nó ngay. Tháng 4.1975, Bộ Trưởng Kế Hoạch Nguyễn Tiến Hưng đã đưa các văn thư này sang tận Hoa Kỳ. Nhưng chính giới Hoa Kỳ đã lắc đầu từ chối giúp vì lời hứa này đã không được quốc hội thông qua ! Đó là đối với Miền Nam.

Còn đối với Miền Bắc, Mỹ đã hứa là nếu các anh ký và thi hành đúng hiệp định này, nghĩa là đình chiến và thả hết các tù binh Mỹ đang bị các anh giam giữ thì Mỹ sẽ viện trợ ngay cho các anh 4 tỷ mỹ kim để các anh tái thiết miền Bắc. Thời 1973, con số 4 tỷ to lắm, cộng với lời thề sống chết của Kissinger và Nixon, Bắc Việt đã ký hiệp định.

Sau khi nhận xong người lính Mỹ tù binh cuối cùng, Mỹ lờ hẳn 4 tỷ đã hứa, viện cớ là các anh đã không tôn trọng hiệp định, các anh đã tiếp tục đánh phá Tây nguyên của Miền Nam. Ha ha, Bắc Việt đã bị Kissinger và Nixon lừa một cú ngoạn mục, đau hơn hoạn, do đó Bắc Việt mới nổi điên dốc toàn lực vào chiếm miền Nam, mới chửi Mỹ hết lời.

Ngày 30.4.1975 Trịnh Công Sơn ôm đàn lên đài phát thanh Saigon hát bài Nối Vòng Tay Lớn, ngợi ca ngày thống nhất nam Bắc một nhà. Sau mấy năm bị VC hắt hủi, Trịnh Công Sơn mới mở mắt, mới thấy mình đã bị lừa, và Miền Nam ngây thơ nên đã bị VC bỏ tù cả nước

Tháng Ba vừa qua, tại cảng Đà nẵng, nhóm văn nghệ của tàu Carl Winson cũng đã hát bằng tiếng Việt bài ca Nối Vòng Tay lớn của Trịnh Công Sơn, chắc họ mong Việt Nam sẽ nối vòng tay lớn với Hoa Kỳ chăng ?

Lại tháng Ba, lại Đà Nẵng, cáí gì sắp xảy ra, thưa các cụ?

Cụ B.95 lên tiếng. Cụ không muốn nghe những chuyện nhức đầu này nữa. Cụ đòi nghe những chuyện vui cơ. Bèn có ngay. Làng tôi quen với cái khung sinh hoạt này rồi. Anh John nói :

- Tháng trước tôi đã kể cho cả làng về câu thơ : Anh ca em hát u ơ, Anh ca em hát em rờ cu anh

Câu thơ này khi viết xuống theo thể chính tả thì không viết như trên mà chỉ ghi bằng một chữ cho mỗi tiếng mà thôi:

N K M H U Ơ, N K E M H M R Q N.

Lần trước khi đọc câu thơ này thì câu thơ bị chê là có ý tục. Hôm nay tôi không đọc thơ tục nữa mà nói về con số . Chuyện kể rằng có hai người bạn thân nhau lắm. Sau 1975 họ bị lạc nhau, mãi rồi họ mới tìm được nhau ở Canada.

- Anh A mới bảo anh B rằng : Xứ này đâu có khan hiếm nước mà sao mày sẻn so quá vậy ?

- Anh B hỏi lại : Mi nói cái chi, tao sẻn so nước hồi nào ?

- Anh A đáp ngay : Thì cái số điện thoại của mi cho tao biết việc đó. Này nha, cái số điện thoại của mày, 254-3508, rõ ràng là ‘ hai năm bón, 3 năm không tắm’ . Đúng không nào ? Anh B biết là bị thằng bạn trêu nhưng không cãi lại được.

Có cụ nào giúp bạn tôi đối lại được cái tên A này không ?

Ông ODP thích cái lối phát âm về con số này quá, liền nói : Tôi giúp được.

- Nếu tôi là anh A thì sẽ hỏi thằng B rằng : Tao đố mày biết con số 8 chia hai là mấy. Dĩ nhiên thằng B sẽ đáp ngay : 8 chia 2 là 4, đứa bé lớp mẫu giáo cũng biết phép chia này.

- Lúc đó bạn sẽ cười mà bảo thằng bạn B : Mày hãy nhìn vào hình số 8 ghi trên giấy mà coi. Tao không thấy số 4 ở đâu cả, mà chỉ thấy 2 số 0 chồng lên nhau nếu cắt ngang con số 8, và thấy 2 con số 3 đứng nhìn nhau nếu chia hai bằng một đường dọc từ trên xẻ xuống dưới.

Anh John nghe đến đây thì thích quá. Anh bảo con số 8 này hay quá. Nó hay y như con số 6 mà anh nhớ được khi học về thuyết tương đối. Ngày xưa khi học về câu : sự thực ở hai bên một ngọn núi là 2 sự thực khác nhau. Minh chứng : ta hãy viết chữ A và chữ B, rồi chen vào giữa 2 chữ này con số 6, số 6 này viết ở dạng nằm. Anh A nhìn con số này và bảo nó là con số 6, nhưng Anh B nhìn con số này và bảo nó là số 9. Ai đúng ai sai đây, thưa các cụ ?

Cụ B.95 nghe đến đây lại thốt lên : Lão cứ tưởng chỉ có chuyện chính trị mới nhức đầu, ai dè chuyện con số cũng nhức đầu luôn. Anh John đâu, cho lão nghe một chuyện cười đi. Xưa nay lão nghe các chuyện cười thì toàn thấy là chuyện cườì có gốc VN. Hôm nay Anh thử cho lão nghe một chuyện cười có gốc Canada coi. Anh John nghĩ một lúc rồi gật đầu. Đây là một chuyện rất Canada, đầy mầu sắc Canada nha : Rằng có một cặp vợ chồng xồn xồn kia, đẻ được một đứa con gái rồi ít lâu sau ly dị. Theo luật Canada thì người chồng đi làm phải cấp dưỡng cho đứa con tới khi nó đủ 18 tuổi. Bữa đó là ngày sinh nhật đứa con chẵn 18 tuổi, anh chồng viết cái cheque cấp dưỡng cuối cùng, đưa cho đứa con gái rồi nói : Con về đưa cho mẹ cái này và nói : bố bảo đây là cái cheque cuối cùng. Con đưa cheque này và nhớ quan sát mặt mẹ xem phản ứng ra sao rồi về kể cho bố nghe. Cô con gái đã làm y như lời bố dặn, và cũng kể luôn cho mẹ hết những lời bố nói. Tuần lễ sau, cô con gái thuật cho bố nghe phản ứng của mẹ nó như thế này : Mẹ đã cầm tấm cheque con đưa, mẹ cười rồi bảo : Con hãy về nói với bố rằng ngay từ đầu bố không phải thực sự là bố của con !

Cụ B.95 nghe xong chuyện này vẫn kêu là chuyện nhức đầu. Cụ quay vào Cụ Chánh cầu cứu. Cụ Chánh cười hà hà rồi nói : Sáng nay đi lễ, tôi cũng bị nhức đầu. Ai cũng ngạc nhiên vì xưa nay dự lễ là thời gian nghe lời Chúa, nghe lời cha chủ tế giảng, và nghe những lời hát thánh ca êm ái, tại sao cụ lại nhức đầu. Cụ nóí ngay : Lâu nay đi nhà thờ, nghe đọc lời Chúa trong Thánh Kinh, nghe lời cha chủ tế giảng, lão có sốt sắng, nhưng cũng tại nhà thờ, trong buổi lễ có nhiều bài thánh ca làm lão chia trí và suy nghĩ, vì nhiều bài thánh ca trong đó có những lời cầu xin trực tiếp với Chúa, nói theo văn phạm là kêu Chúa ở ngôi thứ hai, tiếng Anh là YOU, tiếng Pháp là TU, trong tiếng Việt phải kêu là Chúa ơi, Cha ơi, thế nhưng rất nhiều bài ca tiếng Việt đã kêu Chúa là NGÀI, như Ngài ơi, xin đừng bỏ con, Ngài ơi xin nghe tiếng con nguyện Tiếng Ngài này chói tai vì đã dùng sai. Nào có ai gọi bố mẹ của mình là Ngài bao giờ đâu! Khi ở dạng ngôi thứ ba thì được, nhưng ở dạng ngôi thứ hai là người mà ta đang nói trực tiếp với, thì chữ Ngài sai hoàn toàn vì nó mang nghĩa xa lạ và khách sáo. Thế nhưng, than ôi, trong sách hát nhà thờ thì có rất nhiều bài kêu Chúa gọi Chúa là Ngài. Sao lại sai như thế được ! Tôi có hỏi một vị linh mục thì được trả lời : Đây là thói quen lâu đời, không sửa đươc nữa. Tôi hoàn toàn không đồng ý với lời giải thích này. Đã sai thì phải sửa, lâu đời mấy cũng phải sửa. Không biết ủy ban thánh nhạc của Hội đồng giám mục VN có để ý tới việc này không ?

Tôi xin ghi ý của cụ già trong làng tôi để trình các vị có thẩm quyền. Chẳng lẽ chúng ta gọi bố mẹ mình là NGÀI sao ?