“Trước 1975, ít ai biết được ‘Thiên Nga’ là gì, phần lớn nhiều người cứ nghĩ rằng, ‘Thiên Nga’ là cái tên để ám ...
Sách “Biệt Đội Thiên Nga” của biệt đội trưởng Nguyễn Thanh Thủy trong buổi ra mắt tại Thư Viện Việt Nam, Garden Grove. (Hình: Lâm Ho��i Thạch/Người Việt)
Tác giả Nguyễn Thanh Thủy ký tên trên sách “Biệt Đội Thiên Nga” cho độc giả.(Thanh Phong/Viễn Đông)
GARDEN GROVE – Vào lúc 2 giờ chiều thứ Bảy, ngày 7 tháng 7, 2018 hàng trăm đồng hương bất chấp thời tiết đang ở 100 độ F vẫn kéo đến Thư Viện Việt Nam, Garden Grove để tham dự buổi ra mắt cuốn sách được trông đợi từ lâu “Biệt Đội Thiên Nga” do chính Biệt Đội Trưởng Nguyễn Thanh Thủy, người nữ sĩ quan Cảnh Sát Quốc Gia VNCH đã bị đày ải trong lao tù Việt Cộng 13 năm viết.
Chiến hữu Nhữ Đình Toán (hàng đầu bên phải) cùng đông đảo chiến hữu, thân hữu ngồi chật kín Thư Viện VN. (Thanh Phong/Viễn Đông)
Biệt Đội Thiên Nga là gì? Ngay cả phần lớn những chiến hữu trong Lực Lượng CSQG cũng chỉ biết một cách mơ hồ, đó là một mạng lưới tình báo của Cảnh Sát. Còn Biệt Đội Thiên Nga làm gì, tạo nên những thành tích gì đều được giấu kín, mãi đến hôm nay, người Biệt Đội Trưởng mới trả lời những câu hỏi trên qua cuốn sách mang tên “Biệt Đội Thiên Nga.”
Chiến hữu CSQG Nhữ Đình Toán phụ trách điều hợp chương trình... Sau nghi thức chào cờ và mặc niệm, thay mặt tác giả và ban tổ chức, ông ngỏ lời cám ơn quý niên trưởng, chiến hữu, thân hữu, đồng hương và các cơ quan truyền thông đã đến tham dự buổi ra mắt cuốn Biệt Đội Thiên Nga của Thiếu Tá CSQG Nguyễn Thanh Thủy; ông cũng nói sơ lược về nội dung cuốn sách sau đó ông mời Đại Tá Trần Minh Công, Viện Trưởng Học Viện CSQG lên phát biểu.
Đại tá Trần Minh Công, Viện Trưởng Học Viện CSQG, diễn giả chính trong buổi ra mắt sách. (Thanh Phong/Viễn ��ông)
Đại Tá Trần Minh Công đã được đọc cuốn sách và ông đưa ra lời nhận định như sau, “Trước đây tôi đã từng đọc quyển hồi ký Đóa Hồng Gai của chị Nguyễn Thanh Nga, một cựu tù CS bất khuất và hôm nay tôi lại được đọc cuốn hồi ký Biệt Đội Thiên Nga của Nữ Thiếu Tá CSQG Nguyễn Thanh Thủy, cũng là một cựu tù nhân bất khuất với 13 năm giam giữ khổ sai bởi CSVN.
Tác giả Nguyễn Thanh Thủy (bìa trái) ký tên vào sách “Biệt Đội Thiên Nga” tại Thư Viện Việt Nam, Garden Grove. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)
“Mười-ba năm đọa đầy đã làm biến dạng một nữ sĩ quan xinh đẹp một thời là sinh viên Đại Hoc Chính Trị Kinh Doanh Dalat trước khi tham gia Lực Lượng CSQG. Tôi tiếc thương cho cuộc đời của một thiếu nữ vì yêu nước mà đã bị Cộng Sản đày đọa tàn phá dung nhan. Nhưng tôi không khỏi không cảm phục những con cháu Bà Trưng, Bà Triệu như nữ Thiếu Tá Nguy���n Thanh Thủy, đã vì yêu nước mà chấp nhận mọi vất vả gian nguy để theo đuổi lý tưởng của mình..
Các cựu Thiên Nga trong buổi ra mắt sách “Biệt Đội Thiên Nga” tại Thư Viện Việt Nam, Garden Grove. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)
“Chị Thủy tốt nghiệp Khóa 1 Sĩ Quan tại Học Viện CSQG. Học Viện CSQG là một quân trường sĩ quan của Lực Lượng Cảnh Sát, vào thời 1965 tọa lạc trong vòng thành Biệt Khu Thủ Đô Saigon. Lúc đó tôi là Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn Sinh Viên, trông coi và hướng dẫn tất cả các Sinh Viên Sĩ Quan khóa 1 trong đó có gần 400 nam SVSQ và chừng 50 nữ SVSQ. Nhìn những nữ SVSQ xinh đẹp đang là sinh viên của các trường Đại Học thời bấy giờ, tôi tự hỏi không biết rồi sau này khi ra trường họ sẽ được Lực Lượng CSQG giao phó nhiệm vụ gì. Họ rồi có gánh vác được những áp lực nặng nề và đôi khi nguy hiểm của một lực lượng bán quân sự như Lực Lượng CSQG hay không.
“Tôi thật không ngờ một nữ sĩ quan yểu điệu như chị Thủy lại được giao phó một trọng trách lớn trong ngành điệp báo, thành lập và đứng đầu một toán nữ điệp viên với danh xưng là Biệt Đội Thiên Nga. Trong thời gian sôi động của những năm sau Tết Mậu Thân, từ 1968 đến ngày Miền Nam rơi vào tay Cộng Sản năm 1975, biệt đội này đã cài nhân viên vào các tổ chức Việt Cộng nằm vùng và ngay cả gài một điệp viên vào mật khu của Việt Cộng để thâu lượm tin tức tình báo..
Nguyễn Thanh Thủy giữ chặt tình thân với đồng... tại hải ngoại. Photo_Olivier Glassey-Trầnguyễn
“Chính nhờ những tin tức tình báo thu thập được mà Lực Lượng CSQG đã kịp thời chuẩn bị và vô hiệu hóa nhiều hoạt động phá hoại của Việt Cộng tại các tỉnh, thị Nam VN trước 1975. Cũng chính vì sự hữu hiệu này của Biệt Đội Thiên Nga do nữ Thiếu Tá Thanh Thủy chỉ huy mà Việt Cộng đã trả thù, đày đọa và hủy hoại nhan sắc của chị trong suốt 13 năm t�� đày sau 1975.
“Đọc cuốn hồi ký Biệt Đội Thiên Nga dày 200 trang, gồm 9 Chương, của nữ Thiếu Tá Nguyễn Thanh Thủy chúng ta nghe chị kể lại trong hoàn cảnh nào đang là một nữ sinh viên đại học Đàlạt chị đã chọn lý tưởng phục vụ quốc gia qua Lực Lượng Cảnh Sát. Tốt nghiệp Khóa 1 Sĩ Quan Cảnh Sát, chị Thủy được điều động về phục vụ tại Khối Cảnh Sát Đặc Biệt. Chị được gửi đi học các khóa về tình báo trong đó có khóa tình báo tác chiến và chống nổi dậy (insurgency prevention) tại Mã Lai.
“Khi Biệt Đội Thiên Nga được thành lập vào cuối năm Mậu Thân chị phục vụ trong Biệt Đội này và chỉ một thời gian ngắn sau đó trở thành Biêt Đội Trưởng Biệt Đội Thiên Nga. Các chương 2 và 3 của cuốn hồi ký nói về s�� thành lập và huấn luyện tình báo cho các Thiên Nga CSQG. Từ chương 4 cho đến chương 9 chị kể lại một số hoạt động của Biệt Đội Thiên Nga, như việc các điệp viên Thiên Nga xâm nhập và theo dõi các cá nhân và tổ chức nằm vùng của Việt Cộng hoặc các tổ chức do Việt Cộng giật giây..
“Điển hình là Phong Trào Phụ Nữ Đòi Quyền Sống, Hội Quả Phụ Tử Sĩ VN, Hội Nữ Phật Tử Long Hoa, Nghiệp Đoàn Bạn Hàng Các Chợ, Đoàn Thanh Sinh Công, Nhóm Công Giáo Thân Cộng của các LM Nguyễn Ngọc Lan và Chân Tín, Nhóm Phật Tử Ấn Quang, Phong Trào Sinh Viên tại các đại học Saigon và nhiều hội đoàn khác nữa. Điệp viên của Thiên Nga đã xâm nhập nhiều tổ chức mà danh xưng nghe rất hiền hòa nhưng lại là nơi trú ẩn và hoạt động của cán bộ Việt Cộng như Phong Trào Phụ Nữ VN, Phong Trào Phụ Nữ Đòi Quyền Sống của Ni Sư Huỳnh Liên, luật sư Ngô Bá Thành trong đó có một nữ dược sĩ vợ một BS Quân Y, QL/ VNCH mà sau này Biệt Đội Thiên Nga phát giác ra là một Đại Uý Việt Cộng.
“Các Tổng Hội Sinh Viên Saigon và Vạn Hạnh của nhóm sinh viên Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi, Võ Như Lanh…. đều là những mục tiêu xâm nhập của các điệp viên Thiên Nga dưới lốt nữ sinh viên. Các tổng hội sinh viên này có cán bộ Thành Đoàn Việt Cộng đứng đằng sau yểm trợ và giật giây. Một tổ chức nghe như vô thưởng vô phạt là Hội Bạn Hàng Các Chợ lại do một phụ nữ có chồng là một Đại Tá Việt Cộng điều khiển. Người ta còn nhớ từ 1963-1975 sinh viên các trường Đại Học Saigon thường xuyên bị Việt Cộng lợi dụng xúi b���y xuống đường gây xáo trộn hậu phương.
“Thiên Nga đã phải tuyển mộ nhiều nữ sinh viên các trường đại học Văn Khoa, Luật Khoa, Sư Phạm… làm tình báo viên hầu giúp phát hiện các sinh viên thiên cộng hoặc các cán bộ Thành Đoàn của VC giả dạng sinh viên gây xáo trộn. Các tổ chức có tính cách tôn giáo như chùa Ấn Quang, trường Công Giáo Chân Phước Liêm cũng là những nơi Việt Cộng len lỏi vào và Thiên Nga phải xâm nhập để theo dõi. Tịnh xá Ngọc Phương ở Gò Vấp của ni sư Huỳnh Liên cũng là nơi điệp viên Thiên Nga có mặt và đã phát hiện là nơi giao liên của VC. Một điệp viên Thiên Nga đã được nhóm ni sư Huỳnh Liên và vài nhân vật trong chùa Ấn Quang móc nối để đưa vào mật khu VC huấn luyện. Điệp viên này sau đó đã hoạt động với VC cho tới 1975 mới bị Việt Cộng phát giác.
“Biệt Đội Thiên Nga cũng đã móc nối một số hồi chánh viên hoạt động như gián điệp nhị trùng để cung cấp cho ta những âm mưu đánh phá của VC. Chuyện kể như trong các phim tình báo giả tưởng nhưng lại là có thật: một nữ điệp viên của Thiên Nga bí danh Tư Hương được cài vào hoạt động trong mật khu VC. Chị Tư Hương được trang bị một máy phát tuyến gắn trong đôi guốc có thể phát tín hiệu để máy bay của ta theo dõi mỗi bước chân của chị. Chính nhờ vậy mà cơ quan an ninh của ta đã biết được nơi hội họp của các cán bộ VC đầu não đang nghiên cứu kế hoạch chuyển quân quanh mật khu Đồng Dù chuẩn bị tấn công một vài đơn vị quân đội VNCH.
“Chuyện xâm nhập để theo dõi và thu thập tin tức tình báo của biệt đội Thiên Nga thì còn nhiều và xin để quý độc giả tuần tự khám phá ra khi đọc cuốn hồi ký Biệt Đội Thiên Nga của Nữ Thiếu Tá Nguyễn Thanh Thủy. Cuốn hồi ký cũng sẽ mang lại cho quý vị nhiều bất ngờ như vụ sinh viên Việt Cộng Huỳnh Tấn Mẫm lại được chính Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ và Đại Tướng Dương Văn Minh che chở. Chuyện nữ kịch sĩ Kim Cương thực ra là nữ Thượng Tá Kim Cương, nữ nghệ sĩ Thanh Nga lại là Thượng Úy Việt Cộng có nhiệm vụ móc nối Đại Úy VNCH Nguyễn Minh Mẫn người trông coi khu thương cảng của Hoa Kỳ thời đó.
“Thanh Nga đã được Kim Cương móc nối lấy ông Luật sư Phạm Duy Lân nguyên là Đổng Lý Văn Phòng Bộ Thông Tin VNCH. Ông đã tham dự Hội Nghị ký kết Hiệp Định Paris năm 1973 đã đưa Thanh Nga cùng đi, dĩ nhiên Thượng Úy Thanh Nga đi theo để làm gì thì bây giờ chúng ta đã biết.
“Tất cả những tin tức này đều do các nữ điệp viên Thiên Nga xâm nhập và trở thành người thân tín của Kim Cương cung cấp. Chuyện nữ kịch sĩ Kim Cương đã dàn xếp để minh tinh Thẩm Thúy Hằng trở thành vợ của Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Oánh như thế nào, lại phải mời quý vị độc giả từ từ khám phá ra khi đọc hồi ký của nữ Thiếu Tá CSQG Nguyễn Thanh Thủy, Biệt Đội Trưởng Biệt Đội Thiên Nga VNCH.
Bằng tưởng lục của Nghĩ sĩ Lou Correa cho những đóng góp của Nguyễn Thanh Thủy trong cộng đồng. Hình_Olivier Glassey-Trầnguyễn..
“Hai-trăm trang giấy của cuốn hồi ký này không phải chỉ là những chuyện kể lại nghe cho vui nhưng sẽ là những mảng sử liệu ghi lại một số hoạt động tình báo của CSQG Việt Nam, do các nữ sĩ quan và nhân viên của một đơn vị tình báo đặc biệt. Các chuyện kể là có thật tuy không phải là tất cả. Tôi tin rằng còn nhiều chuyện mà Thiếu Tá Thanh Thủy vì những lý do đặc biệt nghề nghiệp chưa tiện tiết lộ.
“Nghề tình báo là sống để bụng, chết mang đi. Chỉ có thể tiết lộ những gì không còn cần giữ bí mật. Nhiều đối tượng có thể bắt được nhưng không bắt vì đầu mối còn phải được nuôi dưỡng để phanh ra những đối tượng quan trọng hơn.. Những chiến công tình báo không được phô trương rầm rộ, chỉ âm thầm chia sẻ với nhau. Đó là những thiệt thòi của nghề tình báo. Đó là những thiệt thòi của các thành viên Biệt Đội Thiên Nga. Không ai biết nhưng tổ quốc biết và ghi công.
“Hôm nay trong tư cách là một huynh trưởng CSQG của chị, tôi muốn nói lên lời cám ơn Thiếu Tá Nguyễn Thanh Thủy, cám ơn các nữ Sĩ Quan và nhân viên Biệt Đội Thiên Nga còn sống hay đã hy sinh vì nhiệm vụ. Quý chị là những anh thư của Việt Nam mà ít người biết đến. Nhưng phục vụ Tổ quốc thì xá gì người đời biết đến hay không.. Tổ quốc biết đến và ghi công là đủ. Tôi xin bày tỏ sự ngưỡng mộ của tôi đối với Biệt Đội Thiên Nga và xin trân trọng giới thiệu cuốn hồi ký này đến toàn thể quý vị.”
Tiếp theo, ban tổ chức mời cô Glassey Trang Đài-Trần Nguyễn rồi đến chiến hữu Nhữ Đình Toán và nhà thơ Trạch Gầm lên phát biểu. Chiến hữu Nhữ Đình Toán và tác giả đều tốt nghiệp Khóa I Sinh Viên Sĩ Quan Học Viện CSQG. Ông cho biết, để được tuyển vào Khóa 1 các nữ SVSQ Thẩm Sát Viên hay Biên Tập Viên đều là những thiếu nữ xinh đẹp, vì đó là một trong những tiêu chuẩn về nhân dáng để được tuyển chọn, chị Thanh Thủy là một trong số các nữ SVSQ Biên Tập Viên đó, và sau khi đảm nhiệm vai trò Biệt Đội Trưởng Biệt Đội Thiên Nga với những thành tích lẫy lừng, chị đã được ân thưởng Đệ Tam Đẳng Cảnh Sát Chiến Công Bội Tinh, Đệ Nhị Đẳng Danh Dự Bội Tinh.
Chị Nguyễn Thanh Thủy lên ngỏ lời cảm tạ Thượng Đế đ�� cho chị đủ nghị lực vượt qua những thử thách của cuộc đời. Tri ân cha mẹ đã sinh thành, dưỡng dục để chị trở thành người con dân đất Việt có lý tưởng quốc gia, cám ơn người bạn đời là ông Lê Thành Long (Sĩ quan Nghi Lễ của Trường Võ Bị Quốc Gia VN) và các con chị đã đồng cam cộng khổ trong suốt những năm tháng anh chị bị giam trong ngục tù CS, cám ơn người em út là Minh Nguyệt đã chăm sóc các cháu khi anh chị ở trong tù VC.
Nguyễn Thanh Thủy trước ngày 30 tháng 4, 1975
Chị cũng không quên cám ơn các Thầy, Cô đã giúp chị mở mang kiến thức, cám ơn các Thiên Nga đã cùng chị cống hiến đời mình cho đất nước và phải bị giam cầm nhiều năm trong chốn lao tù CS. Cuối cùng, chị cám ơn các chiến hữu CSQG, thân hữu đã góp tay giúp chị hoàn tất cuốn “Biệt Đội Thiên Nga.”
Hiện nay chị Nguyễn Thanh Thủy đang kế nhiệm Hội Trưởng Hội H.O. Cứu Trợ TPB/QP/VNCH. Chị đã mời các Thiên Nga lên sân khấu và trao tặng mỗi chị một vòng hoa, và cám ơn Biệt Đội Văn Nghệ do anh Vũ Long Sơn Hải chỉ huy đã giúp phần văn nghệ cho buổi ra mắt sách.
Nguyễn Thanh Thủy xem hồ sơ của hàng trăm góa phụ VNCH xin giúp đỡ từ Việt Nam. Hình_Benjamin Vũ.
Tiến sĩ Orchid Thanh Lê, người được đọc bản thảo cuốn sách đã viết thay lời mở đầu: “Tôi tin rằng cuốn sách Biệt Đội Thiên Nga sẽ mang một mẫu số chung đến với độc giả từ khắp mọi nơi, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp, đó là, sự tìm về bối cảnh của một thể chế VNCH trong đó các Thiên Nga nước Việt chung vai gánh vác sơn hà không thua gì nam giới, để chúng ta cùng xúc động với lời kể đơn sơ mà thấm đẫm tự hào dân tộc của Thiên Nga đầu đàn, Thiếu Tá Nguyễn Thanh Thủy. Và còn nhiều, nhiều nữa.”
“Trước 1975, ít ai biết được ‘Thiên Nga’ là gì, phần lớn nhiều người cứ nghĩ rằng, ‘Thiên Nga’ là cái tên để ám ...
Biệt Đội Thiên Nga Trung Ương có 4 ban: Ban Hành Chánh, Ban Tổ Chức Phát Triển, Ban Huấn Luyện và Ban Hoạt Vụ. Nhiệm vụ của Thiên Nga Trung Ương là thành lập cơ sở văn phòng, tuyển mộ nhân viên, tổ chức huấn luyện, tìm đầu mối, phát triển công tác.
Các nữ nhân viên được tuyển lựa này gồm đủ mọi lứa tuổi, mọi thành phần khác nhau trong xã hội: có thể là người bán rau cải ở chợ, bán hàng rong, bán vé xe bus, nhân viên bưu điện, điện lực, thư ký văn phòng, học sinh, sinh viên, cô giáo và vũ nữ, v.v…Các nữ nhân viên lần lược được học qua các lớp Tình báo căn bản (4 tuần), Theo dõi (6 tuần), Cán bộ điều khiển (8 tuần),…và đặc biệt là khoá tác xạ tại trường Tình Báo Trung Ương. Khóa sinh phải đủ điểm cho lớp trước mới có thể lên lớp kế tiếp. Trong thời gian thụ huấn, các khóa sinh phải ở nội trú và mang bí số.
Ngoài các nữ Sĩ quan và nhân viên Cảnh Sát chính thức, Biệt Đội Thiên Nga còn sử dụng một số rất đông nữ hồi chánh viên, nữ can phạm chính trị, các công nhân hãng, xưởng, nhân viên các cơ quan chính phủ (ngoài cơ quan cảnh sát), các bạn hàng chợ, các học sinh sinh viên trường trung học và đại học…để làm mật báo viên cho Biệt đội. Số cộng tác viên gấp nhiều lần số nhân viên chính thức.
Biệt Đội Thiên Nga trong thời gian huấn luyện
Nhằm mục đích nhu cầu bảo mật công tác, Biệt Đội Thiên Nga Trung Ương có những kiosque buôn bán lẻ, có điện thoại công cộng để làm nơi liên lạc (hộp thư sống và chết), v.v…và một nhà an toàn làm nơi tiếp xúc với tình báo viên, mật báo viên, nhất là tình báo viên từ mật khu về. Vì là Biệt Đội tình báo nữ mang tên loài chim Thiên Nga, nên mỗi kế hoạch công tác đều có ám danh của một loài chim khác như Sơn Ca, Hoạ Mi, Hải Âu, Hoàng Oanh, Hoàng Yến, v.v…Còn các công tác phối hợp với các cơ quan bạn thì dùng ám danh của sông núi như Trùng Dương, Trường Sơn, v.v…
Do sự thay đổi cơ cấu của Khối Đặc Biệt và để thích ứng với tình hình chính trị phức tạp nên cuối năm 1972, Biệt Đội Thiên Nga mang ám danh mới: Đoàn Đặc Nhiệm G423g để bảo mật hoạt động.
Song song với việc xây dựng tổ chức, đào tạo nhân viên, Biệt Đội Thiên Nga Trung Ương luôn nổ lực tìm đầu mối, lập kế hoạch công tác, tìm cách xâm nhập, len lỏi vào các hội đoàn Phụ Nữ Việt Nam, hội đoàn bạn hàng các chợ, hội Phụ nữ đòi quyền sống, các lực lượng đấu tranh thuộc thành phần thứ ba, các thành phần tôn giáo khuynh tả có Việt Cộng xách động, các tổ chức sinh viên học sinh đấu tranh thân cộng Sản để kịp thời ngăn chặn những tên Việt Cộng nằm vùng, triệt phá những âm mưu có nguy hại cho an ninh quốc gia. Không những thế, Biệt Đội Thiên Nga còn xâm nhập vào tận mật khu của Việt cộng để thu thập tin tức tình báo góp phần tiêu diệt các cơ sở đầu não của cộng Sản.
Nhìn lại quá trình công tác của các nữ nhân viên Thiên Nga, phải thừa nhận rằng công việc của họ rất nguy hiểm, tính mạng lúc nào cũng bị đe dọa. Qua các tài liệu tịch thu được của Việt cộng, sau những thất bại nặng nề, chúng rất đề cao cảnh giác “nữ Thiên Nga”. Việt cộng luôn tìm cách ám sát những ai chúng nghi ngờ là nhân viên Thiên Nga. Còn các nhân viên Thiên Nga len lỏi vào các hội đoàn tham dự các cuộc biểu tình, tuyệt thực, chống đối nên cũng phải chịu “hưởng” hơi, cay, dùi cui của Cảnh Sát. Các chị em Thiên Nga còn phải hy sinh những tình cảm riêng tư, thời gian dành cho gia đình, vượt qua nhiều khó khăn trở ngại để làm tròn bổn phận công dân yêu nước đấu tranh cho lý tưởng tự do.
Thật khó có thể ghi lại hết những chiến công thầm lặng của các nữ chiến sĩ tình báo Thiên Nga, tuy vậy những công tác sau đây là ví dụ điển hình về các hoạt động của Biệt Đội Thiên Nga.
Một trong các công tác mà Việt cộng vẫn còn tức tối là việc cung cấp lương thực thực phẩm cho phái đoàn Quân Sự Bốn Bên vào họp tại trại David, Tân Sơn Nhất, Sài Gòn. Mặc dù chúng nghi ngờ nên chúng đề nghị chọn nhà thầu cung cấp thực phẩm cho hai phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (tức cs Bắc Việt) và Mặt trận Giải phóng miền Nam, nhưng cuối cùng nhà thầu chúng chọn lại là của Biệt Đội Thiên Nga. Công tác này mang ám danh là Trùng Dương, hoạt động cho đến ng��y cuối cùng 28-04-1975.
Công tác mang ám danh là Hải Âu đã cài được một nhân viên Thiên Nga vào Hội đoàn phụ nữ đối lập và tạo được niềm tin nên được Việt cộng chọn đi học lớp tình báo chung với chúng.
Công tác len lỏi vào Hội phụ nữ đòi quyền sống, hoạt động chung với một cán bộ nằm vùng. Mãi đến sau 1975, tên nữ cán bộ mới biết đến người thư ký của Ban Xã Hội là nhân viên Thiên Nga. Lúc ấy tên nữ cán bộ là Đại úy Công an tức tối đề nghị gia tăng 6 tháng tù trong khi chị nhân viên Thiên Nga đã có giấy ra trại. Công tác này mang ám danh Hoạ Mi.
Trong 5 năm liền, một nữ Huyện uỷ viên của Việt cộng đã hợp tác với Biệt Đội Thiên Nga. Sau 30-04-1975, chị vẫn giữ chức Huyện uỷ của một Huyện gần Saigon. Cho đến sáu tháng sau đó, Việt c��ng mới truy ra được từ hồ sơ còn sót lại ở địa phương, nên đã khai trừ chị khỏi Đảng cộng Sản và giam chị ở Chí Hoà. Chị đã may mắn không bị chúng xử tử hình. Sau tôi gặp lại chị ở trại Hàm Tân, chị mới vỡ lẽ tôi – người tên Năm tiếp xúc với chị năm xưa – là Thiếu Tá Biệt Đội Trưởng Thiên Nga. Công tác này được mang tên Hoàng Oanh.
Thiếu Tá Thiên Nga Nguyễn Thanh Thủy