main billboard

Biết bao tiếng khóc âm thầm, bao nước mắt xót thương của các bà mẹ, các bà vợ ở những hoàn cảnh trầm luân bể khổ khi nước mất nhà tan! ...


Anh thứ ba của tôi, cũng như bao thanh niên miền Nam tới tuổi lên đường gìn giữ cõi bờ ngàn năm. Sau bẩy năm binh nghiệp theo vận nước. Đến ngày tàn cuộc chiến …oan khiên cũng không ngoại lệ mang theo lương thực… “mười ngày đi vào trại cải tạo, bốn nơi tổng cộng khoảng sáu năm, từ miền Nam ra miền Trung. Nay đang định cư tận Bắc Âu mang thân phận lưu vong như những người dân miền Nam sau cuộc chiến tranh ý thức hệ, huynh đệ tương tàn! ...

vnch DoiAtDau1


Anh ấy và anh thứ tư là song sinh vào năm 1945, gọi là “tháng ba đói! Ất Dậu. Nguyên nhân người miền Bắc bị đói chết cả triệu người thì ai cũng biết do xe lửa và tầu chở lúa gạo từ miền Nam ra Bắc cứu đói bị máy bay …”đồng minh” dội bom chìm. Và quân Nhật bắt dân trồng đay thay vì trồng lúa để lấy đay dệt bao để đựng gì đó để phục vụ chiến tranh. Gia đình tôi may mắn không bị đói vì từ đời ông đến đời cha ruộng đất tương đối cũng nhiều Nghe nói bác gái tôi còn xúc trộm lúa của ông bà cho người nghèo đến xin lúa gạo ngoàI cổng. Nếu chậm chân ở lại năm 1954 thì có lẽ đã là nạn nhân “cải cách ruộng đất” đấu tố không tránh khỏi. Bố tôi đặt tên hai anh em song sinh là Thiên, Lý. Ông cụ giải thich hai chị là Huệ, Hương. Hương hoa huệ thơm bay ngàn dậm! Theo kinh dịch, hay bói toán, bấm số tử vi vì căn cứ vào ngày giờ sinh thế nào? Hai anh em ... nhường nhau! ra trước sau mươi phút mà số phận khác nhau. Thuở nhỏ đi học trường công cùng lớp đệ tam chuyển lên học Chu Văn An cùng trình độ ban B toán. Sau khi đậu tú tài II, em thì theo nghiệp cha: gõ đầu trẻ, không bị động viên về biệt phái dạy học nên không bị đi tù. Còn anh thì không.. mặn mà với binh nghiệp nên không đi hiện dịch như Đà Lạt hay sĩ quan kỹ thuật không quân, hoặc sĩ quan cơ khí hải quân sẽ được phục vụ ở căn cứ (bờ) hay đi tàu lớn mà anh ấy đi trừ bị.... Cuối cùng cũng rã ngũ như nhau.

Người anh ghi danh học luật đồng thời đi làm sở Mỹ (hãng RMK&BRJ) về xây dựng cầu đường nhà cửa hạ tầng cơ sở: infrastructure v. v... ở Biên Hòa để giúp đỡ gia đình. Vào thời đó nếu còn đi học, được hoãn dịch cho nên tới năm 23 tuổi anh ấy mới bị kêu động viên sau đợt II Mậu Thân.

Tôi có người chị họ lấy chồng lính. Ông ấy mang lon thiếu úy từ 1954. Anh ấy nói ngày ngưng chiến sau khi ký hiệp định Geneve 20-07-1954 nghe tiếng còi xe hơi ngoài đường mà đau nhói trong tim! Vì hoàn cảnh đất nước chia cắt. Anh ấy di cư vào Nam, vẫn còn ở trong quân đội quốc gia. Anh thứ ba của tôi đến nhà anh ấy chơi, tâm sự với anh ấy. Lúc ấy vẫn còn mang lon đại úy. Con đường hoạn lộ, binh nghiệp của anh ấy bi chậm vì nghe nói anh ấy có máu văn nghệ viết lách, làm thơ phú ngạo đời hay thế nào mà bị người ta đì. Anh ấy nói đi lính cùng thời với cỡ đại tá Lý Thái Như, tham mưu trưởng sư đoàn 5 bộ binh, và một quan lớn mà bất cứ ai đến tuổi lính cũng đều nghe danh. Đó là đại tá B.D.D. Giám đốc Nha Động Viên Bộ Quốc Phòng. Vì là bạn lính cùng thời nên anh ấy nói với anh tôi để anh dẫn vào gặp vị đại tá đó hỏi cho ra nhẽ vì sao em tôi còn đi học mà ông kêu đi lính. Ngài đại tá nói chờ đó. Rồi sai nhân viên đi lục hồ sơ mới lòi ra bị động viên vì đi làm sở Mỹ. Ngài phán thôi thì trước sau gì cũng đi. Đi cho được việc! Thế là sôi hỏng bỏng không vì thiện ý của ông anh rể họ đó mà đến gõ cửa quan lớn để đi làm thêm giúp gia đình. Vả lại cũng chẳng muốn làm phiền, nhờ vả ai cho đến khi đi đơn vị phục vụ. Thế là đầu tháng 4-1968 anh ấy vô Quang Trung học giai đoạn I quân sự, vì anh ấy cận sợ điểm tác xạ cao mà rớt thì đi trung sĩ , nên chị cả tôi lo chạy chọt trong Quang Trung để mong lọt qua ải này. Rốt cuộc cũng xách ba lô ra Nha Trang, vô trường Đồng Đế! Số là vì thời điểm đó quân số động viên đông quá nên phải gửi ra Đồng Đế học giai đoạn II sĩ quan. Các khóa lẻ 1/68, 3/68 ... ở lại. Anh tôi thuộc 4/68 nên bị chở thẳng ra Nha Trang. Vì mãn khóa Quang Trung không được về phép chị tôi lên trường bộ binh Thủ Đức hỏi, không có tên là đi Nha Trang rồi.

vnch hsq dongde

Sau 9 tháng thụ huấn tại Đồng Đế ra trường sau khi thi trắc nghiệm tâm lý để xếp ngành phân phối đi đơn vị thế nào mà anh được đi ngành hành chánh quân y. Nhờ phúc ông bà để lại, anh ấy học chuyên môn ở trường quân y, kế nhà thờ quân đội Đồng Tiến, gần chợ cá Trần Quốc Toản. Ra trường anh ấy đậu tương đối cao hạng 5 nên được chọn đơn vị vì số ra trường được phân phối đi 4 vùng chiến thuật. Anh ấy chọn về sư đoàn 25 bộ Binh. Tiểu đoàn 25 quân y đóng chung với BCH sư đoàn 25 bộ binh ở Hậu Nghĩa, Đức Hòa. Sau cùng về Đồng Dù, Củ Chi. Có điều buồn cười là người ta thắc mắc giấy chứng nhận ra trường … “hạ sĩ quan” Đồng Đế, cấp bậc chuẩn úy, chức vụ trung đội trưởng, nghe có vẻ lèo quá!

Thế rồi qua năm tháng binh nghiệp anh ấy còn được ăn theo đặc cách lên đại úy vào giữa 1974. Ngày rã ngũ bộ tư lệnh sư đoàn 25 bộ binh bi đánh bể một tuyến vào sáng 01-05-1975. Anh tôi chạy theo lính ra bị bộ đội hay du kích chặn gom lại. Anh tôi vất bóp đi khai là trung sĩ vì anh ấy nghĩ trong lúc hỗn quân hỗn quan, tranh tối tranh sáng sợ họ phân loại riêng sĩ quan đem đi phơ “ Feu tieng Phap, bắn bỏ thì sao? May mà Củ Chi cũng gần mặt trời Sai Gòn, nên cũng đỡ sợ họ làm ẩu. Chẳng may họ lại nhặt được cái bóp. Thế là anh tôi nhận. Họ ghi cấp bậc đại úy về địa phương trình diện, quản lý. Hú hồn!

Thế rồi lệnh gọi tập trung vào trung tuần 6/1975. Anh ấy đến trường Don Bosco Gò Vấp. Rồi chuyển lên thành ông Năm. Khi nhận được giấy thăm nuôi lần đầu chỉ cho vợ con đến thăm thôi. Mấy anh em tôi chở chị dâu, hai cháu nhỏ và mấy giỏ đồ tiếp tế mà anh em gom góp vào. Tôi cũng chở mẹ tôi đến với hy vọng tìm ra cách lọt vô.. Gập hoàn cảnh khó khăn.. “Cái khó bó cái khôn” cái khó là một bó cái khôn. Tôi quan sát bên ngoài cổng thấy thẳng cổng cách 100 mét trên trong có môt tốp tù tập họp tôi nói mẹ tôi cứ nhắm ngay chỗ đó, lợi dụng lúc đông các bà với đồ đạc, con nhỏ vô trong cổng xét đồ. Lợi dụng lúc bộ đội bận rộn sơ kỳ bấy ý! Tôi nói mẹ tôi không mang gì cả. Đi tay không, không ai để ý có mang đồ thì kẹt lắm. Cứ lững thững đi một mạch thẳng tới đó có ai gọi, quát tháo gì cũng cứ giả điếc làm ngơ.. Không ai bắt bớ bà già tay không. Đến đó anh tôi sẽ thấy và nhận ra ngay hoặc chị dâu tôi sẽ đi kiếm gặp nhau, chẳng đi đâu mà sợ lạc.. Tôi đứng bên ngoài cổng theo dõi quan sát với nhiều hy vọng và chẳng hồi hộp gì vì áp dụng binh pháp Tôn Ngô, yếu tố bất ngờ đi đến thành công. Thế là mọi chuyện êm xuôi chứ nếu ... thành thật khai báo xin xỏ thì khó lòng vì bộ đội nguyên tắc lắm và đừng nói chuyện thông cảm với họ. Sau khoảng một tiếng thăm nuôi, tất cả ra cổng. Mẹ tôi cũng ra cùng con cháu.

Ở thành ông Năm không được lâu rồi anh tôi lần lượt chuyển trại đến Long Giao, Bù Gia Mập, Phước Long, và sau cùng Gia Trung, Pleiku. Các ông hoc tap từ Bắc chuyển vô nhập chung trại này. Họ nói ởngoài Bắc đã đói, trại này còn đói hơn và trại này nổi tiếng đánh người. Lúc đó thuộc bộ nội vụ quản lý trại. Không ngờ đó là dịp may mẹ con gập nhau. Những lần sau vì xa xôi mẹ tôi không đi được và mẹ tôi bị lâm bịnh nặng, bị sốc thuốc, mất tháng 9/1979.

Theo chính sách thì con được về thọ tang nhưng đó chỉ là nguyên tắc. Ngoại trừ nếu có cán bộ gốc bự bảo lãnh thì họa may về phép được. Hồi anh tôi chưa được về nửa đêm thức giấc hay sáng sớm 4, 5 giờ thức dậy đi lễ mẹ tôi khóc lớn tiếng vì nhớ con một mình.. Biết bao tiếng khóc âm thầm, bao nước mắt xót thương của các bà mẹ, các bà vợ ở những hoàn cảnh trầm luân bể khổ khi nước mất nhà tan! ...

Vào đầu năm 1981, anh tôi được tha về. Và năm 1983 nộp đơn ODP gửi chui qua Bangkok có hồi báo lúc đó mất 500 đồng. Trong khi chờ thời anh ấy cũng ... thử thời vận kiếm đường dây đi đi đường bộ mấy ngày đi cả xe lửa bên Kampuchia thất bại về ngay. May mà địa phương không biết.. Đường bộ thập phần nguy hiểm, mất tích là thường.

Thế rồi vào năm 1986, đứa con thứ hai của anh ấy, lúc đó 10 tuổi vượt biên cùng chị con bà cô, 17 tuổi, đi ngã Bà Rịa, Phước Tuy gì đó. Sau khi ra tới hải phận quốc tế may mắn được tầu buôn Đan Mạch vớt. Họ cho leo thang dây lên tàu buôn lớn. Đốt ghe vượt biên, họ quay video làm bằng chứng và tắp vô Hồng Kông gửi cảy tị nạn Liên Hiệp Quốc. Ở hotel chờ phỏng vấn. Anh tôi gửi bản sao giấy ra trại cho cháu. Phái đoàn mỹ cũng gọi phỏng vấn nhưng bên chị dâu tôi có anh di tản bên Mỹ nhờ họ không bảo lãnh. Có lẽ họ sợ tuổi minor không lo cho học hành ngoan ngoạn Ở Việt Nam đâu có hiểu nên anh chị tôi để cháu đi Đan Mạch bảo lãnh gia đình mau. Tuy nhiên phái đoàn Mỹ cũNg gửi giấy về cho anh tôi bên Việt Nam nói là con ông từ chối. Nếu sau này ông bà đổi ý chúng tôi sẽ cứu xét lại cho. Ít tháng sau đó cháu đi Đan Mạch. Gia đình anh chị cũng đi định cư sớm đên Đan Mạch 1990. Sau ít tháng bên Việt Nam giấy gọi đi phỏng vấn HO! Nếu chậm đi Đan Mạch thì cuộc diên đã khác. Âu đó cũng là số phận. “Tous les chemins mènent à Rome”. Đường nào cũng tới La Mã. Khi anh tôi được tha 1981 thì mẹ tôi không còn trên cõi đời này nữa! Đành ngậm ngùi: “... Khi tôi về, nghẹn ngào trong nắng. Tưởng gặp mẹ tôi rưng rưng đứng đón con về. Nào ngờ mẹ tôi ra đi bên kia cuộc đời. Không lời biệt ly cuối cùng trước khi phân kỳ. Chạnh lòng thương nhớ. Những phút... Mà hình bóng cũ, thiếu trong tôi. Mỗi khi chiều rơi”*.

Sau đó vào mỗi dịp giỗ hay ngày lễ các linh hồn 11-02…, anh tôi ra mộ chùi rửa mộ tô đá rửa, dẫy cỏ, chăm sóc mộ phần chu đáo.

Hai anh song sinh, nhường nhau trước sau mười phút mà số phận mỗi người một khác. Không biết đối với ai, bói tọa, bấm số tử vi thế nào có đúng không? Riêng đối với hai anh tôi khác hẳn nhau. Kẻ trôi dạt phương trời Bắc Âu, kẻ phương Đông xa cách vạn dậm thiên lý. Không biết cái tên nó ảnh hưởng thế nào đến người mang nó hay khổng Anh em như “thủ túc “ theo nghĩa đen gần gũi liên quan đến nhau. Về nghĩa bóng tình nghĩa ruột thịt sibling.. Chào đời cùng một lúc. Đến cuối cuộc đời phút cuối biết có được ở gần bên nhau không?

Người đời có câu “Anh em kiến giả nhất phận” đã đành nhưng trong tường hợp anh em song sinh, câu này nghe ra có vẻ chua xót !

Từ Trường

*Đường Xưa Lối Cũ – Phạm Duy