Nhiệm vụ của Biệt đoàn 83 là tấn công sâu vào lãnh thổ Bắc Việt
Sau cuộc tấn công của Việt Cộng vào Trại Holloway gần PleiKu vào ngày 7 tháng 2 năm 1965, Tổng thống Lyndon B. Johnson tuyên bố : ‘ Chúng ta đã treo súng trên giá, và giữ đạn trong ngăn kéo tủ quá lâu..Tôi không thể yêu cầu các chiến sĩ Hoa Kỳ tiếp tục chiến đấu tại Việt Nam bằng một tay, còn tay kia thì bị buộc sau lưng.. Tôi muốn 3 điều : tôi muốn [cuộc trả đủa] phải ngay lập tức, phải thích đáng, và tôi muốn cuộc tấn công phải được phối hợp giữa các phi cơ Việt- Mỹ’.
TT Johnson nghĩ rằng một cuộc tấn công phối hợp giữa hai Không lực Mỹ-Việt sẽ chứng tỏ cho Hà Nội thấy rằng cuộc trả đủa không chỉ là một đáp ứng của Hoa Kỳ đối với cuộc đột kích của VC nhưng cũng liên hệ đến các hoạt động khác đang gia tăng của Cộng quân. Tại Sài gòn, Tướng Nguyễn Cao Kỳ, Tư lệnh Không Quân Việt Nam (KQVN) tuyên bố với báo chí :’ Chúng tôi đã sẵn sàng, chúng tôi có thể tấn công ngay chiều nay, Tôi không thể đoan chắc rằng toàn thễ Bắc Việt sẽ bị phá hủy nhưng Hà Nội chắc chắn sẽ bị hủy hoại’.
Trên thực tế, KQVN chúng tôi đã sẵn sàng từ đầu năm 1964. Chúng tôi, gồm 10 người, tất cả đều tình nguyện và là những phi-tuần trưởng, được lựa chọn trong số những phi công ưu tú của KQVN, để lập thành Biệt đoàn 83 KQVN. Biệt đoàn được đặt tên là Thần Phong, theo tên của Phi đoàn cảm tử Kamikaze Nhật trong Thế chiến thứ 2.
Dưới sự điều khiển trực tiếp của Tướng Kỳ, nhiệm vụ của Biệt đoàn 83 là tấn công sâu vào lãnh thổ Bắc Việt. Một thời gian ngắn ngay sau khi Đơn vị được thành lập, một toán 3 quân nhân cố vấn thuộc Hải quân Hoa Kỳ đã đến Biên Hòa để giúp huấn luyện và yểm trợ tiếp vận. Các phi cơ Skyraider của chúng tôi, không mang dấu hiệu, đã thực tập ngày đêm, thả bom ở cao độ thấp và tấn công các vị trí Cộng quân dọc duyên hải vào lúc hoàng hôn..
Sau cùng, ngày 7 tháng 2 năm 1965, lý do giải thích cho những ngày tháng tập luyện khổ nhọc đã được hé mở.. Tôi được lệnh hướng dẫn một phi tuần 10 chiếc A-1 bay về phía Bắc, đến điểm tập trung tại Đà Nẵng.
Trong phi vụ Bắc phạt này, tôi được chỉ định làm phi công phụ cùng bay với Tướng Kỳ trên một chiếc Skyraider A-1E, nhưng vì tôi chưa bao giờ bay kiểu máy bay này, nên Thiếu tá Tường đã thay thế tôi (Tôi bay trong Phi tuần số 2). Trên những ghế sau của chiếc A-1E là Đại Úy Nguyễn văn Lịch và một cận vệ của Tướng Kỳ. Bay ở ví trí số 2 trong phi tuần của Tướng Kỳ là Thiếu tá Nguyễn văn Long.
Phi vụ được dự trù sẽ diễn ra vào ngày 7 tháng 2, nhưng bị bãi bỏ vì lý do thời tiết. Cuộc đột kích được dời lại vào ngày 8 tháng 2. Mục tiêu được chỉ định là một căn cứ quân sự tại Chấp Lệ, ngay trên vùng Phi quân sự giữa 2 miền Nam và Bắc Việt Nam. Tin tình báo do không ảnh ghi nhận căn cứ này được bảo vệ khá kỹ lưỡng bằng ít nhất là 12 giàn đại bác phòng không, từ cỡ 12 ly 7 đến 57 ly.
Chúng tôi được thuyết trình trong 1 giờ, bao gồm mọi chi tiết cần thiết cho cuộc không tập, điều kiện thời tiết, bố phòng của địch quân trên đường bay đến mục tiêu và quanh khu vực oanh kích.
Một câu hỏi quan trọng nhất đã được đặt ra là liệu chúng tôi sẽ bay thật cao để tránh đạn từ dưới đất hay bay thấp tránh bị radar phát hiện để đạt được yếu tố bất ngờ ? Phi công phụ của Tướng Kỳ, Thiếu tá Tường, thuyết trình đầu tiên. Ông đề nghị bay thấp để tránh radar, nhưng không phải ai cũng đồng ý..
Vì đã có nhiều phi tuần F-100 Super Sabre của KQHK bay yểm trợ diệt các vị trí cao-xạ và bảo vệ chống các MiG của Bắc Việt, nên không cần thiết phải bay thấp để có thể bị trúng đạn từ dưới đất.. Nhiều người trong chúng tôi muốn chọn phương án bay cao để tránh cao xạ của địch quân, và nếu gặp trở ngại thì có thể đáp xuống biển hơn là đáp trên mặt đất, nhảy dù ngoài biển hơn là trong đất liền để tránh bị bắt.. Nhưng với những lý do riêng, các Thiếu tá Tường và Long nhất định giữ phương án bay thấp trong nội địa. Chúng tôi không có sự lựa chọn, chỉ biết tuân theo.
Chúng tôi đến Phòng tiếp liệu để sửa soạn các trang bị cần thiết : mỗi người đều có áo mưu sinh trang bị máy vô tuyến hai chiều, hỏa châu, la bàn, kính chiếu hiệu, bộ cấp cứu.. Chúng tôi đều mang theo súng lục tùy thân..Với dù đeo trên lưng, chúng tôi mỗi người mang theo hơn 35 kg thiết bị..
Các Skyraider đậu thành hàng, lần đầu tiên trong cuộc chiến, được trang bị bom đạn ở mức tối đa : mỗi chiếc đem theo 2 quả bom 500 pound loại Mark-82, 12 quả bom 250 pound Mark-81, 800 viên đạn đại bác dành cho 4 khẩu đại bác 20 ly ở 2 bên cánh..
Các phi cơ lần lượt cất cánh : một chiếc A-1E và 25 chiếc A-1H đã hợp thành những phi tuần dự trù cho Phi vụ Bắc phạt. Tôi dẫn đầu một phi tuần 4 chiếc bay ngay sau phi tuần số 1 của Tướng Kỳ. Trong phi tuần của tôi: Thiếu tá Lưu Kim Cương bay vị trí số 2, Đại úy Trần Bá Hợi bay số 3 và Đại úy Nguyễn quốc Phiên ở vị trí số 4. Tiếp theo sau đó là 5 phi tuần, mỗi phi tuần 4 chiếc, do các phi công từ các Phi đoàn 514, 516, 518 và 520 điều khiển. Phi tuần sau cùng do Trung tá Dương thiệu Hùng hướng dẫn.
Sau hơn một giờ bay, chúng tôi đến Vùng Phi Quân sự, và vượt qua sông Bến Hảị Ngay bên bờ phía Bắc, tôi thấy ngay một lá cờ đỏ thật lớn với ngôi sao vàng chính giữa : chúng tôi đã vào không phận Bắc Việt..
Chúng tôi bay gần đến Vình Linh, thành phố đầu tiên cùa Bắc Việt : trước đây đã từng là một căn cứ của Pháp nhưng nay là Bộ Chỉ huy của một trung đoàn phòng không BV, đồng thời cũng là một địa điểm tập trung quân của BV.. Tôi thấy căng thẳng và hơi lo khi bay ngang căn cứ này.. và biết chắc sẽ gặp đạn phòng không dầy đặc của Cộng quân.. vì chúng tôi bay rất thấp, sát ngọn cây nên rất có thể bị bắn hạ bằng súng cá nhân.. Tôi không cần phải chờ đợi lâu : tia lửa của đạn phòng không đã bắt đầu bắn lên, đường đạn đan chéo trên bầu trời.. Bất ngờ, tôi thấy chiếc phi cơ dẫn đầu bay vụt lên và bom từ cánh rơi xuống..
Bẻ sang phải, tôi gia tăng tốc độ, bay vụt lên cao để tránh miểng bom. ‘Phượng hoàng 1 vẫy cánh..tất cả các Phượng hoàng..theo tôi’. Tôi gọi trong máy, nhưng lúc này mọi tần số vô tuyến liên lạc đều bị nhiễu loạn khiến việc liên lạc gặp trở ngại, khó khăn, không một phi tuần viên nào của tôi có thể bay theo tôi.. Cuộc không kích được triển khai nhanh chóng lực lượng oanh kích đã bắt đầu dội bom Vĩnh Linh. Nhưng Chấp Lệ, mục tiêu của chúng tôi còn cách Vĩnh linh đến 5 phút bay nữa, và trong lúc này các F-100 Super Sabre của KQHK đang oanh kích các vị trí phòng không quanh Chấp Lệ, gây những cột khói trên bầu trờị Ỡ vị trí 12 giở trên cao, 4 phi cơ F-100 khác đang bay quanh vùng trời để bảo vệ chống MiG. ‘ Các phi cơ đang bay trên Chấp Lệ chú ý’, tôi gọi trên máy,’đây là Phượng hoàng 1, mục tiêu cách 2 phút baỵ Over’. Tôi bấm sang nút ‘tác xạ’ và nút thả bom ‘mũi và đuôi’. Bay về hướng Bắc, về phía các cột khói tôi bắt đầu vào vùng mục tiêu, chúi xuống từ 1500 feet, nhắm vào các doanh trại qua ống nhắm. Tôi nhấn nút thả bom , rồi sau đó 6 lần để thả các quả bom bên 2 cánh.
Tiếng nổ gần như cùng một lượt của 2 quả bom 500 pound và 12 quả 250 gây rung động cả chiếc Skyraider. Các quả bom có vẻ như rơi và nổ ngay giữa khu doanh trại, nhưng tôi cũng không quay lại để nhìn sự công phá, điều lo nghĩ của tôi lúc này là mau bay khỏi khu vực này..vì súng phòng không đang bắn lên từ mọi phía..
Đột nhiên, tôi cảm thấy một rung chuyển mạnh : một sưc mạnh vô hình nâng chiếc máy bay lên cao vài trăm feet, kim chỉ xăng quay xuống số 0 và đèn báo xăng bật đỏ. ‘Mayday, mayday’, tôi gọi trên tần số 243.0 tần số báo động, và bay hướng ra biển, nhưng các xạ thủ BV chưa chịu buông tha.. đạn tiếp tục đuổi theo khi tôi xuống sát mặt biển.. Khi bay ra biển khơi, tôi cố nhìn quanh tìm các chiến hạm.. nhưng không thấy một con tàu nào cả.
Tôi mở nắp phòng lái, tháo nút dù và sửa soạn cho chuyện không thể tránh. Một luồng gió mát thổi vào mặt tôi, và cảm thấy gió đang thổi vảo chiếc áo bay màu đen đang ướt đẫm mồ hôị Nón bay trên đầu tôi , không tiếng động, ngoại trừ tiếng nổ đều của động cơ 3000 sức ngựa của chiếc Skyraider. Bay sát mặt biển, tôi rất ngạc nhiên khi thấy sóng cao..tuy biển rất lặng. Tôi lưỡng lự không quyết định được có nên bỏ máy bay không ? Các đèn báo về mức dầu và áp suất máy đều ở trong khoảng xanh, đó là những dấu hiệu tốt.. cho thấy động cơ vẫn hoạt động bình thường. Tôi đóng nắp buồng lái lại và tăng tốc độ máy lên tối đạ Tôi lấy cao độ lên 3000 feet, chuyển sang dùng bình xăng phụ, bay về phía Nam, hướng về căn cứ.
Tuy đã về chiều, nhưng trời vẫn còn sáng và ánh mặt trời chiếu sáng mặt biển. Có những cụm mây ở cao độ 5000 feet. Tôi đảo mắt nhìn quanh để mong tìm các phi cơ bạn, và nhận ra không khó chiếc máy bay của Tướng Kỳ : nắp phòng lái màu xanh xậm của chiếc A-1E nổi rõ trên nền trời.. Tôi bay theo để về căn cứ..
Sau khi đáp xuống, tôi kiểm soát chiếc phi cơ, và tìm thấy ít nhất là hàng chục viên đạn bắn trúng đuôi và thân tầu..Một viên đạn xuyên qua bình xăng và phá hỏng van nổi, gây ra những tín hiệu báo động không chính xác nơi phòng láị Tôi chạy ra nơi hàng phi cơ đã đáp để gặp Tướng Kỳ, tại phi cơ của Ông và thấy rằng phi cơ cũng trúng đạn: 4 viên bắn thủng phi cơ : 1 viên trúng đồng hồ kiểm soát cao độ và văng vào tay Ông. Tất cả các phi cơ tham dự cuộc không kích đều trúng đạn phòng không. Hai phi công đã phải nhảy dù xuống biển :Trung tá Dương thiệu Hùng và Trung Úy Nguyễn văn Thuyết đã được các chiến hạm cúa HQ HK vớt.
Tướng Kỳ đã tuyên bố với báo chí : ‘Đây là ngày tươi đẹp nhất trong đời tôi’..
(Con số phi cơ tham dự Phi vụ Bắc phạt thứ 1 này theo tài liệu cùa KQ HK , là 24 chiếc. Trung tá Nguyễn huy Cương, có biệt danh là Cương ‘Khào’, là 1 trong 3 Sinh viên Sĩ quan KQVN đầu tiên được gửi sang Hoa Kỳ thụ huấn theo quy chế huấn luyện sĩ quan hoa tiêu của KQHK. Trong 18 năm quân ngũ Ông bay đủ loại phi cơ từ Bearcat, Skyraider, T-28 đến A-37 và F-5, phục vụ tại các Phi đoàn 516, 518, 522 và Biệt đoàn 83. Ông mất tại Texas tháng 8 năm 1999. Ngoài ra có tài liệu ghi là khi các phi cơ VNCH vượt tuyến Bắc phạt thì được hộ tống bỡi các F105 và các F 105 này còn có các F-4 bay bao vùng để bảo vệ)
Thiếu tướng Nguyễn cao Kỳ :
(trích trong Buđha’s child trang 121-125 )
Ngày 7 tháng 2 năm 1965, Cộng quân tấn công một doanh trại của quân đội HK tại Pleiku, gây thiệt mạng cho 8 quân nhân, 126 bị thương và hủy hoại 10 phi cơ. TT Johnson thấy đã quá đủ để phản ứng. Vài ngày sau đó, Ông chấp thuận cho HQHK ném bom một căn cứ huấn luyện của CSBV tại Đồng Hớị Tôi nghĩ rằng việc KQVN đóng một vai trò trong cuộc không kích sẽ nâng cao tinh thần của Quân và Dân VNCH, và HK đã đồng ý.. Chúng tôi đã chuẩn bị cho cuộc không kích Bắc phạt đầu tiên này của KQVN : tôi đã tổ chức một đơn vị ưu tú : Phi đoàn Thần Phong.. Tất cả các phi công của Phi đoàn đều tình nguyện tham gia phi vụ : tôi phải bắt thăm để chọn .. Và cũng như tôi đã từng nhận bay những phi vụ đầu tiên thâm nhập Bắc Việt, tôi quyết định tôi sẽ làm gương bằng cách dẫn đầu phi vụ Bắc phạt đầu tiên này..
Hôm trước ngày oanh kích, chúng tôi bay ra Đà nẵng và nhận được một cú điện thoại từ Tướng Tư lệnh Vùng 1 :’ Dân chúng Huế muốn gặp Anh và các phi công của Anh trước phi vụ oanh kích ngày mai’. Nếu phi vụ của chúng tôi cần bí mật..thì chắc là yếu tố này..không còn nữạ Khi chúng tôi đáp xuống Huế, chúng tôi được đưa đến một đại giảng đường có hàng ngàn sinh viên nam nữ chờ sẵn..Trong bộ áo bay, chúng tôi lên sân khấu để nói chuyện : ‘ Ngày mai, chúng tôi sẽ vượt biên giới, và có thể không ai trong chúng sẽ trở về...’
Sáng hôm sau, trước khi bay hướng về mục tiêu, chúng tôi bay trên Thành phố Huế.. 24 chiếc Skyraider bay hàng một thật thấp trên Thành phố.. Từ trên máy bay tôi nhìn xuống, dân chúng đang vẫy chào..
Một giờ sau đó, vẫn bay hàng một, chúng tôi đến gần Đồng hới, nơi tôi đã chọn mục tiêu cho Phi đoàn. Vẫn ở cao độ tuần tra, tôi thấy hàng chục chiếc máy bay của HQ HK đang thả bom và bắn phá mục tiêu của chúng tôị Sau đó tôi được biết là, vì lo cho sự an toàn của tôi, nguời Mỹ đã quyết định tìm cách diệt những ổ phòng không quanh mục tiêu, giúp chúng tôi dễ thả bom hơn. (Tôi chỉ biết điều này khi về đến căn cứ).
Bay gần Đồng hới, vận tốc 350 miles/giờ, nhìn bầu trời đầy đường đạn phòng không đan chéo, tôi nghĩ rằng người Mỹ đã oanh kích nhầm..và do ở mục tiêu dự trù ban đầu đang bị tấn công, tôi nhìn quanh để tìm một mục tiêu khác: bất ngờ tôi thấy một tòa nhà lớn trang bị hàng chục khẩu phòng không, tôi nghĩ rằng đây có lẽ là một vị trí rất quan trọng. Tấn công ! (sau này tôi mới biết đó là Bộ Chỉ huy của một Sư đoàn Phòng không Bắc Việt)..
Tôi đẩy cần lái tới trước và chúi xuống với sức máy tối đạ Ở khoảng 2000 feet, đạn phòng không bắn lên như mưa bao phủ toàn bộ chiếc máy bay..Chiếc Skyraider rung chuyển và chao đảo từng đợt. Một viên đạn bay thẳng về phía tôi-tôi lấy tay trái che mắt ngay lúc kính phòng lái rạn vỡ..Phản ứng đầu tiên của tôi là bay vọt lên cao và quay về phía Biển Đông, vì tôi không biết mức độ hư hại của chiếc máy bay , và chưa biết là tôi có bị thương hay không? Và nếu tôi phải đáp khẩn cấp hay nhẩy dù, thì cơ may về được căn cứ an toàn là đến được vùng người Mỹ đang kiểm soát không và hải phận.
Do đó tôi bay về hướng Đông. Tuy có luồng gió mạnh thổi vào phòng lái qua ô kính đã bị vỡ, tôi biết rõ mình chưa bị thương, và chiếc máy bay vẫn hoạt động, tôi tìm cách ra lệnh cho các phi công tiếp tục oanh kích, nhưng liên lạc vô tuyến giữa chúng tôi bị gián đoạn, không ai nghe được tôị Nhìn về phía sau tôi thấy là khi tôi bỏ mục tiêu quay về, tất cả đều bay theo tôi : trong các phi vụ oanh kích, các phi tuần viên thường bay theo phi tuần trưởng..
Một phút sau đó, khi mọi người thấy rằng tôi vẫn đang kiểm soát được con tàu, các liên lạc bàn tán êm bặt. Trên hệ thống vô tuyến, tôi ra lệnh tập trung vào mục tiêu, bay theo tôi và tiếp tục cuộc oanh tạc..Có vài người cho rằng có quá nhiều súng phòng không, mục tiêu được bảo vệ quá kỹ, nên chọn mục tiêu khác !
Tôi trả lời :’ Không’ và ‘Tiếp tục’..và khi tôi trở lại mục tiêu, tất cả đều theo tôi..Lần này tôi bay thấp vào mục tiêu, nhưng cần phải lấy cao độ để thả bom. Cộng quân đã chờ sẵn : và khi tôi bay lên cao, đạn chờ sẵn : thêm 2, 3 viên bắn trúng cánh..thời gian trôi như một cuốn phim quay chậm, đạn phòng không nổ quanh mọi phía.. Tôi nhấn nút thả bom, kéo ngược cần lái.. bay vọt vào mây.. Theo sau tôi, các phi công, từng người lần lượt, làm theo..
Khi chúng tôi tập họp lại, tôi đếm đủ 24 chiếc máy baỵ Tất cả đều trúng đạn. 2 phi công báo cáo là các A-1 của họ bị hư hại nặng, không thể đáp và bẻ lái rất khó khăn. Chúng tôi cùng bay đến khi thấy Đà nẵng trước mắt, và tôi gọi trực thăng cứu nạn, ra lệnh cho các phi công không thể đáp, nhảy dù xuống biển..và khi toàn bộ phi đoàn đã đáp xuống Đà nẵng thì cả hai đều đã được vớt an toàn.
Trước khi tiếp tục bay lại, tôi yêu cầu các thợ máy tìm giùm viên đạn đã bắn vỡ kính phòng láị Họ tìm được 1 đầu đạn 12 ly 7 ghim sau ghế tôi ngồi; khi tôi ngồi thử lại vào ghế, lỗ thủng nơi ghế gần ngay giữa lưng tôi, và khi tôi giơ tay trái lên cao, tôi thấy chiếc áo bay màu đen của tôi bị cháy trắng dài ngay dưới vùng cánh tay, tôi bóc lớp vải cháy và thấy những vết bầm trên cánh tay ngay nơi áo bị cháy.. Có lẽ là khi tôi đưa tay che mắt, viên đạn đồng nặng khoảng 250 gram, bay với vận tốc 2400 feet/giây bị cánh quạt máy bay quay 1000 vòng/ phút đưa vào vùng hẹp giữa tay và ngực của tôi..
(Tướng Kỳ kể lại hơi khác trong tập sách How We lost the VietNam War hay Twenty years and Twenty Days trang 56-57 : Ông thấy 49 máy bay cùa HQ HK oanh kích mục tiêu dành cho KQVN, để tránh bị đụng, Ông hường dẫn Phi đoàn tiến đánh một mục tiêu khác ỡ vùng Vĩnh Linh. Phi cơ của Ông bị trúng 4 viên phòng không..Sự khó khăn của phi vụ đầu tiên này không làm các phi công chùn bước : họ tiếp tục tình nguyện thi hành các phi vụ kế tiếp..) .
Nhìn từ Đài Kiểm Báo :
(Trích trong Hồi Ký của TrungTá Trần Đình Giao trên Web site Bạn Già KQ)
Trong những Phi vụ Bắc Phạt, ngoài những phi công trực tiếp bay trên những Skyraider thực hiện các phi vụ oanh kích, còn có sự đóng góp âm thần nhưng tối cần thiết của các quân nhân KQVN làm việc tại Đài Kiểm Báo Panama (đặt tại Sơn Chà, Đà Nẵng) :
‘ ..Trở về đài, Đại úy Đặng văn Tiếp ( Chỉ huy trưởng Đài) triệu tập một cuộc họp hành quân, chỉ thị cho Thiếu úy Kế (Phòng Kỹ thuật) phải check tất cả các máy radar dò phương hướng, đo cao độ, máy truyền tin và radar scope ..trong tình trạng khả dụng 100%. Riêng Phòng Hành quân, các sĩ quan chỉ đạo trưởng phải đích thân điều khiển những hạ sỉ quan radar operator nhiều kinh nghiệm để làm’ flight following’ cho phi vụ quan trọng này vì đây là Phi vụ Bắc phạt đầu tiên của KQVN và do chính Ông Tư lệnh KQVN hướng dẫn...
Đúng giờ G, khoảng 1 giờ trưa, Panama nghe danh hiệu ‘Tiger Crystal 1’ gọi trên tần số UHF : Phi vụ Bắc phạt bắt đàu khởi sự. Thiếu úy Hoàng bá Mỹ, sĩ quan chỉ đạo , Trưởng toán C và Thiếu úy Bàn, sĩ quan phụ tá, ngồi trước một radar scope dưới sự quan sát của Đ/U Tiếp và tôị Sau khi Tiger Crystal liên lạc với Panama, tất cả đều im lặng vô tuyến.. Chúng tôi bắt đàu hồi hộp theo dõi trên màn ãnh radar và tần số trực hành quân. Theo ước tính thì thời gian từ giờ G cho đến TOT (Time over Target) vào khoảng 45 phút.. .. Tôi coi đồng hồ và bảo Mỹ : còn 5 phút nữa, khi họ lấy cao độ vào mục tiêu mình sẽ có radar contact.. Tôi tiếp tục nhìn giờ và ‘count down’ ngầm trong bụng, rồi ở những giây cuối cùng trên tần số..chúng tôi nghe rõ giọng (Đ/úy Tường) : ‘2, 3,4 ,5 ,6 ,7 ,8.. 1 gọi : tất cả lấy cao độ, chuẩn bị vào mục tiêu..’ Tiếp theo là những tiếng microphone bấm : ’bụp, bụp’, mấy phút sau trên màn ành radar bắt đàu thấy các chấm lân tinh di chuyển theo hướng mục tiêu đã kẻ sẵn. Rồi thình lình nghe trên tần số tiếng la ‘ Một in..rồi 2 in..3 in cho đến 8 in..’ Các operator chăm chú theo dõi, đếm đủ 8 chấm biểu hiệu 8 phi tuần trên scope đang di chuyển theo hướng ngược ra khơi, lấy hướng Nam để về căn cứ. 10 phút sau nghe Tiger Crystal 1 : Một gọi Panama, Tiger Crystal 1 gọi , over..Th/u Mỹ trả lời : Tiger Crystal 1, Panama nghe bạn 5/5. Tiger Crystal 1 báo cáo : ’Phi vụ hoàn tất, mọi người vô sự, chúng tôi trở về căn cứ, over’. ‘Roger Tiger Crystal1, Congratulations, over’. ‘Thank you, Panama’ Trên đường về Tiger Crystal cho biết có phòng không địch bắn lên lẻ tẻ .. Sau đó Panama chuyển giao Tiger Crystal sang tần số đài GCA hưóng dẫn về đáp xuống Phi trường Đà Nẵng..
Trần Lý
( Biên Hùng chuyển )
(theo lời kể của những người trong cuộc)