CSVN lệ thuộc TC chính trị và kinh tế khiến giới doanh thương quốc tế ngần ngại đầu tư đại quy mô.
Đại dịch Covid19 vẫn còn tiếp diễn, Hoa Kỳ, Canada, Úc và Âu Châu nếm hậu quả của sự lệ thuộc vào sản phẩm Trung Cộng, Ấn Độ, đại dịch khởi đầu với Trung Cộng, làm ngưng trệ sản xuất nhiều lãnh vực, cả dược phẩm và dụng cụ y tế.
Các quốc gia nói trên ham nhân công rẽ mạt đã đầu tư rất nhiều vào cơ sở sản xuất đủ loại, đâm ra lệ thuộc vào dây chuyền sản xuất Trung Cộng,.
Mấy vụ tranh giành nhau mua dụng cụ y tế, mặt nạ bảo vệ virus, máy trợ thở giữa Đức, Mỹ, Canada, Pháp xảy ra trong vài tháng qua cũng vì Trung Cộng, chưa kịp hồi phục sản xuất sau cơn đại dịch.
Rút kinh nghiệm bài học trên, các công ty ngoại quốc có hãng xưởng ở Hoa lục bắt đầu chuyển hướng, xem xét việc dời sản xuất sang các quốc gia Á châu khác.
Việt Nam đang có một số cơ xưởng sản xuất của ngoại quốc, bọn cs đương quyền lấy làm vui mừng và tin chắc các hãng ngoại quốc sẽ dọn sang Việt Nam vì nhân công Việt Nam rẻ hơn nhân công Trung Cộng.
Dọn qua Việt Nam không quá xa Trung Cộng, ít hao tốn cước phí vận chuyển máy móc nặng.
CSVN lầm to khi Nam Dương thông báo ngày 13 tháng 5, 2020 có 27 công ty Hoa Kỳ (không nêu tên) đồng ý dọn sang khu kỹ nghệ Brebes, miền trung Java, Nam Dương.
Tổng thống Nam Dương nói chuyện trực tiếp với tổng thống Hoa Kỳ và những người đứng đầu các công ty lớn của Mỹ, Nam Dương bằng lòng nhượng 4000 mẫu đất trong 5 năm cho các công ty chuyển sản xuất qua Nam Dương, cạnh 25 hãng ngoại quốc đã có mặt sẵn.
Chiến tranh thương mại (pinimg.com) Nhiều lý do các công ty đa quốc không muốn dời hoạt động sang Việt Nam:
1/ Trước khi có quyết định quan trọng, hầu hết các công ty đều tham khảo ý kiến chính phủ của mình, ước lượng tình hình an ninh, luật pháp chính trị của quốc gia sở tại đủ an toàn cho hoạt động kinh tế, buôn bán, sản xuất của cơ xưởng hay không.
Nhà cầm quyền CSVN không có lập trường cương quyết và dứt khoát việc bảo vệ lãnh thổ, cũng không có biện pháp ngăn chặn những lần thao túng thị trường của Trung Cộng, Trung Cộng muốn đầu cơ tăng giá hàng hoá lúc cũng không ai kiểm soát.
Thương mại Việt Nam chỉ đưa cổ chịu chết, nhà cầm quyền CSVN hèn hạ không dám đưa ra biện pháp trừng phạt, hay ngăn chận hành động phá rối thị trường của Trung Cộng.
2/ Nguy cơ chiến tranh có thể xảy ra ở biển Đông dù chỉ là va chạm quân sự nhỏ cũng làm hải lộ vận chuyển bị đình trệ, thương thuyền ra vào không được để chuyển vận hàng hoá đi các nơi.
Các nhượng địa của Việt Nam giành cho Trung Cộng ẩn núp dưới tên gọi “Đặc Khu Kinh Tế” giúp dân Trung Cộng ra vào Việt Nam dễ dàng, bọn này sẽ xin vào làm việc tại các hàng xưởng ngoại quốc ở Việt Nam, chúng lũng đoạn, xúi giục nhân viên đình công, biểu tình đòi hỏi lương bổng, quyền lợi…
Tất cả tuân theo quỷ đạo phá hoại của Bộ Quốc An TC, khi TC không được hưởng lợi, thì đạp đổ.
3/ Theo thống kê năm 2018 dân số Indonsia: 267,7 triệu, dân số Việt Nam: 95,54 triệu, số nhân công của Indonesia đông hơn so với Việt Nam.
Hải cảng Tanjung Priok vận chuyển gần 8 triệu container/năm so với cảng Saigon 6.15 triệu container/năm.
Cảng Tanjung Priok cách rất xa khu vực tranh chấp ở biển Đông, dù hải chiến xảy ra, chuyển vận hàng đường biển vẫn an toàn đi qua Úc, hoặc gần hơn như Singapore, hoặc qua Ấn độ dương đến các hải cảng miền nam Ấn độ.
Miền trung Java có ít nhứt hai phi trường quốc tế, thuận tiện cho việc không vận hàng hoá. Sài Gòn chỉ có một phi trường Tân Sơn Nhứt đã quá bận rộn và chật chội.
4/ CSVN lệ thuộc TC chính trị và kinh tế khiến giới doanh thương quốc tế ngần ngại đầu tư đại quy mô.
Thủ tục hành chánh rườm rà, phức tạp đòi hỏi nhiều giấy tờ, quá nhiều giai đoạn với đủ loại giấy phép nhiều cấp khác nhau.
Đến cơ quan công quyền phải hối lộ, lo lót để hồ sơ được cứu xét. Công ty làm ăn lớn không muốn bị cản trở do tham nhũng, hối lộ và không muốn công việc chậm trễ làm hỏng kế hoạch sản xuất.
5/ Tổng sản lượng quốc nội chia theo đầu người (GDP per capita) của Việt Nam thấp hơn cả những quốc gia loại nghèo như: Libya, Belize và Guatemala, nghĩa là mãi lực quốc nội không hấp dẫn tư bản ngoại quốc đầu tư.
Đó là lý do hàng giả, hàng bắt chước theo kiểu đắt tiền bán chạy ở Việt Nam (“Việt kiều” ham khoe khoang về Việt Nam mua hàng giả để lừa dối chính bản thân và những ai không biết giá hàng thật).
6/ Ngoài Nam Dương ra, Việt Nam phải chịu thua đối thủ nặng ký: Ấn Độ, hiện đang sản xuất cho Hoa Kỳ, Âu Châu và Nhật hàng kỹ thuật cao đẳng, Ấn Độ bào chế cho Hoa Kỳ, Âu Châu, Canada các loại thuốc cần dùng trị bịnh cao huyết áp, tiểu đường, cao cholesterol, bịnh thần kinh…
Chính phủ Ấn Độ đang gia tăng chiêu mời, vận động hành lang hơn 1000 công ty ngoại quốc sang đầu tư ở Ấn độ, hoặc chuyển hẳn cơ sở sang Ấn Độ.
Trong những ngày tháng sắp đến, sẽ diễn ra sự tái sắp xếp sản xuất khu Á Châu, đại đa số hãng xưởng của Hoa Kỳ, Nhật, Âu Châu sẽ dời sang Ấn Độ, Nam Dương, Thái Lan, một số ít nào đó sẽ qua Việt Nam.
Nói chung giới tư bản chịu áp lực của chính phủ họ khuyến khích rời TC, dời qua các quốc gia Á Châu khác.
CSVN lệ thuộc TC như một chư hầu, một thuộc địa của TC cũng không hưởng lợi bao nhiêu.
TC mất đầu tư ngoại quốc sẽ ép buộc Việt Nam mua hàng TC nhiều hơn nữa, thúc đẩy Hà Nội cho TC khai thác nhiều khoáng sản thiên nhiên, nguyên liệu thiên nhiên hơn nữa.
VN không thu hút thêm đầu tư ngoại quốc, đồng nghĩa với sự vui mừng, tự mãn, hí hửng ban đầu của CSVN không kéo dài bao lâu, bùng phát rồi vụt tắt như ánh lửa tàn của một que diêm.