Ở California, 82% cử tri Mỹ gốc Á nói rằng chính sách di dân đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn một ứng cử viên tổng thống. Tuy nhiên, tiếng nói của chúng ta không được lắng nghe.
WESTMINSTER, CA (APALC) - Tin về cải tổ di trú thời gian qua tràn ngập mọi cơ quan truyền thông. Do đề nghị của đông đảo cử tri từ các cộng đồng di dân - trong đó 73% là người Mỹ gốc Á và 71% người gốc Latino đã bầu cho Tổng thống Barack Obama, các nhà hoạch định chính sách đang ráo riết thảo luận về việc phải bổ túc chính sách di dân có nhiều vấn đề của nước Mỹ.
Với Ellis Island ở phía sau lưng, một nhóm người đấu tranh tập họp hôm Thứ Tư, trung tuần Tháng Hai, tại Liberty State Park thuộc thành phố Jersey City để đòi quyền lợi cho di dân. (Hình: Mel Evans, AP)
Bây giờ là lúc các cộng đồng Mỹ gốc Á phải hành động!
Gần hai phần ba người Mỹ gốc Á là người di dân, người Mỹ gốc Á còn có mức độ phát triển nhanh nhất tại Hoa Kỳ. Ở California, 82% cử tri Mỹ gốc Á nói rằng chính sách di dân đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn một ứng cử viên tổng thống. Tuy nhiên, tiếng nói của chúng ta không được lắng nghe.
Nguy cơ với diện bảo lãnh gia đình
Hiện nay, 8 thượng nghị sĩ - được gọi là "Gang of 8" - đang soan thảo một "dự luật lưỡng đảng," loại bỏ hai diện bảo lãnh gia đình từ trước đến nay vẫn tạo điều kiện cho thân nhân người Mỹ gốc Á đến Hoa Kỳ sinh sống và đoàn tụ.
Đó là hai diện anh chị em và con cái đã lập gia đình của công dân Mỹ. Nếu dự luật này được thông qua, người Mỹ gốc Á có quốc tịch Mỹ sẽ không được sum họp với anh em và con cái đã có gia đình tại đất nước này nữa. Luật này cũng bao gồm bất cứ ai có tình trạng thay đổi trong khi đơn xin bảo lãnh đang chờ cứu xét. Chẳng hạn, nếu cha mẹ nộp giấy bảo lãnh cho con lúc con còn độc thân, nhưng sau đó người con kết hôn trong khi đơn chưa đáo hạn, thì đơn lập tức không được cứu xét nữa.
Tác động trên cộng đồng gốc Việt
Sự kiện này sẽ có ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đối với cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Phần lớn người châu Á nhập cư vào Mỹ qua các diện bảo lãnh gia đình. Mặc dầu người Mỹ gốc Á chỉ chiếm 6% dân số Hoa Kỳ, châu Á nhận được hơn một phần ba số visas cấp cho những người được thân nhân bảo lãnh. Hơn 50% số người sinh ra ở Việt Nam có thẻ xanh trong năm 2010 đã đến Mỹ theo diện bảo lãnh gia đình.
Hiện nay, số đơn của con cái đã kết hôn của công dân Hoa Kỳ gốc Việt, Philippines, Ấn Độ, Trung Quốc, và Pakistan cao nhất trong số 10 quốc gia có đông người chờ vào Mỹ nhất, chiếm tổng số 40% số đơn trên toàn thế giới theo diện này.
Trong số đơn xin bảo lãnh cho anh chị em của công dân Hoa Kỳ, Việt Nam, Ấn Độ, Philippines, Trung Quốc, Bangladesh, Pakistan, Hàn Quốc nằm trong số 10 quốc gia có người chờ đông nhất, chiếm trên 42% số đơn trên toàn thế giới.
Người Mỹ gốc Việt có thể làm gì?
Tất cả điều này xảy ra bởi vì giới hoạch định chính sách không được nghe ý kiến từ cộng đồng gốc Á. Trong một cuộc thăm dò quốc gia trong cộng đồng người Mỹ gốc Á, thực hiện đầu năm 2013, 51% người gốc Việt cho rằng phải chờ đợi lâu để được đoàn tụ gia đình là một vấn đề gây nhiều quan tâm lo lắng.
Bây giờ là lúc biến những lo lắng này thành hành động. Người Mỹ gốc Việt phải dồng loạt nói lên mối quan tâm của mình để bảo đảm rằng dự luật cải tổ di trú do Quốc Hội soạn thảo phản ánh nhu cầu và ưu tiên của cộng đồng gốc Việt.
Trung tâm Pháp Lý Châu Á - Thái Bình Dương (The Asian Pacific Legal Center - APALC) và các chi nhánh, một thành phần của Trung tâm Thúc đẩy tư pháp người Mỹ gốc Á (Asian American for Advancing Justice), đang phát động một chiến dịch toàn quốc giúp mọi cộng đồng cất lên tiếng nói.
Quý vị có thể tham gia bằng những cách sau:
Chia sẻ kinh nghiệm về những ảnh hưởng của vấn đề nhập cư và di dân lên gia đình quý vị. Tổ chức APALC đang thu thập những câu chuyện này để cho các vị dân cử thấy chính sách nhập cư ảnh hưởng đến cộng đồng chúng ta ra sao. Liên lạc với APALC qua e-mail:
Gọi điện thoại cho các nghị sĩ trong "Gang of 8," kêu gọi họ giữ nguyên những diện bảo lãnh gia đình đang có. Hãy cho họ biết quý vị coi trọng việc đoàn tụ gia đình và không ai nên ngăn cản quý vị được đoàn tụ với anh chị em.
Số điện thoại liên lạc:
Thượng nghị sĩ Chuck Schumer (New York) (202) 224-6542
Thượng nghị sĩ Marco Rubio (Florida) (202) 224-3041
Thượng nghị sĩ Dick Durbin (Illinois) (202) 224-2152
Thượng nghị sĩ John McCain (Arizona) (202) 224-2235
Thượng nghị sĩ Michael Bennet (Colorado) (202) 224-5852
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham (South Carolina) (202) 224-5972
Thượng nghị sĩ Robert Menendez (New Jersey) (202) 224-4744
Thượng nghị sĩ Jeff Flake (Arizona) (202) 224-4521
Gọi điện thoại cho các dân biểu địa phương để thúc đẩy họ tham gia vận động.
Dân biểu Ed Royce (714) 255-0109, đại diện cho dân cư Anaheim, Buena Park, Cypress, Fullerton, Garden Grove, La Palma, Los Alamitos, Orange, Placentia, Stanton, Villa Park, và Westminster.
Dân biểu John Campbell (949) 251-9309, đại diện cho dân cư Irvine, Tustin, Laguna Woods, Laguna Hills, Lake Forest, Villa Park, Mission Viejo, Rancho Santa Margarita, Anaheim, và thành phố Orange.
Tham gia phái đoàn của APALC khi chúng tôi đi thăm các dân biểu địa phương trong thời gian nghỉ của quốc hội, từ nay đến ngày 7 tháng Tư, để giải thích lý do tại sao chúng ta cần phải giữ lại các diện bảo lãnh gia đình nói trên. Email cho