Đối với những người Việt Nam đã bỏ trốn trước sự cai trị bất công và coi thường nhân phẩm con người của cộng sản Việt Nam và đã tìm thấy nơi cư trú ở Đức, thì dự án này là một sự sỉ nhục lớn và là mũi kim đâm vào vết thương cũ.
Thư phản đối
của Liên Hội người Việt tỵ nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức
chống lại dự án trùng tu khu tưởng niệm Hồ Chí Minh tại Moritzburg
Berlin, 28/05/2016
Kính gửi ông Andreas Lämmel,
chúng tôi đã chú ý đến bài viết "Theo dấu tích của Bác Hồ" hôm 2016/05/19 đăng trên báo "Saechsische Zeitung", trong đó thông báo rằng Đại sứ Việt Nam Đoàn Xuân Hưng ngày 2016/05/18 mong muốn khôi phục lại và mở rộng khu tưởng niệm Hồ Chí Minh trên địa hạt của hội Tin Lành ở Moritzburg. Trong báo cáo này tên của ông cũng đã được đề cập đến, và tạo ra ấn tượng rằng ông sẽ ủng hộ dự án này.
Trước tiên, cho phép chúng tôi trình bày quan điểm của chúng tôi.
Đối với những người Việt Nam đã bỏ trốn trước sự cai trị bất công và coi thường nhân phẩm con người của cộng sản Việt Nam và đã tìm thấy nơi cư trú ở Đức, thì dự án này là một sự sỉ nhục lớn và là mũi kim đâm vào vết thương cũ.
Hồ Chí Minh đã mang chủ nghĩa cộng sản theo mô hình của chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩa Mao vào Việt Nam với tất cả quyền lực và không quan tâm đến sự mất mát, dù là mạng sống con người hay hòa bình của đất nước.
Với bên ngoài, ông đã tự phong là người cứu tinh dân tộc và là nhà cách mạng, nhưng theo đuổi các mục tiêu, biến Việt Nam hoàn toàn đặt dưới sự thống trị của chế độ Cộng sản.
Đàn áp và khủng bố là hình thức hoạt động của ông. Phương sách của ông không phục vụ cho hòa bình đất nước đã gây ra vô vàn đau khổ cho người Việt của cả hai bên.
Dưới đây là một số ví dụ:
- Tại Bắc Việt Nam, từ năm 1953 - 1956 ông đã để tra tấn khủng khiếp và giết chết hàng trăm ngàn đại điền chủ / chủ đất gồm cả các thành viên gia đình trong bối cảnh cải cách ruộng đất.
- Trong khuôn khổ chiến dịch "Trăm hoa đua nở" từ năm 1954 đến 1960 (theo mô hình "Cách mạng Văn hóa" tại Trung Quốc) thì những nhà văn, nhà soạn nhạc, nhạc sĩ, nghệ sĩ bị bắt tập thể và nhận được giấy cấm hành nghề. Đôi khi có đến 200.000 "đối thủ chính trị" ngồi trong trại giam.
- Trong cuộc tấn công vào dịp Tết của Việt Cộng tại Huế (1968) bên cạnh hàng ngàn thường dân Việt thiệt mạng cũng có bốn người Đức đã bị hành hình (ba bác sĩ Raimund Discher, Horst-Guenther Krainick và vợ Elisabeth cũng như Alois Altekoester).
Trong chiến tranh Việt Nam đã có 3 triệu binh sĩ của quân đội Bắc Việt (NVA) và 1,3 triệu binh sĩ của miền Nam Việt Nam và 2-4 triệu thường dân Việt thiệt mạng. 58.220 lính Mỹ và 5.264 binh sĩ đồng minh cũng đã bị bỏ mình trong cuộc chiến.
Sau chiến tranh (30/04/1975) áp bức và khủng bố vẫn tiếp tục thống trị ở Nam Việt Nam. Những người đàn ông đã từng phục vụ dưới chính quyền miền Nam Việt Nam đã bị cưỡng bách đày đi đến các trại lao động và bị giam cầm trong các "trại cải tạo". Vợ và con cái của họ bị trục xuất khỏi nhà của họ và bị đẩy đi đến cái vùng gọi là "vùng kinh tế mới", nơi mà trên thực tế hầu như không có gì. Khoảng 60.000 người miền Nam Việt Nam "bị xem là thành phần bất hảo" đã bị chết.
Làn sóng chạy trốn cộng sản của những người tị nạn từ Việt Nam đạt cao điểm vào những năm 1975-1982. Khoảng 500.000 người được gọi là "thuyền nhân" („Boatpeople“ ) đã bỏ mạng trên đương vượt biển tìm Tự Do. Khoảng 1.218.000 người Việt đã trốn thoát được, và họ định cư tại hơn 16 quốc gia khác nhau.
Thưa ông Lämmel,
Tại Việt Nam chế độ cộng sản độc tài toàn trị vẫn còn thống trị cho đến ngày hôm nay, trong đó nhân quyền và Công ước Liên Hiệp Quốc chống tra tấn luôn bị xem thường liên tục.
Tuy nhiên, một lần nữa nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang cố gắng tìm cách để tôn vinh cựu lãnh đạo của họ là Hồ Chí Minh ở nước ngoài. Năm 1990, họ đã thất bại với mưu toan tôn vinh Hồ Chí Minh như một nhân cách văn hóa thế giới của UNESCO (Paris) bởi các cuộc biểu tình phản đối lớn của người Việt yêu chuộng Tự Do.
Ở Hà Nội, lăng Hồ Chí Minh theo quan điểm của chúng tôi là một vết nhơ tại Việt Nam.
Trên đất Đức, nơi mà phẩm giá con người được Hiến Pháp bảo vệ, được buộc chặt trong Luật cơ bản, không có nơi nào để tôn vinh một kẻ giết người hàng loạt hay một nhà độc tài cộng sản.
Việc kiến trúc và mở rộng khu tưởng niệm Hồ Chí Minh tại Moritzburg không chỉ là một cái tát tai cho các nạn nhân của chế độ độc tài cộng sản ở Đức, mà còn là một sự coi thường và xúc phạm sâu sắc đến các nạn nhân Việt Nam !.
Với lá thư này, chúng tôi chỉ muốn dẫn chứng " sức nổ " của việc tu bổ lại khu tưởng niệm ở Moritzburg liên quan đến Hồ Chí Minh.
Là nam, nữ công dân yêu tự do tại Đức, chúng tôi biết từ nguồn gốc lịch sử của chúng tôi, để đánh giá cao giá trị của các quyền con người, quyền Tự Do và công bằng. Chúng tôi nhìn thấy nó như là nhiệm vụ của chúng tôi để bảo vệ những giá trị này và tiêu biểu cho các thế hệ kế tiếp, ngay cả ở Đức cũng như ở Việt Nam.
Chúng tôi yêu cầu hỗ trợ trong chiều hướng này và chân thành cảm ơn sự chú ý của ông.
Trân trọng
Bác sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm
Chủ tịch Liên Hội người Việt tị nạn tại Cộng hòa Liên bang Đức e.V.
.
© Lê-Ngọc Châu chuyển ngữ (Nam Đức, 06. June 2016)
.
Tiến trình diễn biến vụ Moritzburg
Trần Văn Tích
(phóng viên chiến trường nhất thời)
Moritzburg là tên của một địa phương ở Đông Đức cũ thuộc thành phố Dresden. Theo kiểm tra dân số ngày 31.12.2014 thì số cư dân ở đây là 8.322 người. Moritzburg được giới du lịch biết đến chủ yếu vì có một toà lâu đài cổ.
Tháng bảy năm 1955, Việt cộng bắt đầu gửi 149 thanh thiếu niên từ 9 đến 15 tuổi sang học nghề tại một ngôi trường ở Moritzburg để được đào tạo thành thợ chuyên môn. Theo kế hoạch, có tất cả lối 350 “du sinh“ được sang Moritzburg. Mùa hè năm 1957, lãnh tụ Việt cộng họ Hồ công du Đông Đức và nhân dịp đó, ghé thăm “các cháu thiếu niên nhi đồng“. Cộng sản Đức-Việt bèn dựng lên một khu lưu niệm “Bác Hồ“ trong vùng Moritzburg. Khi chế độ cộng sản tiêu vong, khu kỷ niệm bị bỏ phế và hiện thuộc quyền quản trị của nhà thờ Tin lành. Hầu như không ai buồn nhớ đến nó nữa. Vết tích còn tồn tại là một vài cột trụ và một vài viên gạch bằng đá hoa cương đứng trơ trọi hay nằm chìm sâu trong cỏ hoang cây dại. Năm ngoái, phía Việt cộng đã bỏ tiền ra sửa chữa sơ bộ nhưng khi họ làm đơn xin phép thiết lập một hàng rào bao quanh khu vực thì Bộ phận Kỹ thuật thuộc Hội đồng Đại diện địa phương đã bác bỏ đơn.
Đại sứ VC Đoàn Xuân Hưng đặt hoa tại khu tưởng niệm Hồ Chí Minh ở Moritzburg ngày 18/5/2016
Ngày thứ tư 18.05.2016, để theo tìm dấu chân “Bác“, viên đại sứ Việt cộng tại Berlin là Đoàn Xuân Hưng, một dân biểu Đức, ông Andreas Lämmel, thuộc đảng bảo thủ CDU và một doanh nhân Việt cộng tên Võ Văn Long cùng đến thăm tàn tích Việt cộng liên quan đến HCM ở Moritzburg. Sở dĩ Ông Dân biểu Đức thuộc đảng bảo thủ CDU tham gia nhóm thăm viếng Moritzburg là vì Moritzburg vốn thuộc lãnh thổ Dresden mà Ông Andreas Lämmel lại là Dân biểu của khu vực bầu cử Dresden. Viên chức chính quyền địa phương, ông Jörg Hänisch và ông quản lý khu nhà thờ tiếp kiến phái đoàn ba người. Nói chuyện với họ, viên đại sứ Việt cộng đề cập đến kế hoạch tân trang khu kỷ niệm và hứa hẹn với phía Đức là nếu dự án này thành công thì sẽ có nhiều du khách Việt Nam đến thăm viếng. Phía Việt cộng gợi ý sẽ chịu tất cả phí tổn sửa sang di tích lịch sử. Ông Jänisch cho biết trên nguyên tắc ông ta ủng hộ dự án nhưng nói thêm ngay là nước Đức là một quốc gia pháp trị nên mọi quyết định dân chủ đều không đơn giản và đòi hỏi nhiều thời gian.
Ngày 19.05.2016, đúng ngày được người cộng sản bảo là sinh nhật của “Bác“, tờ báo tiểu bang Sachsen, tờ Sächsische Zeitung tường thuật buổi “tham quan“ này. Đồng thời tờ báo cũng cho biết là kế hoạch vận động tân trang khu tưởng niệm đã được tiến hành từ lâu, ít nhất cũng đã hơn một năm rồi.
Ngày 21.05.2016, bản tin được phỏng dịch sơ sài sang Việt ngữ và đưa lên internet.
Ngày 22.05.2016, tôi liên lạc ngay với tổ chức UOKG, Union der Opfer der Kommunistischen Gewaltherrschaft, Hội những Nạn nhân của Chế độ Cộng sản Chuyên chính, trụ sở đặt ở Berlin, để yêu cầu họ lên tiếng bày tỏ lập trường phản kháng vụ Moritzburg; đồng thời tôi cũng viết thư cho Bà Chủ nhiệm tờ tạp chí Der Stacheldraht (Kẽm gai) để đề nghị tờ báo đăng bài chống đối.
Ngày 23.05.2016, Bà Ute Junker, một nhân vật hoạt động cộng đồng, đưa lên mạng một thư ngỏ phổ biến qua hệ thống truyền thông change.org kêu gọi mọi người tham gia ký tên. Nội dung tài liệu chủ yếu nhằm kêu gọi Dân biểu Andreas Lämmel cân nhắc kỹ, suy nghĩ lại để hủy bỏ thái độ tiếp tay với vụ vinh danh họ Hồ tại Moritzburg. Trong đầu đề bản Petition có nhóm chữ “Verherrlichung Ho Chi Minh?“ (Tôn vinh Hồ Chí Minh?). Tôi liên lạc ngay với Bà Junker qua thư gửi bằng bưu điện với hai nội dung chính : a) cám ơn Bà đã vì người tỵ nạn Việt Nam mà đứng ra chủ xướng làm thỉnh nguyện thư; b) đề nghị Bà liên lạc với Dân biểu Andreas Lämmel để xin hẹn gặp mặt hầu có thể đối thoại trực tiếp và cởi mở; phái đoàn tiếp xúc sẽ có một vài đồng hương tỵ nạn tháp tùng. Bà Junker cho rằng đó là một ý kiến xuất sắc và thi hành ngay. Phe mình đang chờ phản ứng của Dân biểu Andreas Lämmel.
Ngày 25.05.2016, Bà Vera Lengsfeld, một nhân vật chống cộng nổi tiếng nguyên là cựu Dân biểu Quốc hội Liên bang Đức, viết một bài súc tích và đanh thép lên án dự định vinh danh HCM qua một khu lưu niệm tại Moritzburg. Bài viết có tựa đề : "Erneuerter Gedenkort für einen Massenmörder?“ (Tân trang khu lưu niệm cho một tên sát nhân hàng loạt?). Cuối bài Bà Lengsfeld giới thiệu hai địa chỉ mạng lưới : một để người đọc ký tên vào thư ngỏ gửi dân biểu Lämmel và một để người đọc tìm hiểu về sự thực trong cuộc chiến quốc cộng ở nước ta.
Petition với chủ nhân là Bà Ute Junker được đông đảo người ký tên ủng hộ, người Việt có, người ngoại quốc có. Vì trong bài viết rất chi tiết của Bà Vera Lengsfeld có dẫn chứng từ sách Duc, Der Deutsche. Mein Vietnam. Warum die Falschen siegten (Đức, Ông người Đức. Nước Việt Nam của tôi. Tại sao bọn bịp bợm thắng trận?) mà bản thân tôi thì giao thiệp khá thân tình với tác giả của sách là Uwe Siemon-Netto nên tôi gửi điện thư mời Duc, Der Deutsche ký tên ủng hộ Petition. Tác giả ký ngay tức khắc, không một chút do dự. Con số chữ ký cứ mỗi ngày mỗi tăng dần, rất đều đặn.
Đồng thời, một loạt thư riêng phản đối khu tưởng niệm HCM cũng được gửi cho các Dân biểu Quốc hội Liên bang cùng thủ hiến tiểu bang Sachsen và giới chức cai trị địa phương Moritzburg. Các bức thư này do Liên Hội Người Việt Tỵ nạn tại Cộng hoà Liên bang Đức đứng tên gửi đi. Cô Nha sĩ Lê Ngọc Tuý Hương còn gửi cả thư cho Tổng Thống Đức, Ông Joachim Gauck và Thủ tướng Đức, Bà Angela Merkel. Tổng Thống Đức đương nhiệm từng có bài tham luận đăng trong Le Livre Noir du Communisme, Sách Đen về Chủ nghĩa Cộng sản.
Ngày 28.05.2016, các Hội đoàn và các Cá nhân Tỵ nạn cộng sản tụ họp tại Mönchengladbach trong một sinh hoạt định kỳ thường niên. Vào dịp này, đồng bào đồng lòng sẽ đồng loạt viết thư lên tiếng bày tỏ nỗi bất bình với các vị dân cử và các quan cai trị địa phương mình cư trú.
Ngày 31.05.2016, Tiến sĩ Thanh Nguyen Brem gửi thư cho Bà Bộ trưởng Quốc phòng Ursula von der Leyen, đảng viên CDU, trình bày tính cách mâu thuẫn trầm trọng giữa một bên là hành động cứu nhân độ thế của thân phụ Bà Bộ trưởng (đã quá cố) khi giữ chức vụ thủ hiến tiểu bang Niedersachsen đã đi tiên phong tiếp nhận người tỵ nạn Việt Nam, nạn nhân của HCM, và một bên là thái độ bày tỏ thiện cảm với một dự án đề cao họ Hồ của người bạn đồng đảng và đồng viện của hai cha con Bà Bộ trưởng là dân biểu đảng CDU Andreas Lämmel.
Đột nhiên ngày 31.05.2016, Bà Nha sĩ Nguyễn thị Thục Quyên ở München gửi e.mail phỉ báng bức thư phản đối của Bà Ute Junker là “cẩu thả, trật lất“ cho nên Bà Nha sĩ kêu gọi mọi người hãy tẩy chay Petition Ute Junker, đừng có ký tên vào! Trong số phỏng chừng một trăm bốn mươi ngàn người Việt hiện đang sinh sống tại CHLB Đức – bao gồm người quốc gia và người cộng sản – Bà Thục Quyên là nhân vật duy nhất có chủ trương hành động dị thường này tính đến hôm nay, bên cạnh nhiều chủ trương hành động dị thường khác mà vì không muốn lạm dụng tính kiên nhẫn của độc giả nên tôi chỉ xin kể một hành động dị thường của Bà mà thôi. Ngày 20.02.2012, Bà Thục Quyên tổ chức biểu tình tại München và Bà có nhã ý mời tôi tham dự. Biểu tình đặt dưới tiêu đề mỹ miều Một ngày cho Tổ quốc Việt Nam. Bà Nha sĩ chủ trương triệt để cấm sử dụng cờ, chỉ cho phép mang theo bản đồ hình chữ S. Biện hộ cho chủ trương của mình, Bà Nha sĩ bảo rằng không được dùng cờ thì mới tập họp được những người bên kia và những người bên này vốn không ưa thích cờ vàng ba sọc đỏ. Bà còn lên tiếng bảo rằng phải vì giới trẻ đồng hương mà gạt bỏ quốc kỳ Việt Nam Cộng Hoà! Phản ứng của công luận ra sao, chắc độc giả đều có thể đoán được. Vả lại độc giả cũng chỉ cần biết rằng tôi không hề nghe có Một ngày cho Tổ quốc Việt Nam thứ nhì!
Cùng ngày 31.05.2016, một cư dân München khác, Kỹ sư Lê Ngọc Châu, Đại diện Hệ thống Truyền thông CaliToday tại Đức quốc, chuyển dịch sang Việt ngữ bài tham luận dài của Bà Vera Lengsfeld và cho phổ biến rộng rãi trên internet.
Ngày 01.06.2016, Tổ chức Vietnam 21 của Tiến sĩ Dương Hồng Ân gửi thư cho Ông Thị trưởng Moritzburg Jörg Hänisch và Hội đồng Đại biểu Thi trấn. Bức thư khá dài nêu được nhiều luận cứ có tính thuyết phục. Đặc biệt bức thư nhấn mạnh là sau khi chế độ cộng sản cáo chung tại nhiều quốc gia trên thế giới, tệ đoan thần thánh hoá lãnh tụ đã bị dẹp bỏ không thương tiếc ở khắp mọi nơi. Ngay tại Đức, con đường nhỏ, ngắn mang tên Ho-Chi-Minh Straße ở Berlin thời mồ ma Đông Đức cũng đả trở lại mang tên cũ là Weißenseer Weg.
Cùng ngày 01.06.2016, trên tờ thông tin địa phương Moritzburger Gemeindeblatt có bài viết mang tựa đề Moritzburg zwischen Hanoi und Washington (Moritzburg giữa Hà Nội và Hoa Thịnh Đốn) do chính bản thân Ông Thị trưởng Jörg Hänisch chấp bút. Có lẽ đã phong thanh cảm nhận được phản ứng bất lợi rộng lớn đang xảy ra nên tác giả bài bình luận không hề đề cập đến tên họ HCM mà chỉ mập mờ dùng chữ Gedenkanlage (Khu tưởng niệm). Cái gọi là “khu tưởng niệm“ đó, theo chính chủ nhân bài viết, chỉ là eine kleine gärtnerisch gestaltete Gedenkanlage (một mảnh vườn nhỏ làm khu kỷ niệm).
Ngày 04.06.2016, lúc 16 giờ 46 phút, khi tôi gõ máy viết những dòng này, số người ký tên vào Petition Ute Junker đã đạt đến con số 1.546 với định mức kế tiếp là 2.500 chữ ký, dẫu rằng cá biệt có một vài người gặp trở ngại ít nhiều khi tham gia ký tên nhưng vẫn kiên trì ký cho kỳ được.
Trận chiến Moritzburg đang diễn ra và sẽ còn nhiều giai đoạn kế tiếp, tôi xin tự cho phép làm nhiệm vụ phóng viên chiến trường tường thuật cập nhật tin tức để trình bày cùng đồng bào trên mạng lưới đồng thời xin chấm dứt bằng cách khẩn thiết và trân trọng mời gọi Đồng bào cùng nhau mạnh mẽ tham gia ký tên vào Petition Ute Junker theo link sau đây : https://www.change.org/p/bundestagsabgeordneter-andreas-I%3%A4mmel-moritzburg-verherrlichung-ho-chi-minh?recruiter=3611158&;utm_source=share_petition&utm_medium=email&utm_campaign=share_email_responsive.
* Nguyên văn Lá Thư phản đối bằng tiếng Đức
.
Protestschreiben
gegen die Erneuerung "Gedenkort Ho-Chi-Minh" in Moritzburg
Berlin, den 28.05.2016
Sehr geehrter Herr Andreas Lämmel,
wir sind auf den Artikel „Auf den Spuren von Onkel Ho“ in der Sächsischen Zeitung vom 19.5.2016 aufmerksam geworden, in dem berichtet wird, dass der vietnamesische Botschafter Doan Xuan Hung am 18.05.2016 auf dem Gelände des Diakonenhauses in Moritzburg die Wiederherstellung und Erweiterung des Ho Chi Minh Gedenkortes wünscht. In diesem Bericht wurde Ihr Name ebenfalls erwähnt und lässt der Eindruck entstehen, Sie würden dieses Vorhaben befürworten.
Erlauben Sie uns, zunächst unsere Sicht darzustellen.
Für die Vietnamesen, die vor der kommunistischen Unrechtsherrschaft und Missachtung der Menschenwürde geflüchtet sind und Zuflucht in Deutschland gefunden haben, ist dieses Vorhaben ein großer Affront und ein Stich in die alte Wunde.
Ho Chi Minh hatte den Kommunismus nach dem Vorbild des Stalinismus und Maoismus in Vietnam mit aller Macht eingeführt und ohne Rücksicht auf Verlust, sei es Menschenleben oder Frieden des Landes.
Nach außen gab er sich als Volksretter und Revolutionär, doch er verfolgte das Ziel, Vietnam komplett unter die kommunistische Herrschaft zu stellen.
Unterdrückung und Terror prägten sein Vorgehen. Seine Maßnahmen dienten nicht dem Frieden des Landes, sondern hatten unsägliches Leid über die vietnamesische Bevölkerung beider Seiten gebracht. Nachstehend einige Beispiele:
- in Nordvietnam ließ er vom 1953 bis 1956 hunderttausende Groß-/ grundbesitzer samt Familienangehörigen im Rahmen der Landreform grauenvoll foltern und töten.
- im Rahmen der „Hundert Blumen Kampagne“ vom 1954 bis1960 (nach dem Vorbild der „Kulturrevolution“ in China) wurden Schriftsteller, Komponisten, Musiker, Künstler u.v.m. massenhaft verhaftet und erhielten Berufsverbot. Zeitweise saßen bis 200.000 politische Gegner im Straflager ein.
- Bei der Tet-Offensive des Vietcongs in Hue (1968) wurden neben tausenden getöteten vietnamesischen Zivilisten auch vier Deutschen exekutiert (drei Ärzte Raimund Discher, Horst-Günther Krainick und seine Ehefrau Elisabeth sowie Alois Alteköster).
Im Vietnamkrieg starben 3 Millionen Soldaten der Nordvietnamesische Armee (NVA) und 1,3 Millionen südvietnamesische Soldaten sowie 2-4 Millionen vietnamesische Zivilisten. 58.220 US Soldaten und 5.264 verbündete Soldaten waren ebenfalls im Krieg gefallen.
Nach dem Kriegsende (30.04.1975) herrschten weiterhin Unterdrückung und Terror in Südvietnam. Männer, die unter der südvietnamesischen Regierung gedient haben, wurden in Zwangsarbeits- bzw. Umerziehungslager deportiert und eingesperrt. Deren Frauen und Kinder wurden aus ihren Wohnorten in sogenannte „ neue ökonomische Zonen“ verbannt, wo sie praktisch vor dem Nichts standen. Ca. 60.000 unerwünschte Südvietnamesen kamen ums Leben. Die daraus folgende Fluchtwelle aus Vietnam erreichte den Höhepunkt in den Jahren 1975-1982. Etwa 500.000 sogenannte „Boatpeople“ kamen auf ihrer Flucht im Meer um. Rund 1.218.000 Vietnamesen gelang die Flucht, und sie ließen sich in über 16 verschiedenen Ländern nieder.
Sehr geehrter Herr Lämmel,
in VN herrscht bis heute noch das totalitäre kommunistische Regime, in dem die Menschenrechte und die UN-Antifolterkonvention konsequent ignoriert werden.
Die vietnamesische kommunistische Regierung versucht dennoch immer wieder ihren damaligen Führer Ho Chi Minh im Ausland zu glorifizieren. 1990 scheiterte sie mit dem Versuch, Ho Chi Minh als Persönlichkeit der Weltkultur zu ehren, bei UNESCO (Paris)aufgrund des massiven Protestes der Freiheit liebenden Vietnamesen.
In Hanoi ist das Mausoleum von Ho Chi Minh aus unserer Sicht ein Schandfleck in Vietnam. Auf Deutschem Boden, wo die Würde des Menschen im Grundgesetz verankert ist, gibt es keinen Platz für die Ehrung eines Massenmörders bzw. eines totalitären, kommunistischen Diktators.
Die Herrichtung und der Ausbau des Ho Chi Minh-Gedenkortes in Moritzburg sind nicht nur eine Ohrfeige für die Opfer der kommunistischen Gewaltherrschaft in Deutschland, sondern auch eine Missachtung und tiefe Beleidigung gegenüber den vietnamesischen Opfern.
Mit diesem Schreiben möchten wir Sie auf die Brisanz der geplanten Herrichtung des Gedenkortes in Moritzburg im Zusammenhang mit Ho Chi Minh hinweisen.
Als Freiheit liebende Bürgerinnen und Bürger in Deutschland wissen wir aufgrund unserer geschichtlichen Herkunft die Werte der Menschenrechte, Freiheit und Gerechtigkeit sehr zu schätzen. Wir sehen es als unsere Pflicht an, diese Werte zu verteidigen und sie den nachfolgenden Generationen vorzuleben, sowohl in Deutschland als auch in Vietnam.
Wir bitten Sie hierbei um Unterstützung und bedanken uns recht herzlich für Ihre Aufmerksamkeit.
Mit freundlichen Grüßen
Frau Dr. med. Hoang, Thi My Lam
Vorsitzende des Bundesverband