“Những ngày này, người Lào họ thường hỏi mình rằng sắp Tết chưa? Khi ấy mình cũng mời xã giao họ rằng, Tết thì đến nhà chơi để ăn Tết và cũng có người đến, có người không. Song đa phần là chúng tôi thường biếu quà cho họ.”
Một người Việt làm nghề gội đầu ở Vang Viêng, Lào (ảnh minh họa). Courtesy photo
Hiện nay, số người lao động Việt Nam sang Lào làm việc có khoảng chừng 40 ngàn người. Những người này đa phần là lao động tự do, một số người lao động Việt Nam ở lâu năm, đã trở thành chủ các cửa hàng hay các doanh nghiệp nhỏ ở Lào.
Hầu hết những người lao động Việt Nam sang Lào làm ăn, đều xuất phát từ nhu cầu kiếm việc làm, mà bản thân họ đã không có cơ hội ở Việt Nam. Vì thế, hàng năm mỗi khi Tết đến thì đa số họ đều trở về Việt Nam để ăn Tết với gia đình và người thân.
Bà Hồng Hoa, một người quê ở Mỹ Tho sang buôn bán ở Lào đã gần 10 năm, hiện là một chủ tiệm cà phê ở Viêng chăn cho chúng tôi biết:
“Tết hàng năm phần đông người Việt về Việt Nam ăn Tết, quán của tôi bán phần đông là cho người Việt nên khi Tết đến là khách giảm đi 70%, vì họ về Việt Nam để ăn Tết. Các công ty của người Việt họ cũng đều cho nghỉ Tết, song không biết họ nghỉ bao nhiêu ngày.”
Tuy vậy năm nay, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên một số không nhỏ người lao động Việt Nam ở Lào không có điều kiện về quê ăn Tết với gia đình, cũng bởi đường xa và chi phí tốn kém nên buộc họ phải ở lại ăn Tết tại Lào.
Những ngày này, người Lào họ thường hỏi mình rằng sắp Tết chưa? Khi ấy mình cũng mời xã giao họ rằng, Tết thì đến nhà chơi để ăn Tết và cũng có người đến, có người không. Song đa phần là chúng tôi thường biếu quà cho họ.
Anh Tư người quê ở Bến Tre, sang làm việc ở Lào đã nhiều năm tâm sự:
“Nói chung năm nay (người lao động) về hết 2 phần 3, còn lại 1 phần 3 do làm việc không được tiền nên họ phải ở lại. Cũng vì năm nay kinh tế khủng hoảng.”
Do ở Lào có một số lượng Việt kiều tương đối đông, cộng với số không nhỏ lao động Việt Nam sang làm việc, nên đã từ lâu nay cái Tết của người Việt đã được người Lào quan tâm và chú ý.
Chị Thi Thi, một người quê ở Hà Nội hiện là chủ cửa hàng bán buôn ở thủ đô Viêng chăn cho biết:
“Những ngày này, người Lào họ thường hỏi mình rằng sắp Tết chưa? Khi ấy mình cũng mời xã giao họ rằng, Tết thì đến nhà chơi để ăn Tết và cũng có người đến, có người không. Song đa phần là chúng tôi thường biếu quà cho họ.”
Những người Việt không về quê ăn Tết ở lại, vẫn có thể có một cái Tết vui vẻ, đầy đủ với mọi nghi thức cổ truyền như ở Việt Nam. Tại các chợ ở mọi nơi tại Lào, vào những ngày này người ta có thể mua sắm mọi thứ để chuẩn bị cho cái Tết. Vào lúc này, ở Lào không khí ngày Tết đã bắt đầu và các gia đình người Việt đã chuẩn bị sửa soạn ăn Tết.
Nói về không khí Tết những ngày này ở Lào, chị Lan Phương, quê ở Thanh Hóa đang làm việc tại Savanakhet chia sẻ:
“Bây giờ ở bên này không khí Tết mới chỉ bắt đầu, nhưng không bằng mấy năm trước đâu. Bây giờ các gia đình cũng chuẩn bị mua lá dong về để gói bánh chưng, mứt kẹo thì cũng có rồi. Đến ngày 23 tháng chạp là lễ cúng quan trọng, thì mọi người cúng ông Công, ông Táo. Rồi ngày Tết họ cũng cúng ngoài trời, không khác gì ở Việt Nam cả.”
Mọi người Việt ở đây đều có nhu cầu mua bánh chưng cho ngày Tết, các mặt hàng dành cho ngày Tết được đưa từ Việt Nam sang nhiều vô kể, cái gì cũng có sẵn. Bà Hồng Hoa cho biết:
“Nhà tôi cũng đang gói bánh chưng để bán, Tết ở bên này cũng giống như ở Việt Nam thôi, có đủ mọi thứ đồ họ cũng mang qua bán và cả hoa đào. Nhưng hoa đào thì thấy ít lắm, chỉ có gia đình nào có người thân gửi qua thì mới có thôi.”
Khi được hỏi, mỗi khi xuân về, tết đến bà con người Việt ở Lào ăn Tết như thế nào?
Do không có điều kiện về Việt Nam để ăn Tết cùng gia đình, song mọi người vẫn cố gắng lo cho mình một cái tết đầy đủ và tươm tất, với mọi thứ như ở quê nhà. Nhiều người còn tự gói bánh chưng, để được hưởng không khí canh nồi bánh chưng giữa đêm đông để nhớ lại cái không khí ngày Tết ở quê hương. Anh Tư cho biết:
“Bên này Tết thì cũng có mai vàng, bánh chưng, giò và mứt… y chang, nhưng họ chỉ ăn Tết đến ngày mùng 1, mùng 2 thôi. Tôi cũng muốn về Việt Nam ăn Tết lắm, nhưng chưa có điều kiện để về.”
Dù xa quê hương, song cái Tết của những người Việt ở Lào vẫn giữ nguyên bản sắc cũng như các tập tục của người Việt vốn có. Việc thờ cúng cũng như các nghi lễ vẫn được duy trì đầy đủ và không thể thiếu.
Đến lúc này thì nhớ nhà lắm rồi, phải có 99% người Việt Nam ở bên này lúc nào cũng hướng về tổ quốc. Như bọn tôi, những ngày này thấy người ta về Việt Nam là nhớ muốn về và nhốn nháo muốn đi cùng.
Chị Thi cho hay:
“Chúng tôi không bỏ, những tục lệ ở Việt Nam không xê xích đi đâu cả. Những ngày này là đang sửa soạn bàn thờ để ngày 23 đón ông Công, ông Táo đưa các ông về Trời rồi đón các ông. Bánh chưng, hoa Tết… vẫn còn nguyên, gia đình tôi cũng đã chuẩn bị phong bao để lì xì cho các cháu rồi.”
Nói về sinh hoạt của người Việt trong những ngày tết ở xứ người, chị Thi cho biết, do dịp Tết của người Việt không phải là ngày nghỉ ở Lào. Tuy vậy, mọi gia đình người Việt vẫn cố gắng để có một cái Tết vui vẻ cho mình và gia đình. Chị cho biết:
“Nghỉ Tết chính thức thì chỉ có ngày mùng 1, mùng 2, những người bán hàng muốn chọn ngày tốt thì sẽ dọn hàng để lấy ngày. Xong lại đi chơi, đi chùa hay đến nhà bạn bè, đa số là đi chùa nhiều. Hàng năm thường đi đến chùa Việt như chùa Phật Tích, chùa Bàng Long, sau đó đến nhà bạn bè chúc Tết, cũng như ở Việt Nam.”
Bất cứ ai xa quê hương cũng nhớ về tổ quốc, nơi chôn rau cắt rốn của mình, mỗi khi ngày Tết đến là lúc họ nhớ về quê hương và người thân ở Việt Nam, nhất là vào thời điểm giao thừa, là thời khắc thiêng liêng nhất. Chị Thi bày tỏ:
“Đến lúc này thì nhớ nhà lắm rồi, phải có 99% người Việt Nam ở bên này lúc nào cũng hướng về tổ quốc. Như bọn tôi, những ngày này thấy người ta về Việt Nam là nhớ muốn về và nhốn nháo muốn đi cùng.”
Khi được hỏi, hàng năm khi Tết đến thì Sứ quán Việt Nam có quan tâm và chia sẻ với những người Việt Nam lao động ở Lào hay không?
Năm nào cũng vậy, mỗi khi Tết đến Sứ quán hay Tổng lãnh sự quán Việt Nam đều tổ chức họp mặt cộng đồng người Việt ở Lào, không phân biệt Việt kiều hay người Việt Nam sang làm việc. Ở đó họ tổ chức có biểu diễn văn nghệ và liên hoan mừng xuân. Chị Phương chia sẻ:
“Hàng năm Đại sứ quán họ đều tổ chức họp mặt để liên hoan tất niên và vui chơi, họ mời mọi người đến chung vui đón Tết. Khoảng vào ngày 23, 24 tháng Chạp gì đấy.”
Mỗi khi xuân về, Tết đến thì những người Việt xa xứ ở mọi nơi trên thế giới đều hướng về tổ quốc của mình. Ngoài những mong ước cho bản thân và gia đình, thì họ đều có chung một ước nguyện, mong cho quê hương đất nước được phú cường, thịnh vượng. Và những người Việt ở Lào cũng có chung suy nghĩ như thế.