main billboard

“Họ lấy bút đâm chỗ dây kéo để rọc ratheo đường dây kéo. Đồ dày quá họ không kéo lại được nên mới dán lại bằng băng dính…”


Vào những ngày cuối năm, gần Tết, bà con Việt Kiều từ khắp nơi đổ về Việt Nam để vui chơi, đoàn tụ với gia đình. Và, thời điểm này cũng là mùa làm ăn của cán bộ hải quan ở những phi trường lớn, như: Tân Sơn Nhất (Sài Gòn), Nội Bài (Hà Nội).

hanhly danbangkeoHành lý của chị Uyên bị dán bằng băng keo dính chằng chịt sau khi rọc hành lý. Ảnh: Người Đưa Tin.

Cali Today News -  Lợi dụng việc bà con Việt Kiều thường mang quà về để tặng thân nhân nhưng lại tránh lôi thôi với việc khai thuế hay những rắc rối với nhân viên phi trường, cán bộ hải quan thường yêu cầu Việt Kiều phải “xì” ra từ hai mươi đến vài trăm Mỹ kim. Số tiền ấy không phải quá lớn so với Việt Kiều, nhưng hành động “trấn lột” của nhân viên hải quan làm nhiều người khinh bỉ. Không những vậy, một số còn rạch hành lý, lấy trộm cắp đồ đạc ở bên trong.

Trên tờ Người Đưa Tin cho biết, vào ngày 19/12 một nữ hành khách tên Uyên đáp chuyến bay từ Thái Lan về Sài Gòn. Lúc ra khỏi cổng nhận hành lý thì vali của chị đã “biến dạng”, khắp hành lý bị dán loại băng keo trong chằng chịt xung quanh.

“Họ lấy bút đâm chỗ dây kéo để rọc ratheo đường dây kéo. Đồ dày quá họ không kéo lại được nên mới dán lại bằng băng dính…” - chị Uyên cho biết như vậy.

Trước đó, một người có tài khoản Facebook là Gigi Ngo cho đăng dòng status để tố cáo việc hành lý của mình bị rọc để trộm đồ. Cô này cho hay, vali bị rọc để lấy thuốc bổ, vitamin và hai chai nước hoa. Chẳng những vậy, chị này còn bị hải quan “trấn lột” 200 ngàn khi qua cửa hải quan.

Dòng status của Gigi Ngo nhanh chóng được cư dân mạng ủng hộ, share để tố cáo hành vi “trấn lột” và trộm cắp của nhân viên phi trường. Một trong những comment trên Facebook của Gigi Ngo cho biết: “Chị mình về thăm quê hương, cũng mang chút quà về biếu cho gia đình. Đem về mấy thùng, cũng bị xé cho tơi tả. Kiểm tra lại thì ôi thôi, bị lấy mỗi thứ một ít. Cũng may là không lấy laptop, chứ lấy thì không biết kiện ai. Hỏi nhân viên: Sao đồ của tôi trước khi bao bọc rất kĩ, mà giờ thì như thế này. Vậy mà còn mất đồ nữa. Họ chỉ trả lời: Tụi em không biết, chuyển qua nhiều chặng lắm chị à. Thôi đành ngậm ngùi cho qua.

Trong những comment, có người đã viết lên với tất cả sự phẫn nộ: “Xứ gì mà ăn cắp, ai còn dám về?”.

Cách đây không lâu, một số công ty bưu chính đã lên tiếng về việc các gói hàng, bưu kiện thường bị rạch túi, móc ruột, thiếu trọng lượng hàng hóa sau khi vận chuyển qua đường hàng không. Trung tâm Khai thác Vận chuyển (Bưu điện thành phố Hà Nội) cho biết, trong năm 2012 Trung tâm này đã phải giải quyết hơn 20 vụ mất cắp hàng hóa khi nhận hàng gửi từ hàng không.

Thông thường, loại hàng hóa dễ bị trộm là điện thoại di động và các thiết bị kỹ thuật số. Sở dĩ có chuyện này là vì loại mặt hàng này có giá trị tại Việt Nam, rất dễ bán ở thị trường. Một lãnh đạo của công ty chuyển phát nhanh Bưu điện cho biết rằng, vì thường xuyên bị mất điện thoại di động khi gửi qua đường hàng không nên công ty này phải dừng nhận chuyển điện thoại của khách hàng.

Trước đây, trên tờ Infonet cho biết, công ty chuyển phát nhanh Tín Thành đã từng bị mất kiện hàng gồm 10 chiếc điện thoại di động iPhone 4S khi gửi qua hàng không. Thủ phạm của vụ đánh cắp trên do công an khám phá ra gồm 3 nhân viên của Tín Thành câu kết với 3 nhân viên kho hàng của phi trường Tân Sơn Nhất để lấy trộm kiện hàng.

Quả thực, với tình trạng hành lý vị rạch, đồ đạc bị mất trộm, nhân viên hải quan “trấn lột” trắng trợn thì liệu còn ai thoải mái về thăm quê?