Ngoài các chính phủ, cộng đồng người Việt sinh sống tại những quốc gia tiến bộ cũng có những hoạt động kêu gọi chính phủ nước sở tại lưu ý và nêu ra thành tích về nhân quyền của nhà cầm quyền Việt Nam.
Bà Elaine Pearson, giám đốc của Human Rights Watch tại Australia. RFA files photos
Đối thoại nhân quyền Australia- Việt Nam lần thứ 11 được cho biết diễn ra hôm nay tại Hà Nội.
Hoạt động giúp cải thiện tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam từ cộng đồng người Việt ở Australia và các tổ chức quốc tế ra sao? Cũng như tình hình tôn trọng nhân quyền ngay trong nước thế nào? Và xu thế hiện nay có thể giúp phát triển phong trào đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền trong nước đến đâu?
Lên tiếng cho nhân quyền tại Việt Nam
Quyền con người, dân chủ, tự do là những giá trị phổ quát của nhân loại. Những giá trị này ngày càng được nhắc đến khi Việt Nam hội nhập với cộng đồng quốc tế.
Trong những năm qua các đối tác của Việt Nam như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Australia và Canada đều có những cuộc đối thoại về nhân quyền đối với Việt Nam. Mục đích nhằm kêu gọi chính phủ Hà Nội thực thi những cam kết đã thông qua đối với quốc tế nhằm bảo đảm cho người dân trong nước được hưởng những quyền căn bản mà dân chúng ở các quốc gia dân chủ, tự do đang được hưởng một cách bình thường.
Ngoài các chính phủ, cộng đồng người Việt sinh sống tại những quốc gia tiến bộ cũng có những hoạt động kêu gọi chính phủ nước sở tại lưu ý và nêu ra thành tích về nhân quyền của nhà cầm quyền Việt Nam.
Anh Don Le, một bạn trẻ tích cực tham gia sinh hoạt cộng đồng tại Australia, cho biết những việc làm mà bản thân anh có dự phần vì vấn đề nhân quyền cho Việt Nam:
Những dân biểu như ông Chris Hayes, ông dân biểu Luke Simpkins đã nêu ra những vấn đề nhân quyền đến chính phủ VN tại cuộc đối thoại nhân quyền ở Úc. Ông dân biểu Luke Simpkins cũng muốn đến VN để gặp những nhà hoạt động nhân quyền; ông này cũng lên tiếng rất nhiều
Anh Don Le
Tại Úc Châu, cộng đồng người Việt và nhất là những sinh viên đến với những dân biểu khắp Úc châu để nêu ra những vấn đề về nhân quyền ở Việt Nam.
Những dân biểu như ông Chris Hayes, ông dân biểu Luke Simpkins đã nêu ra những vấn đề nhân quyền đến chính phủ Việt Nam tại cuộc đối thoại nhân quyền ở Úc. Ông dân biểu Luke Simpkins cũng muốn đến Việt Nam để gặp những nhà hoạt động nhân quyền; ông này cũng lên tiếng rất nhiều.
Đó là một công việc mà chúng tôi đang làm. Thứ nhì, chúng tôi đang cố gắng liên lạc với những cơ quan truyền thông ở Úc châu để ( cho) họ biết thêm về tình trạng của đất nước chúng ta ( Việt Nam).
Ba ngày trước kỳ Đối thoại Nhân quyền Australia- Việt Nam lần thứ 11 diễn ra vào ngày 28 tháng 7 tại Hà Nội, tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch, ra thông cáo báo chí kêu gọi phía Canberra nhân cơ hội này thúc ép Hà Nội có những tiến bộ cụ thể và rõ ràng về thành tích nhân quyền của họ.
Human Rights Watch nêu ra ba lĩnh vực đáng quan tâm mà chính phủ Australia cần phải thúc ép Hà Nội tại lần Đối thoại Nhân quyền thứ 11 này giữa hai phía. Đó là vấn đề tù nhân chính trị, tình trạng đàn áp tự do tôn giáo, và vấn nạn cưỡng bức lao động tại những trung tâm cai nghiện.
Theo Human Rights Watch thì có từ 150 đến 200 nhà hoạt động hay bloggers đang bị tù chỉ vì thực thi các quyền cơ bản của họ. Tổ chức này yêu cầu phải trả tự do ngay cho những tù nhân chính trị như thế.
Thực tế tôn trọng quyền con người ở trong nước
Một tù nhân chính trị được nhiều người Việt Nam biết đến là blogger- nhà báo tự do Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, hiện đang phải thụ án tù 12 năm tại Trại giam Thanh Chương, Nghệ An và bị tước đi những quyền căn bản ngay cả trong nhà tù như trình bày của bà Dương thị Tân, vợ cũ của ông này như sau:
Đối với những tù như ông Hải (Điếu cầy), họ có những đối xử khắc nghiệt hơn những tù nhân bình thường khác.Bản thân ông Hải đến nay vẫn phải quanh quẩn trong 4 bức tường phòng giam, ông không được đi ra ngoài để sinh hoạt, hay đi ra ngoài để lao động bình thường
bà Dương thị Tân
Từ hồi ông Hải đi tù đến nay là 6 năm rưỡi, ông này chưa hề được nhận một tờ báo nào. Tháng nào tôi cũng mang một chồng báo cũ của tháng trước đi để ông ấy đọc. Hôm vừa rồi tôi có chất vấn họ rằng tất cả những tờ báo và sách ( tôi muốn gửi cho ông Hải) đều có nơi in ấn, và đều ghi rõ cơ quan ngôn luận của Đảng và Đoàn Thanh niên Cộng sản, hãy cho tôi biết lý do tại sao ông Hải không được nhận những thông tin này. Họ nói rằng thông cảm giùm vì lệnh như thế, chỉ biết như thế thôi; họ dứt khoát lệnh như thế, nhưng không đưa ra được lý do.
Đối với những tù như ông Hải, họ có những đối xử khắc nghiệt hơn những tù nhân bình thường khác.
Bản thân ông Hải đến nay vẫn phải quanh quẩn trong 4 bức tường phòng giam, ông không được đi ra ngoài để sinh hoạt, hay đi ra ngoài để lao động bình thường. Ở đó họ nói có căng tin, thư viện, nhưng ông Hải chưa bao giờ được đến những nơi đó. Một dạng biệt giam, nhưng họ dùng một mỹ từ rất hay là ‘giam riêng’. Giam riêng nhưng tối đến họ cho hai người vào ở chung, sáng hôm sau hai người đó ra ngoài đi lao động chỉ còn lại một mình ông. Ông nói luôn như vậy, từ khi ra Thanh Chương đến nay là như thế!
Cũng 3 ngày trước khi diễn ra Đối thoại Nhân quyền Australia- Việt Nam và cũng ngay trong dịp báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc Heiner Beidelfeldt làm việc tại Việt Nam, một số nhà hoạt động và mục sư Tin Lành bị lực lượng an ninh ngăn chặn không được ra khỏi nhà.
Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng thuộc Hội thánh Mennonite tại Sài Gòn cho biết:
Tôi có hẹn được gặp ông đặc phái viên của Liên hiệp quốc về tự do tôn giáo, và trong ngày 25 vừa qua ông này có tiếp xúc với Hội đồng Liên tôn, nhưng tôi bị an ninh ngay từ tối hôm trước đến nhà canh giữ, chốt cả đêm, luôn cả ngày 25 và hết ngày 26.
chính quyền Hà Nội ngoài việc đối thoại nhân quyền với chính phủ các nước Phương Tây, còn cần phải đối thoại với chính công dân của họ, ngay cả khi những ý kiến có khác biệt với nhà cầm quyền; chứ không phải cứ bịt miệng bằng cách bắt bớ và bỏ tù
Theo bà Elaine Pearson
Tin cũng cho hay trong dịp này những tín hữu Phật giáo Hòa Hảo không theo phái do Nhà Nước ủng hộ cũng bị sách nhiễu.
Xu thế hiện nay và công cuộc dân chủ hóa đất nước
Nhà đấu tranh lâu năm và là một cựu tù nhân chính trị tại Việt Nam, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, cũng là một trong những người bị lực lượng an ninh theo sát vào ngày 25 tháng 7 vừa qua khi báo cáo viên đặc biệt về tôn giáo- tín ngưỡng của Liên hiệp quốc đến Sài Gòn. Ông này đưa ra những nhận định về xu thế hiện nay và công cuộc dân chủ hóa đất nước để Việt Nam thay đổi, phát triển:
Chính nghĩa đang nằm trong tay dân tộc này. Chính nghĩa đó là cả dân tộc này đang muốn tự do, dân chủ, quá chán ghét độc tài, quá muốn thay đổi. Đặc biệt nền kinh tế thất bại, làm thất thoát tỉ, tỉ, tỉ đồng của quần chúng; với lại một nền giáo dục ( mà) giới trẻ bây giờ đã quá chán ngán. Thất bại về kinh tế, thất bại về giáo dục, thất bại về chính trị trên thế giới… thì hơn bao giờ hết trong suốt quá trình chúng tôi tranh đấu, hiện bây giờ Bộ Chính trị bị cô lập, chưa bao giờ bị cô lập đến mức như ngày hôm nay. Và quần chúng, tôi nhận thấy, số đông chưa bao giờ quay lưng lại với những tuyên truyền của cộng sản. Thế thì họ đã khủng hoảng niềm tin và họ đang phản ứng. Bây giờ chúng tôi đang cố gắng hoạt động để đưa tự do, dân chủ vào để cho họ đứng dậy.
Bây giờ là khâu chót, khâu khó khăn nhất, nhưng chúng tôi tin tưởng với chính nghĩa, mọi người vì quyền lợi của mình, vì nguyện vọng của mình, tất cả đến với ‘đường lối’ đó; chứ không phải đến với một cá nhân hay nhóm nào; đến với một lý tưởng muốn đất nước mình khá, muốn đất nước mình có vai trò ở Đông Nam Á, và trên thế giới được mọi người tôn trọng.
Theo bà Elaine Pearson, giám đốc của Human Rights Watch tại Australia, thì chính quyền Hà Nội ngoài việc đối thoại nhân quyền với chính phủ các nước Phương Tây, còn cần phải đối thoại với chính công dân của họ, ngay cả khi những ý kiến có khác biệt với nhà cầm quyền; chứ không phải cứ bịt miệng bằng cách bắt bớ và bỏ tù.