Câu chuyện kể về một người đã nhận ra bộ mặt tàn bạo và phi nhân của Cộng Sản, đã quay về và đã hy sinh cho Tổ Quốc VN.
Sự hy sinh dũng cảm của một chiến sĩ CSQG
Như bao thanh niên yêu nước khác, anh Lê văn Phơi bị bọn CS lợi dụng, đã tham gia phong trào Việt Minh. Năm 1954, anh được chỉ định ở lại Miền Nam để hoạt động hợp pháp bằng cách núp bóng trong chính quyền VNCH tại quận Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre (sau đổi là Kiến Hòa).
Suốt thời gian hoạt động trong hàng ngũ Việt Minh, anh đã cảm nhận được sự tàn bạo và phi nhân của bọn chúng. Anh đau xót khi thấy chúng sẵn sàng thanh toán tất cả những ai muốn xây dựng, hoặc muốn tranh đấu cho đất nước thật sự tự do, và dân chủ. Từ nhận thức đó, anh quyết định trở về cộng tác với chính quyền quốc gia, từ thời Đệ Nhất Cộng Hoà.
Nhiệm vụ đầu tiên cuả anh là làm đầu cầu ngầm yểm trơ, bảo vệ những nhân viên tình báo của ta vào hoạt động trong vùng VC kiểm soát. Anh đã gây tổn thất nặng cho địch. Được cấp trên đề nghị thay đổi vùng hoạt động để bảo đảm an toàn cho anh, nhưng anh thối thoát, vì anh thông thuộc điạ hình, điạ vật, cũng như quy luật hoạt động cuả chúng ở đây.
Khi tình hình quân sự trở nên ác liệt hơn, khi các cơ sở CS bị thanh toán gần như sạch sẽ, gần như tê liệt toàn bộ, anh đã được chấp thuận cho công khai hoạt động, và được gia nhập Cảnh sát Quốc gia.
Sau khi được huấn luyện tại trường tình báo, từ sơ dến trung cấp, anh được đưa trở lại điạ phương để hoạt động. Cũng trong thời gian này, bọn CS tìm mọi cách ám sát anh, kể cả treo tiền thưởng cho những ai chỉ điểm để bắt hoặc giết anh. Chúng còn cho một toán ám sát vào nghiên cứu và tìm cách thủ tiêu anh cho kỳ được.
Một hôm, toán nghiên cứu này hỏi thăm mấy người chăn trâu ngoài đồng. Khi chúng chưa hỏi được hết truyện thì đã bị anh, và một số nhân viên khác (nguỵ trang làm người chăn trâu) tóm gọn. Đó là một trong những việc tiêu biểu mà anh đã ứng phó với bọn CS điạ phương.
Khi đã trở thành một cán bộ CSQG, anh đã tổ chức rất thành công những công tác tình báo trong lòng địch để tìm hiểu hoạt động, cũng như khám phá những cơ sở hợp pháp nằm vùng của chúng. Đến đây không thể không nhắc tới thời ông Phạm ngọc Thảo lúc còn làm tỉnh trưởng Kiến Hoà, anh đã vào họp với tỉnh ủy VC. Cuộc họp được ghi âm và đưa vể Tổng nha CSQG quyết định.
Một đơn vị cảnh sát dã chiến những ngày cuối tháng 4/1975 tại Sài Gòn
Vào 30-4-75, cũng như số phận bao nhiêu quân nhân VNCH, anh Thới bị bắt khi đang ở trong Bộ chỉ huy CSQG, và được đưa về giam tại Khám Lá, cuả tỉnh Bến Tre.
Khi vào nhà tù CS, anh thừa biết số phận cuả anh cũng như bao đồng đội khác, như cá nằm trên thớt. Còn anh, bọn CS sẽ dành cho anh nhiều ưu tiên hơn vì những hận thù năm nào. Vì lẽ đó, anh đã âm thầm tổ chức một cuộc vượt ngục. Toán vượt ngục đã giết được tên trại trưởng, cùng mấy tên cán bộ khác. Sau khi anh cùng số đồng bạn trốn khỏi, bọn cán bộ trại mới truy tìm một cách vô ích.
Suốt cả tháng sau đó, bọn VC cho phục kích tại xã quê cuả anh, nhưng không thấy động tịnh gì. Khi định rút lui thì bọn chúng phát giác vài vết chân mới xuất hiện trong khu vực Anh bị bắt ngay tại hầm trú ẩn khi nhoi lên. Bọn chúng đã trút hết đòn căm thù lên tấm thân gầy gò vì thiếu ăn, thiếu ngủ cuả anh. Sau đó, bọn chúng đã mang anh về tỉnh, và thông báo cho đồng bào biết việc anh đã bị bắt, cũng như sẽ đem anh ra xét xử sớm nhất. Sở dĩ bọn chúng phải làm như vậy vì việc anh trốn trại và giết cán bộ trại đã làm chấn động dư luận đồng bào trong tỉnh bấy giờ, và cũng vì người dân ở Bến Tre đã biết danh tánh, thành tích của anh từ trước. Nghe tin anh trốn thoát được, mọi người đều nghe ngóng và thầm cầu mong cho anh được an toàn. Họ hoàn toàn thất vọng khi biết anh sắp bị đem ra xét xử tại toà án tỉnh, theo lệnh của tên Ba Đào, từng thoát chết khỏi bàn tay anh trong thời chiến tranh trước năm 1975.
Sáng sớm trước khi đưa anh ra toà án, chúng đã nhét trái chanh vào miệng anh để không cho anh chửi bới, hoặc hô đả đảo chúng. Chúng đã quyết định án tử hình mà không cần hỏi ý kiến ai, và xử bắn anh nội trong buổi sáng hôm đó. Chúng còn cho xe kéo lê xác anh vòng thị xã, để trả thù anh cũng như để răn đe những ai còn muốn chống lại bọn chúng.
Anh Thời đã hy sinh nhưng cũng để lại trong lòng đồng bào tỉnh Bến Tre sự xót thương vô hạn. Họ thương anh vì lòng tận tụy, nhiệt thành phục vụ tổ quốc. Họ xót xa cho sốt phận nghiệt ngã mà anh phải gánh chiụ dưới bàn tay tàn bạo cuả bọn CS vô nhân.
Giờ đây, sự xót thương thuở nào, đã thành sự kính phục dành cho một Chiến sĩ Quốc gia đã “tận trung báo đền Tổ Quốc”.
Tống Ngọc Thái