main billboard

Có lẽ cũng vì thế nên theo chiến lược gia David Wilson, dự thảo ngân sách Đảng Cộng Hòa mới đưa ra “nên được xem là dẫn chứng cánh Cộng Hòa muốn nắm cả lập pháp lẫn hành pháp” tức nhắm vào cuộc bầu cử 2016.


“Rõ ràng bên Đảng Cộng Hòa chỉ muốn gây khó,” một nhân viên của văn phòng Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ Harry Reid vừa nhăn mặt vừa nói.

“Từ lúc đầu, chúng tôi đã biết thế nào họ cũng đem chuyện này gắn vào ngân sách, quả là dự đoán của chúng tôi không sai. Vấn đề còn lại là chỉ mất thì giờ chứ không đi đến đâu cả.”

harry reid 2Thượng Nghị Sĩ Harry Reid. (Hình: Nicholas Kamm/AFP/Getty Images)


Than thở chính trị này được cánh Dân Chủ Quốc Hội liên bang nói đến từ trưa Thứ Tư, ngay sau khi Đảng Cộng Hòa ở Thượng và Hạ Viện đưa ra bản đề nghị ngân sách cho tài khóa năm tới. Đề nghị của Thượng và Hạ Viện Cộng Hòa khá giống nhau, chẳng hạn như không cắt giảm ngân sách quốc phòng, cho Tổng Thống Barack Obama thêm tiền để sử dụng vào những “chương trình đặc biệt” ở nước ngoài, như các chương trình viện trợ kinh tế, giúp đỡ y tế, giáo dục... mà Hoa Kỳ đang thực hiện với mục đích “tăng cường vai trò của nước Mỹ” trên chính trường thế giới, cũng như thực hiện “các đề án đã được đưa ra” ở hai chiến trường Iraq và Afghanistan, dù binh sĩ Mỹ không còn có mặt ở Iraq và cuộc rút quân khỏi Afghanistan đang ở giai đoạn kết thúc. Cả 2 bản dự thảo của Hạ lẫn Thượng Viện Cộng Hòa cũng giống nhau ở mục cắt bớt ngân khoản dành cho những chương trình “không cần thiết” mà Tổng Thống Obama đã yểm trợ sau ngày nắm quyền, đề nghị chuyển Medicaid cho tư nhân quản trị (chỉ áp dụng với những người sẽ về hưu sau này) v.v...

Giống nhau nhất là chuyện liên quan đến Obamacare.

Theo đề nghị của cánh Cộng Hòa, Quốc Hội sẽ ngưng cấp ngân khoản trợ giúp cho những người không đủ điều kiện tự mua bảo hiểm y tế, và tiếp tục kế hoạch đã đưa ra từ vài năm nay: Sẽ bỏ phiếu hủy bỏ hẳn đạo luật đang được áp dụng vì theo Thượng Nghị Sĩ Chủ Tịch Khối Đa Số Mitch McConnell, “đây là đạo luật cử tri Hoa Kỳ không ủng hộ,” và hủy bỏ thi hành Obamacare “là đường hướng đúng nhất để quốc gia không phải vay thêm nợ, có thể cân bằng ngân sách.” Ông McConnell bảo thêm trách nhiệm của Quốc Hội “là phải lắng nghe tiếng nói của người dân, bỏ hẳn Obamacare vì luật này gây bất lợi cho giới trung lưu,” nhắc nhở “đó chính là lý do tại sao vài tháng trước đây cử tri Hoa Kỳ dồn phiếu ủng hộ Đảng Cộng Hòa giữ quyền điều khiển Quốc Hội.” Vị Thượng Nghị Sĩ quyền úy của nước Mỹ không quên so sánh đề nghị ngân sách đảng ông đưa ra và ngân sách do Tòa Bạch Ốc để nghị, cho hay, “Nếu áp dụng đúng những gì tổng thống đưa ra, trong 10 năm tới người dân Hoa Kỳ phải đóng thêm 2 ngàn tỷ tiền thuế, số tiền quốc gia mắc nợ sẽ lên đến 7 ngàn tỷ bạc.”

Đương nhiên tranh cãi về ngân sách bao giờ cũng kéo dài trong nhiều tháng trời trước khi có được kết quả, nhưng ý kiến cánh Cộng Hòa đưa ra tức khắc gặp sự phản đối thật mạnh mẽ đến từ hành pháp và các vị dân cử thuộc phe Dân Chủ.

Trong bài nói chuyện đọc tại Cleveland, Ohio, Tổng Thống Obama nói rằng không chỉ tìm cách để gây khó khăn cho kinh tế quốc gia, các vị dân cử Cộng Hòa “vẫn tìm đủ cách để gây cản trở cho sự phát triển của quốc gia, đặc biệt trong lúc chúng ta vừa mới thoát khỏi khó khăn.” Riêng về chuyện Cộng Hòa muốn “xóa sổ” Obamacare, trưởng Khối Thiểu Số Hạ Viện là bà Nancy Pelosi nhắc lại trong 2 năm qua “đồng viện Cộng Hòa của tôi đã bỏ phiếu hủy bỏ đạo luật này tới mấy chục lần, nhưng chẳng đi tới đâu cả” vì phía Thượng Viện không ủng hộ. Bà Pelosi cho biết thêm, “Thế nào Hạ Viện Cộng Hòa cũng lại bỏ phiếu hủy bỏ Obamacare như đã làm trước đây.” Nói tiếp với giọng chán ngán, “Ước gì họ dùng thì giờ đó để làm những chuyện thiết thực hơn” thay vì cứ tìm cách hủy bỏ một đạo luật “trong hai năm qua đã giúp 16 triệu người có bảo hiểm y tế.”

Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ Bennie Sanders, thành viên của Ủy Ban Ngân Sách Thượng Viện, cho rằng chẳng những “sẽ mất thi giờ cho chuyện Obamacre,” các vị dân cử Cộng Hòa đã không chú ý gì tới ý kiến phải sửa đổi lại mức thuế mà ngươi dân Mỹ đang phỉ đóng “để có lợi hơn cho giới trung lưu.” Đề nghị đó được Tổng Thống Obama nói đến trong bản thông điệp liên bang đọc hồi đầu năm nay, trong đó ông cho rằng thành phần có mức thu nhập cao phải đóng mức thuế cao hơn và giảm bớt những khoản khấu trừ mà các đại công ty và những cơ cấu tài chính, ngân hang. Theo nhận xét của Thượng Nghị Sĩ Sanders, đề nghị ngân sách của phía Cộng Hòa “tạo cho tôi cảm tưởng hình như họ (bên Cộng Hòa) chỉ sợ giới nhà giàu và thành phần có mức thu nhập cao bị thiệt thòi.” Một vị dân cử Dân Chủ khác là Thượng Nghị Sĩ Sherod Brown của tiểu bang Ohio cũng đưa ra phát biểu tương tự, nói “cái nhìn về kinh tế của 2 đảng khác biệt nhau quá rõ ràng.”

Nhưng theo lời Dân Biểu Steve Scalise, người đang giữ vai trò điều hành Đảng Cộng Hòa ở Hạ Viện, “Chỉ cần nhìn vào để nghị ngân sách của chúng tôi là mọi người thấy rõ đang Cộng Hòa muốn quốc gia đi đúng hướng, giải quyết những trở ngại đang xảy ra ở Washington D.C” trong 6 năm trời ông Obama nắm quyền lãnh đạo. Ông Scalise nói tiếp. “Cái nhìn chiến lược của chúng tôi khác hẳn với những gì ông ta (Obama) đưa ra, ngay cả đề nghị ngân sách của chúng tôi và của tổng thống cũng khác nhau.”

Có lẽ cũng vì thế nên theo chiến lược gia David Wilson, dự thảo ngân sách Đảng Cộng Hòa mới đưa ra “nên được xem là dẫn chứng cánh Cộng Hòa muốn nắm cả lập pháp lẫn hành pháp” tức nhắm vào cuộc bầu cử 2016. Ông Wilson nhắc lại hồi 2012, chiến lược kinh tế và chính sách cân bằng ngân sách của phe Cộng Hòa “không ăn khách” nhưng đến năm 2014 “họ lại thành công, tỉ lệ phiếu cử tri ủng hộ hơn số phiếu của phe Dân Chủ tới 17%.” Do đó, “đây là bước đầu mà đảng Cộng Hòa đưa ra để giúp người của đảng lấy lại Tòa Bạch Ốc” cho dù “chưa thấy một chính trị gia Cộng Hòa nào lên tiếng nói tán thành đề nghị mà Thượng và Hạ Viện Cộng Hòa vừa mới công bố.”